Trước đó, ông Hùng là Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Viện trưởng Viện Giám định y khoa, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Bạch Mai), Trưởng Đơn vị Phẫu thuật tim mạch - Viện Tim mạch Quốc gia. Trước khi về công tác tại Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ Hùng từng có thời gian làm việc tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thành lập năm 1902, là một trong 6 bệnh viện hạng Đặc biệt của cả nước (cùng với Bệnh viện Bạch Mai, 108, Chợ Rẫy, Trung ương Huế, Trung ương Thái Nguyên), đồng thời là bệnh viện ngoại khoa hàng đầu Việt Nam.
Từ ngày 1/5, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn được Ban Cán sự đảng Bộ Y tế phân công kiêm nhiệm phụ trách, điều hành Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thay GS.TS Trần Bình Giang nghỉ hưu theo chế độ.
Mỗi năm, cơ sở y tế này phẫu thuật từ 70.000 tới 80.000 trường hợp bệnh nhân nặng, cấp cứu. Trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 2.000 bệnh nhân nội trú và khoảng 2.000 người đến khám.
Phân tích cuối cùng bao gồm 63 nghiên cứu quan sát ở người được công bố từ năm 1994 đến năm 2022, trở thành ‘đánh giá toàn diện nhất cho đến nay”, theo Phó giáo sư Ken Karipidis – tác giả chính.
"Chúng tôi kết luận bằng chứng không cho thấy mối liên hệ giữa điện thoại di động và ung thư não hoặc các bệnh ung thư đầu và cổ khác".
Đánh giá của nhóm chuyên gia tập trung vào các bệnh ung thư của hệ thần kinh trung ương (não, màng não, tuyến yên và tai), khối u tuyến nước bọt và khối u não.
Đánh giá không tìm thấy mối liên hệ tổng thể giữa việc sử dụng điện thoại di động và ung thư, không có mối liên hệ với việc sử dụng trong thời gian dài từ 10 năm trở lên) và không có mối liên hệ với tần suất sử dụng điện thoại di động (số lượng cuộc gọi được thực hiện hoặc thời gian dành cho điện thoại).
Theo ông Karipidis, một điều khiến nhóm khá tự tin với kết luận là dù việc sử dụng điện thoại di động tăng vọt, tỷ lệ ung thư não vẫn ổn định.
Điện thoại di động phát ra bức xạ điện từ tần số vô tuyến, còn được gọi là sóng vô tuyến. Tuy nhiên, mọi người khi nghe thấy từ bức xạ thường nghĩ rằng nó tương tự bức xạ hạt nhân. Ngoài ra, khi gọi điện, điện thoại đặt gần đầu cũng gây ra nhiều lo ngại.
Phó giáo sư Karipidis giải thích, về cơ bản, bức xạ là năng lượng truyền từ điểm này sang điểm khác và có nhiều loại khác nhau, như bức xạ cực tím từ mặt trời. "Chúng ta luôn tiếp xúc với sóng vô tuyến ở mức thấp trong môi trường hằng ngày”,ông nói.
Trước đây, dựa trên một số nghiên cứu ban đầu về mối liên hệ có thể xảy ra giữa ung thư não và dùng điện thoại gần đầu trong nhiều giờ, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của WHO (IARC) đã chỉ định các trường tần số vô tuyến như từ điện thoại di động là nguy cơ ung thư tiềm tàng. Dù vậy, theo ông Karipidis, phân loại này không có nhiều ý nghĩa.
Có nhiều phân loại về nguy cơ ung thư, chẳng hạn chất gây ung thư “xác định” (như hút thuốc) và “có thể” hoặc “tiềm tàng”. Khi chỉ định các trường điện từ tần số vô tuyến là chất có thể gây ung thư vào năm 2011, WHO đặt chúng ngang hàng với hàng trăm tác nhân khác không có bằng chứng gây hại rõ ràng, như nha đam, dưa muối...
Năm 2019, WHO đặt hàng một số đánh giá có hệ thống để xem xét ảnh hưởng sức khỏe từ sóng vô tuyến. Một trong số đó nhìn vào khả năng sinh sản của nam giới và sóng vô tuyến, kết luận không có bằng chứng về mối liên quan giữa điện thoại và giảm số lượng tinh trùng.
Ông Karipidis cho rằng, những lo ngại xoay quanh ung thư và điện thoại di động nên được dập tắt, song nhấn mạnh khi công nghệ tiếp tục phát triển, điều quan trọng là phải tiếp tục nghiên cứu.
(Theo The Guardian, The Conversation)
" alt=""/>WHO kết luận mối liên hệ giữa điện thoại di động và ung thư nãoCâu hỏi đặt ra là làm thế nào để học sinh trung học thấy hứng thú hơn khi đến trường?
Vài năm trước, cả hai chúng tôi - một nhà xã hội học và một cựu giáo viên tiếng Anh - bắt đầu cuộc điều tra riêng về câu hỏi này, chúng tôi đã đưa ra hai giả thiết.
Giả thiết đầu tiên là các trường đã tự đổi mới để cải thiện môi trường giáo dục. Chúng tôi được các lãnh đạo trong ngành giáo dục đề xuất tới thăm 30 trường trung học công lập. Tuy nhiên, các biện pháp đổi mới vẫn không mang lại hiệu quả, không khí học tập nhàm chán vẫn bao trùm các lớp học. Học sinh vẫn làm các phiếu bài tập, làm toán, viết luận. làm những thí nghiệm đã biết sẵn phản ứng hóa học. Chúng tôi đã hỏi sinh viên về mục đích của những hoạt động trên lớp đó, hầu hết các em đều trả lời "Em không biết" hoặc "Em nghĩ lên đại học sẽ cần".
Giả thiết thứ hai là các lớp học dạy môn cơ bản có không khí học hứng khởi hơn. Tuy nhiên, khi chúng tôi dành nhiều thời gian hơn ở trường, chúng tôi nhận thấy rằng tinh thần học tập hăng hái nhất lại tập trung vào các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ hay các môn tự chọn. Vì tò mò nên chúng tôi chú ý đến mảng này. Chúng tôi đã đồng hành với một nhóm kịch, một nhóm hùng biện, một nhóm nghiên cứu về giới và nhiều nhóm khác.
![]() |
Những không gian học tập này hoàn toàn khác biệt so với trước đó. Thay vì cảm thấy như ngồi trong phòng học thông thường và cầm bút ghi chép, học sinh như đang ở trong phòng thiết kế sinh động hoặc các phòng nghiên cứu hiệu quả, nơi cả giáo viên và học sinh cùng tham gia để đưa ra kết quả cuối cùng. Hóa ra, tất cả các trường trung học đã tự đổi mới bằng mô hình học tập hiệu quả như vậy. Đó là điều mà chúng tôi không nghĩ tới.
Từ việc đồng hành cùng các em tham gia lớp diễn kịch tại một trường trung học công lập lớn, chúng tôi nhận thấy nhiều em không nổi trội ở các lớp học thông thường nhưng khi tham gia lớp học ngoại khóa này lại có năng khiếu và rất tự tin. Các em không chỉ là người tiếp thu kiến thức mà con là người tạo ra những giá trị thực sự. Phương pháp giảng dạy chính là hướng dẫn để học sinh sáng tạo thay vì truyền đạt kiến thức đơn thuần.
Bên cạnh đó, điểm mạnh của các hoạt động ngoại khóa là giúp học sinh tự quản lý, lên kế hoạch học tập cho bản thân. Học sinh đã nhận trách nhiệm dạy cho những người khác trong câu lạc bộ, dần trở thành người xây dựng giá trị cho chính các câu lạc bộ này. Chúng ta có thể tạo ra những cơ hội tương tự trong các môn học chính - cho học sinh tự do xác định mục đích học tập, tạo cơ hội cho các em lãnh đạo, lên kế hoạch học tập và giúp các em hoàn thiện công việc cho đến khi đạt được mục đích cuối cùng. Công tác trên thực hiện càng tốt thì quá trình học tập của học sinh càng hiệu quả hơn.
Một nhóm tranh luận trong một trường công lập có tỉ lệ hộ nghèo cao cũng thể hiện kết quả tương tự. Những cuộc thi biện luận theo tháng giúp việc học có ý nghĩa và hiệu quả hơn. Giảng viên và học sinh lớp trên hướng dẫn người mới. Những học sinh trả lời chúng tôi rằng "Tranh luận cũng giống như gia đình". Nhưng quan trọng hơn cả, tranh luận cho học sinh cơ hội phát biểu ý kiến về những vấn đề quan trọng với họ. Qua hình thức cũ về kỉ luật bằng ngôn ngữ và tinh thần, học sinh phát hiện ra tiềm năng của chính mình.
Về bản chất, có 2 kiểu tư duy khác nhau tồn tại trong một ngôi trường. Trước khi chuông hết giờ vang lên, chúng ta coi học sinh là đối tượng tiếp nhận kiến thức thụ động, sở thích và cái tôi của họ trở nên kém quan trọng. Nhưng sau tiếng chuông - trên mặt báo, trong tranh luận, trước sân khấu, trong điền kinh, vân vân - chúng ta coi học sinh là những đối tượng vừa học vừa làm, vừa học vừa dạy, có đam mê và ý tưởng đáng để trau dồi. Thế nên, khi chúng tôi yêu cầu học sinh chia sẻ về kỉ niệm trường trung học, họ thường nói hoạt động ngoại khóa như nghệ thuật và tranh luận đã ảnh hưởng sâu sắc tới họ.
Những lớp học thực sự bổ ích lặp lại những gì ta thấy ở hoạt động ngoại khóa. Thay vì bắt học sinh ngồi đọc sách giáo khoa, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành. Ví dụ, một giáo viên môn khoa học tại một trường trung học phổ thông nghèo đã tổ chức một khóa học để học sinh cô tự tay thiết kế, nghiên cứu, thực hành và viết báo cáo thí nghiệm. Những thí nghiệm có độ khó khác nhau, những tất cả học sinh đều bước chân vào thế giới thực sự của khoa học. Đổi lại, lớp học như vậy sẽ cho học sinh biết khoa học là một lĩnh vực khó hiểu và mênh mông, không phải chỉ học thuộc định luật của Newton là hiểu được khoa học.
Tại sao không có nhiều những lớp học như vậy?
Điều này không phải do giáo viên. Các trường trung học đã chọn một khuôn mẫu này từ thế kỉ trước. Học sinh được dạy hàng loạt, bị đánh giá dựa trên khả năng tiếp thu và chấm điểm dựa trên thời gian ngồi học thay vì 'học'. Tệ hơn nữa là áp lực tuyển sinh đại học, bài kiểm tra và khung chương trình giảng dạy nhấn mạnh bề nổi, hệ thống đánh giá giáo viên đơn giản, lượng lớp học và giáo viên lớn, thời gian học ngắn. Kết quả, giáo viên và học sinh như bị ép buộc tham gia vào một trò chơi mà không ai muốn chơi.
Phải làm gì để thay đổi?
Trường học cần phải vượt qua bức tường ranh giới và gắn kết với thế giới bên ngoài. Ngoại khóa bổ ích là vì những hoạt động này có chuyên môn, nhưng môn học trên trường thì quá tràn làn, không cụ thể. Mỗi trường đã đề ra giải pháp khác nhau: một số trường đề xuất học theo dự án để khuyến khích sinh viên tham gia cộng đồng địa phương, một số trường thì hợp tác với bảo tàng, nhà tuyển dụng và những người khác để học sinh trau dồi kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn; và một số trường vẫn ưu tiên tuyển dụng giáo viên đã có kinh nghiệm thực hành trong lĩnh vực của họ. Tất cả những lựa chọn này sẽ giúp việc học trở nên ý nghĩa hơn.
Giáo viên cần được tự do và hỗ trợ nhiều hơn. Họ cần thời gian đứng lớp dài hơn và nhiều cơ hội tiếp xúc để thực sự kết nối với học sinh. Họ cần kì vọng và thời gian để môn học có chiều sâu. Họ cần cơ quan chức năng địa phương bớt gò bó và giúp họ học tập thực sự để họ có thể dạy học đa dạng hơn.
Cuối cùng, giáo viên cần phụ huynh phải hỏi: "Con tôi thích gì?'', chứ không phải "Con tôi làm bài kiểm tra tốt không?''. Và quan trọng hơn hết, học sinh trung học cần phải có nhiều lựa chọn, trách nhiệm và biết hợp tác.
Học sinh cần kĩ năng cho đại học và trong cuộc sống: khả năng nói và viết thuyết phục, khả năng lí luận và tranh luận với người khác, và khả năng tư duy sâu. May mắn thay, có rất nhiều con đường dẫn tới kết quả này. Học sinh vừa có thể chọn khóa học khoa học yêu thích hay chuyên ngành tiếng Anh và lịch sử mình quan tâm, vừa phát triển được nền tảng kĩ năng chung.
Trà Mi - Hà Dung (theo The New York Times)
Lựa chọn giữa một hoặc hai trường đại học là quyết định khó khăn với các sinh viên cuối cấp. Còn với Jordan Nixon, nữ sinh trung học Bang Georgia, Mỹ, đang “đau đầu” vì lựa chọn một trong gần 40 trường đại học.
" alt=""/>Làm thế nào để trường trung học không còn nhàm chán?