- Bài toán “…Cô sai hay trò sai ?ầygiáoTiểuhọchoágiảitranhcãicôsaihaytròlịch thi đấu ngoại hàng anh” có vô số bình luận. Vấn đề cô sai hay trò sai không quan trọng, mà điều đáng nói là phụ huynh nhìn nhận cô giáo qua một bài toán đơn giản.
Phép toán gây tranh cãi
Tính nhanh nằm ở đâu trong biểu thức?
Vì ảnh không chụp cả trang vở nhưng theo kinh nghiệm của người viết bài này thì đây có thể là bài tập của cô trò lớp 2.
Bao giờ giải một bài toán tính giá trị của biểu thức ta cũng phải tuân thủ quy tắctính từ trái sang phải với điều kiện nhân chia trước, cộng trừ sau, trong ngặc trước, ngoài ngoặc sau. Nếu sai thuật toán đó, kết quả sẽ sai.
Dù là bài toán tính nhanh bằng cách áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp, … thì quy tắc trên vẫn phải đảm bảo.
Trong bài toán nói ở đây, HS có thể thứ tự tính từ trái sang phải nếu chưa biết cách tính nhanh. Nếu thực hiện yêu cầu tính nhanh nhằm phát triển tư duy toán học, các em có thể quan sát phép trừ có hiệu tròn chục và cặp đôi số hạng có tổng tròn chục. Đó là 66-6 và 7+23.
Dù HS lớp 2,3 chưa học tính chất kết hợp nên các em hoàn toàn có thể tính 66-6 và 7+23 trước. Sau đó cộng hai kết quả lại với nhau, rồi trừ đi 18, cộng với 2. Cụ thể như sau:
Để HS làm quen dần với dấu ngoặc đơn trong biểu thức, GV có thể dạy các em tập viết dần như sau:
Như vậy, tính nhanh trong biểu thức này là ở việc thực hiện phép trừ và phép cộng có kết quả tròn chục trước.
Tại sao cô giáo sai ?
Cô giáo sai ở việc ngộ nhận (-18+2)
Phía trước 18 có dấu trừ mà cô giáo cứ lấy 18 cộng với 2 (Cô không nhận ra rằng 18 mang dấu âm, cái mà cô đã được học từ THCS).
Xét về quy tắc đại số, trong một tổng, số hạng luôn đi cùng dấu (dấu âm hoặc dấu dương)
Nếu theo cách tính của cô giáo, ta viết cụ thể thế này:
Bạn đọc sẽ nhìn ra ngay cô giáo sai ở dấu ngoặc cuối cùng (in đậm). Xét theo đại số, số 2 mang dấu dương, đưa vào trong ngoặc mà phía trước ngoặc có dấu âm thì số 2 phải đổi dấu. (Ở đây chỉ mới đổi dấu số 18 một cách ngoài ý định)
Như vậy, cô giáo sai vì nguyên nhân cơ bản là cô không nhớ quy tắc đổi dấu trong phép cộng đại số.
Nếu chữa bài chu đáo, cô sẽ phát hiện mình sai!
Việc chữa bài và nhận xét trên vở HS là một công việc đánh giá thường xuyên theo thông tư 22 (22/2016/TT-BGDĐT)
Điều 6, thông tư 22 quy định: “Giáo viên dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời”.
Về nghiệp vụ sư phạm, cô giáo không nên dùng bút đỏ đánh những nét cong vào vở HS như vậy. Vì chữa bài như vậy, mất thẩm mĩ và HS không hiểu, nhất là HS nhỏ tuổi.
Với bài toán này, cô giáo cần trình bày thứ tự các bước tính vào vở HS thì lần sau, HS mới nhớ. Nếu chữa như vậy, cô giáo sẽ phát hiện ra “Tại sao đề bài chỉ có trừ đi 18 mà ta lại trừ đi cả tổng (18+2)…”
Nếu đừng vội vàng, cô giáo sẽ không sai!
Trong thao tác sư phạm, thường là các thầy cô rất cẩn trọng khi phê vào vở HS. Đặc biệt là phê các kí hiệuĐ/S.Sai mà cô phê Đ cũng dở, Đ mà cô lại phê S thì cha mẹ HS sẽ có người bảo “cô không giỏi bằng trò” (hoặc cô dốt hơn trò”). Nghề gõ đầu trẻ có đặc thù như vậy. Trong làng, trong xã, cô giáo sẽ mất uy tín chỉ vì phê đúng thành sai.
Với bài tập này, cô giáo cứ tính thông thường đi đã. Tính “không nhanh” sẽ có kết quả 74. Vậy thì tính nhanh bằng “giời” đi nữa, nó cũng phải bằng 74.
Lời kết: Nghề nào cũng vậy, có tâm chưa đủ mà còn phải luôn trau dồi kiến thức, tự bồi dưỡng mình. Mong dư luận đừng vì một việc nhỏ mà đánh giá một con người. Đừng vì một hạt sạn mà bỏ đi cả nồi cơm bốc khói. Hãy động viên, chia sẻ với những người đang miệt mài với sự nghiệp trồng người cao cả.
NSND Lan Hương tâm sự, chị từng chứng kiến nhiều người thân và bạn bè đối diện với căn bệnh ung thư. Vì lẽ đó, chị rất chia sẻ và cảm thông với người bệnh lẫn người nhà bệnh nhân. Chị mong sẽ có nhiều tấm lòng như nghệ sĩ Trà My, mang tiếng hát và nụ cười đến với các bệnh nhân để họ cảm thấy việc chống chọi với bệnh tật của mình không hề đơn độc.
'Ru lại tình gần' là ý tưởng của nghệ sĩ Trà My.
Tham gia chương trình, nghệ sĩ Giang Còi và Trà My vào vai một cặp bố con. Cô con gái dù đã lớn tuổi nhưng vẫn bị “ế” vì hơi hồn nhiên, trong khi ông bố thì sốt ruột muốn con sớm có chốn nương thân. Vở kịch đã khiến nhiều bệnh nhân ung thư cười ngặt nghẽo.
Họ cảm động khi được các nghệ sĩ cùng các nhà hảo tâm đến tặng những món ăn tinh thần vô giá, chính các nghệ sĩ đã khích lệ động viên để họ có thêm nghị lực và niềm tin chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo.
Ca sĩ Lương Nguyệt Anh đã dành những ca khúc lắng đọng về mẹ làm cảm động cả khán phòng.
Ca sĩ Việt Tú chia sẻ, anh rất cảm động khi nhìn thấy nụ cười nở trên môi những người bệnh trước những tiết mục biểu diễn trong chương trình.
Không chỉ ca hát và biểu diễn hài kịch, nghệ sĩ Trà My cùng lãnh đạo bệnh viện và các mạnh thường quân còn đi tận từng giường bệnh để tặng quà cho các bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân đã không giấu được sự cảm động khi nhận quà từ tay người trao.
Bích Ngọc
Vỡ mộng vì khách sạn 'quảng cáo một đằng, thực tế một nẻo'
Háo hức trước chuyến du lịch tới Tây Ban Nha, nhưng khi đặt chân tới khách sạn đã đặt chỗ trước đó, niềm vui ban đầu của gia đình du khách người Anh vụt tắt.
" alt="Nghệ sĩ Trà My, Giang Còi mang liều thuốc tinh thần cho bệnh nhân ung thư"/>
Con trai Thảo Nguyên được nhận xét là bản sao của thủ môn Lâm 'tây'
Theo lời Thảo Nguyên, trong thời gian làm lễ tân khách sạn, cô quen biết và yêu người đàn ông quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ.
Cảm mến cô gái dễ thương, anh xin số điện thoại. Hai người nhanh chóng nảy sinh tình cảm. Thảo Nguyên đưa anh đi du lịch, trải nghiệm cuộc sống ở Việt Nam. Tình yêu với cô khi đó mang màu hồng rực rỡ.
‘Anh biết quan tâm, chiều chuộng tôi. Hẹn hò một thời gian, cả hai quyết định đăng ký kết hôn nhưng không tổ chức đám cưới’.
Thảo Nguyên chia sẻ, chồng cô là một doanh nhân, làm về lĩnh vực bất động sản.
‘Chung sống một thời gian, giữa hai vợ chồng dần dần có những khoảng cách nhất định, ít trò chuyện với nhau hơn trước. Cứ thế chúng tôi rạn nứt dần. Đến khi chồng làm mất visa, phải về nước, anh muốn đưa tôi theo nhưng vì lý do cá nhân, tôi từ chối’, Thảo Nguyên nhớ lại.
Người phụ nữ trẻ cho biết thêm, kể từ khi chồng về nước, sự xa mặt cách lòng khiến tình cảm của họ nhạt dần...
Hành trình mẹ đơn thân và đứa con sinh non giống thủ môn Lâm ‘tây’
Chẳng ngờ, thời điểm này cô phát hiện mình đang mang thai đứa con của chồng. Chia sẻ về chặng đường làm mẹ đơn thân, Thảo Nguyên bộc bạch, cô có chu kỳ nguyệt san thất thường. Suốt bốn tháng không thấy nguyệt san, cô cho rằng mình bị rối loạn nên mua thuốc điều kinh về uống.
Uống nhiều loại thuốc không hiệu quả, Thảo Nguyên đến bệnh viện thăm khám. Nghe chẩn đoán của bác sĩ, cô choáng váng khi biết mình đang mang thai hơn 4 tháng.
Hai mẹ con Thảo Nguyên
Cô lấy máy điện thoại gọi cho chồng, anh tỏ thái độ thờ ơ và đề nghị hai người chia tay. Không cam tâm nhìn người đàn ông mình yêu quay lưng, Thảo Nguyên tìm mọi cách níu kéo. Ngày nào cô cũng gọi cho chồng, hi vọng anh suy nghĩ lại.
Thế nhưng, điều duy nhất cô nhận được là sự tuyệt vọng khi phát hiện chồng có người phụ nữ khác.
Sức khỏe yếu, lại ăn uống thất thường, Thảo Nguyên sinh non khi thai nhi tròn 7,5 tháng. ‘Có lẽ em sinh non cũng là do uống quá nhiều thuốc’, cô trầm ngâm nói.
Quãng thời gian ở cữ, Thảo Nguyên bị trầm cảm sau sinh. Nhiều lần cô gào thét vì không làm chủ được bản thân. Tờ giấy đăng ký kết hôn cũng bị cô xé nát.
Bé Will sống trong tình yêu thương, chăm sóc của ông bà ngoại
‘Có lúc tôi hoảng loạn, nghe tiếng con khóc ngằn ngặt, trong đầu manh nha suy nghĩ ôm con cùng tự tử cho xong nhưng may bà ngoại sang kịp. Nếu không có lẽ giờ này…’, Thảo Nguyên ngập ngừng nói tiếp.
Người mẹ trẻ gần như tuyệt giao với thế giới bên ngoài. Cô tự nhốt mình trong phòng, không gặp bạn bè, không tiếp xúc bất kể ai. Vượt qua giai đoạn đó, Thảo Nguyên lấy lại tinh thần, dành thời gian chăm sóc con.
Cô đặt tên con là William Khôi Nguyễn (tên thường gọi là Will), bé phải nằm lồng kính một tháng. Đến nay, hơn một tuổi nhưng sức khỏe cậu bé vẫn bị ảnh hưởng nặng nề.
Sinh non nên hiện tại hơn 1 tuổi, bé Will vẫn chưa tự ngồi
‘Will yếu, giờ vẫn chưa tự ngồi hay đi lại được như trẻ cùng trang lứa. Mỗi tuần con phải đi vật lý trị liệu ở bệnh viện 3 lần. Bác sĩ nói, bé có thể phục hồi nhưng rất chậm. Điều mong ước duy nhất của tôi là con khỏe mạnh, có thể chạy nhảy được’, giọng xúc động, Thảo Nguyên kể.
Nhắc đến cuộc sống hiện tại, người mẹ 9x vui vẻ cho biết, cô vẫn bị trầm cảm nhưng không còn quá nặng nề. Cô cũng hoàn thiện thủ tục pháp lý ly hôn với người chồng nước ngoài.
Để con gái an tâm chăm sóc con, bố mẹ cho cô một khách sạn mini ở quận 12 kinh doanh.
‘Kinh tế của tôi dù chưa giàu nhưng cũng đủ nuôi con. Nếu bố mẹ không ở bên cạnh, có lẽ tôi đã không vượt qua được cú sốc đầu đời. Cuộc sống coi như cũng bình yên hơn’, cô cho hay.
Kể từ khi con trai bất ngờ nổi tiếng vì có ngoại hình giống thủ môn Lâm ‘tây’, cô chia sẻ, bản thân thấy vui nhưng gặp không ít phiền toái. Bên cạnh những lời nói chúc phúc, động viên hai mẹ con, một số bình luận ác ý, đồn đại thất thiệt về nhân thân của con trai cô. Họ nghi vấn, bé Will là con trai của Lâm ‘tây’; Thảo Nguyên đăng để câu like…
Góc nghiêng thần thánh của cậu bé lai giống hệt thủ môn Lâm 'tây'
‘Bố bé Will là người Thổ Nhĩ Kỳ, có ngoại hình cao to nhưng không phải thủ thành Lâm ‘tây’. Từ khi nhận được sự quan tâm của mọi người, con tôi được một số nhãn hàng mời đi quay quảng cáo nhưng tôi đành từ chối vì sức khỏe cháu yếu, chưa thể ngồi nên sẽ gây khó khăn cho ê kíp’, Thảo Nguyên chia sẻ.
Người mẹ đơn thân nuôi 7 con trong căn nhà đặc biệt giữa lòng Hà Nội
Đó là một ngôi làng đặc biệt, nằm phía Tây Hà Nội. Trong làng tất cả các nhà đều có thiết kế dạng biệt thự, hoàn toàn giống nhau. Mỗi ngôi nhà mang tên một loài hoa: Phong Lan, Thủy Tiên, Đỗ Quyên, Hoa Phượng ...
" alt="Chuyện tình buồn của cô chủ khách sạn Sài Gòn và đại gia nước ngoài"/>