Tiêu chuẩn thành lập thành phố thuộc tỉnhThị xã La Gi cách TP. Phan Thiết 63 km về phía Nam, cách TP.HCM 150 km về phía Đông Bắc và cách TP. Vũng Tàu 90 km về phía đông bắc. Thị xã có diện tích 185,4 km2, được chia thành 5 phường và 4 xã. Tính đến tháng 6/2021, dân số La Gi là 131,602 người, mật độ dân số 702 người/km2.
Nằm ở phía Nam của Bình Thuận, giữa thiên đường du lịch là TP. Phan Thiết và TP. Vũng Tàu, thị xã La Gi cũng sớm vươn mình và dần trở thành hạt nhân chính trong phát triển kinh tế và du lịch biển của tỉnh. Năm 2018, thị xã được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III, khi đáp ứng được các tiêu chí về: quy mô dân số, mật độ dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị…
Theo quy hoạch, dự kiến trong thời gian 2020 - 2025 thị xã La Gi sẽ lên thành phố trực thuộc tỉnh. Nơi đây sẽ hình thành hàng loạt khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ, thể thao hiện đại...
 |
Được công nhận là đô thị loại III chính là tiền đề để La Gi tiến đến gần hơn với lộ trình nâng cấp lên thành phố giai đoạn 2021 - 2025 |
Tuy nhiên, để đáp ứng những điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã La Gi cần đáp ứng nhiều tiêu chí như: đã được cấp có thẩm quyền công nhận là đô thị loại III trở lên; quy mô dân số đạt từ 180.000 người trở lên; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành đạt từ 80% trở lên so với tổng số lao động; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ - du lịch trong cơ cấu kinh tế đạt từ 80% trở lên; tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cùng cấp trực thuộc đạt từ hai phần ba trở lên...
Hiện tại, thị xã La Gi cơ bản đáp ứng các tiêu chí về diện tích, được công nhận là đô thị loại 3, địa phương cũng đang từng bước hoàn thiện các tiêu chuẩn khác để sớm nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh trước 2025.
Phát huy tiềm năng, từng bước hoàn thiện
Để hoàn thành mục tiêu sớm lên thành phố, trong những năm qua, hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở thị xã La Gi có nhiều chuyển biến tích cực. Đến nay, trên địa bàn thị xã đã hình thành 4 cụm công nghiệp gồm: La Gi, Tân Bình 1, 2 và 3 với tổng diện tích 180 ha. Đồng thời, địa phương còn quan tâm phát triển một số ngành, nghề thế mạnh để giải quyết nhu cầu lao động tại địa phương như: chế biến thủy sản, sản xuất nước mắm, gia công hàng may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng...
Bên cạnh đó, để hoàn thiện cơ sở hạ tầng giúp La Gi sớm đạt các tiêu chuẩn lên thành phố và phát huy tiềm năng phát triển về du lịch - thương mại - dịch vụ, Bình Thuận cũng đang gấp rút đầu tư các cơ sở hạ tầng trọng điểm, với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.
Cụ thể, tỉnh sẽ nhanh chóng nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 55. Đây là một phần nằm trong kế hoạch xây dựng hai trục đường nối từ cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết xuống Quốc lộ 1A, từ đó đi tiếp qua khu vực huyện Hàm Tân thẳng đến La Gi. Nhờ những công trình này, thời gian di chuyển TP.HCM - La Gi dự kiến chỉ còn khoảng 1,5 giờ; từ sân bay Phan Thiết hoặc sân bay Long Thành đến La Gi khoảng còn 1 giờ.
 |
La Gi đang triển khai hoàn thiện các tuyến đường giao thông quan trọng (Ảnh: Đình Hòa) |
Bình Thuận cũng lập kế hoạch đầu tư tuyến đường Nguyễn Minh Châu nối dài qua Hàm Tân, Hàm Thuận Nam để kết nối đường ven biển thị xã với Quốc lộ 55, cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết. Đồng thời, tỉnh đề nghị các ngành sớm hoàn thiện các đoạn kè chống sạt lở sông Dinh, lập dự án đầu tư kè và đường 2 bên bờ sông Dinh.
Với hạ tầng đồng bộ, chính sách thu hút đầu tư và chủ trương sớm lên thành phố, La Gi đang thu hút dòng vốn đầu tư với hàng loạt các dự án tỷ đô. Nhiều tập đoàn lớn trong, ngoài nước đã và đang đầu tư nhiều dự án quy mô lớn tại khu vực Nam Bình Thuận. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận, thị xã La Gi hiện có 40 dự án đầu tư du lịch còn hiệu lực với tổng diện tích khoảng 565 ha, tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 3.411 tỷ đồng.
Thêm vào đó, ngay sau khi có thông tin La Gi sẽ lên thành phố, nhiều “ông lớn” BĐS đã đổ về đây “đón sóng” với các dự án khu dân cư, phức hợp đô thị ven biển quy mô, nhằm đón đầu tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ… Các dự án sẽ đáp ứng nhu cầu an cư của người dân địa phương lẫn giới chuyên gia cao cấp tại các cụm, khu công nghiệp kế cận, từ đó mở ra tiềm năng khai thác về kinh doanh thương mại tại địa phương.
Sự xuất hiện của các dự án lớn về công nghiệp, du lịch và bất động sản sẽ giúp La Gi có cơ hội phát triển dân số, dịch vụ khi các dự án này đồng loạt đi vào hoạt động. Các dự án này cũng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - thương mại – dịch vụ - du lịch phát triển, giúp La Gi sớm hoàn thành các tiêu chí quan trọng để đạt mục tiêu lên thành phố trước 2025.
Thu Hằng
" alt=""/>La Gi đẩy mạnh nâng cấp hạ tầng để lên thành phố trước 2025

-“Lương tháng có 3 triệu, đổ gần 2 triệu chạy quảng cáo facebook, khó khăn lắm mới có khách mà suốt ngày bị bọn nó canh me cướp mất. Cảm giác ức chế giống như có đứa đạp đổ chén cơm mình đang ăn vậy” - Đức Minh, môi giới bán căn hộ tại Quận 2, ấm ức kể.Khoảng 1 năm trở lại đây, kênh facebook bắt đầu được giới bất động sản chú ý và tập trung khai thác. Không chỉ những đại gia như Vingroup, Novaland, Hung Thinh Corp, Phú Mỹ Hưng, Him Lam Land… mà ngay cả môi giới cá nhân cũng tự mở trang facebook riêng cho từng dự án để chạy quảng cáo, tìm khách.
“Chạy quảng cáo kênh này dễ dàng thay đổi nội dung, khởi tạo đơn giản, ngân sách bao nhiêu cũng chơi được. Hơn nữa, mình có thể chọn được đối tượng theo đúng khu vực, độ tuổi hay sở thích phù hợp với dự án. Chính những ưu điểm đó nên nhiều môi giới sử dụng facebook thành kênh mới bên cạnh các kênh rao vặt truyền thống” - Hiền, môi giới sàn Địa Ốc Trường Phát, chia sẻ.
“Thời gian đầu chạy khá hiệu quả, nhưng dần dần mức độ cạnh tranh càng khốc liệt. Chi phí ngày càng đẩy lên cao mà kiếm khách không còn dễ như trước. Nếu không theo sát thì có khi còn bị “cốc mò cò xơi”. Mình bỏ tiền quảng cáo mà bị môi giới khác rình cướp khách, coi như ném tiền qua cửa sổ” - Hiền nói thêm.
Nhiều môi giới cho biết, chuyện bị cướp khách gần đây diễn ra như cơm bữa. Khách hàng ở phân khúc cao cấp thường ít để lại thông tin trên fanpage, họ chỉ gọi điện thoại để tìm hiểu thông tin. Tuy nhiên, ở phân khúc giá rẻ hơn, nhiều khách hàng vẫn còn thói quen để lại số điện thoại hoặc email để môi giới liên hệ. Những trường hợp này rất dễ bị môi giới khác nhảy vào tư vấn.
 |
Môi giới xuống đường tìm khách hàng |
“Có lần, em đang chạy quảng cáo bán căn hộ Tecco, khách vừa mới vào bình luận, để lại số điện thoại, 5 phút sau gọi lại thì khách nói đã có bạn nào bên chủ đầu tư tư vấn rồi. Lúc đó em biết là đã có kẻ theo dõi fanpage, tức lắm nhưng chẳng làm gì được. Cuộc chơi này nói như vậy, phải rút kinh nghiệm, chạy quảng cáo thì phải chịu khó ngồi canh để ẩn thông tin khách hàng thôi” - Minh Tú, nhân viên một sàn giao dịch Quận 12, cho biết.
“Hiện nay, nhiều môi giới đã rút kinh nghiệm, khi chạy quảng cáo, họ cũng đưa dòng khuyến cáo, đề nghị khách hàng gửi thông tin cá nhân vào tin nhắn riêng để tránh bị lộ hoặc sử dụng một số ứng dụng để ẩn thông tin tự động. Tuy nhiên, việc này cũng chỉ nhằm mục đích hạn chế tối đa chứ không đảm bảo 100% thông tin khách hàng không bị lộ. Cách duy nhất để tránh là không chơi kênh này nữa” - Minh Tú nói.
“Bị cướp khách trên facebook là còn đỡ tức, vì từ facebook đến giao dịch vẫn còn xa. Cay đắng hơn là khách của nhân viên mình đã đưa đến nhà mẫu, chuẩn bị chốt cọc. Trên đường khách về nhà thì bị một đứa môi giới của chủ đầu tư chặn đường chào giá chiết khấu cao hơn. Mình làm môi giới, gặp phải chủ đầu tư không chuyên nghiệp nhiều khi cũng phải cố nhịn. Tranh cãi với nó chỉ có thiệt thân” - anh Nam, chủ một sàn bất động sản, chia sẻ.
Môi giới bất động sản là công việc mang lại nhiều cơ hội tuy nhiên vẫn còn không ít chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh. Sẽ rất khó để bám trụ với nghề nếu không chuẩn bị sẵn tinh thần thép để đối diện với những thách thức.
Quốc Tuấn
- Hàng ngàn môi giới tranh thưởng siêu xe, lịch sử chưa từng có
- Môi giới Sài Gòn náo loạn với siêu dự án “Dubai Viet Nam”
- Luật ngầm của môi giới địa ốc thời nhiễu loạn
- Môi giới nhà đất tung quân ‘dàn trận’, khách chưa vội xuống tiền
- Con đường nào cho môi giới bất động sản?
- “Bà trùm” làng môi giới cưỡi xế hộp, vàng đeo đầy người
- Môi giới thời loạn, “thánh bất động sản” lên ngôi
" alt=""/>Cò đất giở thủ đoạn, rình rập cướp chén cơm người khác