Soi kèo phạt góc Man City vs Liverpool, 23h30 ngày 23/2
相关文章
- 、
-
Soi kèo phạt góc Torino vs AC Milan, 0h00 ngày 23/2 -
Bất động sản kéo tăng trưởng về thập niên 90 Trung Quốc sẵn sàng trả giá đắt nhiệt thị trường nhà đấtNền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại xuống mức như hồi năm 1990. Bloomberg cho rằng đây được coi là cái giá mà cơ quan chức năng Trung Quốc sẵn sàng để giảm bớt sự phụ thuộc vào bất động sản. Số liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố giá nhà mới ở các thành phố cấp một như Bắc Kinh và Thượng Hải tăng 5% trong tháng 10, thấp hơn 0,3% so với tháng 9. Trong khi đó, theo Reuters, giá nhà ở nước này giảm 0,2% trong tháng 10, đây là mức giảm lớn nhất từ tháng 2/2015, còn số liệu của Goldman Sachs cho thấy giá nhà tại 70 thành phố của Trung Quốc có mức giảm 0,8% so với tháng 9.
Giá nhà hạ nhiệt ở các thành phố tại Trung Quốc là chỉ dấu tác động sau khi siết việc cho vay (Ảnh: Straitstimes) Bloomberg nhận định, sự siết chặt của Bắc Kinh đối với lĩnh vực bất động sản sẽ còn kéo dài trong năm tới và nhiều năm nữa. Các ngân hàng Goldman Sachs Group Inc., Nomura Holdings Inc. và Barclays Plc đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2022 là dưới 5%.
Năm ngoái, đại dịch làm tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong hơn 3 thập kỷ. Các nhà kinh tế đang nhận thấy cơ quan chức năng của Trung Quốc nghiêm túc khi tuyên bố năm nay không dùng lĩnh vực bất động sản để kích thích nền kinh tế như đã làm sau những đợt suy thoái trước đây. Các quan chức cho rằng nguồn cung nhà ở dư thừa là mối đe dọa với sự ổn định kinh tế và muốn đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất công nghệ cao hơn là xây căn hộ.
Rob Subbaraman, nhà kinh tế trưởng của Nomura, ước tính tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại xuống mức 4,3% trong năm tới. Chuyên gia này cho rằng Bắc Kinh sẵn sàng "hi sinh một số tăng trưởng ngắn hạn để có được sự ổn định lâu dài hơn".
Chi tiêu tiêu dùng yếu cũng là lực cản đối với nền kinh tế Trung Quốc. Chiến lược "Zero Covid" của Trung Quốc đối với các đợt bùng phát lẻ tẻ và các biện pháp đóng cửa nghiêm ngặt đã khiến người tiêu dùng e ngại, doanh nghiệp đóng cửa.
Tao Wang, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại UBS AG nhận định, nếu như chính sách Zero Covid kéo dài hơn hoặc bất động sản giảm giá sâu hơn, tăng trưởng GDP năm 2022 của Trung Quốc có thể giảm xuống mức 4%.
Việc xây dựng ồ ạt các cao ốc ở Trung Quốc sẽ không còn khi có nhiều quy định được đưa ra gần đây (Ảnh: Investasian) Dữ liệu chính thức cho thấy khu vực bất động sản là dấu hỏi lớn nhất với nền kinh tế Trung Quốc, khi có hơn 900 triệu m2 căn hộ được xây dựng mỗi năm. Các nhà kinh tế ước tính rằng khoản đầu tư đó, cộng với sản lượng các lĩnh vực liên quan như sản xuất thép và xi măng, chiếm khoảng 20% đến 25% GDP của Trung Quốc thì bất kỳ sự chậm lại nào hoặc sự sụt giảm trong phát triển bất động sản sẽ để lại một khoảng trống trong nền kinh tế mà không ngành nào khác có thể dễ dàng lấp đầy được.
Hoạt động xây dựng bất động sản thúc đẩy sự phục hồi kinh tế hình chữ V của Trung Quốc sau đại dịch, nhưng lĩnh vực này đã thu hẹp vào mùa hè năm nay sau khi Bắc Kinh thắt chặt việc cho vay khiến các nhà phát triển bất động sản như China Evergrande Group gần phá sản.
Sự sụt giảm mạnh nhất là ở các dự án nhà ở mới khởi công, giảm hơn 33% so với cùng kỳ tính đến tháng 10. Các nhà phát triển bất động sản thu được tiền nhờ cách bán nhà cho khách trước khi xây dựng. Việc cho vay bị thắt chặt và sự bi quan về thị trường bất động sản đang khiến doanh số bán hàng giảm.
Thuế bất động sản
Chuyên gia Rosealea Yao đánh giá, việc Bắc Kinh công bố thử nghiệm thuế bất động sản gần đây không khuyến khích việc mua nhà như một khoản đầu tư mà ảnh hưởng tâm lý người mua.
Do đó, nhiều nhà kinh tế dự đoán lượng nhà ở mới sẽ giảm 10% vào năm tới. Tuy nhiên, các quan chức lo ngại về rủi ro đối với sự ổn định xã hội nếu các nhà phát triển không thể hoàn thành dự án đã bán nên sẽ cố gắng đảm bảo các công trình hiện tại được hoàn thành. Điều đó có nghĩa là đầu tư tổng thể vào bất động sản có thể tăng trưởng trong năm tới ngay cả khi doanh số bán bắt đầu giảm.
Morgan Stanley dự đoán tăng trưởng đầu tư bất động sản ở mức 2% trong năm tới tại Trung Quốc, tức giảm mạnh so với tỷ lệ trước đại dịch là 8%. Trong khi đó, Goldman Sachs cho rằng lĩnh vực nhà ở tại Trung Quốc sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP 1 điểm phần trăm/năm cho đến năm 2025.
Theo Logan Wright của Rhodium Group, nếu Bắc Kinh thực sự nghiêm túc giải quyết tình trạng mất cân bằng trên thị trường bất động sản sẽ yêu cầu “hoạt động xây dựng chậm lại trong nhiều năm, điều này chắc chắn sẽ làm chậm nền kinh tế do sức nặng của lĩnh vực bất động sản”.
Quỳnh Hương (Theo Bloomberg)
Vi phạm duyệt xây nhà cao tầng, quan chức Trung Quốc phải ‘chịu trách nhiệm cả đời’
Trước tình trạng ồ ạt xây các tòa nhà cao tầng, Trung Quốc đã ra lệnh siết việc xây dựng đặc biệt ở các thành phố dưới 3 triệu dân.
"> -
U quái ở buồng trứng bên phải khiến cô gái bị viêm não tự miễnHình ảnh u quái khiến cô gái trẻ bất ngờ mắc viêm não tự miễn. Sau khi có kết quả chẩn đoán, bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch, thay huyết tương và sử dụng globulin miễn dịch. Phương án phẫu thuật loại bỏ u quái buồng trứng cũng được đưa ra xem xét và thực hiện.
Các thầy thuốc cho biết, mặc dù viêm não tự miễn có thể tái phát, nhưng việc loại bỏ được khối u quái buồng trứng sẽ giảm nguy cơ tái phát viêm não tự miễn trong tương lai cho bệnh nhân.
Sau gần 2 tháng thở máy, chăm sóc tích cực, bệnh nhân giảm dần các cơn co giật, dần hồi phục nhận thức, tỉnh táo dù còn yếu cơ, có thể trở về cuộc sống bình thường.
Dấu hiệu cảnh báo mắc viêm não tự miễn
Theo ThS.BS Trần Văn Bắc, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, viêm não tự miễn là loại bệnh có liên quan đến tự kháng thể, do cơ thể sản xuất ra nhưng chống lại chính tế bào của cơ thể.
Viêm não tự miễn do kháng thể kháng thụ thể NMDA như nữ bệnh nhân trên đây là dạng thường gặp nhất. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở người trẻ tuổi, nữ nhiều hơn nam.
Các báo cáo ở Việt Nam và trên thế giới cho thấy bệnh này thường có liên quan đến các khối u, thường gặp nhất là u quái buồng trứng.
Đây là khối u phát triển bên trong buồng trứng có nguồn gốc từ thời kỳ bào thai, đa phần là lành tính. Cấu trúc khối u quái gồm nhiều loại mô cơ thể khác nhau như xương, tóc, da… và cả mô não. Một số trường hợp bị viêm não tự miễn do kháng thể kháng thụ thể NMDA tiến triển sau giai đoạn bị viêm não do virus Herpes.
Bệnh khởi phát với các triệu chứng rối loạn về tâm thần như: lo âu, mất ngủ, giảm trí nhớ, hành vi bất thường, kích động. Do đó, bệnh nhân thường được đưa vào điều trị ở khoa tâm thần.
Sau 1 đến 2 tuần, bệnh nhân mới biểu hiện các triệu chứng của viêm não như: co giật, lơ mơ, gồng cứng, cơn nhai… Nhiều bệnh nhân biểu hiện nặng, đi vào hôn mê sâu và co giật kháng trị với các thuốc chống động kinh.
Để chẩn đoán, với nam giới, các bác sĩ sẽ dựa vào các tiêu chuẩn lâm sàng kết hợp với xét nghiệm dịch não tủy tìm kháng thể kháng thụ thể NMDA và tầm soát u tế bào mầm tinh hoàn. Còn với nữ giới, bác sĩ tầm soát khối u quái buồng trứng.
Nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp, bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Nếu được điều trị tích cực, 75% bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn, 25% bệnh nhân sẽ để lại di chứng nặng nề hoặc tử vong.
Thanh Hiền
"> -
Bộ TT&TT đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển Chính phủ sốBộ TT&TT kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung hoàn thành dứt điểm các chỉ tiêu đặt ra trong năm 2020 tại Nghị quyết 17, đặc biệt là chỉ tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4. (Ảnh: Chinhphu.vn) Cụ thể, trong báo cáo kết quả xếp hạng Chính phủ điện tử năm 2020 theo đánh giá của Liên hợp quốc, Bộ TT&TT đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giao Bộ đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai Chính phủ điện tử, nâng cao chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam theo phương pháp đánh giá của Liên hợp quốc. Tập trung chỉ đạo, đôn đốc nâng cao chỉ số Dịch vụ trực tuyến và chỉ số Hạ tầng viễn thông.
Trình Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành Chiến lược phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó rà soát nội dung để các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với những xu thế phát triển Chính phủ số và xây dựng Kế hoạch phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2023 nhằm cụ thể hoá Chiến lược này.
Khẩn trương phát triển các hệ thống kỹ thuật nền tảng quốc gia hỗ trợ cung cấp dịch vụ công trực tuyến, mở dữ liệu của cơ quan nhà nước, trước hết là: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; Hệ thống hỗ trợ thanh toán dịch vụ công trực tuyến toàn quốc; Cổng dữ liệu quốc gia…
Đồng thời, liên hệ chặt chẽ với các cơ quan của Liên hợp quốc để cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời phục vụ khảo sát, đánh giá xếp hạng Chính phủ điện tử; đẩy mạnh công tác truyền thông, công khai trực tuyến những kết quả đạt được về triển khai Chính phủ điện tử Việt Nam để các tổ chức, cá nhân học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm.
Bộ TT&TT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GD&ĐT tập trung phát triển nguồn nhân lực đáp ứng công cuộc chuyển đổi số quốc gia, chú trọng phát triển kỹ năng số cho mọi người dân để không ai bị bỏ lại phía sau.
Nâng cao chỉ số Nguồn nhân lực theo phương pháp đánh giá Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc. Trong đó, tập trung tăng tỷ lệ nhập học từ cấp Tiểu học đến cấp Trung học phổ thông, tăng số năm đi học trung bình của người trưởng thành, tạo môi trường thuận lợi để xã hội học tập và học tập suốt đời.
Bộ TT&TT cũng đề xuất Bộ GD&ĐT ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo, trở thành một trong các lĩnh vực đi đầu trong chuyển đổi số. Cung cấp thông tin đầy đủ về chỉ số Nguồn nhân lực phục vụ khảo sát, đánh giá xếp hạng Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc.
Với các bộ, ngành, địa phương, theo đề xuất của Bộ TT&TT, cần ưu tiên nguồn lực để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đặt ra tại Nghị quyết 17 ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025. Cụ thể, hoàn thành dứt điểm các chỉ tiêu đặt ra trong năm 2020, đặc biệt là chỉ tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; thực hiện cách làm mới, đẩy nhanh tiến độ, hướng tới cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ cao ngay trong năm 2021.
Đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; chú trọng phát triển Chính phủ số, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số, cung cấp hiệu quả các dịch vụ số phục vụ thiết thực cuộc sống người dân như về y tế, giáo dục, an sinh xã hội, việc làm, pháp luật.
Cần nỗ lực mạnh mẽ hơn để thay đổi thứ hạng quốc gia
Trung tuần tháng 7/2020, Liên hợp quốc đã công bố Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử (EGDI) năm 2020. Theo Báo cáo này, Việt Nam tăng 2 bậc, xếp hạng 86/193 quốc gia trên thế giới, 24/47 nước châu Á và 6/11 nước ASEAN. Chỉ số tổng hợp của Việt Nam là 0,6667, cao hơn chỉ số trung bình thế giới và khu vực, thuộc nhóm quốc gia ở mức Cao.
Phân tích về kết quả xếp hạng, Bộ TT&TT nhận định, việc duy trì tăng hạng liên tục từ năm 2014 đến nay, từ vị trí 99 lên vị trí 86, phản ánh được những nỗ lực của Việt Nam.
Tuy nhiên, thứ hạng của Việt Nam trong khu vực ASEAN vẫn chưa thay đổi. Đáng lưu ý, khoảng cách giữa Việt Nam và các quốc gia xếp sau trong khu vực như Indonesia, Campuchia bị thu hẹp đáng kể; Nhiều quốc gia có sự tăng hạng mạnh như Indonesia tăng 19 bậc, Thái Lan tăng 16 bậc, Myanmar tăng 11 bậc. Cả 5 quốc gia xếp trên Việt Nam gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Phillipines và quốc gia xếp ngay sau Việt Nam là Indonesia đều đã tuyên bố Chiến lược phát triển Chính phủ số.
“Vì vậy, muốn thay đổi thứ hạng quốc gia, Việt Nam phải quyết tâm và nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa”, Bộ TT&TT nhấn mạnh.
Bộ TT&TT cũng cho biết, tại Nghị quyết 02 ngày 1/1/2020, Chính phủ đặt mục tiêu cải thiện thứ bậc của Việt Nam trên bảng xếp hạng Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc từ 10 đến 15 bậc. Vì vậy, ngay từ đầu năm 2020, Bộ TT&TT đã đẩy mạnh điều phối trên phạm vi toàn quốc. Những nỗ lực này của Việt Nam sẽ có tác động đến bảng xếp hạng lần tới, dự kiến công bố vào năm 2022.
Nhấn mạnh phát triển Chính phủ số là xu thế tất yếu, Bộ TT&TT cho biết, Chính phủ số không phải là một khái niệm thay thế Chính phủ điện tử, cũng không phải là một khái niệm tách rời không liên quan đến Chính phủ điện tử. Chính phủ số bao hàm Chính phủ điện tử, nhưng thể hiện một sự thay đổi về mặt nhận thức, một mức độ trưởng thành lớn hơn, phát triển cao hơn so với Chính phủ điện tử. ">