Chuyện buồn phía sau một cuộc hôn nhân không hôn thúNhà chồng đay nghiến vì tôi thất nghiệp, tôi có nên ly hôn?
Chạy trốn khỏi căn biệt thự lúc nửa đêm, vợ trẻ tiết lộ điều bất ngờ
Sáng nay, trong một cuộc trò chuyện, cô em đồng nghiệp với mình bỗng dưng thốt lên: “Em không nghĩ một chuyện tình yêu đẹp như thế, lại có thể kết thúc”. Có lẽ, đây là lần thứ n mình nghe câu nói này. Mọi khi, mình chỉ mỉm cười vì nghĩ rằng đã “hết duyên”. Hôm nay, bất giác ngẫm về câu nói kia của chú. Thì ra không phải hết duyên, không phải ngoại tình mà đơn giản là... chồng mình yêu người khác.
 |
Hình minh họa |
Chỉ những ai ở vào hoàn cảnh người mình yêu thương đi yêu người khác mới thấm được cái cảm giác ấy. Đau đớn và mất hết lý trí. Càng đau, càng mất lý trí lại càng làm đối phương hết yêu, hết cả thương. Bởi lẽ, khi tim người ta đang đập bởi một người đủ xinh đẹp, đủ đê tiện (à nhầm đủ thánh thiện), đủ các thứ các thứ... thì một con mụ điên loạn, gào khóc, chửi bới sẽ càng làm người ta chán ghét mà thôi.
Khi mọi chuyện qua đi, nhiều người vẫn thắc mắc hỏi mình: "Tại sao không tha thứ? Tại sao không quay lại”. Thật ra thì người ta có làm gì sai đâu mà mình được quyền tha thứ? Người ta không yêu mình nữa, làm sao có quyền trách? Trách người ta không chung thủy ư?
Trách người ta không nghĩ cho những đứa con ư? Vậy thì bạn hãy thử nghĩ đi. Khi bạn ở cạnh một người bạn không còn yêu thương, mọi cử chỉ lời nói của người ta làm bạn chán ghét thì cuộc sống sẽ trở nên thế nào? Đáng thương cho cả hai. Mà bản thân mình, vốn sinh ra trên đời là để người khác yêu thương. Vậy nên dại gì mà ở cạnh người chán ghét mình?
Dạo này, nhiều người gặp mình vẫn hay khen mình xinh hơn, trẻ hơn, tươi hơn... và sự thật là như vậy. Nhưng không phải “xinh hơn để nó thấy, xinh hơn để nó tiếc”, xin lỗi đời đi, đợi đến lúc người ta thấy, người ta tiếc chắc mình đã già mất rồi. Sống cho mình là điều quan trọng nhất.
Với cả “nó tiếc” thì được cái gì đây? Người ta đã đi yêu người khác, thì tức là trong tim người ta không còn có bạn. Dù người ta có quay lại, thì có đảm bảo chắc chắn rằng “cốc nước hất đi còn có thể đầy"?
Trước đây, mình cũng hận thù lắm, cũng trách cứ lắm! Nhưng khi tim mình đập loạn vì một người khác, nói đúng hơn là biết yêu người khác (sau ly hôn) thì mới hiểu và cảm thông cho người đi yêu người khác trước mình. Hiểu một cách sâu sắc.
Khi yêu mắt thường bị mù, nhìn thấy đâu là đúng sai nữa đâu. Chỉ có điều, người có bản lĩnh, người có phần “nhân” nhiều hơn thường biết cách chế ngự cảm xúc, ko để lún sâu hơn, không vì “dục” mà mất đi “nhân”. Tóm lại là mình bản lĩnh.
Trong tình yêu, mỗi người có một nỗi sợ riêng. Riêng mình, có một nỗi sợ hơi quái gở. Là sợ cái cảm giác nhận ra bản thân không còn yêu ai đó nữa. Nuối tiếc, vô định, thương cho tình yêu, với mình, đã từng là rất đẹp...
* Bài viết thể hiện quan điểm của độc giả.

Tôi khao khát ly hôn cho đến khi đọc lá thư chồng để lại
Tôi là một người phụ nữ cực kỳ nhạy cảm. Tôi khao khát những khoảnh khắc lãng mạn nhưng anh lại hoàn toàn trái ngược...
" alt="Chồng mình không ngoại tình, chỉ là anh yêu người khác..."/>
Chồng mình không ngoại tình, chỉ là anh yêu người khác...
.</p><table class=)
 |
|
Madhumala Chattopadhyay đã dẫn đầu một đoàn thám hiểm với mục tiêu tiếp cận với bộ lạc này và tìm hiểu cuộc sống của những con người cô lập nhất trên thế giới. Đây là một bộ tộc nổi tiếng nguy hiểm và hiếu chiến.
Trong một cuộc phỏng vấn sau đó, Madhumala đã giải thích rằng: “Trong 6 năm nghiên cứu và khám phá các bộ tộc nằm trên quần đảo Andaman này, chưa từng có bất cứ người đàn ông nào cư xử không đúng mực với tôi.
Họ có thể còn nguyên thuỷ về những thành tựu công nghệ, nhưng về mặt xã hội, họ đã vượt xa chúng ta”.
Ngoài Sentinel, trên quần đảo Andaman còn có các bộ tộc như Onge, Shompen và Jarawa. Mặc dù họ sống tương đối gần nhau, nhưng sự giao tiếp của họ với thế giới hiện đại thì lại rất khác nhau.
Jarawa được biết đến là một trong những bộ tộc văn minh nhất trong số đó, nhưng Sentinel lại được coi là bộ tộc nguy hiểm và biệt lập nhất.
Do những nỗ lực kết nối với họ thất bại, Chính phủ Ấn Độ đã quyết định cứ để họ sống như cách họ muốn.
Hiện nay, việc tới thăm hòn đảo này được cho là sẽ gây nguy hiểm cho các thành viên của bộ tộc, bởi vì du khách có thể mang tới những vi khuẩn gây bệnh mà họ không hề miễn dịch.
Mới đây, các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về cái chết của một nhà truyền giáo trẻ tên là John Chau - người đã cố gắng bước chân vào lãnh thổ của người Sentinel.
Sự kiện này lại một lần nữa chứng minh rằng người Sentinel ở đây không phải để kết bạn.
Lịch sử từng ghi nhận chuyến thám hiểm thành công tới đảo Andaman của nhà thám hiểm Pandit, nhưng ít người biết đến những thành công đáng kinh ngạc của nhà thám hiểm nữ Madhumala Chattopadhyay.
Năm 12 tuổi, Madhumala đã quyết tâm sẽ gặp được những bộ tộc nguyên thuỷ nhất. Sau khi hoàn thành cấp phổ thông với vị trí đứng đầu lớp, cô bắt đầu học ngành Nhân chủng học tại ĐH Calcutta.
Sau đó, cô giải thích với bố mẹ rằng việc học Nhân chủng học là “tấm hộ chiếu để đến với bộ tộc Onge” - một bộ tộc nằm trên quần đảo Andaman.
 |
Madhumala ném nhiều dừa hơn xuống nước, rồi cô nhanh chóng nhảy xuống nước cùng người Sentinel. |
Madhumala là một trong số ít người có thể làm bạn với người Sentinel. Bí quyết của cô là những quả dừa.
Ngay lúc con thuyền chạm đến lãnh thổ của người Sentinel, tất cả mọi người trong nhóm bắt đầu ném ra những quả dừa để cho thấy họ đến trong hòa bình. Bằng cách đó, nhóm đã không mất nhiều thời gian để tới gần bộ tộc này hơn, thậm chí họ còn bắt đầu ra nhặt dừa.
Ngay sau đó, Madhumala ném nhiều dừa hơn xuống nước, rồi cô nhanh chóng nhảy xuống nước cùng người Sentinel.
Cho tới hôm nay, đây vẫn được coi là một trong số ít những kết nối thành công với bộ tộc này. Người ta tin rằng sự hiện diện của một người phụ nữ chính là chìa khóa cho thành công.
Sau đó, Madhumala còn gặp lại người Sentinel một lần nữa và lần này thậm chí họ còn tỏ ra thân thiện hơn bằng cách leo lên thuyền để nhặt dừa.
 |
Madhumala bế một em bé của bộ tộc Jarawa |
Năm 1991, Madhumala thực hiện một chuyến thám hiểm khác và là người phụ nữ duy nhất từ thế giới bên ngoài tới thăm bộ tộc Jarawa.
Để không khiến họ cảm thấy sợ hãi, lúc đầu cô ở nguyên trên thuyền, nhưng ngay sau đó những người phụ nữ của bộ tộc đã chú ý tới cô. Họ bắt đầu hét lên “Milale chera” – tức là “bạn bè đang tới”. Họ nhảy một điệu để thể hiện niềm vui khi nhìn thấy một người phụ nữ trong đoàn.
Sau khi một người phụ nữ của bộ tộc tiếp cận Madhumala, họ bắt đầu kiểm tra tóc và da cô. Để thể hiện thiện chí và tình bạn, Madhumala đã ôm một người phụ nữ của bộ tộc và họ tỏ ra rất vui mừng vì điều đó. Lúc ấy, không ai trong đoàn biết được cô sẽ có hành động bất ngờ này.
Jarawa là một trong những bộ tộc thân thiện nhất, vì thế người phụ nữ nhanh chóng chấp nhận Madhumala, thậm chí còn cho cô bế con và giúp họ một số việc vặt.
Nhà nhân chủng học này cũng là người duy nhất được mời vào bên trong túp lều và ăn chung cùng họ. Madhumala sau đó cũng trở thành bác sĩ của bộ tộc, giúp đỡ những người bị thương.
Mặc dù Madhumala là người đã thực hiện những bước tiến triển lớn trong việc liên hệ với những bộ lạc biệt lập và độc nhất trên thế giới, nhưng ngày nay có rất ít người coi bà là một trong những nhà nhân chủng học xuất sắc.
Bà hiện đang làm việc trong một Bộ của Chính phủ Ấn Độ, chuyên xử lý các hồ sơ. Chỉ số ít người biết tới tác động thực sự của bà trong việc kết nối bộ tộc Sentinel và Jarawa với thế giới bên ngoài.
Huy Khánh (Theo Bored Panda)

Bộ tộc người lùn kỳ bí sống trong rừng rậm châu Phi
Thế giới của người lùn gắn liền với những khu rừng rậm nhiệt đới không một ánh điện. Họ sống bằng nghề săn bắn, hái lượm trong những ngôi nhà vòm làm bằng lá chuối, lá cọ hàng thiên niên kỷ nay.
" alt="Bí mật của người phụ nữ tiếp cận với bộ tộc nguy hiểm nhất thế giới"/>
Bí mật của người phụ nữ tiếp cận với bộ tộc nguy hiểm nhất thế giới
Qua gần 18 năm phát động (từ 17/10/2000 - 31/8/2018), chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” đã được các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ hơn 50.000 tỷ đồng.Chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” tiếp nối và phát triển từ chương trình “Nối vòng tay lớn” những năm trước đây nhằm mục đích phát động toàn quốc Tháng hành động cao điểm “Vì người nghèo”, đồng thời hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ đề ra.
Theo Ban tổ chức, thời gian qua, các hoạt động chung tay vì người nghèo đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội, các tập đoàn, tổng công ty, qua đó tạo ra sức lan toả mạnh mẽ trong toàn xã hội, tăng cường tinh thần đoàn kết nhằm chung tay để chăm lo để nâng cao đời sống nhân dân.
 |
Ảnh minh họa |
Qua gần 18 năm phát động, chương trình vận động ủng hộ người nghèo đã được các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ hơn 50.000 tỷ đồng. Trong đó, ủng hộ qua Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương và quỹ 3 cấp ở địa phương đạt gần 14.000 tỷ đồng, ủng hộ trực tiếp chương trình an sinh xã hội ở các địa phương là hơn 36.000 tỷ đồng.
Từ những nguồn lực trên, cùng với ngân sách nhà nước đã kịp thời hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được gần 1,5 triệu căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn (riêng năm 2017 xây dựng mới và sửa chữa trên 32.000 căn nhà); hỗ trợ hàng chục triệu lượt hộ nghèo về vốn, tư liệu sản xuất; hỗ trợ hàng ngàn công trình dân sinh (trường học, trạm xá, cầu dân sinh, đường giao thông nông thôn...); hàng triệu người nghèo được giúp đỡ nhân dịp Tết Nguyên đán, giúp đỡ cho con đi học, chữa bệnh khi ốm đau nằm viện dài ngày, cứu đói khi cần thiết...
Bắt đầu từ năm 2018 đến năm 2020, chương trình "Cả nước chung tay vì người nghèo" sẽ được truyền hình trực tiếp vào đúng ngày 17/10 là ngày vì người nghèo. Năm nay, chương trình sẽ được thực hiện tại Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội, bắt đầu từ 20h và phát trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam.
Chương trình có ý nghĩa lớn đối với người nghèo, hộ nghèo, người cận nghèo, hộ cận nghèo; người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đột xuất do gặp thiên tai, bão lũ, tai nạn. Nguồn lực được huy động từ chương trình sẽ giúp đỡ xây dựng và sửa chữa nhà ở, hỗ trợ tiền mua vật tư, công cụ sản xuất, giống cây, con...; hỗ trợ cho học sinh đi học; hỗ trợ chữa bệnh nặng, hiểm nghèo khi ốm đau, nằm viện; hỗ trợ cứu đói đột xuất, hỗ trợ người nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày lễ lớn. Bên cạnh đó hỗ trợ giúp hỗ trợ đầu tư, cải thiện nhiều cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện, trường học...tại xã nghèo, huyện nghèo, thôn bản khó khăn...
Trong khuôn khổ chương trình, Ban Tổ chức sẽ tổng hợp, công bố thông tin kết quả ủng hộ; cam kết ủng hộ người nghèo của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Chương trình truyền hình trực tiếp; đồng thời có hình thức ghi nhận, công bố tên và số tiền, hiện vật của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ủng hộ, đăng ký ủng hộ qua Quỹ “Vì người nghèo” và Chương trình an sinh xã hội.
Cùng với việc tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp, Bộ Thông tin và truyền thông tổ chức đợt nhắn tin ủng hộ người nghèo qua Cổng Thông tin nhân đạo quốc gia 1400. Bộ Lao động thương binh và xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh các hộ nghèo, huyện nghèo, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thoát nghèo; tổ chức trao giải thưởng báo chí viết về giảm nghèo bền vững năm 2018.
M Tuấn - Bích Thủy
" alt="Quỹ Vì người nghèo: 18 năm, hơn 50 nghìn tỷ đồng"/>
Quỹ Vì người nghèo: 18 năm, hơn 50 nghìn tỷ đồng