Thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho hay, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng yêu cầu phải hoàn thiện việc ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp bộ, cấp tỉnh theo quy định. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá tình hình ứng dụng công nghệ thông tin tại các bộ, ngành, địa phương, tiến hành xây dựng và sử dụng các trang thiết bị, phần mềm dùng chung bảo đảm các hệ thống có sự đồng bộ, liên thông, kết nối, chia sẻ dữ liệu tránh lãng phí, tư tưởng cục bộ, thiếu hợp tác; đồng thời để nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong quá trình xử lý công việc.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng cần phải tăng tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan nhà nước, nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4 và phát huy hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp. Từ đó, từng bước xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử và tiến tới xây dựng Chính phủ thông minh, chính quyền thông minh.
Phó Thủ tướng giao Bộ Nội vụ phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện việc đánh giá Chỉ số cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, bảo đảm đánh giá chính xác, khách quan và công bằng kết quả triển khai cải cách hành chính tại các bộ, cơ quan ngang bộ, các địa phương.
" alt=""/>Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Phải tiến tới xây dựng Chính phủ thông minhTheo Facebook, hai nỗi thất vọng lớn nhất mà mạng xã hội này nắm bắt được từ phía người sử dụng khi mua hàng qua Facebook đó là họ “dị ứng” với những quảng cáo đưa thông tin không chính xác về thời gian vận chuyển, đưa thông tin sai lệch về sản phẩm.
Do đó, Facebook vừa cho ra mắt một công cụ mới trên toàn cầu để giúp kiểm tra và xác định những vấn đề này, cũng như tìm hiểu những nỗi thất vọng thường gặp khác từ khách hàng.
Công cụ này được thiết kế để giúp mọi người đánh giá doanh nghiệp họ đã mua hàng, với hi vọng kết nối mọi người với các doanh nghiệp đáp ứng được kỳ vọng của họ.
" alt=""/>Từ hôm nay, Facebook tuyên bố mạnh tay 'xử' các nhà bán hàng quảng cáo láoNgay trong ngày đầu tiên đi vào hiệu lực (tức hôm qua 25/5), Quy tắc chung về bảo vệ dữ liệu (General Data Protection Regulation - GDPR) đã khiến Facebook và Google hứng chịu hàng loạt vụ kiện cáo buộc hai công ty này ép buộc người dùng chia sẻ dữ liệu cá nhân. Cụ thể, các vụ kiện đệ đơn bởi nhà hoạt động về riêng tư cá nhân người Áo Max Schrems - người từ lâu đã chỉ trích nặng nề hành vi thu thập dữ liệu người dùng của Mạng xã hội lớn nhất hành tinh và Người khổng lồ tìm kiếm. Nếu thua kiện, Facebook sẽ phải chịu mức phạt lên đến 3,9 tỷ euro và số tiền tương ứng dành cho Google là 3,7 tỷ euro.
GDPR yêu cầu các công ty đưa ra được lý lẽ minh bạch đồng thời phải đạt được sự nhất trí tuyệt đối từ phía người dùng trước khi thu thập bất kỳ dữ liệu cá nhân nào, và bộ khung quy tắc này đã buộc mọi công ty công nghệ trên toàn cầu phải xem xét lại chính sách riêng tư và thu thập dữ liệu của mình. Tuy vậy, vẫn còn nhiều quan ngại trên diện rộng về những yêu cầu được đưa ra từ phía các nhà lập pháp, cũng như việc vẫn còn nhiều công ty chưa kịp chuẩn bị hay sửa đổi chính sách của mình để tuân thủ đạo luật.
![]() |