Chị Phương kết hôn với một bác sĩ quốc tịch Đức 56 tuổi gần chục năm, từng mang thai 3 lần. Lần đầu sảy khi thai mới 8 tuần, 2 lần sau chửa ngoài dạ con nên buộc phải cắt 2 vòi tử cung.
Ở tuổi ngoài 40, chị vẫn không ngừng khát khao được làm mẹ. Để có con, vợ chồng chị đã 3 lần làm thụ tinh trong ống nghiệm tại Đức, 2 lần quay về Việt Nam nhưng tất cả đều thất bại.
Không từ bỏ, cuối tháng 9/2015, chị quyết định trở về Việt Nam làm thụ tinh lần thứ 6.
Thấy chồng chán nản, chị thuyết phục chồng đến Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép, Đại học Y Hà Nội để lại tinh trùng trữ đông rồi bay về Đức làm việc tiếp, còn chị ở lại Việt Nam làm thụ tinh bằng tinh trùng đông lạnh.
![]() |
Các bác sĩ đang tiến hành đưa phôi vào trong niêm mạc của bệnh nhân |
Nguyễn Xuân Hồng lớn lên trong một gia đình mà bố mẹ đều không làm nghệ thuật.Tuy nhiên em lại được bố mẹ mình vun đắp cho niềm đam mê nghệ thuật, âm nhạc vàhội họa từ khi còn rất nhỏ.
Con đường nghệ thuật đã được mở ra như một cánh cửa niềm đam mê với Xuân Hồngtừ đó. Triển lãm cá nhân đầu tiên của Hồng với tựa "Dấu ấn tuổi thơ" ở 29Hàng Bài, Hà Nội (từ 14-16/9) là câu trả lời.
Những bức tĩnh vật, phong cảnh hay những bố cục mà Hồng vẽ từ những quan sátvề cuộc sống xung quanh ở cuộc triển lãm cá nhân đầu tiên này chính là kết quảcủa niềm đam mê đó. Nó không chỉ là sự lưu giữ một quá trình sáng tạo của tuổithơ, mà còn cho thấy một sự trưởng thành trong cảm xúc hội họa.
Nếu những tác phẩm khi nhỏ của Hồng là sự vẽ theo bản năng, không tuân theomột bố cục nào thì những tác phẩm gần đây trên chất liệu sơn dầu và acrylic (nhựatrong suốt) đã cho thấy ý thức về bố cục, màu sắc đã trở nên chỉnh chu hơn.Những tĩnh vật chiếm số đông trong các tác phẩm của em đã không chỉ đơn giản làtạo nên một bố cục chặt chẽ với sự quan sát tinh tế của đôi mắt mà còn cho thấynhững tâm trạng khác nhau của chính mình, khi thì u buồn, khi thì rực rỡ, tươirói.
Ở đôi bức người ta còn như nhìn thấy được xúc cảm của tác giả với các bậcthầy hội họa như Matisse. Một tấm thảm đa sắc được tạo ra dưới chân của nhữngchiếc vại Bát Tràng đến giản dị mà sang quí. Việc cố gắng để diễn tả cái nhìnthấy đã như được thay thế bởi xúc cảm hội họa giữa hình màu, sắc thái trên mặtphẳng hai chiều như được bộc lộ ra tràn trề.
Dẫu những tác phẩm của Xuân Hồng ở đây chưa phải là tác phẩm xuất sắc về hộihọa, nhưng chúng đã cho thấy những xúc cảm đam mê. Dẫu còn vụng về, nhưng tâmhồn đa cảm đã tạo ra ở Xuân Hồng một nét khác biệt trong các bức tranh. Ở đódường như thanh sắc, âm hưởng của các bản Piano mà em đã từng chơi như thấpthoáng...
Không chỉ "bén duyên" với nghệ thuật, tháng 8/2014 vừa qua Hồng đã nhận đượcgiải Đồng trong kỳ thi âm nhạc Festival Nghệ thuật Châu Á tại Singapore, dànhcho các thí sinh Piano.
Ước mơ của em có lẽ không chỉ dừng lại ở đó. Nguyễn Xuân Hồng còn muốn rằngcả hội họa và âm nhạc sẽ trở thành nghiệp sống của em sau này trong vai trò nhàthiết kế games, hoặc người làm phim hoạt hình. Một ngành công nghiệp còn tươngđối mới mẻ ở Việt Nam.
Một số "Dấu ấn tuổi thơ" của Hồng:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Trang Thanh Hiền
" alt=""/>'Dấu ấn tuổi thơ' của HồngGS Geoffrey E. Hinton nhận giải Nobel Vật lý 2024 từ Vua Carl Gustaf của Thụy Điển tại lễ trao giải ngày 10/12 (Ảnh: Reuters).
Ngày 10/12 tại Stockholm (Thụy Điển), GS Geoffrey E. Hinton, người được mệnh danh "cha đỡ đầu của AI", đã được Vua Carl XVI Gustaf của Thụy Điển trao tặng giải Nobel Vật lý 2024 cùng người đồng nghiệp là John Hopfield, giáo sư danh dự tại Đại học Princeton.
Công trình của cặp đôi giáo sư được coi là nền tảng cho máy học (Machine Learning), học sâu (Deep Learning). Riêng GS Hinton được Chủ tịch ủy ban Giải thưởng Vật lý Nobel Ellen Moons đánh giá là "nhân vật hàng đầu trong việc phát triển các thuật toán hiệu quả".
"Ông là người tiên phong trong nỗ lực thiết lập mạng lưới nơ-ron sâu và dày đặc. Những mạng lưới như vậy có hiệu quả trong việc phân loại và diễn giải một lượng lớn dữ liệu và tự cải thiện dựa trên độ chính xác của kết quả", Ellen Moons cho biết tại lễ trao giải.
Ngày nay, mạng lưới nơ-ron nhân tạo là công cụ mạnh mẽ trong các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm vật lý, hóa học và y học, cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Thành tựu từ 50 năm phá bỏ định kiến
Sở dĩ GS Hinton được trao giải Nobel Vật lý vì công trình vật lý mà ông sử dụng đã phát triển nên một số nền tảng của máy học, cũng như một nhánh của khoa học máy tính. Từ đó, giúp AI bắt chước cách con người một cách hiệu quả.
Đáng chú ý, công trình giúp GS Hinton giành giải Nobel vốn dĩ đã được hoàn thành vào những năm 1980, khi khái niệm về AI còn rất xa vời so với ngày nay.
"Đây là thành tựu của 50 năm trước. Chúng tôi đã đưa ra ý tưởng về một vấn đề cần giải quyết và theo đuổi ý tưởng đó, bất chấp hầu hết mọi người trong lĩnh vực AI và khoa học máy tính đều nói rằng những gì chúng tôi đang làm là vô nghĩa", GS Hinton chia sẻ.
Sự kiên trì và đột phá trong nghiên cứu khoa học giúp GS Hilton tạo ra nền tảng học máy Boltzmann, có khả năng "học" từ những ví dụ thay vì hướng dẫn. Không chỉ vậy, khi được đào tạo, nó cũng có thể nhận ra các đặc điểm quen thuộc trong thông tin, ngay cả khi chưa từng tiếp cận với dữ liệu trước đó.
Vị giáo sư 77 tuổi đã dành cả thập kỉ để giảng dạy khoa học máy tính tại Đại học Toronto (Canada), song song với công việc với nhóm trí tuệ nhân tạo học sâu tại Google (Mỹ) trước khi tuyên bố từ chức vào năm 2023.
Ông nhấn mạnh việc rời Google là để chia sẻ một cách cởi mở hơn về những mối nguy hiểm của AI, bao gồm sự thiên vị và phân biệt đối xử. Trong đó, có cả tin tức giả mạo, tình trạng thất nghiệp, vũ khí tự động gây chết người hay thậm chí là sự kết thúc của nhân loại.
GS Hinton cho biết, ưu tiên cần được đặt vào việc tìm kiếm các biện pháp bảo vệ cho công nghệ này. "Tôi đáng nhẽ phải nghĩ đến vấn đề an toàn sớm hơn. Tôi luôn nghĩ rằng AI còn rất xa vời - tức là AI chưa thể thông minh như con người. Và giờ đây, tôi nghĩ khoảng cách này đã gần hơn rất nhiều", GS Hintol chia sẻ.
Tại VinFuture 2024, đóng góp của GS Geoffrey E. Hinton cùng GS Yoshua Bengio, ông Jen-Hsun Huang, GS Yann LeCun và GS Fei-Fei Li, trong lĩnh vực học sâu được vinh danh giải thưởng chính, trị giá 3 triệu USD (hơn 76 tỷ đồng).
GS Geoffrey E. Hinton cũng là nhà khoa học thứ 5nhận giải VinFuture cùng với giải Nobel. Điều này cho thấy tầm nhìn tiên phong của Giải thưởng khoa học và công nghệ quốc tế đầu tiên do người Việt Nam khởi xướng trong việc nhận diện và vinh danh các phát minh có sức ảnh hưởng sâu rộng đối với nhân loại, khẳng định được dấu ấn trong cộng đồng khoa học quốc tế chỉ sau 4 năm hoạt động.
" alt=""/>Chủ nhân giải VinFuture nhận Giải thưởng Nobel Vật lý 2024