8 năm ròng rã đuổi bệnh, bệnh vẫn cứ bám riết lấy bé Hiền
Tính đến năm 2019, Hiền đã 10 tuổi nhưng có đến 8 năm gắn bó với bệnh viện. Số thuốc bé dùng có thể ví chất cao hơn người. Vậy nhưng bệnh tật vẫn không buông tha, cứ bám riết lấy cơ thể yếu ớt, nhỏ bé ấy, trực chờ cướp em khỏi vòng tay cha mẹ.
“Lúc cháu đau đớn quằn quại, nước mắt giàn giụa, tôi chẳng biết phải giúp con bằng cách nào. Giá như là miếng ăn mẹ có thể sẻ chia, hay công việc mẹ có thể làm thay con nhưng bệnh thì đành chịu. Chúng tôi chỉ biết cố gắng chăm sóc, kiếm tiền cho con chữa bệnh nhưng giờ đuối quá rồi”, chị Đặng Thanh Thủy nói.
8 năm qua, cả gia đình đã trải nhiều giai đoạn khó khăn, đồng hành với nỗi đau thể xác của con là những nỗi đau tinh thần của cha mẹ. Cũng có khi bệnh lui, con được về nhà sống cảnh ấm êm quây quần, được ít bữa lại tiếp tục nhập viện. Lần này bệnh tái phát, khắp cơ thể đau nhức, chỉ cần đụng nhẹ vào người bé cũng đau như có ngàn vạn vết dao đâm.
Đất đã bán hết nợ vẫn chồng chất
Anh Trần Văn Khái thở dài bảo, vợ chồng anh chẳng còn biết bấu víu vào đâu để có tiền chữa bệnh cho con. Đến giờ chính thức tay trắng, anh chị chỉ biết trông vào lòng hảo tâm của mọi người.
Con ước mau hết bệnh để cha mẹ đỡ khổ
Anh Khái, chị Thủy sống ở Cà Mau. Trước đây, hai vợ chồng có hơn 1ha nuôi tôm. Nếu có tiền thì đầu tư nuôi, ít tiền thì thả tôm nuôi tự nhiên, cả gia đình 4 miệng ăn sống nhờ vào vuông tôm này. Tuy nhiên, sau một thời gian con lâm bệnh, anh chị đã buộc phải bán đi mong giữ lấy tính mạng của con.
Căn bệnh bướu nguyên bào thần kinh của bé Hiền điều trị quá lâu dài và tốn kém. Mặc dù bé có bảo hiểm y tế nhưng tiền thuốc mua ngoài khá lớn. Vuông tôm đã bán, vay mượn mãi vẫn không đủ, anh chị rơi vào cảnh bất lực, không biết xoay sở ra sao.
Lần này con tái phát bệnh, trong nhà họ chẳng còn thứ gì có thể bán lấy tiền nên rất hoang mang. Chia sẻ với chúng tôi, anh Khái thành thật nói: “Trước đây cứ nghĩ bán vuông tôm lấy tiền cứu con trước rồi khi cháu khỏi bệnh về nhà đi làm thuê kiếm sống cũng được. Nào ngờ căn bệnh này tái đi tái lại, tiền hết mà con vẫn đau. Giá như còn vuông tôm nữa tôi cũng bán nốt, nhưng giờ thì hết cách thật rồi”.
Đức Toàn
Mọi đóng góp có thể gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Anh Trần Văn Khái, ấp So Đũa, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. SĐT: 0919 083 876
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.009 (bé Trần Thị Hiền)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436
Gia đình nghèo chong đèn suốt đêm sợ con đột tử
Người mẹ trẻ buồn bã bảo, hai đứa con chị, một đứa tử thần đã gần như ôm trọn, còn đứa kia chị sắp không đủ sức níu lại. Nghe câu ấy, chúng tôi cũng cảm thấy rùng mình sợ hãi.
Bởi với chỉ 20 phút ra sân trong khi mùa giải đã đi qua gần 1/3 chặng đường thì rõ ràng vấn đề của Công Phượng không nằm ở việc đội nhà có nhiều sự cạnh tranh nữa mà rơi vào chuyện chuyên môn mà thôi.
Không chỉ khó cạnh tranh về mặt chuyên môn và vắng mặt trong phần lớn danh sách thi đấu của đội nhà kể từ đầu mùa, đến cả việc CLB Sint-Truiden mãi tới ngày 6/10 mới đá xong lượt trận thứ 10 cũng đang đẩy Công Phượng vào thế khó.
Vì khi đó, Công Phượng mới có thể bay về nước và hội quân cùng tuyển Việt Nam trước khi trận đấu với Malaysia diễn ra 3 ngày mà thôi.
Thầy Park tính sao đây?
Như đã nói, việc Công Phượng chỉ có thể trở về Việt Nam vào ngày 7/10, tức trước khi trận đấu với Malaysia diễn ra 3 ngày thực sự là điều khiến HLV Park Hang Seo lo lắng, vì không phải dễ dàng sẵn sàng xung trận được ngay.
Với một khoảng thời gian dài không thi đấu, Công Phượng sẽ cần nhiều hơn 3 ngày để tìm lại cảm giác bóng, cũng như hoà nhập với những cầu thủ mới trên tuyển Việt Nam vào lúc này chứ khó dễ dàng đá được ngay.
đang đẩy HLV Park Hang Seo vào thế cực khó
Ông Park lo lắng là vì thế, bởi dù biết khả năng của chân sút mà mình rất yêu thích nhưng chiến lược gia người Hàn Quốc cũng khó đành lòng nhìn công sức suốt 2 tuần lễ rèn bài cho Hồng Quân, Minh Tuấn rồi gạt ra rìa và dành chỗ cho một cầu thủ mà không ai dám chắc chắn đảm bảo 100% phong độ cho trận đấu với Malaysia.
Nhưng nếu không điền tên Công Phượng vào danh sách 23 cầu thủ đăng ký cho trận đấu trên sân Mỹ Đình, rất có thể chiến lược gia người Hàn Quốc sẽ phải đương đầu với hàng triệu HLV... online khác, vốn dĩ dành tình yêu cho chân sút trưởng thành từ lò nhà bầu Đức có khi còn hơn cả ông Park.
Tất nhiên, HLV Park Hang Seo sẽ không để chuyến trở về của Công Phượng là con số 0, khi gần như chắc chắn sẽ mang tiền đạo này đến Indonesia ít ngày sau trận đấu với Malaysia, nhưng đó là chuyện nói về sau.
Còn trước mắt, việc mà thuyền trưởng tuyển Việt Nam cần giải quyết rằng có nên điền tên Công Phượng vào danh sách thi đấu với Malaysia hay không trong bối cảnh mà bản thân trong tay mình cũng không thiếu tiền đạo, đồng thời CP15 cần thời gian nhằm hoà nhập trở lại sau chuỗi ngày thất vọng ở Bỉ...
Tuyển Việt Nam được treo thưởng đậm
Mười ngày trước khi tuyển Việt Nam đấu Malaysia tại Mỹ Đình, đội bóng của HLV Park Hang Seo nhận liều doping tinh thần. Cụ thể tập đoàn Danko tuyên bố treo thưởng 500 triệu đồng nếu thầy trò Park Hang Seo đả bại Malaysia; trường hợp chia điểm, tuyển Việt Nam nhận 300 triệu đồng tiền thưởng. Nếu không xảy ra 2 trường hợp trên, tuyển Việt Nam vẫn được ủng hộ 200 triệu đồng.
Phía nhà tài trợ này khẳng định, tiền thưởng cho thầy trò Park Hang Seo được trao bằng tiền mặt, ngay khi trận đấu với Malaysia khép lại ở Mỹ Đình. Hiện VFF đã đồng ý với phương án thưởng của Danko, nhất là khi đối tác này khẳng định mục đích chính là động viên, khích lệ tinh thần tuyển Việt Nam để mang vinh quang về cho đất nước và người hâm mộ.
XEM VIDEO ĐƯỢC TẠO TỰ ĐỘNG CỦA BÀI VIẾT NÀY
MỜI
Xuân Mơ
" alt="Tuyển Việt Nam đấu Malaysia: HLV Park Hang Seo rối bời Công Phượng" />
...[详细]
Cô giáo Đ.T.C. (giáo viên một trường tiểu học tại Bình Dương) chia sẻ do đối tượng học sinh tiểu học còn nhỏ nên phải nhờ đến sự hỗ trợ của phụ huynh khi kết nối. Nhưng cũng vì điều này mà cô gặp một số tình huống khó xử. Có lần đang kiểm tra kết nối thì bên kia phụ huynh học sinh chăm chú nhìn rồi nói oang oang: "Thấy cô rồi, cô giáo của con trẻ và xinh gái quá. Thảo nào con về nhà toàn khoe cô xinh đẹp, đẹp hơn cả mẹ".
"Lúc đó tôi rất ngại nhưng vẫn phải giả vờ không biết và tiếp tục công việc. Nhưng cũng thầm nhắc bản thân mỗi buổi dạy online ở nhà cũng cần chỉn chu đầu tóc, trang phục", cô Đ.T.C kể.
Bản thân cô cũng xác định dạy trực tuyến không ở trên lớp nhưng cũng như có người dự giờ - là các phụ huynh. "Mình cũng chú ý giảng bài sao cho dễ nghe, dễ hiểu. Đây cũng là thử thách với giáo viên khi dạy mà phụ huynh học sinh cũng có thể nghe thấy".
Thầy Vũ Hoàng Sơn (giáo viên Trường Tiểu học Bình Hòa, quận Bình Thạnh, TPHCM) cũng gặp không ít tình huống bi hài từ ngày bắt đầu triển khai dạy học hình thức online.
“Khi mới bắt đầu dạy, mình phải làm clip hướng dẫn các phụ huynh tải và cài đặt phần mềm, tạo tài khoản, cài đặt trên máy tính hoặc điện thoại. Mà phải hướng dẫn rất chi tiết từng bước, gửi cho nhóm Zalo của lớp. Có phụ huynh xem xong một lần hiểu ngay và thực hiện được luôn, nhưng cũng có nhiều phụ huynh không làm được và cứ réo tên thầy liên tục trên nhóm. Có trường hợp, phụ huynh làm không được, mình hẹn đến nhà cài giúp. Nhưng hôm chạy xe đến thì phụ huynh ra bảo “Thầy ơi, tôi làm xong rồi mà quên nhắn lại”, thầy Sơn kể.
Khi dạy, thầy Sơn thường đặt chế độ quan sát nên khi học sinh rời khỏi vị trí sẽ có tín hiệu báo. Nhưng có lần một học sinh rời vị trí học lâu quá không quay lại, máy tính của thầy thông báo liên tục.
“Tôi đang định gọi cho phụ huynh nhắc nhở về ý thức của con thì em đó chạy vào. Hỏi đi đâu vậy, thì học trò nói đói quá ra đầu ngõ mua bánh mì mà ngoài đó đông quá nên phải chờ”.
Tuy nhiên, ngày một quen với phương thức, nên anh Sơn thấy việc dạy online thậm chí còn khỏe và vui hơn vì học sinh trao đổi với nhau và trao đổi với giáo viên tự nhiên và nhiều hơn.
Học sinh học trực tuyến tại nhà. Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Chị Thanh Hoa (quận Thanh Xuân, Hà Nội) ngày nào cũng phải kè kè ngồi bên cậu con trai lớp 2 để hỗ trợ và xử lý những trục trặc trong suốt quá trình học nên cũng chứng kiến đủ tình huống dở khóc dở cười.
“Có vài hôm bị lỗi thoát đường link, các con nháo nhào vì vào lớp học sao không thấy cô đâu. Hoặc khi các con đang học thì bên phía cô giáo bị lỗi thoát thì cả lớp lại nhao lên tìm cô. Học trực tuyến nhưng các con vẫn quen kiểu nói chuyện riêng nên đôi khi chat với nhau trong cửa sổ chung như nói chuyện trên lớp và bị cô nhắc nhở. Thỉnh thoảng, có bạn nào phát biểu buồn cười hoặc muốn nói gì, các bạn cũng chê nhau luôn trong đó”, chị Hoa kể.
Vì học sinh còn nhỏ nên cũng đủ trò nghịch ngợm. “Các bạn hay kích nhau ra khỏi lớp học và thỉnh thoảng lớp lại um sùm lên vì một bạn bị kích ra khỏi lớp”.
Cũng vì thế mà, theo chị Hoa, cô giáo ngoài dạy học còn liên tục nhiệm vụ nhắc học sinh không kích đẩy các bạn ra khỏi lớp học, và yêu cầu ai bị phát hiện sẽ không cho tham gia tiếp.
Bỗng dưng chuyển qua học trực tuyến, nhiều gia đình không đủ đủ máy tính nên đành chấp nhận cảnh bố mẹ lên cơ quan làm việc những ngày được phép linh động làm việc tại nhà, đơn giản là để nhường 2 máy cho 2 con.
"Mình thường phải đến cơ quan làm việc, vì nhà cả 2 đứa con đều học online vào buổi chiều. Chưa kể, chiều nào mẹ cũng phải đi lại rón rén trong nhà. Bởi mở cái ngăn đá tủ lạnh lấy túi thức ăn cũng bị chúng ý kiến vì tiếng túi ni lông sột soạt làm ảnh hưởng", chị Q.H - một phụ huynh quận Hoàn Kiếm chia sẻ.
Nhà chỉ có một máy tính xách tay nhưng chồng vẫn phải làm việc, từ ngày trường yêu cầu học trực tuyến, chị Thúy Hằng (quận Hà Đông, Hà Nội) phải hỏi khắp nơi để mượn máy tính cho con. May mắn cho chị là trước khi nghĩ đến chuyện đi mua máy đã mượn được một laptop từ người em họ.
Con lớp 7 độ tuổi bắt đầu có những tò mò khám phá trên mạng, những ngày con học trực tuyến chị Hằng tâm sự lâm vào cảnh “con học thì mẹ cũng học”. Chị chia sẻ, cứ con học thì mẹ lại phải ngồi trông vì “cứ hở ra là dễ mò vào chơi game, nghe nhạc...”.
Bà mẹ này, cũng như bao phụ huynh khác, hy vọng dịch bệnh sớm qua đi, để con được quay trở lại trường học cùng thầy cô và các bạn một cách bình thường.
Thanh Hùng
Họp phụ huynh cũng... trực tuyến vì Covid-19
- Vì dịch Covid-19 mà không chỉ học sinh học trực tuyến, giờ đây, cuộc họp phụ huynh của lớp 6A11 Trường THCS Dịch Vọng (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cũng được chuyển sang hình thức này.
" alt="Những tình huống dở khóc dở cười khi dạy học trực tuyến" />
...[详细]
Trường CĐ nghề Du lịch Hải Phòng là địa điểm được trưng dụng để làm khu cách ly
Tình hình dịch Covid-19 tại Hải Phòng đang có nhiều diễn biến phức tạp. Trong khi đó, dự kiến thời gian tới số luợng người về từ nước ngoài phải cách ly tập trung tại TP Hải Phòng sẽ tiếp tục tăng thêm.
Vì vậy, UBND TP giao Bộ Chỉ huy Quân sự TP chủ trì cùng Sở Y tế, Công an TP và các cơ quan liên quan đề xuất phương án hậu cần, y tế, an ninh trật tự và các điều kiện khác để tổ chức cách ly tập trung tại 2 điểm trên, báo cáo trong kết quả trong ngày hôm nay.
Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam cũng đã ký văn bản phê duyệt danh sách 733 trường hợp áp dụng biện pháp cách ly y tế (đợt 16). Đây là những người đi về từ các nước có dịch Covid-19.
Các trường hợp này sẽ được cách ly y tế 14 ngày tại Khoa Bệnh Nhiệt đới Cơ sở 1 và Cơ sở điều trị 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Trường Quân sự Hải Phòng và Trung tâm Giáo dục quốc phòng an ninh thuộc Trường ĐH Hải Phòng.
Các cán bộ giáo viên cũng sẽ được kêu gọi và vận động để tập trung tham gia công tác phòng chống dịch trên toàn thành phố.
Hoài Anh
Nữ sinh cùng 65 bạn trường y tình nguyện đi chăm sóc bệnh nhân cách ly
Câu chuyện về nữ sinh tại Đà Nẵng xin mẹ đi chăm sóc bệnh nhân bị cách ly vì Covid-19 bỗng nhiên khiến dư luận "chuyển hướng" sau khi một sinh viên đang thực tập tại bệnh viện đưa ra ý kiến cá nhân.
" alt="Hải Phòng trưng dụng thêm 2 trường học làm khu cách ly phòng dịch Covid" />
...[详细]