Công nghệ thông tin, công nghệ số đã, đang và sẽ thâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, sẽ trở thành không khí thở của chúng ta. Và vì thế, nó phải rẻ như không khí. Và cách để đạt được điều đó là công nghệ mở. Công nghệ mở không chỉ là mã nguồn mở, mà còn là kiến trúc mở và chuẩn mở. Và đi cùng công nghệ mở là văn hoá mở. Tất cả chúng ta cùng đóng góp phát triển công nghệ, cùng chia sẻ sử dụng công nghệ. Và vì thế mà giá công nghệ sẽ rẻ đi.
Công nghệ thông tin, công nghệ số đã trở thành nền tảng của kinh tế - xã hội. Cuộc di chuyển vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại là cuộc di chuyển từ thế giới thực sang thế giới ảo. Nhưng tất cả các quốc gia đều lo lắng về an ninh mạng. Niềm tin sẽ trở thành yếu tố quyết định cho sự thành công của cuộc di chuyển này. Các quốc gia chỉ có thể có niềm tin này khi công nghệ họ sử dụng là công nghệ mở. Công nghệ mở là để các quốc gia có thể làm chủ công nghệ mà mình sử dụng. Không còn như trước đây, chúng ta mua một Black box (hộp đen) từ một quốc gia khác và phó mặc số phận của quốc gia mình cho một quốc gia khác. Hiện nay, nhiều quốc gia đã tuyên bố chỉ mua công nghệ khi công nghệ là mở, nhất là khi các công nghệ đó dùng để xây dựng các hạ tầng nền tảng quốc gia. Việt Nam phát triển công nghệ 5G dựa trên chuẩn mở Open RAN. Mạng 5G Việt Nam cũng sẽ dùng chuẩn mở.
Sự sáng tạo vĩ đại nhất là sự sáng tạo của toàn dân. Và cũng chính sự sáng tạo này mới có thể giải quyết các vấn đề, các bài toán của từng cá nhân, từng tổ chức nhỏ và của từng quốc gia. Không một công ty nào, một tập đoàn đa quốc gia nào, dù quy mô to đến đâu, có thể giải quyết mọi bài toán, đáp ứng mọi nhu cầu thay đổi. Không ai có thể hiểu bài toán, vấn đề của mình hơn chính mình, và vì thế, chúng ta sẽ là người tốt nhất để giải bài toán của mình. Sự sáng tạo toàn dân chỉ có thể xảy ra khi công nghệ là mở. Công nghệ mở sẽ khai phóng năng lực sáng tạo của mỗi cá nhân. Mỗi người đứng trên vai những người khác để phát triển, và từ đó tạo ra một mặt bằng cao hơn cho những người khác. Trong đại dịch Covid-19, rất nhiều ứng dụng số Việt Nam, trong đó có Bluezone, CoMeet... đã được mở mã nguồn hoặc phát triển rất nhanh trên nền nguồn mở, đáp ứng các nhu cầu rất Việt Nam, góp phần chống dịch và đưa cuộc sống lên trạng thái bình thường mới.
Dữ liệu là dầu mỏ. Trong tương lai, hầu hết các giá trị sẽ được tạo ra từ dữ liệu. Càng nhiều dữ liệu, nhất là càng nhiều loại dữ liệu khác nhau thì cơ hội tạo ra giá trị mới càng lớn. Người có dữ liệu và người tạo ra giá trị mới từ dữ liệu đó trong nhiều trường hợp không phải là một. Bởi vậy, việc mở dữ liệu và dữ liệu mở là quyết định trong việc tạo ra giá trị mới cho người dân, cho đất nước. Bộ TT&TT đã ra mắt Cổng quốc gia về mở dữ liệu data.gov.vn và hiện đã có trên 10.000 bộ dữ liệu.
Nghiên cứu sản xuất thiết bị dựa trên công nghệ mở sẽ cho phép các doanh nghiệp công nghệ hợp tác, kết hợp sức mạnh của nhau để đi nhanh hơn, chuyên sâu hơn để công nghệ xuất sắc hơn. Việt Nam là nước thứ 5 trên thế giới làm chủ thiết bị 5G, mặc dù xuất phát của chúng ta là thấp, rất ít người, cả trong nước và nước ngoài, tin rằng Việt Nam có thể làm được. Hai doanh nghiệp công nghệ lớn của đất nước là Viettel và Vin Group, sau một thời gian độc lập phát triển công nghệ 5G, dưới sự chỉ đạo của Bộ TT&TT đã thống nhất hợp tác phát triển 5G theo chuẩn mở Open RAN. VinGroup tập trung làm phần vô tuyến - phần cứng, Viettel tập trung làm phần xử lý tín hiệu - phần mềm, và tích hợp thành sản phẩm thương mại. Sự hợp tác này đã đẩy nhanh tiến độ làm chủ thiết bị, cũng như kết hợp thế mạnh công nghệ của nhau để có được thiết bị 5G cạnh tranh quốc tế. Ngoài ra, sự kết hợp này cũng cộng lại thị trường của hai tập đoàn để tạo ra một thị trường lớn hơn. Trong nghiên cứu sản xuất thiết bị công nghệ cao thì thị trường có vai trò không kém gì công nghệ.
Với một nước đi sau như Việt Nam chúng ta mà muốn đi trước thì phải đứng trên vai những người khác. Việc lựa chọn phát triển công nghệ mở, lựa chọn phát triển phần mềm nguồn mở, lựa chọn mở dữ liệu để các cá nhân, doanh nghiệp tham gia sáng tạo giá trị mới là định hướng của chúng ta. Với định hướng này, Việt Nam sẽ phát triển thành quốc gia công nghệ, dựa trên và thừa hưởng tri thức nhân loại nhưng cũng đóng góp cho tri thức nhân loại.
Vietnam Open Summit lần thứ nhất là cam kết của Việt Nam về phát triển và làm chủ công nghệ số dựa trên chuẩn mở. Không chỉ là cam kết mà đây còn là chiến lược của chúng ta: Mở để phát triển và làm chủ công nghệ Việt Nam, để Make in Vietnam.
Không chỉ là chiến lược mà đây còn là chương trình hành động của chúng ta. Mỗi cơ quan, doanh nghiệp hãy nhận lấy cho mình một công việc và cam kết hành động. Cơ quan nhà nước hãy hành động để xây dựng chính sách, chiến lược. Doanh nghiệp hãy hành động để phát triển các nền tảng. Các cơ sở đào tạo hãy hành động để nuôi dưỡng và phát triển cộng đồng mở. Vietnam Open Summit hãy đưa ra một Bản tuyên bố hành động cho năm tới.
Chúc tất cả chúng ta nhiều sức khoẻ, nhiều năng lượng, có niềm tin mãnh liệt vào khả năng làm chủ công nghệ để giải các bài toán Việt Nam, giúp đất nước phát triển, và từ đây đi ra toàn cầu, đóng góp vào sự phát triển của nhân loại.
" alt=""/>Công nghệ mở: Con đường phát triển công nghệ Việt Nam thúc đẩy chuyển đổi sốTheo đó, khoảng 9h ngày 29/7, ông V.V.D. (50 tuổi) tổ chức uống rượu tại nhà cùng với 3 người khác gồm: ông N.V.N (50 tuổi), ông L.M.T (44 tuổi), ông T.V.T (54 tuổi), tất cả ngụ cùng ấp. Đến tối, ông N.V.N có biểu hiện mệt mỏi, đau ngực, khó thở, được đưa đi cấp cứu nhưng sau đó đã tử vong.
Sáng 30/7, ông L.M.T tiếp tục đi uống rượu. Đến tối, ông này về nhà than đau ngực, khó thở rồi tử vong.
Tương tự, ông T.V.T cũng đau ngực, khó thở, được người nhà đưa đi cấp cứu, sau đó tử vong tại bệnh viện.
Ngày 25/8, trao đổi với VietNamNet,bác sĩ Võ Phạm Trọng Nhân, Trưởng khoa Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre), cho biết 2 nam bệnh nhân ngộ độc rượu được chuyển từ Trung tâm y tế huyện Ba Tri, đã qua cơn nguy kịch, ngưng thở máy và ăn uống bình thường.
Trước đó, sau khi nhập viện được 1 giờ, hai bệnh nhân này suy hô hấp, thở ngáp. Bác sĩ đã thực hiện cấp cứu cho bệnh nhân.
Bác sĩ Nhân thông tin thêm, mắt của hai bệnh nhân chưa hồi phục bình thường. “Một bệnh nhân mắt phục hồi hơn 50%; người còn lại nhìn vật thể xung quanh còn mờ. Biến chứng của tổn thương thần kinh thị giác tồn tại lâu, tùy theo cơ địa của mỗi người”, bác sĩ Nhân nói.
Hiện, Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tiếp tục điều trị tích cực cho 2 bệnh nhân và theo dõi ngộ độc methanol.
Theo ngành chức năng, vụ ngộ độc tại xã An Hiệp, huyện Ba Tri là ngộ độc rượu. Theo kết quả kiểm nghiệm mẫu của Viện Y Tế Công cộng TP.HCM, mẫu rượu được xét nghiệm có hàm lượng methanol cao gấp 5.357 lần tiêu chuẩn cho phép.
Ngành y tế Bến Tre khuyến cáo, người dân không uống rượu không rõ nguồn gốc, không nhãn hiệu. Người dân không uống rượu ngâm với các loại lá, rễ cây, động vật khi không biết độc tính. Không uống rượu quá nhiều, quá nhanh, đang đói, đang mệt, đang uống thuốc điều trị bệnh…
4,5ha này nằm trong 16,5ha đất quốc phòng được bố trí đầu tư nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất. Theo kế hoạch, 14,76ha đợt 1 sẽ bàn giao cho chủ đầu tư vào tháng 10/2022. Tuy nhiên, vì vướng mắc nên chưa thực hiện được. (Xem chi tiết)
Sắp đấu giá 79ha đất sân bay cũ Phú Quốc
UBND tỉnh Kiên Giang vừa lập ban chỉ đạo thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất Khu sân bay cũ Phú Quốc, P.Dương Đông, TP.Phú Quốc.
Sau khi sân bay quốc tế Phú Quốc được xây mới vào năm 2012 thì sân bay cũ Phú Quốc dừng hoạt động. Khu đất 79ha sân bay cũ được quy hoạch thành tổ hợp hành chính, trung tâm thương mại dịch vụ, khách sạn, văn phòng căn hộ… quy mô 6.000 dân. (Xem chi tiết)
Hơn 300 dự án treo ở TP.HCM chờ “giải cứu”
Tại cuộc họp giữa năm 2022, Hội đồng Nhân dân TP.HCM thông tin, từ năm 2016 đến nay, Thành phố đã ban hành nhiều nghị quyết để thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất khoảng 1.445 dự án bất động sản nhà ở, đô thị.
Tuy nhiên, đến nay chỉ có 402 dự án hoàn thành, 741 dự án đang triển khai và 302 dự án dù quá 3 năm nhưng vẫn chưa thu hồi hoặc chưa hoàn tất thu hồi đất.
Số dự án còn vướng thủ tục pháp lý này kỳ vọng sẽ được tổ công tác của Thủ tướng vừa thành lập xem xét giải quyết. Dự kiến trong tháng 12/2022, UBND TP.HCM sẽ họp với các chủ đầu tư để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án trên địa bàn.
Nha Trang quy hoạch mới, đất trồng lúa và nuôi thuỷ sản ‘biến mất’
UBND tỉnh Khánh Hoà vừa phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch năm đầu của quy hoạch sử dụng đất TP.Nha Trang.
Quy hoạch đến năm 2030, đất nông nghiệp tại Nha Trang còn 8.896ha. Đất phi nông nghiệp sẽ tăng lên 16.631ha, gồm toàn bộ đất hiện chưa sử dụng.
Đáng chú ý, toàn bộ đất trồng lúa và đất nuôi trồng thuỷ sản hơn 1.171ha chủ yếu tại 8 phường ngoại thành sẽ được chuyển sang loại đất khác. (Xem chi tiết)
Điều chỉnh quy hoạch Khu vực Bãi Sau của TP.Vũng Tàu
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu vực Bãi Sau, TP.Vũng Tàu.
Theo quy hoạch không gian, sẽ có không gian cao tầng được tổ chức dọc trục đường Thuỳ Vân và Lê Hồng Phong. Các cụm công trình điểm nhấn sẽ nằm tại các khu vực nút giao thông chính trên tuyến đường Thuỳ Vân.
Đối với khu dân cư, đồ án điều chỉnh quy hoạch quy định khu chung cư bị giới hạn tầng cao, từ 15 – 25 tầng, mật độ xây dựng từ 55% - 65%. (Xem chi tiết)