Nhận định

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/5: Tiêu điểm U23 Việt Nam

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-02-12 07:02:09 我要评论(0)

Lịch thi đấu bóng đá nam SEA Games 31:08/05 - 16:00: Timor Leste 2-3 Myanmar (VTV6,ịchbao bóng đábao bóng đá、、

Lịch thi đấu bóng đá nam SEA Games 31:

08/05 - 16:00: Timor Leste 2-3 Myanmar (VTV6,ịchthiđấubóngđáhômnayTiêuđiểmUViệbao bóng đá On Football)

08/05 - 19:00: Việt Nam 0-0 Philippines (Xem video)

Lịch thi đấu vòng 36 Ngoại hạng Anh: 

08/05 - 01:45: Liverpool 1-1 Tottenham (K+Sport1)

08/05 - 20:00: Arsenal 2-1 Leeds Utd (K+Sport1)

08/05 - 20:00: Leicester City 1-2 Everton

08/05 - 20:00: Norwich City 0-4 West Ham

08/05 - 22:30: Man City 5-0 Newcastle (K+Sport1)

Lịch thi đấu vòng 35 La Liga:

08/05 - 02:00: Betis 1-2 Barcelona (On Football)

08/05 - 19:00: Getafe 0-0 Rayo Vallecano (On Sports)

08/05 - 21:15: Villarreal 0-0 Sevilla (On Football)

08/05 - 23:30: Espanyol 1-1 Osasuna (On Football)

09/05 - 02:00: Atletico Madrid 1-0 Real Madrid (On Football)

Lịch thi đấu vòng 36 Serie A: 

08/05 - 01:45: Lazio 2-0 Sampdoria (On Sports+)

08/05 - 17:30: Spezia 1-3 Atalanta (On Sports)

08/05 - 20:00: Venezia 4-3 Bologna (On Sports)

08/05 - 23:00: Salernitana 1-1 Cagliari (ON)

09/05 - 01:45: Hellas Verona 1-3 AC Milan (On Sports)

Lịch thi đấu vòng 36 Ligue 1: 

08/05 - 18:00: Metz 3-2 Lyon (On Sports News)

08/05 - 20:00: Angers 4-1 Bordeaux

08/05 - 20:00: Clermont 2-1 Montpellier

08/05 - 20:00: Reims 1-2 Lens

08/05 - 22:00: Lorient 0-3 Marseille (ON)

09/05 - 01:45: Paris SG 2-2 Troyes (On Sports News)

Lịch thi đấu vòng 33 Bundesliga:

08/05 - 20:30: Frankfurt 1-1 Gladbach (On Sports News)

08/05 - 22:30: Bayern Munich 2-2 Stuttgart (On Sports News)

Thiên Bình

Lịch thi đấu SEA Games 31

Lịch thi đấu SEA Games 31

Lịch thi đấu SEA Games 31: VietNamNet cập nhật lịch thi đấu mới nhất Đại hội Thể thao Đông Nam Á 2021 được tổ chức tại Việt Nam.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Tối nay (9/10) tại Nhà hát VOV, số 58 Quán Sứ, Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải Sách Quốc gia lần thứ 3. Trước thêm lễ trao giải, ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) có những chia sẻ với VietNamNet xung quanh giải thưởng danh giá này.

{keywords}
Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành. 

Qua 3 mùa tổ chức Giải Sách Quốc gia, ông đánh giá như thế nào về chất lượng, tính lan toả và định hướng văn hoá đọc cho độc giả?

Trong bài phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải thưởng sách lần thứ hai, ông Võ Văn Thưởng - Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương - có nhấn mạnh một trong những yêu cầu quan trọng của giải là: "Làm ra được những cuốn sách hay, những cuốn sách có giá trị là cả một nỗ lực, cố gắng, tâm huyết của rất nhiều người, nhưng để sách đến được với bạn đọc, lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, những giá trị văn hóa trong đời sống xã hội lại còn là một yêu cầu, thách thức lớn đòi hỏi nỗ lực, cố gắng nhiều hơn, cần phải có biện pháp để nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và cộng đồng".

Giải thưởng xét cho cùng cũng là làm thế nào để lan toả cuốn sách có giá trị tới bạn đọc. Rõ ràng qua mỗi mùa trao giải những cuốn sách hay, sách đẹp góp phần định hướng đọc cho độc giả. Tôi nghĩ rằng có khâu vô cùng quan trọng là qua công tác tham gia giải, các NXB đã ý thức hơn vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong việc lựa chọn đề tài, xuất bản những cuốn sách hay.

Mặc dù trong năm 2020 có tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19 nhưng hoạt động xuất bản vô cùng phong phú và nỗ lực. Năm nay, các hoạt động xuất bản, các cuốn sách được lựa chọn xuất bản đã chỉn chu hơn, sai sót trong hoạt động xuất bản ít đi, đầu sách chất lượng nhiều lên. Bên cạnh sách phục vụ chính trị, các nhiệm vụ văn hoá khác những cuốn sách thời sự về Covid-19 cũng rất nhiều. 

Ông đánh giá như thế nào về công tác tổ chức giải tại Nhà hát VOV?

Qua 3 mùa tổ chức tôi nhận thấy rằng, BTC Giải thưởng ngày càng chuyên nghiệp hơn về cả công tác chấm giải cho tới khâu tổ chức. Việc đồng hành và ủng hộ của Đài tiếng nói Việt Nam trong công tác tổ chức góp phần cho Lễ trao giải thêm phần trang trọng và cũng là yếu tố để cho cơ quan báo chí định hướng truyền thông một cách hiệu quả. Điều này góp phần lan toả tới cộng đồng về văn hoá đọc cũng như những cuốn sách có giá trị.

{keywords}
Bộ sách Vùng Đất Nam Bộ đạt Giải A, Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

27 cuốn sách đạt giải đều là các tác phẩm xuất sắc, nhưng trong quá trình chấm, Hội đồng có phải nâng lên đặt xuống hay tiếc nuối điều gì ở Giải thưởng này không thưa ông?

Theo đánh giá chung của Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia, năm nay, các NXB có sự đầu tư công phu hơn hẳn các mùa giải trước. Mặt bằng chung chất lượng công trình dự thi tốt hơn. Hình thức sách đẹp và có nhiều kỹ thuật in ấn, đóng sách mới, hấp dẫn.

Tuy vậy, vẫn còn hai mảng đề tài chưa có giải A. Điều này là bình thường đối với các giải thưởng, nhất là Giải thưởng Sách Quốc gia, luôn đặt yêu cầu chất lượng lên rất cao. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào Hội đồng Sơ khảo, Hội đồng Chung khảo và Hội đồng Giải thưởng sách Quốc gia là những nhà khoa học tên tuổi, uy tín, chấm giải một cách thận trọng. 

Việc hai hạng mục trống giải A ít nhiều cho thấy, ở một số mảng đề tài, còn thiếu sách có chất lượng, cần được quan tâm, đầu tư hiệu quả hơn nữa cả từ phía những người nghiên cứu, sáng tác đến các nhà xuất bản, các đơn vị liên kết và các chương trình đặt hàng của Nhà nước.

Dịch bệnh kéo dài có khiến cho BTC gặp khó khăn trong công tác huy động nguồn xã hội hoá để giải thưởng không những được vinh danh một cách trang trọng về hình thức, mà còn nhận được giá trị giải thưởng cao không thưa ông?

Bắt đầu từ Giải thưởng sách lần thứ 2, với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông và lãnh đạo Hội Xuất bản Việt Nam, sự ủng hộ của doanh nghiệp mạnh mẽ hơn. Kết quả là từ giải thưởng sách lần thứ hai, giá trị phần thưởng ở các hạng mục giải tăng lên từ 4-5 lần.

Năm nay, dù có một số khó khăn khách quan nhưng giải vẫn nhận được sự ủng hộ, đồng hành của nhiều doanh nghiệp. Giá trị phần thưởng được giữ với các mức giải A: 100 triệu đồng, B: 50 triệu đồng và C: 30 triêu đồng.

Dù giá trị phần thưởng đó còn khiêm tốn so với nỗ lực, công sức để có tác phẩm, công trình hay có giá trị, phục vụ bạn đọc, song tôi cho rằng nó cũng đem ý nghĩa động viên rất lớn, khẳng định, doanh nghiệp và xã hội ngày càng quan tâm hơn đến Giải thưởng sách và sau đó là văn hóa đọc.

Xin ông cho biết, sau khi công bố những cuốn sách đạt giải, ban tổ chức có kế hoạch gì để tiếp tục lan toả chúng tới đông đảo công chúng, kể cả những nơi vùng sâu vùng xa?

Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, truyền thông tuyên truyền trước, trong và sau lễ trao giải. Xây dựng kế hoạch triển lãm các cuốn được giải thưởng trong triển lãm, hội chợ, việc mà chúng tôi đã làm trong các hội chợ, triển lãm từ đầu năm 2020 đến nay.

Phối hợp với các đài phát thanh, truyền hình xây dựng các chuyên trang, chuyên mục giới thiệu sách hay, giá trị, trong đó có ưu tiên giới thiệu sách hay, giá trị được giải thưởng sách Quốc gia qua các mùa. Kết hợp với một số nhân vật làm truyền thông mạng có nhiều bạn đọc theo dõi giới thiệu sách được giải đến bạn đọc.

Chúng tôi đang nghiên cứu, tính đến việc số hóa các sách được giải; đồng thời khuyến khích các nhà xuất bản số hóa sách được giải và phát hành nhằm lan tỏa mạnh hơn nữa, không chỉ cho bạn đọc trong nước mà còn cả cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế quan tâm đến Việt Nam.

Tình Lê 

Giải thưởng Sách Quốc gia vinh danh tác phẩm giàu tính sáng tạo

Giải thưởng Sách Quốc gia vinh danh tác phẩm giàu tính sáng tạo

"Các tác phẩm đoạt giải năm nay giàu tính sáng tạo, nhân văn, các công trình khoa học có giá trị thực tiễn cao", ông Hoàng Phong Hà, Ủy viên thường trực Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia chia sẻ trước lễ trao giải tối nay, 9/10.

" alt="Số hoá các cuốn sách đạt Giải sách Quốc gia để lan toả văn hoá đọc tới độc giả" width="90" height="59"/>

Số hoá các cuốn sách đạt Giải sách Quốc gia để lan toả văn hoá đọc tới độc giả

Giải thưởng sáng tác truyện đồng thoại Eneos & Mogu (Đóa hoa đồng thoại) lần thứ ba vừa tổng kết, trao giải tại Hà Nội, với sự tham dự và phát biểu của ông Yamada Takio - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam.

Cuộc thi nhằm tạo động lực cho các tác giả người Việt sáng tác truyện cho thiếu nhi Việt Nam, do dự án Mọt sách Moguvà quỹ Bắc cầu tổ chức, với thành phần giám khảo gồm các nhà văn Việt Nam và Nhật Bản.

{keywords}
Phan Ngọc Đại Ngọc (học sinh lớp 3 Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm ở TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã giành giải nhất hạng mục Tiểu học.

Với 3 hạng mục: Tiểu học, Trung học cơ sở và Tự do, ban tổ chức đã trao 3 giải nhất, 6 giải nhì, 9 giải ba và 6 giải khuyến khích. Bé Phan Ngọc Đại Ngọc (học sinh lớp 3 Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm ở TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã giành giải nhất hạng mục Tiểu học với truyện ngắn ''Những hạt mưa đi đâu?''.

Hội đồng Ban giám khảo đều thống nhất, đọc truyện của Đại Ngọc nhiều người sẽ khó tin đó là truyện của một bé mới 8 tuổi, cốt truyện hấp dẫn, giàu hiểu biết về thiên nhiên, ngữ pháp và hành văn quá mượt mà.

{keywords}
Ban tổ chức đã trao 3 giải nhất, 6 giải nhì, 9 giải ba và 6 giải khuyến khích.

Lần đầu tiên viết truyện và dự thi đã giành giải nhất, nhưng điều này không quá bất ngờ với mẹ Đại Ngọc và các giáo viên ở trường của bé bởi Ngọc là "ngôi sao" trong mắt họ từ lâu, không những học giỏi mà còn liên tục mang về cho nhà trường rất nhiều giải thưởng, huy chương trong các cuộc thi hát, hùng biện tiếng Anh…

Giải nhất hạng mục Trung học cơ sở thuộc về Phùng Thị Phương Anh, 14 tuổi, ở Hà Nội với truyện Ngôi sao và mặt trời. Phương Anh cũng đồng thời giành giải xuất sắc nhất của cuộc thi. Phương Anh sẽ tham dự lễ trao giải của Giải thưởng Đóa hoa đồng thoại diễn ra tại Nhật Bản trong thời gian tới, khi tình hình dịch bệnh Covid-19 khả quan hơn.

Giải nhất hạng mục Tự do thuộc về Võ Lê Tú Anh (29 tuổi, ở TP.HCM) với truyện Cột đèn tổ chim. Ngoài ra, ông Đặng Hồng Thái, 81 tuổi, ở Hà Nội, được trao phần quà dành cho người cao tuổi nhất tham gia dự thi.

{keywords}
Học sinh lớp 3 giành giải nhất cuộc thi 'Đoá hoa đồng thoại'

Không chỉ có các đề tài về Covid-19, một số em nhỏ ở ngôi làng từng phải cách ly là thôn Sơn Lôi (tỉnh Vĩnh Phúc) cũng tham gia dự thi, trong đó một em được trao giải khuyến khích, là em Lê Nguyễn Thu Hương, 11 tuổi, với truyện Những quả trứng thần kỳ.

Tình Lê

Cô bé 9 tuổi hiếu động đoạt giải nhất thi viết văn 'Đóa hoa đồng thoại'

Cô bé 9 tuổi hiếu động đoạt giải nhất thi viết văn 'Đóa hoa đồng thoại'

Bùi Mai Khuê - cô bé 9 tuổi luôn khiến bố mẹ đau đầu vì nghịch ngợm vừa đạt giải nhất thi viết văn "Đoá hoa đồng thoại".

" alt="Học sinh lớp 3 giành giải nhất cuộc thi 'Đoá hoa đồng thoại'" width="90" height="59"/>

Học sinh lớp 3 giành giải nhất cuộc thi 'Đoá hoa đồng thoại'

Ông Nguyễn Văn Khuê (SN 1958), chủ lâu đài Lan Khoa Khuê được dư luận biết đến nhiều sau khi đứng ra tổ chức đám cưới xa hoa cho con trai út: lâu đài tổ chức tiệc bề thế, cô dâu được bố mẹ tặng vương miện bằng vàng…

Chúng tôi gặp ông Nguyễn Văn Khuê tại nhà riêng ở Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định. Người đàn ông này trong bộ quần áo lao động đang tham gia chỉ đạo các tốp thợ hoàn thiện tòa lâu đài nổi tiếng của mình.

Những ngày khởi nghiệp

Ông Khuê cho biết, ông đi lên nhờ nghề kinh doanh khoáng sản (than) và tàu biển. "Tôi rời gia đình đi làm ăn vào năm 1992. Khi đó, kinh tế gia đình vô cùng eo hẹp và có khoản nợ lớn do vỡ nợ.

Thời gian ấy, không hề dễ dàng gì với tôi. Chủ nợ hối thúc và tôi phải bán hết tất cả tài sản, chỉ trừ lại nhà để ở. Không muốn nhìn thấy cảnh người ta đến đòi nợ làm bố mẹ đau lòng, tôi quyết định phải đi làm ăn".

{keywords}
Ông Nguyễn Văn Khuê

Lúc đó, ông Khuê đã có 2 con gái. Người vợ không muốn chồng đi vì lo sợ vất vả, nguy hiểm nhưng ông quả quyết “ở nhà làm ruộng chỉ mong đủ ăn không thể kiếm được tiền trả nợ và lập nghiệp”.

"Tôi đến Quảng Ninh làm thuê cho các chủ tàu kinh doanh than từ Việt Nam sang Trung Quốc. Đó là những ngày lênh đênh trên biển. Những đêm biển còn mù sương, trời lạnh cắt da cắt thịt vẫn phải dậy ra đón hàng. Tôi đi làm suốt đêm suốt ngày, không ngại khó để kiếm tiền”, đại gia sinh năm 1958 chia sẻ.

"Kiếm được chút tiền nào tôi trở về nhà ngay. Tôi gọi những chủ nợ đang đòi gấp đến thanh toán cho họ trước. Sau đó, tôi lại lên đường đi tiếp. Chỉ trong vòng 3 năm, tôi trả được số nợ trong sự ngỡ ngàng của nhiều người”, ông nói tiếp.

Sau khi trả được nợ, ông Khuê cũng quen các mối làm ăn tại đây nên bắt đầu tách ra làm ăn riêng bằng cách mua lại các tàu cũ để kinh doanh. Từ ít đến nhiều, sau hàng chục năm ông đã trở thành một đại gia có số tài sản khiến không ít người phải mơ ước.

Ông nói, trong quá trình làm ăn, điều ông chú trọng nhất là chữ tín trong kinh doanh. Chữ tín này giúp ông có động lực để trả nợ những người đã cho mình vay. Nó cũng giúp ông có những mối quan hệ quan trọng trong công việc để tạo nên cơ nghiệp như ngày nay.

Công trình để đời

{keywords}
Tòa lâu đài của ông Khuê đang trong giai đoạn hoàn thiện

Sau nhiều năm làm ăn trên thương trường, ông Khuê hiện tại đã nghỉ ngơi, mọi công việc kinh doanh được giao lại cho người con trai. Cũng từ đây, ông có ý tưởng và bắt đầu xây tòa lâu đài.

"Ban đầu, vợ tôi không đồng ý vì: “Nhà ở không hết xây lên nữa làm gì”, tuy nhiên tôi muốn có một công trình để đời, làm một điều gì đó cho thế hệ các con, cháu sau này. Đây cũng là một minh chứng, bài học cho các con, cháu biết ông, bố... của chúng đã từng ra biển, đã từng vất vả như thế nào", ông nói.

"Hiện, phần lớn thời gian trong ngày tôi dành để hoàn thiện tòa lâu đài Lan Khoa Khuê, dự kiến cuối năm sẽ hoàn thành. Sáng nay, người ta vừa chở hoa, cây đến để trồng quanh lâu đài", vừa nói ông vừa chỉ về số cây mẫu đơn, hoa nhài... đang để một góc trong khu vườn.

Ngoài việc xây dựng, chủ lâu đài Lan Khoa Khuê cũng dành thời gian cho việc luyện tập thể thao, chăm sóc vườn cây (vú sữa, hồng, mít... ).

"Tôi có những may mắn nhất định nên mới sở hữu cơ ngơi như ngày hôm nay. Vì vậy khi đã trở về quê hương, tôi cũng cố gắng để chia sẻ phần nào đó cho bà con xung quanh còn khó khăn.

Điều này đầu tiên là xuất phát từ tâm nguyện một người con muốn cống hiến cho quê hương. Thứ hai là tôi trước đây cũng là người nghèo nên tôi hiểu được họ và muốn chia sẻ phần nào với họ", chủ lâu đài Lan Khoa Khuê chia sẻ với báo chí.

Video: Lâu đài 5 tầng của đại gia thành Nam

Ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Chủ tịch UBND xã Hải Minh, cho biết: "Ông Khuê là một người giàu có và rất tích cực trong các hoạt động từ thiện vì cộng đồng. Bất kỳ hoạt động nào xã cần kinh phí, ông đều đứng ra đóng góp và kêu gọi mọi người chung tay".

Cũng theo ông Phong, ông Khuê từng ủng hộ hơn 500 triệu đồng để xã Hải Minh xây dựng đường nhựa ven sông, lắp kè để cải tạo bờ sông. Hàng năm, vào các dịp Tết, vị đại gia này cũng ủng hộ từ 30- 40 triệu đồng cho những người nghèo ở quê hương có điều kiện ăn Tết.

Choáng ngợp lâu đài gần 50 tỷ, xây suốt 9 năm của tỷ phú Nam Định

Choáng ngợp lâu đài gần 50 tỷ, xây suốt 9 năm của tỷ phú Nam Định

 Tòa lâu đài 5 tầng được xây dựng hơn 9 năm trên mảnh đất 3000 m2 của tỷ phú Nguyễn Văn Khuê (Hải Hậu, Nam Định) khiến nhiều người trầm trồ.

" alt="Phía sau khối tài sản lớn của ông chủ tòa lâu đài ở Nam Định" width="90" height="59"/>

Phía sau khối tài sản lớn của ông chủ tòa lâu đài ở Nam Định