当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Rangers vs Celtic, 22h00 ngày 2/1: Thể hiện đẳng cấp 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo U20 Iran vs U20 Nhật Bản, 15h15 ngày 23/2: Tạm biệt ‘tiểu Samurai’
Zhao đã có cuộc trò chuyện kéo dài 90 phút để nói về việc trúng tuyển vào một trong những trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ như thế nào.
Tuy nhiên mới đây, tờ Los Angeles Times cho rằng, Zhao là sinh viên có cha mẹ đã trả 6,5 triệu USD cho một nhà tư vấn để cô có một suất học tại Stanford.
Số tiền “khủng” này được trả cho William "Rick" Singer, người thừa nhận đã kết hợp cùng với huấn luyện viên, những người trong ban tuyển sinh và giám thị kỳ thi để đưa con em các gia đình giàu có vào được các trường danh tiếng.
Trong số 6,5 triệu USD được gia đình Zhao chi trả, Singer đã bỏ túi 6 triệu USD.
Các công tố viên cho rằng, Singer đã biến Zhao thành vận động viên chèo thuyền với một bảng thành tích giả. Singer sau đó đã đóng góp 500.000 USD cho chương trình chèo thuyền của trường sau khi Zhao được nhận vào học.
Theo Forbes, ông Zhao Tao là đồng sáng lập của Công ty dược Shandong Buchang và mang hộ chiếu Singapore
Nhiều phụ huynh khác có liên quan đến đường dây lừa đảo đã bị khởi tố nhưng bố mẹ của Zhao thì chưa. Họ cho rằng mình bị Singer lừa.
Cha của Zhao là ông Zhao Tao, một đại gia ngành dược, được tạp chí Forbes xếp hạng là người giàu thứ 21 ở Singapore với giá trị tài sản hiện tại là 1,8 tỷ USD. Theo Forbes, nhà đồng sáng lập công ty Dược phẩm Shandong Buchang này có một hộ chiếu Singapore.
Ngày 3/5, các luật sư của mẹ Zhao ở Hong Kong đã đưa ra một tuyên bố thay mặt bà, trong đó bà nói rằng việc thanh toán đã được thực hiện nhưng Singer đã khiến bà tin rằng đó là một khoản đóng góp hợp pháp dành cho chương trình học bổng và lương của nhân viên Stanford.
“Khoản đóng góp này về bản chất giống như những khoản đóng góp mà nhiều bậc cha mẹ giàu có đã làm một cách công khai với các trường danh tiếng”.
Theo thông báo, họ chỉ thực hiện thanh toán một tháng sau khi con gái được nhận vào Trường Stanford.
Trong khi đó, về phía ĐH Stanford cho biết, họ không hề nhận được bất cứ khoản tiền nào.
Hiện Zhao đã bị buộc thôi học.
Video của Zhao Yusi thực hiện năm 2017 đang được tìm kiếm rất nhiều ở Trung Quốc nhưng không phải vì lý do tốt đẹp. Mọi người đua nhau chế giễu những lời khuyên của cô.
Trong video, Zhao nói mình là một học sinh bình thường và kể lại chuyện một giáo viên Lịch sử người Anh từng khuyên cô nên nhắm đến mục tiêu đạt được điểm B.
Tuy nhiên, cô đã giành được điểm A* trong môn này nhờ việc vùi đầu vào học.
Cô cũng nói về tình yêu của mình dành cho môn cưỡi ngựa nhưng cô phải từ bỏ nó trong một thời gian để tập trung cho kỳ thi quan trọng.
Còn về việc học tiếng Anh như thế nào, Zhao cho biết mình hát theo các bài hát tiếng Anh, xem các chương trình của Mỹ và chủ động trò chuyện với người nước ngoài. Cô chọn học tại Trường Wellington College danh giá ở Anh để học tiếng Anh.
“Những người khác có thể không nhận ra khả năng thực sự của bạn nhưng bạn phải có trách nhiệm chứng minh cho họ thấy rằng bạn có thể làm được bằng chính hành động của mình”, Zhao đưa ra lời khuyên.
Theo thông tin từ Stanford Daily, Zhao đăng ký học ngành Đông Á học và là thành viên của Diễn đàn trao đổi của sinh viên Mỹ - Trung của trường. Bên cạnh việc học, cô cũng rất tích cực trong các chương trình về học thuật khác, theo báo New York Times.
Còn cha của Zhao cũng từng đề cao đức tính chăm chỉ, kỷ luật trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông Trung Quốc vào năm 2015.
“Khả năng của bạn phải phù hợp với sự giàu có của bạn. Tôi thực sự coi thường những người không tự dựa vào thực lực của bản thân. Nếu tôi thấy họ, tôi sẽ giảng giải cho họ hiểu”, ông nói.
Thúy Nga (Theo Channel News Asia)
Đã hơn một tháng kể từ khi vụ bê bối chạy trường lớn nhất lịch sử nước Mỹ bị phát hiện. Một số phụ huynh bị cáo buộc dự kiến sẽ chính thức nhận tội trong những tuần tới.
" alt="Nữ sinh được 'chạy' 6,5 triệu USD: “Học hành chăm chỉ đưa tôi đến Stanford”"/>Nữ sinh được 'chạy' 6,5 triệu USD: “Học hành chăm chỉ đưa tôi đến Stanford”
4 bí ẩn vũ trụ khoa học chưa thể giải thích
Người ngoài hành tinh đang cố gửi thông điệp cho Trái đất?
NASA xác nhận đã tìm ra Trái đất thứ 2 trong dải Ngân hà
Nhẫn nại và đam mê trong 10 năm liên tiếp, một phần thưởng lớn đã đến với cô vào năm 1992, khi cô khám phá ra một thiên thạch đầy đá và băng đá quay xung quanh Mặt trời ở ngay bờ mép của Thái Dương hệ, nơi tiếp xúc giữa Thái Dương hệ của chúng ta và vũ trụ bên ngoài.
Mọi việc bắt đầu khi vào năm 1951, một nhà thiên văn người Mỹ gốc Hà Lan đã đưa ra giả thuyết rất quan trọng là có một dãy vật chất nằm bên ngoài hành tinh xa nhất trong Thái Dương hệ của chúng ta. Giả thuyết này được đặt theo tên ông Kuiper là dãy Kuiper (Kuiper Belt). Thế nhưng sau đó hầu như chẳng ai quan tâm đến giả thuyết này cho tới khi nó hấp dẫn một nhà thiên văn trẻ người Việt vào năm 1987.
Jane Lưu khi ấy đang là sinh viên năm thứ nhất cao học tại Viện đại học MIT (Massachusset), Jane Lưu nhớ lại: "Lúc ấy, mọi người nói với chúng tôi dãy Kuiper là một ý tưởng hoang đường, và chính vì thế, chúng tôi không được hỗ trợ, giúp đỡ cho việc tìm kiếm dãy Kuiper". Jane Lưu và người hướng dẫn của cô David Jewitt quyết định tự bỏ tiền túi ra để trang trải cho công việc nghiên cứu này trong thời kỳ khởi đầu. Jane Lưu và David Jewitt đã chứng minh cho những người hoài nghi về giả thuyết Kuiper Belt là họ đã sai lầm.
Trong vòng 10 năm liền, cứ vào mỗi mùa hè giáo sư thiên văn học trẻ Jane Lưu bay đến Hawaii ba tuần lễ. Mỗi đêm, cô leo lên đỉnh núi lửa đã tắt, ở độ cao 4.000m trên mực nước biển, để quan sát các vì sao qua kính thiên văn cực mạnh trên đỉnh ngọn núi lửa đã tắt. Và khi Mặt trời lên ở phía đông thì cô xuống núi và trở về trại. Tại đó, cô phân tích các dữ kiện được khám phá trong đêm qua rồi sau đó mới đi ngủ, để khi Mặt trời lặn lại tiếp tục leo lên núi.
Nếu bạn thích cái gì, bạn sẽ nghĩ ngợi thường xuyên tới nó, theo dõi sát sao nó, rồi một ngày ý nghĩ thiên tài sẽ bật ra trong đầu bạn. Nếu bạn kiên trì với công trình của mình, bạn sẽ sáng tạo ra cái gì đó. Và nhờ kiên trì cô đã khám phá ra một thiên thạch mà sau này được đặt tên theo tên của cô. Khám phá này rất quan trọng vì nó không chỉ là kết thúc câu chuyện huyền thoại về dãy Kuiper mà còn tạo ra một hướng mới trong việc giải thích và chứng minh sự hình thành Thái Dương hệ của chúng ta.
Thiên thạch mà giáo sư Jane Lưu phát hiện là thiên thạch đầu tiên trong dãy Kuiper - một vùng không gian chứa đầy những mảnh vụn thiên thể được xem là những mảnh vụn khi Thái Dương hệ của chúng ta hình thành.
Sau khi nhà thiên văn trẻ tuổi khám phá ra thiên thạch đầu tiên trong dãy Kuiper thì các nhà thiên văn và những nhà khoa học khác bắt đầu lao vào công cuộc săn tìm các thiên thể và sự hình thành của dãy Kuiper, mà từ đó, tạo ra những ý tưởng mới giải thích sự hình thành Thái Dương hệ của chúng ta. Cho đến nay, trên 60 thiên thạch đã được khám phá trong dãy Kuiper, nhưng các nhà thiên văn và khoa học ước đoán có tới khoảng 70.000 thiên thạch trong dãy Kuiper này.
Khám phá của giáo sư Jane Lưu về Thiên thạch và sự hiện hữu của dãy Kuiper mà trước đó bị hoài nghi là rất quan trọng, mang tính chất cách mạng, bởi nó làm thay đổi nhận thức thế nào là hành tinh, về sự hình thành Thái Dương hệ, về thế giới vật chất xung quanh và ngoại vi Thái Dương hệ.
Mặt trời chính là thiên thể chính trong Hệ mặt trời, vậy nó có những đặc điểm gì khiến các hành tinh và thiên thể khác có quỹ đạo bao quanh nó.
" alt="Thiên thạch đầu tiên được đặt tên theo người Việt"/>![]() |
Tích cực hỗ trợ đưa công dân về nước |
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Nga, để tổ chức thành công chuyến bay theo kế hoạch, trong những tuần qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng sở tại để hỗ trợ các thủ tục, hướng dẫn công dân di chuyển từ Vladivostok, Ekaterinburg, Saint Petersburg và nhiều tỉnh thành khác đến sân bay ở Moscow. Đại sứ quán cũng cử cán bộ tới sân bay để trực tiếp hỗ trợ công dân làm thủ tục lên máy bay.
Với mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho công dân, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp về an ninh, an toàn và vệ sinh dịch tễ trong suốt chuyến bay. Ngay sau khi hạ cánh an toàn xuống sân bay quốc tế Cần Thơ, những người tham gia chuyến bay đã được kiểm tra y tế và đưa về cơ sở cách ly tập trung theo đúng quy định.
Trên cơ sở nguyện vọng của công dân, năng lực cách ly tại các địa phương trong nước và diễn biến của dịch bệnh, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông Vận tải, các cơ quan chức năng trong nước, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các hãng hàng không của Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai các chuyến bay thương mại đưa công dân về nước theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Bảo Đức
Đại sứ Kazakhstan Yerlan Baizhanov đánh giá Việt Nam đang làm rất tốt công tác phòng chống dịch Covid-19, mang đến nhiều kinh nghiệm hữu ích cho bạn bè quốc tế.
" alt="Đưa gần 300 công dân từ Nga về nước"/>Nhận định, soi kèo Bournemouth vs Wolverhampton, 22h00 ngày 22/2: Trái ngược hoàn toàn
Bước lên sân khấu, nhân vật Phăng-tin trong đoạn trích “Tấm lòng người mẹ” (Những người khốn khổ) của nhà văn Victor Hugo khiến khán giả cùng đắm chìm vào tâm trạng u uất, đầy đau khổ của một người mẹ đơn thân. Cô xuất hiện với nét mặt buồn tủi vì vừa bị đuổi việc khỏi xưởng và bị tước đi quyền chăm sóc cho đứa con của mình.
Để có thể nuôi con, cô phải bán đi mái tóc, nhổ hai chiếc răng cửa để có tiền cho con chữa bệnh… Trong tận cùng đau đớn, cuối cùng cô phải chấp nhận làm gái điếm để kiếm tiền. Phăng-tin trên sân khấu, khi dịu dàng, lúc lại như hóa điên dại. Nhưng dù ở tận cùng đau đớn, cô vẫn quyết định đánh đổi: “Nếu có kiếp sau, mẹ vẫn sẽ làm tất cả vì con”.
Vẻ đẹp về tình mẫu tử thiêng liêng và đức hy sinh cao cả của người mẹ khiến cả hội trường rưng rưng nước mắt vì xúc động.
Cao Minh Hiền, học sinh lớp 11C, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, xúc động nói việc được nhập thân, sống cuộc đời của nhân vật giúp em thấu hiểu hơn về diễn biến tâm lý, buồn vui với nỗi niềm nhân vật… Đây là những điều rất khó có được nếu chỉ đọc qua trang sách.
Sự chân thực, quyện hòa ấy cũng khiến nhiều “diễn viên”, dù tác phẩm đã kết thúc vẫn chưa thể “thoát vai”, cảm xúc đẩy lên cao tới mức bật khóc trước số phận của nhân vật.
Còn với Nguyễn Sinh Hùng, học sinh lớp 10E, xuất hiện trong tác phẩm “Bắc Lệ đền thiêng”, Hùng được hóa thân vào nhân vật thầy Thuấn. Bước vào vai diễn, Hùng cảm nhận sâu sắc ý chí, tinh thần gìn giữ di sản văn hóa tâm linh của ông cha - tập tục thờ Mẫu và hát văn – dù họ phải trả giá bằng mạng sống của chính mình.
So với việc học văn qua trang sách, Hùng đánh giá đây là cách học rất hiệu quả, bởi học sinh không bị “ép” vào những góc nhìn sẵn có của giáo viên mà có những suy nghĩ, cảm nhận riêng về nhân vật. Trên sân khấu, bằng sự hóa thân của học trò, các tác phẩm văn học bỗng chốc trở nên chân thực, gần gũi.
Chứng kiến học sinh tái hiện tác phẩm của mình (truyện ngắn Người ở bến sông Châu) ngay trên sân khấu, nhà văn Sương Nguyệt Minh xúc động, nói: “Các em sáng tạo, có lối diễn cảm xúc và hay hơn cả truyện ngắn tôi viết”. Theo ông, đây là điều đáng mừng, bởi “thế hệ chúng tôi trước đây chỉ nghe thầy cô giảng và ra sức chép bài, viết càng nhiều, giống như thầy cô giảng càng được điểm cao”.
Nhiều năm đồng hành và theo dõi học sinh tham gia vào dự án “Sân khấu hóa tác phẩm văn học”, nhưng năm nào cô Lê Thị Tâm Hảo, giáo viên môn Ngữ văn cũng cảm thấy bất ngờ. “Cô giáo dù có giảng cảm xúc đến mấy cũng rất khó để học sinh “nhập thân”, khóc cùng cuộc đời nhân vật như vậy”, cô Hảo cho biết.
Còn theo cô Đỗ Thị Ngọc Chi, Phó Hiệu trưởng nhà trường, so với phương pháp học truyền thống, đây là cách giúp học sinh được chủ động chiếm lĩnh tác phẩm.
“Sự kết đọng của phương pháp nằm ở chữ “trả” – tức trả về chủ nhân đích thực của việc đọc hiểu tác phẩm là học trò. Qua cách khám phá của học sinh, cuộc đời của nhân vật văn học cũng sẽ được tái hiện lại. Khi được tự trải nghiệm và đắm mình trong tác phẩm, các con sẽ hiểu sâu theo cách riêng và nhớ hơn so với những gì thầy cô giảng”.
Qua xác minh, công an TP Dĩ An cho biết đây không phải là vụ việc cướp tài sản như nam sinh khai. Công an xác định chính nam sinh này dàn dựng chuyện trói tay, bị trấn lột trong ký túc xá.
Thực tế, nam sinh đang quan hệ đồng tính trong thang máy, nhưng do bị phát hiện nên đã khai báo bị cướp.
Trước đó, một clip lan truyền trên các diễn đàn của sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM ghi lại cảnh một nam sinh viên bị trói hai tay. Lúc này, nam sinh nhờ mọi người xung quanh và bảo vệ tòa nhà cắt dây trói.
![]() |
Nam sinh kể bị trói tay cướp điện thoại trong ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM |
Trong clip, nam sinh kể không nhớ mặt người đã trói tay mình, chỉ nhớ có hình dáng cao cao. Điều lạ dù mang rất nhiều đồ trong balo như máy tính xách tay, ví tiền nhưng kẻ trói tay nam sinh chỉ lấy chiếc điện thoại.
"Con không nhớ mặt, con vừa bước ra khỏi thang máy lầu 2 khựng lại, sau đó bị lôi vào trong cầu thang thoát hiểm. Nó giật ba lô của con. Con vừa la lên là nó lấy của con cái điện thoại, còn laptop thì còn. Ở trong này lúc đó không có đèn. Đó là một người có dáng cao cao"- nam sinh kể.
Trong lúc này các bạn trong KTX tìm dao, kéo để cắt dây bị trói ở tay cho nam sinh. Clip được chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn sinh viên, ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM khiến nhiều sinh viên hoang mang, lo lắng về an ninh, an toàn trong ký túc xá.
KTX ĐH Quốc gia TP.HCM lớn nhất cả nước với sức chứa hơn 60.000 sinh viên. Sau thời gian được trưng dụng làm khu cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến chống dịch Covid-19, ký túc xá này vừa được trả lại khi sinh viên học trực tiếp.
Minh Anh
Bác sĩ giả Nguyễn Quốc Khiêm từng học y sĩ đa khoa tại một trường trung cấp ở TP.HCM. Tuy nhiên Khiêm chỉ học hai học kỳ rồi xin bảo lưu.
" alt="Nam sinh ĐH Quốc gia TP.HCM tự dàn dựng bị trói tay trong ký túc xá"/>Nam sinh ĐH Quốc gia TP.HCM tự dàn dựng bị trói tay trong ký túc xá
![]() |
Vợ chồng ông Canh, bà Ri khoe ảnh thời xưa. (Ảnh: Reuters) |
Năm 1967, ông Canh là một trong 200 sinh viên Việt Nam được cử sang Triều Tiên để học tập. Vài năm sau, ông gặp bà Ri tại một phòng thí nghiệm khi đang thực tập tại một nhà máy phân bón ở bờ biển phía đông Triều Tiên.
"Tôi tự nhủ, mình phải cưới cô gái này", ông Canh nhớ lại. Ông đã lấy hết can đảm tiếp cận bà Ri để xin địa chỉ. Về phần bà Ri, bà rất tò mò khi các bạn của bà đồn rằng có một chàng trai Việt Nam làm việc tại nhà máy thích bà.
"Vừa gặp, tôi đã biết đó là ông ấy", bà Ri nói. "Ông ấy trông rất sáng sủa. Trước đó tôi chưa từng rung động trước những anh chàng đẹp trai nhưng khi ông ấy vừa mở cửa bước vào, trái tim tôi đã tan chảy".
Mặc dù rất tâm đầu ý hợp nhưng mối tình của họ đã gặp phải nhiều thử thách. Sau nhiều lần trao đổi thư từ, bà Ri đồng ý để ông Canh tới thăm nhà mình. Ông mặc quần áo Triều Tiên, sau đó bắt chuyến xe buýt 3 tiếng rồi đi bộ 2km tới nhà bà Ri.
Năm 1973, ông trở về Việt Nam. Năm 1978, cơ quan ông Canh tổ chức một chuyến thăm Triều Tiên. Ông đã xin tham gia và gặp lại bà Ri. Bà Ri cho biết, mỗi lần gặp nhau, bà lại càng đau khổ hơn khi nghĩ tới việc họ có thể không bao giờ gặp lại.
Trong chuyến đi đó, ông Canh đã mang theo một bức thư, định gửi lên lãnh đạo Triều Tiên xin phép cho ông và bà Ri được kết hôn. "Khi bà ấy nhìn thấy bức thư, bà ấy hỏi: 'Đồng chí định thuyết phục nước tôi ư?'", ông kể. Câu nói của bà khiến ông không gửi bức thư nữa mà bảo bà Ri đợi mình.
Do tình hình chính trị phức tạp, hai người ngừng viết thư cho nhau từ cuối năm 1978. "Mẹ tôi đã khóc khi chăm sóc cho tôi. Tôi nghĩ bà ấy biết tôi đang đau khổ vì tình", bà Ri bộc bạch.
Năm 1992, ông Canh có cơ hội được sang Triều Tiên lần nữa với tư cách là phiên dịch viên cho đoàn thể thao Việt Nam. Tuy nhiên, ông không thể gặp bà Ri. Khi trở lại Hà Nội, ông đã tìm thấy một bức thư bà gửi cho ông và biết rằng bà vẫn yêu ông.
Cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, Triều Tiên gặp phải tình trạng thiếu lương thực. Ông Canh lo lắng cho bà Ri tới nỗi đã kêu gọi bạn bè ủng hộ 7 tấn gạo để gửi sang Triều Tiên. Nhờ vậy, Triều Tiên đã đồng ý để ông cưới bà Ri và sinh sống tại đất nước họ.
Năm 2002, sau nhiều sóng gió, cặp đôi cuối cùng cũng kết hôn tại Đại sứ quán Việt Nam ở Bình Nhưỡng và sau đó trở về Hà Nội để bắt đầu cuộc sống mới. Hiện hai ông bà đang sống tại một căn hộ nhỏ ở Hà Nội.
Ông Canh và bà Ri đều hy vọng hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp tới sẽ chấm dứt những sự thù địch với Bình Nhưỡng.
Bà Ri nói: "Khi mọi người lần đầu nghe tin ông Kim Jong Un quyết định gặp ông Trump, họ đã hy vọng ngày thống nhất sẽ sớm đến. Nhưng khó để trở thành hiện thực trong một hoặc hai ngày. Tôi hy vọng mọi chuyện sẽ diễn ra tốt đẹp".
Sầm Hoa
" alt="Mối tình sóng gió của cặp vợ chồng Việt Nam"/>