当前位置:首页 > Thế giới > CLB Bến Tre không tham dự Hạng Nhì Quốc Gia 2019 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Crystal Palace vs Everton, 00h30 ngày 16/2: Chia điểm
Thế nhưng, không phải ai cũng có điều kiện về quê vào dịp Tết. Một số em sinh viên do gia đình ở xa, điều kiện kinh tế khó khăn, không có tiền mua vé máy bay, vé tàu, vé xe để về quê, nên các em vẫn phải ở lại Hà Nội, tranh thủ làm thêm dịp Tết để kiếm tiền ăn học. Sinh viên của mấy trường đại học, cao đẳng mà tôi đang dạy thỉnh giảng đều có những em có hoàn cảnh như vậy.
Tết là dịp về quê để đoàn tụ gia đình. Với người xa quê điều đó lại càng có ý nghĩa. Nhưng với nhiều người, trong đó có những sinh viên nghèo học tập xa nhà, quyết định về quê lại là cả một nỗi đắn đo, trăn trở. Có em quê ở mãi Quảng Bình, Huế, Sóc Trăng, Bến Tre, Cà Mau, Vũng Tàu... mỗi lần về quê đón Tết và trở lại trường là phải mất vài triệu đồng tiền vé máy bay hay vé tàu. Mà nhà các em vốn đã khó khăn, nếu về quê, bố mẹ các em phải chạy vạy lo cho các em tiền tàu xe, rồi tiền ăn học.
Nghĩ đến cảnh Tết khi mọi người được sum vầy bên người thân, các em cũng tủi thân, nhớ nhà. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, muốn học tập để ra trường nên các em đành nén lòng mình lại. Không về quê, các em phải tìm một việc làm thêm thích hợp để vừa có tiền tiêu Tết vừa để vơi đi nỗi nhớ nhà.
Có em sinh viên chia sẻ với tôi rằng: "Bố mẹ em làm nông dân, phải nuôi bốn đứa con đang ở độ tuổi ăn học, nhà lại ở tận Bạc Liêu, phải đi máy bay nên em không có tiền về quê. Em ở lại Hà Nội xin việc làm thêm dịp Tết với hy vọng kiếm thêm một khoản tiền để đóng học cho học kỳ mới". Bạn tôi làm chân giò muối để bán dịp này phải thuê người làm việc, trả tiền công 500.000 đồng mỗi ngày và nuôi ăn cơm ba bữa. Có nhiều sinh viên xin làm luôn cả nửa tháng Tết để kiếm tiền trang trải việc học hành và phụ giúp gia đình.
Một em sinh viên khác tâm sự: "Quê em ở Quảng Bình nghèo lắm, để lo cho em đi học gia đình đã vất vả lắm rồi. Nếu Tết em chịu khó đi làm thì sẽ có một khoản đóng học phí, trả tiền sinh hoạt, đỡ được bao nhiêu cho bố mẹ. Từ trước khi được nghỉ, em đã xin được việc tại một quán cà phê nhưng phải làm đến 30 Tết, sau đó nghỉ một ngày rồi Mùng Hai Tết lại đi làm. Mỗi ngày người ta trả 400.000 đồng, được nuôi ăn ngày ba bữa. Vậy là sau Tết em sẽ kiếm được một khoản tiền kha khá, không phải xin tiền của bố mẹ".
>> Ba năm không về quê ăn Tết để dành tiền làm giàu
Những công việc sinh viên thường làm là lau dọn nhà cửa, giúp việc, phục vụ nhà hàng, khách sạn, quán café, bán quần áo, bán bánh kẹo, bán hoa, hướng dẫn viên du lịch, đi giao hàng, trông giữ xe, bảo vệ công trình... Mấy ngày Tết, được trả lương cao gấp ba lần ngày thường. Một ngày các em có thể kiếm được 300.000-500.000 đồng và còn được nuôi ăn cả ngày. Thế nên, mỗi dịp Tết, các em sẽ kiếm được 5-7 triệu đồng, đủ để đóng học phí cho cả một học kỳ tiếp theo.
Chẳng ai lại không muốn về quê đón Tết cùng gia đình, bạn bè trong dịp năm mới. Thế nhưng, với những sinh viên nghèo lại là cả một khó khăn dài. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng, làm thêm trong dịp Tết đối với sinh viên không chỉ là kiếm thêm thu nhập mà còn là dịp để học hỏi kinh nghiệm trong việc ứng xử giao tiếp, nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng sống của bản thân.
Tôi rất vui vì những năm qua, cứ đến dịp Tết Nguyên đán, Ban giám hiệu của nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội lại lên kế hoạch bố trí chỗ ở cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn không về quê đón Tết. Thấu hiểu nỗi niềm xa quê khi Tết đến của các em sinh viên, nhiều trường tổ chức các hoạt động giúp đỡ sinh viên. Ban quản lý Ký túc xá nhiều trường tổ chức buổi gặp mặt, chuẩn bị chu đáo các hoạt động văn nghệ và trao quà Tết tặng những sinh viên nội trú có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập.
Phòng Công tác chính trị và Quản lý Sinh viên của một số trường cũng phối hợp với một số công ty tổ chức chương trình hỗ trợ sinh viên về quê đón Tết Nguyên đán bằng những chuyến xe miễn phí. Có trường đại học còn trích ngân sách để hỗ trợ cho các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập về quê đón Tết với mong muốn sẻ chia một phần khó khăn về vật chất và động viên tinh thần đối với các em sinh viên đã vượt lên hoàn cảnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Có trường lại tặng tiền mặt cho sinh viên từ 100.000-500.000 đồng. Điều này cho thấy, nhà trường quan tâm, chăm lo chu đáo tới đời sống sinh viên.
Mỗi khi Tết đến, xuân về, những nỗ lực vươn lên của cá nhân mỗi sinh viên cùng với những món quà, sự hỗ trợ tuy không nhiều về giá trị vật chất của các trường đại học, cao đẳng nhưng đã mang lại ý nghĩa to lớn. Năm nay dẫu còn nhiều bạn sinh viên nghèo không có điều kiện về quê đón Tết cùng gia đình nhưng đi làm thêm cũng là cách để các em rèn luyện, trưởng thành hơn và thêm chút niềm vui nhỏ gửi đến bố mẹ ở quê. Dẫu có buồn nhưng biết suy nghĩ về hành động của mình để hướng đến mục đích tốt đẹp thì đó là niềm vui trong năm mới này. Chúc các em đón một năm mới vui vẻ, ấm áp và đầy ý nghĩa.
>> Chia sẻ câu chuyện truyền cảm hứng của bạn tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt="Sinh viên của tôi không về quê ăn Tết để ở lại Hà Nội kiếm tiền"/>Sinh viên của tôi không về quê ăn Tết để ở lại Hà Nội kiếm tiền
Triển lãm gửi thông điệp về niềm tin sau vấp ngã, tổn thương. "Tôi nghĩ trong mỗi người đều hướng tới một vị thần, sự tối thượng riêng. Ở đó, khi dám đối diện nội tâm, bạn sẽ tìm ra câu trả lời mình là ai", anh nói.
Chương trình nhằm xây dựng văn hóa kinh doanh Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới. Sân chơi thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp, tạo động lực tinh thần cho giới doanh nhân. Chương trình cũng tôn vinh các doanh nghiệp có lịch sử phát triển lâu dài.
Vietcombank giành giải thưởng tại liên hoan ca khúc doanh nghiệp
Là bởi thật sự tôi đã chứng kiến quá nhiều đàn ông coi ngoại tình là điều bình thường và đương nhiên, họ ngoại tình một cách thoải mái và được khuyến khích... Thậm chí chồng tôi, với đặc thù công việc, còn về khoe với tôi là đã giới thiệu bồ, cave cao cấp cho sếp để được trọng dụng, thăng tiến.
Quan sát xung quanh, tôi nhận thấy tất cả mọi người, từ đàn ông đến đàn bà đều nhắm mắt bao che, thậm chí bàn luận rôm rả, khen chê cô bồ này chân dài, cô bồ kia xấu, không hợp... như một thú vui “tao nhã”. Chả ai mở miệng lên tiếng chỉ trích hay thấy tội nghiệp cho những bà vợ ở nhà bị chồng lừa dối mà chẳng hay biết gì. Ngay chính bản thân tôi, bố mẹ cũng dạy: Đàn ông có ngoại tình là chuyện bình thường. Đừng có làm ầm ĩ kẻo... mất chồng.
Một chị bạn đồng nghiệp chia sẻ: “Trước đây đọc tâm sự trên báo, nghe chuyện của bạn bè, người thân, đi đâu mình cũng thấy đàn ông ngoại tình... Quay về nhà, thấy chồng nhất mực thương vợ yêu con, tiền tới tháng vẫn nộp đều, thầm nghĩ chắc mình phải tu nhiều kiếp lắm giờ mới được vậy. Nhưng rút cuộc chồng mình cũng ngoại tình! Có lẽ mình thật ngu ngốc khi tin yêu chồng một cách mù quáng. Mình đã tin tất cả những lý do này nọ mà anh viện dẫn, bây giờ thì suy sụp. Mình đau đớn nhưng không muốn ly dị. Mình chẳng dại dột thế. Đàn ông thành đạt thì phụ nữ nào chả ham, chồng mình được đàn bà con gái mê nhiều là đúng rồi. Chỉ cần anh về nhà vẫn yêu vợ, chăm con, giữ hình ảnh người chồng mẫu mực trong mắt mọi người thì mình coi như không biết anh đang có hàng tá tình nhân ở ngoài kia. Mình đã mệt mỏi với bao tranh đấu nội tâm và cuối cùng đành chấp nhận: Đã là đàn ông thì phải ngoại tình. Đành chịu vậy thôi!”.
Như vậy, tôi nghĩ ngoại tình ngày càng tràn lan, phổ biến như bệnh dịch, phần nhiều là do lỗi của xã hội và lỗi của chính những người vợ. Các anh ngoại tình thì phần lớn các chị bỏ qua, tha thứ. Các chị thử ngoại tình xem, hậu quả sẽ khủng khiếp như thế nào? Còn cả quan niệm xã hội nữa. Đàn bà lẳng lơ là một tội lỗi cực kỳ nghiêm trọng, đàn ông ngoại tình thì chỉ là chuyện... “ăn bánh trả tiền”; rồi thì “Trai anh hùng năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”... Ngay như hôm qua, lên một diễn đàn khá nổi tiếng, nghe một anh bình luận: “Đàn ông trăm người thì cả trăm ngủ với cave, nếu chị em không chấp nhận thì mời đi tu, đừng lấy chồng!”, thấy thật khôi hài nhưng cũng thật đau lòng.
Tôi vẫn mong rằng cái tỉ lệ 100% mà anh bạn trên diễn đàn nói chỉ là ngoa dụ và có sai số; rằng tôi vẫn có thể hy vọng chồng mình không bao giờ làm điều gì có lỗi với vợ; rằng con tôi sẽ không bao giờ phải chứng kiến cảnh bố mẹ cãi vã, thậm chí bỏ nhau vì “nạn dịch” khủng khiếp đó. Tôi mong lắm các anh hãy thay đổi quan niệm về giá trị của hôn nhân. Khi đã lập gia đình thì hãy biết tôn trọng, trân quý những gì mình đang có. Vì suy cho cùng, khi các anh ốm đau bệnh tật, nghèo khó hoạn nạn hay đơn độc trong tranh đấu thì chỉ có vợ con các anh ở bên chứ không phải những cô bồ bé nhỏ của các anh đâu. Quan trọng hơn, hãy giữ cho thế hệ tương lai một tinh thần, lối sống tích cực, biết trân trọng ý nghĩa thiêng liêng nhất của gia đình...
Ước mơ tưởng chừng giản đơn, nhỏ bé của những người đàn bà, sao giờ lại như một lời khẩn cầu thiết tha, viển vông đến vậy?
Theo LĐ
" alt="Không ngoại tình không phải đàn ông?"/>