
TIN LIÊN QUAN:
Công bố điểm sàn đại học, khối C và D tăng nhẹ
Chỉ đạo chấm thoáng để vượt rào điểm sàn?
Toàn cảnh điểm chuẩn dự kiến
![]() |
- Cho tôi biết mức học phí cho hệ đào tạo cao đẳng cộng đồng tại Mỹ?(Bùi Lệ Huyền- TP.HCM)
Chào chị. Các trường cao đẳng cộng đồng tại Mỹ có mức tổng chi phí dao động từ$16,000 - $22,000/năm học (bao gồm học phí và chi phí ăn ở). Khi học tại cáctrường cao đẳng, SV sẽ thuê nhà riêng để ở hoặc có thể sống chung với gia đìnhngười bản xứ. Chi phí ăn, ở trong 1 năm học vào khoảng $5,000 - $7,000.
- Nếu không xin được học bổng, chi phí trung bình học tập tại các trườngĐH Mỹ là bao nhiêu/năm? Nếu xin được học bổng với mức trung bình của IvyPrep thìcác con sẽ phải đóng thêm khoảng bao nhiêu/năm?(Minh Hoàng - Tây Hồ - HàNội)
Đối với các trường đại học tư của Mỹ, tổng chi phí học tập, ăn ở, sách vởdao động từ $40,000 - $65,000. Còn các trường đại học công lập thì chi phí thấphơn, dao động từ $25,000 - $40,000. Thông thường mức học bổng trung bìnhHọc viện IvyPrep xin giúp được các học viên sẽ khoảng $30,000/ năm; nhưvậy nếu xin được học bổng với mức trung bình như vậy thì các con sẽphải đóng thêm (cả ăn ở và học phí) khoảng $5,000 - $25,000/năm.
![]() |
- Chi phí khóa học tại Học viện IvyPrep là bao nhiêu?(Triết - ADT -TP.HCM)
IvyPrep có nhiều khóa học khác nhau, bao gồm các khóa học dài hạn cho HS từ lớp4 đến lớp 11 giúp HS nâng cao trình độ tiếng Anh, phát triển các kỹ năng mềm, cókiến thức nền tảng vững chắc để học tập tại các trường ĐH nổi tiếng, và nhiềukhóa học ngắn hạn khác. Mời bạn liên hệ trực tiếp với IvyPrep để chúng tôi tưvấn khóa học cụ thể.
- Các gia đình Mỹ có cho HSVN ở theo mô hình homestay không? Nếu có thìchi phí sinh hoạt tại các gia đình và chi phí tại ký túc xá trường là khoảng baonhiêu/năm?(Bích Ngọc - Hà Nội)
Tùy theo chương trình mà du học sinh sẽ chọn hình thức ở ký túc xá hoặchomestay cho phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng. Khi các học viêntheo học tại cao đẳng cộng đồng hay trung học bán trú thì các trường bên Mỹkhông có ký túc xá cho sinh viên quốc tế nên các em sẽ phải ở homestay. Chi phíở homestay dao dộng trong khoảng $5000 - 8000/năm; còn ở ký túc sẽ là $9,000- 16,000/năm.
Mẹo tiết kiệm chi phí
- Khi sang Mỹ học, chi tiêu cá nhân một năm khoảng bao nhiêu và bao gồmnhững khoản gì? Có cách nào giúp các em tiết kiệm chi phí không? (Thu Hằng -Báo Công Thương- Hà Nội)
Trong thời gian học ở trường, SV có thể đăng ký ở trong ký túc xá của trường, vàsẽ phải trả tiền phòng và tiền ăn cho nhà trường với mức một năm khoảng$9,000 - $16,000. Ngoài khoản học phí và phí ăn ở, sẽ có thêm những khoản lệ phínhỏ như: sách vở, bảo hiểm và học sinh sẽ phải trả thêm $1,000 - $2,000 chonhững khoản này.
Để tiết kiệm chi phí, chị có thể tham khảo một số lời khuyên dướiđây:
Tiết kiệm từ chọn trường:
Lựa chọn bang: Mức sống ở các bang là khác nhau, ví dụMassachusetts, Washington hay New York thường có chi phí rất đắt đỏ trongkhi một số tiểu bang ít người hơn sẽ có mức sống thấp hơn, chi phírẻ hơn như Arkansas, Kentucky.
Lựa chọn trường học: Mức học phí ở các trường bên Mỹ rất đa dạng;ví dụ như hệ thống trường công được nhận viện trợ từ chính phủ nênhọc phí luôn rẻ hơn các trường tư.
Tìm kiếm học bổng: Học bổng là một phần rất quan trọng đối với cácgia đình muốn cho con em đi du học nhưng không đủ khả năng về tài chính.Để đạt được học bổng, thường bộ hồ sơ sẽ phải tương đối đẹp cảvề điểm số và hoạt động, thành tích khác.
Tiết kiệm chi phí sinh hoạt:
+ Lựa chọn hình thức nhà ở: Kí túc xá trong trường thường có chiphí cao và do trường quy định; thuê apartment tùy khả năng tìm được nhàrẻ do giá trên thị trường chênh lệch khá nhiều; hình thức còn lại làhomestay thường được chọn do rẻ hơn 2 hình thức trên.
+ Thói quen sinh hoạt: nấu ăn tại nhà và theo nhóm thay vì ăn nhàhàng; mua sách cũ, sử dụng phương tiện công cộng; săn các đợt giảmgiá tại siêu thị/shop, học bài ở thư viện để tiết kiệm điện vàinternet ở nhà.
+ Kiếm việc part-time: tối đa 20 giờ/ tuần với mức thu nhập khoảng $500- $800/ tháng, tuy nhiên học sinh cũng nên đảm bảo cân đối được việchọc và việc làm của mình.
Cô Cristina M. Bain
Học viện IvyPrep được thành lập năm 2010, là trường đầu tiên tại Việt Nam luyện chuyên sâu và bài bản chương trình du học Mỹ bậc PTTH và Đại Học. IvyPrep là mô hình kết hợp giữa đào tạo và tư vấn du học hoàn hảo, dành cho các bạn trẻ ấp ủ ước mơ học tập, tu nghiệp tại nước ngoài. Gần 800 học sinh đã và đang theo học tại IvyPrep, trong đó có 200 học sinh đã tốt nghiệp. 100% học sinh sau khi tốt nghiệp đều tìm được học bổng và hiện thực hóa được ước mơ du học. IvyPrep hiện đang hợp tác chính thức với top 100 các trường Đại học hàng đầu tại Mỹ. Xin mời độc giả đặt câu hỏi với cô Cristina, chuyên gia tư vấn về Du Học Mỹ, Trưởng phòng đào tạo Học viện IvyPrep, tại đường dẫn sau http://goo.gl/LLor5x |
![]() |
Quang Minh về thăm mộ ba mẹ ở Long An. |
Mới đây, Quang Minh đăng hình ảnh về thăm mộ ba mẹ ở Long An lên trang cá nhân với dòng cảm xúc: "Cảm thấy trống vắng".
Một nguồn tin thân cận với Hồng Đào chia sẻ với Zing.vn thông tin hai nghệ sĩ hài hiện có mâu thuẫn lớn. Theo nguồn tin này, đôi vợ chồng bắt đầu giải quyết các thủ tục ly hôn trong thời điểm đóng phim Ngôi nhà bươm bướm vào 2018.
"Ban đầu, Hồng Đào định từ chối đóng phim chung với Quang Minh. Khi đạo diễn thuyết phục vì vai diễn phù hợp, chị đã đồng ý. Trên phim trường, cả hai hầu như không nói chuyện với nhau. Tuy nhiên, khi đứng trước máy quay họ vẫn tung hứng nhịp nhàng. Cả đoàn phim nể hai diễn viên về cách làm việc chuyên nghiệp, không để chuyện tình cảm ảnh hưởng tới công việc", người này kể.
Hồng Đào và Quang Minh đều tốt nghiệp trường Sân khấu Điện ảnh TP.HCM. Trước khi kết hôn và định cư ở Mỹ, Hồng Đào thuộc thế hệ vàng của làng kịch miền Nam cùng Hồng Vân, Thành Lộc, Hữu Châu...
![]() |
Cặp đôi nghệ sĩ vướng nghi vấn chia tay sau hơn 20 năm gắn bó. |
Từ khi kết hôn, cả hai kết hợp diễn hài tại các trung tâm nghệ thuật ở hải ngoại. Hồng Đào luôn đảm nhận vai trò biên kịch, dàn dựng các tiết mục của hai vợ chồng.
Trong một bài phỏng vấn, Quang Minh cho biết vợ chồng anh tính cách khác biệt. Nếu Hồng Đào giản dị, chỉ đam mê viết kịch bản, làm nghề thì Quang Minh tự nhận thích bay nhảy, ham vui, mê shopping.
Từ năm 2015, cặp đôi về Việt Nam hoạt động. Hai nghệ sĩ được mời tham gia nhiều game show như Người bí ẩn, Ơn giời cậu đây rồi, Bí mật đêm chủ nhật. Họ cũng đóng chung nhiều phim như Cho em gần hơn chút nữa, Gia đình số đỏ, Gia đình vui nhộn, Ngôi nhà bươm bướm...
Những năm qua, cặp đôi nghệ sĩ hài liên tục vướng tin rạn nứt. Cách đây vài năm, Quang Minh nói: “Chúng tôi đã ở bên nhau suốt 20 năm làm sao tránh được chuyện cãi cọ hay giận hờn? Nhưng may mắn là cho tới giờ, cả hai vẫn đồng vợ, đồng chồng để có thể tập trung lo cho sự nghiệp và con cái”.
(Theo Zing) |
- Đại diện truyền thông của nghệ sĩ Hồng Đào trong dự án "Phượng Khấu" cho biết chính anh cũng không biết chuyện này.
" alt=""/>Quang Minh phản ứng thế nào về tin đồn ly hôn Hồng Đào?![]() |
Chân dung thiên tài toán học lừng danh Grigori Perelman |
Grigori Perelman chào đời ngày 13/6/1966 tại Leningrad (nay là Saint Petersburg, Nga) trong một gia đình gốc Do Thái, với tên khai sinh đầy đủ là Grigori Yakovlevich Perelman. Người cha đã di cư về Israel từ lâu, mẹ ông là Liuba Leibovna, giáo viên dạy toán tại một trường dạy nghề. Bà cũng là người nhen nhóm tình yêu và niềm đam mê toán học cho cậu con trai ngay từ khi Grigori Perelman còn bé.
Thiên tài toán học
Lên lớp 5, Grigori Perelman bắt đầu tham gia các buổi sinh hoạt chuyên đề tại Trung tâm Toán học ở Cung Thiếu nhi Leningrad, do vị chuyên gia đầu ngành của bộ môn khoa học tự nhiên là Giáo sư Sergei Rukshin sáng lập.
Tới năm lớp 9, G.Perelman chuyển sang trường Trung học Chuyên Toán - Lý số 239 ở ngoại ô thành phố. Tuy ngôi trường cách xa nhà nhưng nơi đây có thể thỏa mãn được lòng say mê toán học của cậu.
Năm 16 tuổi, G.Perelman là một trong sáu thành viên thuộc đội tuyển Liên Xô tham dự cuộc thi Olympic toán quốc tế (IMO) lần thứ 23 tổ chức tại Budapest (Hungary) năm 1982, và giành được Huy chương Vàng với điểm số tuyệt đối 42/42.
![]() |
G. Perelman nổi tiếng ngay từ khi còn trẻ vì giải được những bài toán hóc búa nhất. |
Sau khi trở về nước, G. Perelman được đặc cách vào học ở Trường đại học Tổng hợp quốc gia Leningrad (LGU). Với thành tích học tập xuất sắc, G. Perelman nhận được học bổng toàn phần mang tên ‘Lênin’ để chuyển lên làm nghiên cứu sinh.
Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng phó tiến sĩ khoa Toán cơ của LGU, chuyên về lĩnh vực nghiên cứu hình dáng các vật thể trong không gian, G. Perelman về nhận công tác tại Phân nhánh Leningrad thuộc Viện Toán học cao cấp Steklov (LOMI, hiện là PDMI) lừng danh.
“Kẻ lập dị” khước từ giải thưởng triệu đô
Năm 1991, G. Perelman được trao giải thưởng của Hội Toán học trẻ Leningrad về những đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên môn, cũng là phần thưởng duy nhất trong đời mà G. Perelman "chịu nhận".
Năm 1996, G. Perelman được trao giải thưởng của Hiệp hội Toán học châu Âu (EMS) cho các nhà toán học trẻ. Giải thưởng này như một bảo đảm cho người lĩnh giải sẽ được nhận vào làm tại các trường đại học danh giá nhất ở Mỹ và các nước châu Âu, cũng là đảm bảo cho một cuộc sông vật chất đủ đầy trong tương lai. Nhưng Grigori Perelman đã nhất quyết từ chối.
Năm 2006, Liên minh Toán học Quốc tế (IMU) với trụ sở tại Berlin (Đức) quyết định trao Huy chương Fields, phần thưởng cao quý vốn được mệnh danh là "giải Nobel Toán học" cho G. Perelman, nhưng Perelman cũng đã thẳng thừng từ chối mặc cho ban tổ chức có thuyết phục thế nào.
Perelman đã phát biểu rằng: "Tôi không hứng thú với tiền bạc hay danh vọng. Tôi không muốn bị trưng bày như động vật trong sở thú. Tôi không phải là một anh hùng toán học. Đó là lý do tại sao tôi không muốn mọi người nhìn mình".
Ở thời điểm này tên tuổi của G. Perelman đã được cả thế giới biết tới như một thiên tài lỗi lạc, khi vào dịp tổng kết năm 2007 tạp chí học thuật hàng đầu Sience đã tôn vinh danh hiệu "Breakthrough of the Year"(Khám phá của năm) cho G. Perelman, qua kỳ tích đã chứng minh được giả thuyết hình học của Thurston, tạo tiền đề cho việc khám phá Giả thuyết Poincare. Đây là lần đầu tiên trong hơn một thế kỷ tồn tại của mình, tạp chí Sience mới phong danh hiệu này cho lĩnh vực toán học.
Giả thuyết Poincare hay còn được gọi theo cách khác là công thức hình thể của vũ trụ, được nhà toán học gạo cội người Pháp Jules Henri Poincare (1854-1912) nêu ra vào năm 1904, là một trong những mệnh đề toán học hóc búa nhất suốt một thế kỷ qua chưa ai giải được.
![]() |
Bức ảnh hiếm hoi chụp "kẻ lập dị" Perelman trên phương tiện giao thông công cộng. |
Đến đầu năm 2010, Viện Toán học Clay (CMI), một tổ chức phi lợi nhuận lừng danh đặt trụ sở ở thành phố Cambridge (Massachusetts, Mỹ) ra quyết định trao giải thưởng Thiên niên kỷ cho nhà toán học Nga G. Perelman, vì đã chứng minh được Giả thuyết Poincar kèm phần thưởng là 1 triệu USD. Nhưng cũng như 2 giải thưởng quốc tế trước kia, lần này ông vẫn khăng khăng cự tuyệt cho dù đại diện Viện Clay đề nghị đích thân đến tận nhà trao giải cho G. Perelman
Lý giải việc liên tục từ chối những giải thưởng danh giá đang mơ ước, "kẻ lập dị" nói qua khe cửa căn hộ, nơi ông đang sống cùng bà mẹ tại quận Kupchino, khi báo giới địa phương đổ đến phỏng vấn rằng: "Tôi đã có tất cả những gì mình muốn, nên không quan tâm đến tiền bạc hay danh vọng!".
Cho tới năm 2011, Grigori Perelman lại từ chối trở thành viện sỹ Viện hàn lâm khoa học Nga. Tuy chỉ là danh hiệu trong nước nhưng xét về giá trị vật chất thì nó còn lớn hơn tất cả những giải thưởng mà ông đã “từ chối” trước kia.
Hiện nay, những đồng nghiệp tại PDMI cho biết G. Perelman đã lặng lẽ rời khỏi viện, chuyển sang "ở ẩn" và nghiên cứu tại gia. "Anh ấy đôi khi có vẻ hơi… khùng khùng, và lập dị nhưng đó là hiện tượng thường thấy ở những nhà khoa học đầy tài năng", Viện phó PDMI Sergei Novikov, người từng làm việc lâu năm bên cạnh G. Perelman thổ lộ.
![]() |
Tiến sĩ Grigori Perelman hiện tại |
Năm 2007, nhật báoThe Daily Telegraphcủa Anh đã xếp nhà toán học tài ba Grigori Perelman đứng thứ 9 trong bản danh sách "100 thiên tài đương đại đang còn sống".
Trong danh sách này còn có tên 2 người Nga khác là đại kiện tướng cờ vua thế giới Garry Kasparov được xếp thứ 25, còn nhà phát minh ra kiểu súng tiểu liên tự động AK -47 Mikhail Kalashnikov xếp thứ 83.