Trưởng ban tổ chức Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình - ông Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, cho biết: “Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình năm 2022 được tổ chức trong 7 ngày, là sự kiện chào mừng SEA Games lần thứ 31. Sự kiện góp phần quảng bá bản sắc văn hóa, con người Hòa Bình. Không gian văn hóa chợ vùng cao với nhiều sắc thái văn hóa truyền thống được giới thiệu với du khách tại Phiên chợ vùng cao, qua đó góp phần gìn giữ phong tục tập quán đa dạng của các dân tộc".
Phiên chợ vùng cao Hòa Bình được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá nét sinh hoạt cộng đồng trong các chợ phiên của đồng bào vùng cao phía Bắc nói chung và của tỉnh Hòa Bình nói riêng. Đặc biệt là đặc trưng, thế mạnh về văn hóa, phong tục tập quán, ẩm thực và các đặc sản của tỉnh Hòa Bình; những giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình, góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại, phát triển các chương trình du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa của tỉnh Hòa Bình.
Nhân dịp này, dự án vườn thảo dược liệu HH Group được công bố. Đây là tiểu dự án "Phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân" trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ 2021 - 2025 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch, các địa phương triển khai thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 14/10/2021.
Dự án vườn thảo dược sẽ trồng và sản xuất những dược liệu quý, đa dạng chủng loại hứa hẹn sẽ mang đến một hướng đi mới, mang lại lợi nhuận tốt cũng như giúp bà con tại Hòa Bình xóa đói giảm nghèo.
Bích Ngọc
" alt=""/>Nhiều đặc sản của Hoà Bình tại phiên chợ vùng caoDymund Dina, 31 tuổi, đến từ London (Anh) bắt đầu thèm đất sét khi mang thai con trai đầu lòng vào năm 2013. Kể từ đó, cô vẫn thèm ăn đất sét mỗi ngày. Số tiền cô đã chi cho "món ăn kỳ lạ" này lên đến 4.000 USD (gần 95 triệu đồng).
"Lúc mang thai, tôi ăn hết 10 túi đất sét/ngày, mỗi túi khoảng 2g. Sau khi sinh xong, tôi vẫn có thể ăn no đất sét", cô cho biết.
Cô mô tả cảm giác thèm ăn của mình như một "cơn nghiện" và không thể giải quyết cho đến khi thỏa mãn được cơn thèm.
"Đất sét có mùi rất đặc biệt và khi mang thai, tôi bị hấp dẫn bởi mùi vị đó. Tôi cảm thấy nó có mùi như mưa mới vào mùa hè", cô chia sẻ.
Trong lần mang thai đầu tiên, ở những tuần đầu của thai kỳ, cô bị ốm nghén, buồn nôn liên tục, không muốn ăn bất cứ thứ gì. Khi thai được 12 tuần, cô thấy thèm ăn đất sét. Cô nhận thấy món này giúp giảm chứng ốm nghén. Cô ăn đất sét bất cứ khi nào có cơ hội.
"Mẹ tôi, bà Odette, 58 tuổi, cũng ăn đất sét khi mang thai nên tôi đã biết món ăn này", cô nói.
Dymund Dina mua đất sét từ các cửa hàng địa phương. Cô kể rằng đôi khi chồng cô phải đi hơn 1 giờ đồng hồ để tìm đất sét cho cô. Có lần, các cửa hàng địa phương đều không có đất sét, trong khi đó, Dymund lại thèm không chịu nổi. Cô phải nhờ người em họ là Naomi Mpia sống ở Pháp mua giúp, theo New York Post.
Đất sét Dymund lựa chọn có tên gọi là mabele - loại đất sét cao lanh ăn được, từ Congo hoặc một số quốc gia châu Phi khác. Một số dân tộc châu Phi vẫn giữ truyền thống ăn đất sét mabele khi mang thai. Họ ủng hộ việc sử dụng đất sét chống buồn nôn.
Dymund ước tính cô đã chi khoảng 1.000 USD để mua đất sét trong mỗi lần mang thai và tổng chi phí cho món này tính đến nay là khoảng 4.000 USD. Bà mẹ 5 con thèm ăn đất sét liên tục trong mỗi lần mang thai và tiếp tục tiêu thụ loại thức ăn đặc biệt này cho đến bây giờ.
"Tôi bị hấp dẫn bởi hương vị và kết cấu của nó. Tôi chỉ thích loại đất sét có vị mặn. Ngay cả việc nói về nó cũng khiến tôi chảy nước miếng", cô nói.
Từ ngày làm nghề cho thuê phông rạp, ở mỗi đám cưới, anh Hải đều thấy các loại xe ô tô khác nhau, và anh đã đam mê chế tạo xe từ đó.
“Mình không qua trường lớp nhưng thấy thích và đam mê nên tự đi mua vậy liệu về để chế tạo. Có thời điểm mải mê lắp ráp quá mà quên cả nghề chính là làm phông rạp, loa đài đám cưới nên vợ mình phải nổi khùng lên”, anh Hải nhớ lại.
Năm 2019, anh Hải hoàn thành chiếc ô tô đầu tay của mình sau hơn nửa năm chế tạo quên ăn quên ngủ. Chiếc xe của anh có động cơ điện, 4 bánh, 2 ghế và một thùng phía sau. Xe cao 1,2m, dài 2,5m, chạy được khoảng 40km sau mỗi lần sạc đầy.
“Ngày mới tập tành chế tạo, tôi giấu vợ lấy tiền đi mua vật liệu. Có những hôm trong túi không còn đồng nào, tôi phải nói dối vợ, đưa ra các lý do như lấy tiền sửa máy móc, loa đài. Nhiều lần, hết cả lý do để xin tiền vợ, không còn cách nào khác, tôi phải trộm cả tiền sinh hoạt của gia đình để mua linh kiện”, anh Hải nhớ lại.
Theo anh Hải, ban đầu vợ anh phản đối việc anh đam mê chế tạo xe, vì cho rằng đó là việc làm vô bổ. Nhưng khi chiếc xe hoàn thành, anh dùng chính chiếc xe của mình đi chở phục vụ đám cưới được nhiều người yêu thích, chụp ảnh nên vợ anh cũng nguôi dần. Cũng chính vì nhiều người yêu thích chiếc xe, anh lại đam mê chế tạo hơn.
Anh Hải cho biết, bản thân chưa từng nghĩ đến việc sẽ kinh doanh các mẫu xe do mình chế tạo, cho đến khi một người ở huyện Yên Định ngỏ ý muốn mua lại chiếc xe với giá 12 triệu đồng về để trưng bày. Từ đó, anh nảy sinh ý tưởng sản xuất nhiều mẫu xe hơn để bán.
Đến nay, anh Hải đã sản xuất hàng chục mẫu xe khác nhau, rẻ nhất là 25 triệu đồng, đắt nhất là 50 triệu. Có những xe khách đặt hàng lên đến cả trăm triệu đồng.
“Mỗi chiếc xe tôi làm ra đều nhờ người cháu chụp hình đưa lên mạng xã hội, được rất nhiều người xem và yêu thích, cũng từ đó mà có nhiều đơn đặt hàng hơn. Chỉ tính riêng năm 2022, tôi đã bán được hơn 30 chiếc”, anh Hải cho biết.
Cũng theo anh Hải, những chiếc xe anh chế tạo ra thường được người chơi dùng để trưng bày ở quán cà phê, studio chụp ảnh.
Đầu năm nay, anh nhận được 3 đơn hàng, đặt chế tạo xe theo yêu cầu, trong đó có một đơn chế tạo “siêu xe Lamborghini Aventador”.
Sau nhiều tháng mày mò, chiếc “siêu xe” Lamborghini Aventador của anh đã hoàn thành. “Xong mẫu này, tôi dự định sáng chế ra một 'siêu xe' khác dựa trên dòng Bugatti”, anh Hải chia sẻ.