当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo U19 Sporting Lisbon vs U19 Monaco, 20h00 ngày 12/2: Khách thất thế 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Buriram United vs Ulsan HD FC, 19h00 ngày 12/2: Lần đầu chạm mặt
Meta, công ty mẹ Facebook, quyết tâm nâng cấp cuộc chiến với TikTok khi triển khai định dạng video ngắn Reels cho tất cả người dùng Facebook trên toàn cầu. TikTok là một trong những thách thức lớn nhất Meta gặp phải hiện nay. Ứng dụng đến từ Trung Quốc được tải nhiều nhất năm 2021, vượt mặt Instagram về độ phổ biến đối với người dùng trẻ.
Meta cũng bị ảnh hưởng từ thay đổi quyền riêng tư của Apple năm ngoái. Trong báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2021, công ty dự đoán có thể thiệt hại 10 tỷ USD năm nay vì điều này. Cùng với đó, vốn hóa của mạng xã hội cũng mất hơn 300 tỷ USD do nhà đầu tư lo ngại động lực tăng trưởng suy yếu.
Trong cuộc điện đàm với các nhà đầu tư, CEO Mark Zuckerberg cho biết Reels là định dạng nội dung phát triển nhanh nhất của Meta đến thời điểm hiện tại, ngay cả khi ông thừa nhận TikTok là đối thủ đáng gờm. Ông cũng lưu ý, khi người dùng dành nhiều thời gian hơn cho Reels, họ sẽ sử dụng Feed và Stories – hai nội dung mang về doanh thu quảng cáo tốt hơn – ít đi.
Với thông báo ngày 22/2, Meta đang thực hiện những biện pháp cần thiết để giải quyết các vấn đề nói trên. Reels sẽ tiếp cận người dùng tại hơn 150 quốc gia. Trong khi đó, Meta bắt đầu thử nghiệm quảng cáo mới, chạy bên cạnh Reels cho tất cả tác giả tại Mỹ, Canada và Mexico cũng như nhiều nước khác trong “vài tuần tới”. Ngoài ra, cũng có thêm một số tính năng kiếm tiền và sáng tạo video mới. Ông Zuckerberg muốn “Reels là nơi tốt nhất để tác giả kết nối với cộng đồng và kiếm sống”.
Theo Meta, video chiếm hơn một nửa thời gian người dùng dành cho Facebook và Instagram. Meta ra mắt Reels vào tháng 8/2020 cho người dùng Instagram tại Mỹ nhằm đáp trả TikTok. Sau đó, Reels được mở rộng ra cho người dùng Facebook Mỹ vào tháng 9/2021. Trước ngày 22/2, Facebook Reels đã có mặt tại Canada, Mexico, Ấn Độ, còn Instagram Reels xuất hiện tại hầu hết các nước.
Trong báo cáo gửi nhà đầu tư, nhà phân tích Michael Nathanson so sánh nỗ lực với Reels của Meta giống với bước chuyển sang định dạng Stories năm 2018. Hình thức nội dung trong đó ảnh hoặc video biến mất sau 24 giờ vốn do Snap tiên phong. Ông tin rằng Facebook sẽ thành công trong việc kiếm tiền như Reels, như đã làm với Stories.
Du Lam (Theo WSJ)
Khó khăn chồng chất khó khăn tại Facebook, bất chấp công ty đã đổi tên thành Meta và theo đuổi "vũ trụ ảo" của tương lai.
" alt="Cuộc chiến Facebook – TikTok leo thang trên toàn cầu"/>Một mã thông báo đại diện cho bức ảnh ghép tạo ra bởi nghệ sỹ kỹ thuật số Beeple đã được bán với giá kỷ lục 69 triệu USD trong 1 cuộc đấu giá, trong khi các bộ sưu tập nổi tiếng khác như CLB du thuyền Bored Ape cũng thu hút sự chú ý của nhiều người nổi tiếng từ Jimmy Fallon (người dẫn chương trình) cho tới Snoop Dogg (rapper).
Tăng 21.000% nhưng vẫn thấp hơn dự báo
Gauthier Zuppinger, đồng sáng lập Nonfungible.com, cho biết: “Chúng tôi đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng cấp số nhân trong năm vừa qua”.
Dù vậy, số lượng giao dịch NFT năm 2021 trên Nonfungible.com thấp hơn một số ước tính khác. Chainalysis, công ty phân tích blockchain đã dự báo con số hơn 40 tỷ USD.
Zuppinger lý giải điều này do công ty có cách thức riêng để tính khối lượng giao dịch NFT hợp pháp. Dữ liệu của Nonfungible.com đã loại trừ những giao dịch liên quan đến bot (tự động) và giao dịch “wash-trading”, hình thức thao túng thị trường khi nhà đầu tư vừa mua và bán đồng thời 1 tài sản để thổi phồng hoạt động thị trường một cách giả tạo.
Những người ủng hộ tin NFT là 1 cách hữu hiệu để chứng minh quyền sở hữu nội dung kỹ thuật số, trong khi phe đối lập cho rằng thị trường này tạo cơ hội cho các hành vi làm giá (predatory behavior). Người tham gia thường được khuyến khích đầu cơ và ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy NFT đang được sử dụng cho mục đích rửa tiền và các hoạt động bất chính khác.
Trong năm 2021, đã có hơn 2,5 triệu ví tiền mã hoá (crypto) được sử dụng để nắm giữ hoặc giao dịch NFT, tăng từ 89.000 ví điện tử năm 2020. Số lượng người mua cũng tăng từ 75.000 lên 2,3 triệu.
Theo nghiên cứu của Nonfungible.com, mọi người cũng kiếm nhiều tiền hơn từ NFT. Nhà đầu tư đã tạo ra tổng cộng 5,4 tỷ USD lợi nhuận từ doanh số bán các tài sản kỹ thuật số này. Hơn 470 ví điện tử được ghi nhận kiếm về hơn 1 triệu USD.
Danh mục NFT phổ biến nhất là các bộ sưu tập, chiếm 8,4 tỷ USD doanh thu. Xếp sau đó là danh mục NFT trò chơi như Axie Infinity, đạt 5,2 tỷ USD.
Nghiên cứu chỉ ra có sự chuyển dịch vào cuối năm 2021 sang vũ trụ ảo – metaverse, với doanh số bán bất động sản ảo và các dự án khác đạt 514 triệu USD.
Zuppinger cho biết không kỳ vọng giá trị tổng thể của các giao dịch NFT sẽ tăng đáng kể trong năm nay. Hiện khối lượng giao dịch tài sản này đang đạt trung bình 687 triệu USD/tuần, tăng nhẹ so với con số 620 triệu USD/tuần vào thời điểm quý IV/2021.
“Điều thú vị là chúng tôi thấy có ít người mua hơn, và doanh số cũng ít hơn. Có thể số lượng người tham gia giảm do tình trạng đầu cơ và mất hứng thú với các bộ sưu tập. Tuy vậy, thị trường toàn cầu đang vẫn ở mức rất cao và giá trị của một số tài sản vẫn tiếp tục tăng lên”, Zuppinger nhận định.
Ông cũng dự đoán nhiều công ty lớn và thể chế tài chính sẽ tham gia thị trường khi các loại tài sản đầu cơ dần biến mất. Một số thương hiệu lớn như Visa và Nike đã tham gia NFT trong năm 2021.
Vinh Ngô (Theo CNBC)
NFT có nghĩa là gì mà được chọn là Từ nổi bật của năm 2021 vượt qua cả Covid-19?
" alt="Tăng trưởng cấp số nhân, giao dịch NFT tăng 21.000% chỉ sau 1 năm"/>Tăng trưởng cấp số nhân, giao dịch NFT tăng 21.000% chỉ sau 1 năm
Nhận định, soi kèo Al Hussein Irbid vs Sharjah, 22h59 ngày 11/2: Khách tự tin nhập cuộc
Theo đó, ông Nguyễn Thành Phong giao Sở Xây dựng khẩn trương nghiên cứu tổ chức lập Chương trình phát triển đô thị TP phía Đông song hành với Chương trình phát triển đô thị TP đến năm 2025.
“Việc thực hiện các nội dung này phải đồng bộ với việc lập đề án đánh giá đô thị để được công nhận TP phía Đông là đô thị loại 1. Kinh phí thực hiện được sử dụng từ nguồn xã hội hóa”, ông Phong chỉ đạo.
Sở Quy hoạch – Kiến trúc chủ trì, phối hợp với Sở TN&MT, Sở GTVT và các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng Quy định tạm thời về quản lý đất đai, quy hoạch và đầu tư xây dựng cho Khu đô thị phía Đông TP. Sau đó lấy ý kiến UBND các quận 2, quận 9 và Thủ Đức để tập hợp, hoàn chỉnh quy định tạm thời, trình Ban chỉ đạo xem xét thông qua trong tháng 10/2020.
Được biết, TP phía Đông sẽ được xây dựng trên nền tảng Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông.
Ông Phong nhấn mạnh, đề án “Hình thành và phát triển Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông TP.HCM”, ngoài việc triển khai, cụ thể hóa ý tưởng phương án quy hoạch đạt giải từ cuộc thi tuyển quốc tế, thì cần phải nghiên cứu tổng thể Khu đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông TP trên tất cả các lĩnh vực: Phát triển kinh tế - xã hội, phát triển hạ tầng dịch vụ, nguồn lực và phương án tài chính thực hiện…
Chủ tịch UBND thành phố giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc tiếp thu ý kiến đóng góp của các sở, ngành và phối hợp với đơn vị tư vấn khẩn trương bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo đề án.
Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến với Thủ tướng Chính phủ, UBND TP đã kiến nghị Thủ tướng cho phép lập đề án xây dựng TP phía Đông trên cơ sở sáp nhập ba quận, gồm quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức.
Tiếp đó, trong một buổi làm việc với Trung ương ở Hà Nội, UBND TP tiếp tục đề xuất ý tưởng nói trên và thay đổi tên gọi tạm thời là TP Thủ Đức.
Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về cuộc họp liên quan Đề án thành lập thành phố trực thuộc TP.HCM.
Văn bản cho hay, Phó thủ tướng thường trực đồng ý thực hiện chủ trương thành lập TP Thủ Đức thuộc TP.HCM trên cơ sở sắp xếp quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019-2021.
Việc thành lập TP Thủ Đức theo định hướng hình thành khu đô thị sáng tạo, tương tác cao là phù hợp với chủ trương chung về phát triển kinh tế số, phát huy năng lực, đổi mới, sáng tạo.
“Trong quá trình xây dựng đề án, TP.HCM cần lưu ý về quy hoạch chung, tổ chức lấy ý kiến của các nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn công nghệ, tài chính, bất động sản hàng đầu thế giới về định hướng xây dựng TP Thủ Đức”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo.
Phó thủ tướng cũng lưu ý, việc này nhằm mục tiêu tìm hiểu các nhu cầu đầu tư, yêu cầu về cơ sở hạ tầng... để có thể tích hợp vào quy hoạch, định hướng chung của TP.HCM.
Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, nếu thành phố này được thành lập thì đây sẽ thực sự là thành phố công nghiệp, nghiên cứu khoa học, dịch vụ. Khu vực này chiếm khoảng 10% diện tích, 10% dân số TP nhưng có thể đóng góp 1/3 kinh tế cho TPHCM, tức bằng khoảng 7% GDP của cả nước. Như vậy, quy mô kinh tế của thành phố Thủ Đức này sẽ lớn hơn Đồng Nai, Bình Dương và chỉ sau TPHCM và Hà Nội." alt="Chủ tịch UBND TP.HCM: Thành phố phía Đông phải đạt chuẩn đô thị loại I"/>Chủ tịch UBND TP.HCM: Thành phố phía Đông phải đạt chuẩn đô thị loại I
Dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã kéo theo những ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống xã hội, trong đó có việc vận hành các công trình xây dựng. Theo báo cáo, tỷ lệ hấp thụ văn phòng tại Hà Nội ở quý III/2020 đã rơi xuống mức xấp xỉ âm 6% trong khi tỉ lệ trống vẫn được dự đoán gia tăng trong năm 2021.
Điều này khiến các chủ đầu tư không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cắt giảm mọi chi phí, và đây được coi là động lực mạnh mẽ để tối ưu chi phí năng lượng cho công trình.
Báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) năm 2018 cũng cho thấy 28% tổng phát thải khí CO2 trên thế giới đến từ kết quả vận hành công trình, mức cao nhất so với các ngành khác. Trong khi đó, tại Việt Nam, phế thải xây dựng chiếm 10-20% tổng chất thải rắn đô thị (6.000-12.000 tấn/ngày) và phần lớn vẫn chưa được xử lý đúng cách mà bị đổ bừa bãi, gây ô nhiễm đất và môi trường.
Điều này đặt ra những thách thức không hề nhỏ cho các chủ đầu tư trong việc vận hành công trình, tìm ra những giải pháp giúp tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.
Trước nhu cầu cấp bách đó, Mạng lưới Hiệu quả Năng lượng Việt Nam (EEN-Vietnam) sẽ phối hợp tổ chức buổi hội thảo “Công trình Hiệu quả Năng lượng - Thực hành tốt trong vận hành hậu Covid” dưới hình thức trực tuyến và trực tiếp tại ba điểm cầu khác nhau.
Buổi hội thảo có sự hỗ trợ của Quỹ cứu trợ quốc tế của Văn phòng đối ngoại Liên bang Đức và Viện Goethe, được đồng hành bởi Hội đồng công trình xanh Việt Nam (VGBC), Hội mô phỏng hiệu năng công trình xây dựng Việt Nam (IBPSA-Vietnam), Trung tâm nghiên cứu và phát triển về tiết kiệm năng lượng (Enerteam) và Hội Kỹ sư trưởng Hà Nội.
Hội thảo sẽ tập trung thảo luận về xu hướng thị trường trong quản lý tòa nhà ở thời đại 4.0 và giải pháp phần mềm tổng thể, thực hành tốt hiệu quả năng lượng trong vận hành khách sạn, giải pháp hiệu quả năng lượng cho công trình cải tạo và kinh nghiệm trong ứng dụng hệ thống quản lý tòa nhà.
Dự kiến, hội thảo sẽ diễn ra vào 9h sáng ngày 05/12 tại Viện Goethe, AGOhub (Hà Nội) và Enerteam (TP.HCM).
Phương Nguyễn
Đây là hoạt động nhằm tạo ra một diễn đàn học thuật cho sinh viên ngành điện/năng lượng để trao đổi các công trình nghiên cứu về chủ đề NLTT
" alt="Hội thảo tìm lối đi cho sử dụng công trình hiệu quả năng lượng"/>Hội thảo tìm lối đi cho sử dụng công trình hiệu quả năng lượng