Đà Nẵng: Ra mắt sàn giao dịch thương mại điện tử
Sáng ngày 9/5/2018,ĐàNẵngRamắtsàngiaodịchthươngmạiđiệntửlịch bóng đá u23 Sở Công thương TP Đà Nẵng tổ chức lễ ra mắt Sàn giao dịch thương mại điện tử và giải pháp kết nối cộng đồng doanh nghiệp.
Theo đó, Sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) tại địa chỉ Danangtrade.com.vn/Danangtrade.gov.vn là giải pháp kết nối cộng đồng doanh nghiệp TP Đà Nẵng và khu vực trên nền tảng Internet. Mục tiêu của kết nối là nhằm giải quyết nhu cầu đầu vào như: nguồn nguyên vật liệu, máy móc, công nghệ; Tài chính, tư vấn pháp lý, quản trị doanh nghiệp; Đào tạo, cung cấp nhân lực chất lượng cao; Tư vấn, đào tạo và cung cấp các giải pháp thương mại điện tử; Hành chính, logistic và các dịch vụ hậu cần khác.
Sàn giao địch TMĐT vận hành theo giải pháp O2O (Online to Offline) phát huy tối đa lợi ích, lợi thế của địa phương và vai trò của nhà nước. với vai trò đồng hành của các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0 tạo sự kết nối giữa Sở Công thương Đà Nẵng và cộng đồng doanh nghiệp trong thành phố nhằm triển khai các chương trình hỗ trợ, truyền thông về các qui định, chính sách của nhà nước.
Bên cạnh đó, Danangtrade còn mang lại cho các doanh nghiệp giải pháp quảng bá sản phẩm không những đến với nhà tiêu dùng mà còn đến với tất cả đối tác có nhu cầu. Danangtrade cung cấp và hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp về các sự kiện giao thương và hội chợ triển lãm online toàn quốc.
(责任编辑:Công nghệ)
下一篇:Nhận định, soi kèo Ajman Club vs Al Wahda, 20h15 ngày 31/1: Nhảy vọt trên BXH
Sự chuyển mình mạnh mẽ của thành phố than
Từ khi được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, thành phố Cẩm Phả đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Theo kế hoạch phát triển mới, thành phố Cẩm Phả đã đặt mục tiêu phát triển đến năm 2030 là đưa Cẩm Phả trở thành thành phố công nghiệp - dịch vụ bền vững, đón từ 1 - 3 triệu khách du lịch, tăng doanh thu du lịch lên mức 700 tỷ đồng.
Với việc dẫn đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI giai đoạn 2017 -2018, Quảng Ninh nói chung và đặc biệt là Cẩm Phả đang có bước chuyển mình mạnh mẽ từ kinh tế “nâu” sang “xanh”.
Đáng chú ý, những năm gần đây, dịch vụ - du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của thành phố Cẩm Phả. Doanh thu cũng như lượng khách du lịch đến với Cẩm Phả ngày càng tăng. Theo thống kê, tổng lượng khách du lịch đến thành phố Cẩm Phả năm 2018 đạt 95 vạn lượt, tăng 5 vạn khách so với năm trước.
Cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ tại thành phố đang được đầu tư, đáp ứng các nhu cầu khắt khe của du khách trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, phát huy tiềm năng, thế mạnh du lịch, Cẩm Phả sẽ phát triển thành trung tâm du lịch mới của Quảng Ninh và miền Bắc.
Tiềm năng tăng giá bất động sản
Thực tế cho thấy, Cẩm Phả đang thay da đổi thịt từng ngày, với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, thương mại và dịch vụ, thu nhập của người dân trên địa bàn cũng tăng. Đây trở thành thị trường đầy tiềm năng, thu hút dòng tiền lớn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thị trường bất động sản Cẩm Phả đã nhanh chóng trở thành “sân chơi” hấp dẫn với những cái “ông lớn” bất động sản cùng những dự án quy mô tầm cỡ như Khu nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe cao cấp, khu đô thị du lịch ven biển; Trung tâm thương mại và Siêu thị; Tổ hợp khu đô thị, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, sân golf và vui chơi giải trí…
Tại khu trung tâm, dòng sản phẩm nhà phố thương mại (shophouse) chiếm ưu thế và hút các nhà đầu tư.
Golden Mark Shophouse Cẩm Phả đang là dự án nhà phố thươn mại đắt khách bậc nhất trên thị trường. Ghi nhận tại thị trường bất động sản Cẩm Phả thời điểm hiện tại cho thấy, Golden Mark Shophouse Cẩm Phả là dự án được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Dự án sở hữu vị trí đắc địa, ngay tại trung tâm thành phố, sát QL18… Các chuyên gia nhận định, dự án này là “điểm sáng” đưa giá trị của bất động sản Cẩm Phả tăng cao trong thời gian tới.
Golden Mark Shophouse Cẩm Phả được phát triển theo mô hình nhà phố thương mại, trên diện tích hơn 28 nghìn m2, với 131 shophouse, diện tích từ 75m2 - 127m2/căn. Với thiết kế thông minh, shophouse tại dự án này thuận lợi để kinh doanh, cho thuê hoặc để ở.
Theo thông tin từ chủ đầu tư, Golden Mark Shophouse Cẩm Phả chỉ còn dưới 40 căn, đây là cơ hội cuối để các nhà đầu tư muốn sở hữu một dự án có lợi nhuận cao tại Cẩm Phả.
Đặc biệt, khách hàng mua căn shophouse tại Golden Mark Shophouse Cẩm Phả từ ngày nay đến 31/10 sẽ có cơ hội bốc thăm trúng thưởng ô tô Honda City 1.5L hoặc xe tay ga Honda SH 150 AB, tổng giải thưởng lên đến 700 triệu đồng.
Lệ Thanh
" alt="Cẩm Phả: Điểm sáng về tốc độ đô thị hoá" />Tọa đàm "Why Vietnam?" vừa được tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: Trọng Đạt Thinkbig Việt Nam: Tầm vóc lớn, tư duy lớn
PV: Nhiều người vẫn cho rằng, Việt Nam là một đất nước nhỏ, nhưng chúng ta có thực sự nhỏ hay không? Nếu nhìn từ góc độ phát triển ngành CNTT-Truyền thông, Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới?
Ông Nguyễn Thanh Tuyên - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông):
Chúng ta lớn hay nhỏ phải nhìn từ góc độ và các số liệu khách quan. Trên thế giới có nhiều nước diện tích lớn hơn chúng ta, nhưng Việt Nam có quy mô dân số lớn, có GDP xếp thứ 40 thế giới và đứng thứ 4 ASEAN.
Về lĩnh vực CNTT, trong những năm qua, chúng ta đã vươn lên vượt nhiều cường quốc về CNTT, một số lĩnh vực lọt top 10 thế giới. Về sản xuất, xuất khẩu điện thoại, chúng ta đứng thứ 2 thế giới, chiếm 13,3% thị phần năm 2019. Về xuất khẩu điện tử, Việt Nam xếp thứ 9 thế giới.
Việt Nam cũng được đánh giá cao và đứng thứ 9 thế giới về outsourcing. Một lĩnh vực khác cũng đang phát triển mạnh thời gian gần đây là sản xuất game. Có thể thấy điều đó qua việc tựa game blockchain Axie Infinity đã trở thành hiện tượng nổi bật toàn cầu. Việt Nam hiện xếp thứ 6 thế giới trong lĩnh vực game.
Từ những điều này, khách quan mà nói chúng ta đang lên mạnh mẽ trong công nghiệp ICT. Việt Nam cũng đang có chiến lược để tiếp tục vươn lên hơn nữa.
Ông Nguyễn Thanh Tuyên - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), người ngồi bên trái khung hình. Ảnh: Trọng Đạt Ông Nguyễn Lâm Thanh - Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, Đại diện Tik Tok tại Việt Nam:
Với góc nhìn của tôi, Việt Nam có lợi thế lớn là người Việt rất chịu khó, chăm chỉ, có năng lực. Tuy nhiên chúng ta thiếu nhạc trưởng, có nhiều người giỏi nhưng mỗi người làm một cách khác nhau, khá tự phát.
Các chính sách nhà nước về vĩ mô rất rõ nhưng khi đi vào chi tiết thì bị thiếu ở đâu đó. Nhà nước muốn dẫn dắt doanh nghiệp, bởi vậy, tính sáng tạo của mọi người bị hạn chế.
Hai năm qua, do tác động của đại dịch Covid-19, chúng ta đã mất rất nhiều nhưng cũng được lợi ở một phần nào đó. Với ngành ICT, Việt Nam đã rút ngắn tốc độ phát triển từ 3-5 năm khi mọi người đã bắt đầu quen với môi trường số, tận dụng được khả năng và bắt đầu có thói quen sử dụng dịch vụ số.
PV: Việt Nam đang ở đâu trong chuỗi cung ứng toàn cầu?
Ông Hồ Chí Dũng - Phó Tổng Giám đốc phụ trách mảng phát triển mạng lưới viễn thông (Công ty điện tử Samsung Vina):
Ở góc độ vĩ mô, vai trò và vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu là vô cùng quan trọng. Không phải tự nhiên mà số lượng “đại bàng” hay các nước lớn đang ủng hộ Việt Nam ngày một nhiều hơn.
Mỗi năm, Samsung sản xuất khoảng 180 triệu các thiết bị điện tử khác nhau, từ điện thoại đến TV, tủ lạnh... Trong đó, Việt Nam chiếm 60% tổng sản lượng thiết bị của Samsung trên toàn cầu.
Ông Hồ Chí Dũng - Phó Tổng Giám đốc phụ trách mảng phát triển mạng lưới viễn thông (Công ty điện tử Samsung Vina). Ảnh: Trọng Đạt Trong 1, 2 năm gần đây, Samsung đã thắng 1 loạt gói thầu tỷ USD về thiết bị viễn thông, 5G. Tuy nhiên ít ai biết rằng, 90% những thiết bị đó được sản xuất ở Việt Nam. Điều này cho thấy vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Samsung tin rằng Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò rất lớn vào nền kinh tế thế giới. Do vậy, Samsung đã tiếp tục cam kết đầu tư, thậm chí cả vào những ngành có giá trị đứng đầu trong chuỗi cung ứng.
Hiện Samsung có khoảng hơn 2.000 kỹ sư R&D đang làm việc tại Việt Nam. Công ty cũng đang xây dựng một trụ sở mới tại Hà Nội. Dự kiến trụ sở này sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2022 với khoảng 3.000 kỹ sư làm việc tại đây. Câu chuyện của Samsung là minh chứng cho thấy, vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu là rất lớn.
PV: Việt Nam cần ưu tiên những chính sách gì về thương mại điện tử (TMĐT) để tham gia sâu hơn vào quá trình toàn cầu hóa?
Bà Vũ Thị Minh Tú - Giám đốc đối ngoại, Lazada Việt Nam:
TMĐT đã cung cấp sân chơi giúp người bán tiếp cận với người mua thuận tiện hơn nhờ vào lợi thế của công nghệ. Để TMĐT phát huy tốt nhất vai trò của mình nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới, cần có một số ưu tiên chính sách sau.
Thứ nhất, cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là những đối tượng đang chịu tổn thương do tác động của dịch bệnh. Do đó, cần giúp họ có năng lực tốt hơn trong việc nắm bắt yêu cầu của thị trường để điều chỉnh sản xuất kinh doanh cho phù hợp.
Bên cạnh đó, chúng ta cần bồi dưỡng kỹ năng số để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng TMĐT chuyển đổi sang mô hình kinh doanh số.
Thứ hai, dù trong TMĐT hay thương mại truyền thống, hệ thống logistic đều đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do vậy cần có chính sách khuyến khích phát triển hệ thống logistic Việt Nam.
Bà Vũ Thị Minh Tú - Giám đốc đối ngoại, Lazada Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt Giờ là thời điểm cần khuyến khích TMĐT xuyên biên giới. Đây là cách giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường rộng lớn, đa dạng hơn nhờ công nghệ. Muốn làm được điều này, cần có sự tham gia hỗ trợ của các bộ ngành liên quan, đặc biệt trong việc giao thương hàng hoá xuyên biên giới, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
Nếu có được chính sách như vậy, TMĐT có thể phát huy tốt nhất vai trò, giúp doanh nghiệp đa dạng hoá kênh kinh doanh để vươn ra thế giới, giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn.Đây là thời điểm cần khuyến khích TMĐT xuyên biên giới. Đây là cách giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường rộng lớn, đa dạng hơn nhờ công nghệ. Muốn làm được điều này, cần có sự tham gia hỗ trợ của các bộ ngành liên quan, đặc biệt trong việc giao thương hàng hoá xuyên biên giới, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.
PV: Đổi mới sáng tạo đã trở thành tiêu chí để đo lường sự phát triển của các quốc gia. Năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam đang ở đâu so với thế giới?
Ông Thiều Phương Nam - Tổng Giám đốc Qualcomm Việt Nam, Lào và Campuchia:
Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi giá trị của ngành công nghệ thế giới. Qualcomm đã mở trung tâm R&D tại Hà Nội. Đây là trung tâm R&D đầu tiên của Qualcomm tại khu vực Đông Nam Á.
Việc Việt Nam là 1 trong những quốc gia đầu tiên trong khu vực và trên thế giới thử nghiệm và triển khai 5G là minh chứng rõ ràng chứng minh năng lực của người Việt Nam.
Chúng tôi rất ấn tượng với kế hoạch phát triển 5G của chính phủ Việt Nam. Tôi nghĩ rằng hạ tầng 5G rất quan trọng để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, giúp các công ty Việt Nam tiếp cận môi trường tốt nhất.
Chúng tôi đã làm việc với nhiều nhà mạng và công ty sản xuất thiết bị. Qualcomm đánh giá rất cao năng lực của các công ty Việt Nam trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo.
Nhiều sản phẩm của các công ty công nghệ Việt Nam đã được chứng minh không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Các sản phẩm smartphone, AI Camera Việt đã được triển khai ở cả những quốc gia khác ngoài Việt Nam. Chúng tôi có niềm tin lớn vào tiềm năng của các công ty Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ.
Thị trường Việt Nam – góc nhìn từ chuyển đổi số:
PV: Chuyển đổi số sẽ tạo ra một không gian mới với thị trường không có đường biên giới hạn. Trong đó, chính phủ sẽ là người đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt. Vậy Việt Nam đã làm gì để thúc đẩy quá trình này?
Bà Trần Thị Quốc Hiền - Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông:
Nhận thức và quyết tâm chuyển đổi số mạnh mẽ của Việt Nam đã được thể hiện một cách mạnh mẽ và quyết liệt từ trung ương đến địa phương.
Chính phủ đã ban hành Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 với 3 trụ cột chính là chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Việt Nam sẽ chuyển đổi số trong 8 lĩnh vực, ngành nghề gồm y tế, giáo dục, tài chính ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải & logistic, năng lượng, tài nguyên môi trường và sản xuất công nghiệp.
Tại "Why Vietnam?", nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đã khẳng định vai trò và vị thế không nhỏ của Việt Nam trong ngành công nghệ cũng như chuôĩ cung ứng toàn cầu. Ảnh: Trọng Đạt Chương trình chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam hướng tới mục tiêu kép là vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số nhưng cũng vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
Quan điểm chính của chương trình chuyển đổi số quốc gia là nhận thức đóng vai trò quyết định trong chuyển đổi số. Người dân là trung tâm của chuyển đổi số. Thể chế là động lực của chuyển đổi số. Phát triển các nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí và tăng hiệu quả.
PV: Các doanh nghiệp đã và đang tham gia thế nào vào quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam?
Ông Nguyễn Lâm Thanh - Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, Đại diện Tik Tok tại Việt Nam:
TikTok là 1 doanh nghiệp trẻ. Chúng tôi hiện chỉ mới 5 tuổi và đã có mặt ở Việt Nam được 3 năm. Hiện TikTok có khoảng 1 tỷ người dùng mỗi tháng.
TikTok được thiết kế là một nền tảng giải trí với vai trò mang sự sáng tạo đến với cộng đồng. Tuy là một nền tảng giải trí, hiện có khoảng 300-400 triệu lượt xem các nội dung giáo dục trên TikTok. Đây là con số không nhỏ so với cách đây 1 năm, khi chỉ có khoảng 20 triệu lượt xem nội dung giáo dục trên TikTok mỗi ngày.
TikTok ở Việt Nam hiện cũng đang phục vụ việc quảng bá sản phẩm cho nhiều doanh nghiệp. Từ câu chuyện của TikTok, có thể thấy tiềm năng rất lớn của chuyển đổi số.
Người dùng, các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp nhỏ sẽ chuyển đổi số trước, sau đó tới các doanh nghiệp lớn. Quá trình chuyển đổi là không thể thay đổi được và đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng.
Ông Nguyễn Lâm Thanh - Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, Đại diện Tik Tok tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt Bà Vũ Thị Minh Tú - Giám đốc đối ngoại, Lazada Việt Nam:
Chỉ tính riêng trong 2 làn sóng đầu của đại dịch Covid-19, Lazada đã giúp 110.000 doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số và kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.
Trong lễ hội mua sắm ngày 9/9 vừa qua, tổng doanh thu của Lazada đã tăng gấp 2 so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, tổng số đơn hàng đã tăng gấp 3 lần.
Khách hàng đang có xu hướng quan tâm hơn đến chất lượng sản phẩm và uy tín người bán hàng. Số lượng người mua sắm trên gian hàng chính hãng do vậy đã tăng gấp 2 so với năm ngoái. Đây là con số rất đáng khích lệ, phản ánh sự phát triển của TMĐT cũng như quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam.
Phục hồi kinh tế hậu đại dịch bằng công nghệ
PV: Đâu là vai trò của công nghệ trong phòng, chống đại dịch, phục hồi kinh tế và trong cuộc sống bình thường mới?
Ông Nguyễn Thanh Tuyên - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông):
Khi đại dịch bùng phát tại các tỉnh miền nam, toàn bộ hoạt động của mọi người dân đều bị dừng lại một cách đột ngột. Chúng ta không thể đi học, đi làm hay thậm chí là đi chợ. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn, nhiều doanh nghiệp công nghệ số trong nước đã đưa ra các giải pháp để biến những điểu không thể thành có thể.
Toàn bộ tổ dân phố của tôi đã thành lập một nhóm chung trên Zalo, qua đó mỗi người dân đều nhận được thông báo từ chính quyền cơ sở. Con tôi tham gia học và làm bài tập trên các nền tảng trực tuyến. Cơ quan tôi cũng làm việc trực tuyến trên mạng. Các sàn TMĐT như Lazada, Voso, Postmart cũng đã cung cấp các dịch vụ hàng hóa tới từng người dân.
Người dân, doanh nghiệp giờ đây đã chuyển đổi mô hình kinh doanh, cách suy nghĩ, cách làm việc, cách sống để vừa đảm bảo an toàn, vừa duy trì phát triển. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp công nghệ số cần phải tiếp tục làm sao để linh hoạt chung tay cùng đất nước phục hồi phát triển kinh tế.
Bà Vũ Thị Minh Tú - Giám đốc đối ngoại, Lazada Việt Nam:
Công nghệ đang đóng vai trò ngày càng thiết yếu trong phòng chống dịch bệnh và phục hồi kinh tế. TMĐT sẽ giúp hạn chế tiếp xúc trực tiếp, người dân có thể ngồi nhà đặt hàng và chờ người mang đến tận nơi.
Đối với việc phục hồi kinh tế, TMĐT sẽ giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ gia đình đa dạng hóa kênh bán hàng. Họ có thể bán hàng online và tiếp cận với thị trường mới rộng lớn, đa dạng hơn. Đây là cách giúp các đối tượng này kinh doanh hiệu quả hơn để nhanh chóng phục hồi, phát triển kinh tế hậu đại dịch.
TMĐT còn có thể tạo ra lợi ích gián tiếp thông qua việc các nhà bán hàng mở rộng kinh doanh, tăng nhu cầu tuyển dụng, từ đó tạo công ăn việc làm.
Những hộ gia đình và cá nhân có nhu cầu buôn bán nhỏ lẻ cũng sẽ có cơ hội nhờ TMĐT. Đây là thế mạnh mà công nghệ và TMĐT có thể tham gia đóng góp cho công cuộc phòng chống dịch bệnh, phục hồi kinh tế và cả trong cuộc sống bình thường mới.
Các chuyên gia chia sẻ tại tọa đàm "Why Vietnam?" về những hướng đi tiếp theo của Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ để phục hồi nền kinh tế hậu đại dịch. Ảnh: Trọng Đạt Ông Nguyễn Lâm Thanh - Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, Đại diện Tik Tok tại Việt Nam:
Ngay khi dịch Covid-19 bùng phát hồi năm ngoái, TikTok đã tổ chức chiến dịch thay đổi thói quen rửa tay của mọi người.
Chỉ sau mấy ngày, nhiều nước đã sử dụng “vũ điệu rửa tay” của Việt Nam để truyền thông về việc rửa tay đúng cách. Tại Việt Nam có đâu đó khoảng 300 triệu lượt xem video về “vũ điệu rửa tay”.
Khi ở nhà, sức khoẻ tinh thần nhiều khi còn quan trọng hơn sức khoẻ vật chất. TikTok vì vậy đã phối hợp với Bộ Y tế để triển khai chương trình “Ở nhà rất vui”. Chiến dịch này sau đó đã rất thành công khi tạo ra 2 triệu video với gần 40 tỷ lượt xem.
Để phục hồi kinh tế, TikTok đang phối hợp với các hiệp hội tổ chức các khóa đào tạo digital marketing cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục tiêu giúp họ tận dụng hiệu quả các nền tảng công nghệ mới để đưa sản phẩm đến người dùng.
Ông Thiều Phương Nam - Tổng Giám đốc Qualcomm Việt Nam, Lào và Campuchia:
Chúng tôi thấy rõ vai trò của công nghệ, đặc biệt là công nghệ kết nối trong đại dịch. 75% doanh nghiệp phải nâng cấp hạ tầng mạng để nhân viên làm việc tại nhà. Các công nghệ mới như WiFi Mesh, WiFi 6 và đặc biệt là 5G đều được ứng dụng mạnh trong đại dịch.
Hiện thế giới có khoảng 160 nhà mạng triển khai 5G thương mại vì nhu cầu kết nối tăng mạnh. Đại dịch Covid-19 đã giúp việc ứng dụng công nghệ đi nhanh hơn rất nhiều, đặc biệt là công nghệ di động. Công nghệ 5G đang được triển khai nhanh gấp đôi so với công nghệ 4G trước kia.
Ngay cả khi thế giới kiểm soát được dịch Covid-19, các hoạt động chuyển đổi số cũng sẽ trở thành một điều bình thường mới.
Hiện nay giá logistic của Việt Nam rất cao, chúng ta có thể ứng dụng 5G để tăng hiệu quả sử dụng kho bãi, giảm chi phí. Về sản xuất, với độ trễ thấp, Việt Nam có thể sử dụng 5G để xây dựng các giải pháp nhà máy thông minh.
Nhìn chung, để phục hồi kinh tế và bắt đầu một cuộc sống bình thường mới, việc triển khai 5G sớm và rộng tại Việt Nam là rất quan trọng.
Trọng Đạt
Tọa đàm Why Vietnam: Việt Nam lớn hay nhỏ?
Việt Nam với những khát vọng lớn, tầm nhìn lớn sẽ mang đến thế giới câu chuyện thành công về chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số - xã hội số và là nơi để các doanh nghiệp công nghệ số tìm đến đầu tư và phát triển.
" alt="Việt Nam ở đâu trong ngành công nghệ và chuỗi cung ứng toàn cầu?" />Chính thức cấp phép cung cấp giải pháp chữ ký số từ xa từ 28/10/2021
Ngày 28/10/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt cấp phép về việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số từ xa cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Mô hình chữ ký số từ xa (Remote Signing) là phương thức chữ ký số đã được phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới và đã được chứng minh sự tiện lợi, hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ trong những năm gần đây. So với loại hình chữ ký số trước đây, bị phụ thuộc vào các thiết bị vật lý như USB token, chữ ký số từ xa có sự linh hoạt hơn khi có thể sử dụng trên nhiều loại thiết bị, bao gồm smartphone, laptop, tablet chứ không chỉ đơn thuần là máy tính như trước kia. Hơn thế nữa, với loại hình chữ ký số này, tốc độ ký nhanh hơn, nhiều hơn mà vẫn đảm bảo tính an toàn, pháp lý, đặc biệt phù hợp đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong thời đại số hóa và thương mại điện tử hiện nay.
Sự lựa chọn cần thiết trong thời đại số hóa toàn cầu
Theo đại diện của VNPT, theo xu hướng thời đại với nhu cầu ngày càng cao của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, VNPT đã có sự nghiên cứu, đầu tư, phát triển và chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, hạ tầng để có thể triển khai cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng theo mô hình ký số từ xa (VNPT SmartCA) ngay trong tháng 11/2021.
“Trong thời gian qua, khi phải đối diện với những khó khăn kinh tế do đại dịch Covid-19 tác động đã cho thấy sự cần thiết về chữ ký số và mô hình chữ ký số từ xa đối với đời sống kinh tế xã hội. Giải pháp chữ ký số từ xa VNPT SmartCA sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách về không gian, giúp cho các giao dịch của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp được thuận lợi mà vẫn đảm bảo hiệu quả, an toàn. Kể cả sau khi đại dịch được khống chế, loại hình chứng thực chữ ký số này vẫn không thể thiếu trong các hoạt động giao dịch thương mại điện tử, hành chính khi mà tốc độ số hóa toàn cầu ngày càng diễn ra mạnh mẽ, các giao dịch diễn ra từng giây, từng phút”.
Đại diện này cho biết thêm, so với các loại hình chứng thực chữ ký số truyền thống (CA), chữ ký số từ xa với ưu điểm nổi bật như không cần thiết bị phần cứng như smartcard/USB token, không cần cài đặt phần mềm môi trường, khóa lưu tập trung với tất cả các khóa được quản lý tập trung… giúp cho việc quản lý giao dịch một cách đầy đủ và tối ưu chi phí đầu tư và vận hành cho khách hàng. Đây cũng là loại hình chữ ký số có tính bảo mật cao hàng đầu hiện nay, đáp ứng đầy đủ các chính sách bảo mật, tiêu chuẩn bảo mật Châu Âu eIDAS.
Về tốc độ ký, giải pháp chữ ký số từ xa VNPT SmartCA cũng thể hiện sự ưu việt hơn khi cho phép khách hàng có thể ký hàng loạt với tốc độ cao, đây sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho các giao dịch thương mại điện tử như hải quan, thuế, kho bạc, tài chính… khi mà sự cạnh tranh ngày càng diễn ra mạnh mẽ.
Mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái số VNPT
Với những ưu thế kể trên, VNPT kỳ vọng, giải pháp chữ ký số từ xa VNPT Smart CA sẽ là một “át chủ bài”, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Đây cũng là một bước quan trọng trong việc hoàn thiện hệ sinh thái số của tập đoàn này cùng với các dịch vụ như Hợp đồng điện tử (VNPT eContract), nền tảng quản trị doanh nghiệp SME toàn diện (VNPT OneBusiness), hóa đơn điện tử (VNPT Invoice)…
Trong những năm qua, với sự đầu tư kỹ lưỡng và bài bản, VNPT hiện là một trong những đơn vị tiên phong đi đầu trong việc thiết lập hệ sinh thái số với các dịch vụ xuyên suốt quá trình hoạt động của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam. Mới đây, theo đánh giá của Tổ chức Vietnam Report, VNPT lọt top 2 công ty công nghệ uy tín nhất Việt Nam.
Trong thời gian tới, Tập đoàn VNPT tiếp tục được kỳ vọng sẽ tạo nên những bước đột phá quan trọng trong việc tạo ra những dịch vụ mới, góp phần thúc đẩy nền kinh tế số Việt Nam." alt="VNPT chính thức được cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa" />Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, nơi mẹ chị T. từng điều trị. Ảnh: Thế Sơn. Theo đơn gửi Thanh tra Sở Y tế TPHCM đề nghị giải quyết hành vi có dấu hiệu vi phạm y đức, quy định về khám chữa bệnh, chị T. cho biết mẹ bị ung thư tuyến giápnặng, phải điều trị tại nhiều bệnh viện lớn. Trong quá trình điều trị, chị quen biết bác sĩ C., làm tại Khoa Y học hạt nhân (Bệnh viện Ung bướu TP.HCM).
Theo chị T., bác sĩ C. cho biết bệnh ung thư tuyến giáp của người mẹ đã nặng, cần uống thuốc "nhắm trúng đích" Lenvaxen 10 để kéo dài sự sống. Chị T. cho rằng, bác sĩ C. đã lợi dụng tâm lý lo lắng, muốn cứu mẹ bằng mọi giá của mình để đòi "cho vui vẻ", sau đó trực tiếp xâm hại tình dục chị tại một nhà thuốc ở quận Tân Bình.
Tuy nhiên, tình trạng của người mẹ ngày càng nặng, lọ thuốc Lenvaxen 10 được cho là "dỏm". Sau khi chị T. viết bài đăng tố cáo ẩn danh trên Facebook, bác sĩ C. liên hệ chị để xóa bài. Sau đó, chị T. gửi đơn tố cáo đến bệnh viện nơi bác sĩ C. công tác và Sở Y tế TP.HCM.
Thanh tra Sở Y tế đã làm việc với bác sĩ C. và yêu cầu giải trình các nội dung trong đơn tố cáo. Bác sĩ này không thừa nhận hành vi xâm hại tình dục, chỉ nhận đã tư vấn và cho tặng thuốc tại nhà. Bác sĩ C. đã tạm ngưng công tác chuyên môn để tập trung làm rõ vụ việc.
Trong khi đó, Sở Y tế TP.HCM nhận định vụ việc có liên quan đến đạo đức nghề nghiệp. Bệnh viện Ung bướu TP.HCM khẳng định quan điểm không bao che nếu nhân viên sai phạm. Do vụ việc liên quan đến uy tín của bệnh viện và ngành y tế, bệnh viện mong muốn được minh bạch và rõ ràng.
Cô gái 21 tuổi tố cáo bị bác sĩ xâm hại: 'Tôi như trầm cảm suốt nhiều tháng qua'
Chị N.T.K.T (21 tuổi) cho biết bản thân gặp nhiều áp lực và như bị trầm cảm suốt nhiều tháng qua. Mẹ chị đang được chăm sóc tại nhà." alt="Công an làm việc với cô gái 21 tuổi trong vụ tố cáo bác sĩ xâm hại" />Từ nay đến khi có thông báo mới hoặc chỉ đạo khác của Trung ương, các chốt kiểm soát dịch tại Huế công nhận kết quả xét nghiệm Covid-19 của người dân trên PC-Covid hoặc Hue-S (Ảnh minh họa: thuathienhue.gov.vn) Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, các đơn vị lấy mẫu, xét nghiệm trên địa bàn tỉnh thực hiện đầy đủ quy trình trên Nền tảng xét nghiệm Covid-19, từ lấy mẫu đầu vào đến xét nghiệm, trả kết quả qua phần mềm và công bố kết quả qua các ứng dụng PC-Covid quốc gia và Hue-S.
Theo hướng dẫn của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trường hợp cá nhân, tổ chức cần kết quả xét nghiệm Covid-19 bản giấy, các đơn vị thực hiện theo quy định hiện hành.
Sở Y tế cũng có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ lực lượng chức năng phòng chống dịch công nhận kết quả xét nghiệm Covid-19 trên ứng dụng PC-Covid quốc gia và Hue-S.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao Sở TT&TT là cơ quan đầu mối của tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị chuyên môn của Bộ TT&TT hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị lấy mẫu, xét nghiệm thực hiện công bố, đồng bộ và tích hợp kết quả xét nghiệm Covid-19 trên nền tảng của Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia và liên thông dữ liệu ứng dụng PC-Covid và Hue-S.
Cùng với 2 nền tảng quản lý tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, khai báo y tế và quản lý người vào ra địa điểm bằng mã QR, nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến cũng là 1 trong 3 nền tảng công nghệ được Bộ TT&TT và Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương triển khai thống nhất.
So với trước đây làm bằng cách thủ công, nền tảng công nghệ này giúp các cơ sở xét nghiệm Covid-19 giảm khoảng 50% thời gian lấy mẫu xét nghiệm nhờ quét và lưu trữ thông tin người xét nghiệm qua mã QR trên ứng dụng di động, xử lý trên phần mềm. Kết quả xét nghiệm của người dân cũng được trả online trên ứng dụng di động, giúp hạn chế tiếp xúc trực tiếp.
Với sự hỗ trợ của Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19, dữ liệu tiêm chủng, xét nghiệm đã được kết nối, liên thông với các nền tảng chống dịch tại Huế. Nhờ vậy, kết quả tiêm chủng và xét nghiệm đã được trả cho người dân địa phương qua cả Hue-S và PC-Covid.
97% người dân Huế có Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia
Sở TT&TT Thừa Thiên Huế còn được yêu cầu tiếp tục tuyên truyền cài đặt và sử dụng PC-Covid, Hue-S để người dân không chỉ thể hiện trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng mà còn là cách để mỗi người tự bảo vệ bản thân và gia đình trước dịch bệnh.
Trong đó, PC-Covid là ứng dụng do Ban chỉ đạo quốc gia chỉ đạo xây dựng phục vụ phòng chống dịch Covid-19. Có mặt trên các kho ứng dụng App Store và CH Play từ ngày 30/9, PC-Covid có các tính năng chính gồm: Cấp, quản lý mã QR cá nhân và địa điểm; Quét mã QR; Khai báo y tế; Khai báo di chuyển nội địa; Phản ánh của người dân; Thông tin tiêm vắc xin, thông tin xét nghiệm... Tính đến ngày 5/11, ứng dụng PC-Covid đã có hơn 28,3 triệu người dùng.
Hue-S hiện là ứng dụng trên nền di động đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tích hợp, cung cấp các dịch vụ đô thị thông minh. Được kết nối đồng bộ với Cổng thông tin dịch vụ đô thị thông minh, thời gian qua trên ứng dụng này, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai cung cấp nhiều dịch vụ cho người dân như: phản ánh hiện trường, thông tin cảnh báo, giám sát đô thị qua cảm biến camera, giám sát hồ đập và môi trường, giám sát tàu cá...
Từ đầu năm 2021, để phát huy hiệu quả của ứng dụng Hue-S vốn đã được nhiều người dân Thừa Thiên Huế quen sử dụng, UBND tỉnh này đã khởi động triển khai giải pháp quản lý dịch bệnh Covid-19 bằng mã QR. Giải pháp hướng tới mục tiêu góp phần phòng chống dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng và bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân.
Đến nay, khoảng 97% người dân Thừa Thiên Huế đã có Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia. Đặc biệt, vào giữa tháng 9/2021, Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia đã phối hợp với Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế thiết lập, mở kết nối API và cấp chuẩn để tỉnh có thể chủ động tạo mã QR cho người dân theo chuẩn quốc gia.
Sau khi mã QR quốc gia được kết nối, Thừa Thiên Huế đã làm Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia cho người dân trong tỉnh. Hệ thống cấp Thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR quốc gia của Thừa Thiên Huế chính thức kích hoạt từ 16h ngày 19/9. Đến nay, Huế đã tạo và cấp Thẻ kiểm soát dịch bệnh cho khoảng 97% dân số của tỉnh.
Đại diện Sở TT&TT Thừa Thiên Huế nhấn mạnh: Giải pháp kiểm soát người vào - ra các địa điểm bằng quét mã QR quốc gia gắn trên Thẻ kiểm soát dịch bệnh đã cấp cho người dân được tỉnh xác định là giải pháp căn cơ nhất trong giai đoạn chuyển trạng thái thích ứng với tình hình mới của công tác phòng chống dịch.
Vân Anh
Nền tảng hỗ trợ quản lý xét nghiệm Covid-19 giúp giảm 50% thời gian lấy mẫu
Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử, 1 trong 3 nền tảng 2 Bộ Y tế và TT&TT đề nghị triển khai toàn quốc, đang giúp nhiều tỉnh phía Nam tiết kiệm thời gian, người dân nhận kết quả online.
" alt="Huế công nhận kết quả xét nghiệm Covid" />Bột chiên: Đây là một trong những món ăn vặt được yêu thích ở TP HCM. Bột gạo được chiên giòn trên chảo lớn, sau đó đập thêm trứng, ăn cùng đu đủ, củ cải, hành tươi và tương ớt.
Bánh mì: Bánh mì Việt Nam là món ăn nổi tiếng và được mang tới nhiều quốc gia trên thế giới. Lớp vỏ bánh giòn thơm bọc ngoài phần nhân phong phú, có từ patê, thịt, xúc xích đến trứng, chả… cùng các loại dưa góp, rau thơm, tạo ra hương vị độc đáo khó quên cho bánh mì.
Gỏi cuốn và nem rán: Gỏi cuốn được làm từ lớp bánh tráng mỏng, bọc ngoài thịt hoặc hải sản, thêm các loại rau sống. Nem rán có phần nhân thịt trộn mộc nhĩ, rau củ hay hải sản thơm phức và lớp vỏ vàng ruộm, giòn tan.
Bánh xèo: Lớp vỏ bánh màu vàng hấp dẫn và phần nhân tôm thịt, giá đỗ, ăn kèm các loại rau thơm và nước chấm độc đáo khiến món bánh xèo được nhiều du khách yêu thích.
Phở: Món ăn này có mặt ở hầu hết mọi vùng, mọi thành phố của Việt Nam và còn được đem ra nhiều quốc gia. Bánh phở mềm mịn được chan nước dùng ngọt ngào ninh từ xương, thêm thịt gà hoặc thịt bò, cùng các loại rau thơm.
Bún bò Nam Bộ: Bún được trộn cùng thịt bò thái mỏng, lạc rang, giá, rau thơm, hành phi, ớt và nước mắm. Món ăn này rất hợp với thời tiết nóng nực vào mùa hè ở Việt Nam.
Cao lầu: Hội An có nhiều món ngon, trong đó phải kể đến cao lầu. Sợi mì to được rưới nước sốt rim, thêm thịt xá xíu, tóp mỡ và rau thơm, tạo ra hương vị hòa hợp, hấp dẫn.
Cà phê trứng: Đồ uống độc đáo này khá nổi tiếng ở phố cổ Hà Nội, với hương vị thơm, ngọt, ngậy, rất hợp để nhâm nhi và ngắm phố phường.
Xôi: Gạo nếp nấu chín được ăn kèm với nhiều thức khác nhau, như thịt kho, trứng muối, chả, ruốc… và thêm chút hành khô.
Bún chả: Thịt lợn được tẩm gia vị và nướng trên than hoa tới khi chín và dậy mùi. Sau đó, thịt được cho vào nước mắm, ăn kèm bún và rau thơm.
Theo Zing
" alt="10 món vỉa hè phải thưởng thức khi tới Việt Nam" />
- ·Nhận định, soi kèo Deportivo Xinabajul vs Deportivo Achuapa, 09h00 ngày 31/1: Chủ nhà gặp khắc tinh
- ·Xây dựng chính quyền điện tử để tăng hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp
- ·Chung cư The Parkland: Dùng nước giếng khoan ô nhiễm, giá cao như nước máy
- ·Trải nghiệm vịnh Bái Tử Long trên du thuyền 5sao Starlight Cruise
- ·Nhận định, soi kèo Universitario vs Inter Miami, 8h00 ngày 30/1: Điểm tựa sân nhà
- ·Cận cảnh chùa Ngọc Hoàng, nơi Obama dự kiến tham quan
- ·Nhật giải thích lý do vệ tinh NanoDragon của Việt Nam chưa thể phóng lên vũ trụ
- ·Du lịch ở kiên Giang
- ·Nhận định, soi kèo Al Hilal vs Al
- ·Vắt chanh vào vùng kín sau quan hệ, thiếu nữ 14 tuổi mang bầu
Khách hàng nhận chuyển nhượng đất tại dự án Khu nhà ở Tuấn Hùng bức xúc vì tiền mất, đất chẳng thấy đâu Theo Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, dự án Khu nhà ở Tuấn Hùng được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chấp thuận địa điểm từ tháng 11/2005, UBND thị xã Bà Rịa phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, Sở Xây dựng có tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở vào năm 2009 và ý kiến cấp phép hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở dân cư Tuấn Hùng A vào năm 2010.
Qua rà soát hồ sơ pháp lý và kiểm tra thực địa dự án, Sở Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu ghi nhận đến nay chủ đầu tư chỉ mới san lấp mặt bằng khoảng 8,6ha, lắp đặt cống thoát nước, các hạng mục khác chưa thực hiện.
Hiện nay, dự án có nhiều trường hợp người dân khiếu nại Công ty Tuấn Hùng có dấu hiệu vi phạm pháp luật và UBND TP Bà Rịa đã làm việc với đại diện công ty, yêu cầu cung cấp hồ sơ pháp lý có liên quan, đồng thời xem xét để công ty tiếp tục thực hiện dự án.
Tuy nhiên, đến nay Công ty Tuấn Hùng vẫn không tiếp tục triển khai dự án. Ngày 13/5/2019 Sở Xây dựng có công văn mời đại diện công ty này đến làm việc về tiến độ dự án, tuy nhiên Sở Xây dựng không liên hệ được với công ty theo địa chỉ ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Căn cứ vào quy định: “Các dự án không giải phóng được mặt bằng, dự án có chức năng không phù hợp quy hoạch đô thị được duyệt; dự án thực hiện chậm tiến độ phải xử lý thu hồi theo quy định của Luật Đất đai và bất động sản”, Sở Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết sẽ trình UBND tỉnh thu hồi chủ trương đầu tư dự án nêu trên nếu Công ty Tuấn Hùng không có văn bản giải trình, không liên hệ với Sở Xây dựng trước ngày 8/9/2019.
Từ năm 2018, nhiều khách hàng đã ký hợp đồng góp vốn với Công ty Tuấn Hùng tại dự án Khu nhà ở Tuấn Hùng đã gửi đơn đến cơ quan các cấp, tố cáo doanh nghiệp này thu tiền của khách hàng nhưng cả chục năm vẫn không bàn giao nền đất.
Cụ thể, ông L.H.Q (ngụ quận 7, TP.HCM) ký hợp đồng góp vốn với Công ty Tuấn Hùng để nhận chuyển nhượng 200m2 đất tại dự án Khu nhà ở Tuấn Hùng vào năm 2008 với giá 640 triệu đồng. Ông Q. thanh toán được 80% giá trị hợp đồng nhưng từ đó đến nay đất không thấy đâu mà tiền cũng không đòi lại được.
Giấc mơ sau 2 năm vẫn vô vọng vì mua căn hộ của Nhà Mơ
Mở bán rầm rộ vào cuối năm 2017 nhưng đến nay dự án Dream Home Riverside do Công ty Nhà Mơ làm chủ đầu tư vẫn đang trong quá trình đổ bê tông lót móng.
" alt="Chủ đầu tư 'biến mất', dự án nhà ở Tuấn Hùng có nguy cơ bị thu hồi" />Lễ ký kết hợp tác giữa Viện nghiên cứu Tâm Anh và Viện nghiên cứu Vi sinh và Chống dịch Stanford Theo đó, Viện nghiên cứu Tâm Anh và Viện nghiên cứu Vi sinh và Chống dịch Stanford đã ký kết hợp tác trên các lĩnh vực: Nâng cao năng lực công nghệ nghiên cứu sinh học tại Việt Nam qua việc xây dựng hệ thống thử nghiệm lâm sàng và các phòng nghiên cứu hiện đại; Đào tạo về khai thác trí tuệ nhân tạo (AI) cho ứng dụng y tế; Nghiên cứu phát triển thuốc mới phòng chống sốt xuất huyết; Nghiên cứu về tỷ lệ lây nhiễm và tầm soát virus HDV viêm gan D tại Việt Nam.
Trong quá trình hợp tác, các nhà nghiên cứu Stanford sẽ chia sẻ, phối hợp chuyên môn cùng Viện nghiên cứu Tâm Anh. Viện nghiên cứu Tâm Anh với lợi thế về hệ thống bệnh viện, hệ thống trang thiết bị máy móc cho xét nghiệm, nghiên cứu hiện đại hàng đầu, là nơi các nhà khoa học thực hiện các nghiên cứu, xét nghiệm, phát triển các thuốc điều trị.
Điểm đặc biệt trong hợp tác này là sự góp mặt của các kĩ sư công nghệ về trí tuệ nhân tạo. TS. Lương Minh Thắng - Cố vấn cấp cao AI của Viện nghiên cứu Vi sinh và Chống dịch Stanford cho biết: “Trí tuệ nhân tạo đã mở ra kỉ nguyên mới cho loài người khi tận dụng những trí tuệ lớn của nhân loại để đề xuất những ứng dụng mới, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Do đó, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các nghiên cứu khoa học sẽ góp phần rút ngắn thời gian nghiên cứu, nâng cao hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Từ đó, quá trình nghiên cứu phát triển thuốc, vắc xin được tiết giảm thời gian và giảm giá thành.”
GS. Jeffrey S. Glenn - Viện trưởng Viện nghiên cứu Vi sinh và Chống dịch Stanford cho biết: “Các phát minh khoa học, sáng kiến đổi mới và sáng tạo từ các phòng nghiên cứu thành công sẽ mang lại lợi ích to lớn. Việc đưa các nghiên cứu khoa học, thử nghiệm lâm sàng thuốc mới về Việt Nam sẽ là cơ hội tốt để người dân có cơ hội sớm tiếp cận với những phương pháp chữa bệnh mới và tốt trên thế giới.”
GS.TS Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc khoa học Viện nghiên cứu Tâm Anh cho biết: “Ngay sau lễ ký kết, chúng tôi sẽ bắt tay để sớm thực hiện những dự án quan trọng như xét nghiệm chẩn đoán và điều trị viêm gan D; phát triển thuốc điều trị ung thư liên quan đến cơ chế miễn dịch, thuốc điều trị sốt xuất huyết… Bên cạnh đó chúng tôi sẽ tăng cường trao đổi đào tạo, trao đổi hợp tác chuyên môn giữa các nhà khoa học của hai bên tại Việt Nam và Mỹ, thắt chặt hơn nữa hợp tác về khoa học, giáo dục, y tế và kinh tế giữa hai quốc gia.”
Ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Hệ thống BVĐK Tâm Anh khẳng định: “Hợp tác này là dấu mốc đặc biệt quan trọng nhằm phát huy thế mạnh của mỗi bên để nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển, thử nghiệm lâm sàng các loại thuốc mới, vì mục tiêu chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người bệnh”.
Viện nghiên cứu Tâm Anh - TAMRI thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, có mục tiêu thực hiện các nghiên cứu liên quan đến bệnh lý, vắc xin; tiến hành thử nghiệm lâm sàng các phương pháp phòng ngừa và điều trị mới.
Viện nghiên cứu Vi sinh và Chống dịch Stanford là viện nghiên cứu thuộc ĐH Stanford (Mỹ), tập trung vào phát triển tiền lâm sàng các phương pháp trị liệu mới để chống lại các bệnh do virus gây ra. Song song, các nhà khoa học còn tập trung phát triển các thuốc mới điều trị ung thư, sốt xuất huyết, viêm gan…
Hiện, Viện nghiên cứu Vi sinh và Chống dịch Stanford đã thành lập Viện nghiên cứu Vi sinh và Chống dịch Stanford - Việt Nam, nhằm kết nối nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác giữa hai bên.
Hoài Phạm
" alt="Ứng dụng AI trong nghiên cứu phát triển thuốc mới" />- - Cô sinh viên 20 tuổi chưa có chồng nhưng ngực liên tục tiết sữa non, trong khi kinh nguyệt thưa dần rồi mất hẳn.
N.H.Y là sinh viên trường Cao đẳng Nghệ thuật tại Hà Nội. Cô gái trẻ có kinh nguyệt từ năm 14 tuổi, nhưng đến năm 17 tuổi đột nhiên chu kỳ thưa dần rồi mất hẳn.
Y. chủ quan không đi khám. Cho đến 1 năm trở lại đây, cơ thể xuất hiện thêm nhiều dấu hiệu bất thường như ngực liên tục tiết sữa, cứ nặn là ra sữa non, da toàn thân khô sạm dần, hay đau đầu, cô gái trẻ mới đi khám phụ khoa vì lo vô sinh.
Tuy nhiên cả tử cung và phần phụ đều hoàn toàn bình thường. Khi đến khoa Ngoại thần kinh, BV K làm xét nghiệm, các bác sĩ phát hiện nồng độ hormone tuyến yên trong máu tăng cao bất thường.
Phụ nữ tiết sữa bất bình thường, mất kinh nguyệt đột ngột, da thô ráp là những dấu hiệu chính giúp bạn nghĩ đến u tuyến yên Khai thác thêm, bệnh nhân cho biết khi lượng kinh nguyệt giảm càng nhiều, lượng sữa tiết ra càng lớn.
Ths.BS Nguyễn Đức Liên, Trưởng khoa Ngoại thần kinh cho biết, trường hợp này bệnh nhân đã hình thành u tuyến yên.
“Nhưng do khối u còn nhỏ nên bác sĩ chỉ định dùng thuốc để ức chế tế bào u. Sau vài tháng điều trị, bệnh nhân đã có kinh nguyệt trở lại, da dẻ mịn màng hơn”, BS Liên chia sẻ.
Bệnh nhân được chỉ định tiếp tục dùng thuốc duy trì, tái khám theo lịch hẹn, tiên lượng rất khả quan, sau này có thể có con bình thường.
BS Liên cho biết, đã từng khám và điều trị cho rất nhiều trường hợp phụ nữ mắc u tuyến yên mà không biết. Hầu hết đều có hiện tượng tiết sữa bất thường và đều tìm đến các chuyên khoa phụ sản để thăm khám.
Trong đó có nhiều trường hợp đã cai sữa 3-4 năm vẫn có hiện tượng tiết sữa, nhưng chủ quan, chỉ phát hiện bệnh khi tình cờ đi khám bệnh lý khác.
Theo BS Liên, tuyến yên là tuyến hình hạt đậu nhỏ nằm ở đáy não, hơi phía sau mũi và giữa hai tai. Mặc dù kích thước nhỏ nhưng tuyến yên có nhiệm vụ điều hòa sự cân bằng các nội tiết tố (hormone) của cơ thể.
U tuyến yên có thể xảy ra ở cả 2 giới với mọi độ tuổi, tuổi càng cao, nguy cơ càng lớn. Khối u này khiến tuyến yên tạo ra quá nhiều hoặc quá ít hormone, ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể hoặc gây áp lực lên não gây đau đầu cùng các triệu chứng khác.
Với u tuyến yên, tuỳ thuộc vào kích thước, khối u dạng không chế tiết hay chế tiết loại hormone nào mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau.
Với trường hợp u tuyến yên chế tiết Prolactin khiến phụ nữ tiết sữa dù không mang thai như trường hợp N.H.Y không nhất thiết phải mổ nếu khối u nhỏ và không giảm thị lực.
Các trường hợp phải phẫu thuật đa số được mổ nội soi qua mũi, xoang, đảm bảo thẩm mỹ. Những khối u lớn, có thể phải mở hộp sọ.
BS Liên khuyến cáo, phụ nữ khi có những dấu hiệu bất thường như đột ngột mất kinh, có hiện tượng tiết sữa dù không nuôi con nhỏ hoặc cai sữa đã lâu, thỉnh thoảng đau đầu... cần kiểm tra tuyến vú và kiểm tra nội tiết tuyến yên. Ở hầu hết những phụ nữ mắc u tuyến yên, da sẽ thô ráp, sần sùi hơn bình thường.
Giảm thị lực không rõ nguyên nhân cũng là dấu hiệu cần lưu ý vì có thể khối u lớn chèn ép dây thần kinh.
“Chúng tôi từng khám cho bệnh nhân giảm thị lực tới 5 năm nhưng không tìm ra nguyên do, khi kiểm tra phát hiện u tuyến yên to tới 5cm”, BS Liên chia sẻ.
Với nam giới, giảm ham muốn tình dục là một trong những dấu hiệu cần lưu ý hoặc những trường hợp trẻ em dậy thì quá sớm.
Giám đốc bệnh viện K: 35% ung thư do chế độ ăn uống
Giám đốc bệnh viện K nhấn mạnh hút thuốc và chế độ dinh dưỡng không hợp lý là 2 nhóm nguyên nhân hàng đầu gây ung thư.
" alt="Chưa lấy chồng nhưng liên tục tiết sữa có thể bị u tuyến yên" /> - - Nhìn dòng nước đục ngầu tràn vào nhà, người dân Thủ đô đã phải thức đêm để chuyển đồ, tát nước trong mệt mỏi, ngán ngẩm.Mẹo giúp xe máy đi qua vùng ngập nước" alt="Hà Nội ngập lụt ngày mưa" />
- ·Nhận định, soi kèo Jeddah vs Al
- ·Không thể quan hệ tình dục, cô gái được tạo âm đạo từ niêm mạc miệng
- ·6 lưu ý khi sử dụng chảo chống dính để tránh ung thư 'gõ cửa'
- ·Chuyển đổi số là là bước đột phá để thực hiện khát vọng phát triển của Bình Phước
- ·Nhận định, soi kèo Bremen vs Mainz, 02h00 ngày 1/2: Trở lại mạch thắng
- ·Cách đơn giản trị nổi mề đay khi trời lạnh
- ·Phòng khám sản khoa bị phạt vì quảng cáo sinh con theo ý muốn
- ·8 vạn ly sữa cho trẻ nghèo hiếu học Ninh Bình
- ·Nhận định, soi kèo Al Bataeh vs Shabab Al Ahli, 20h15 ngày 30/1: Con mồi ưa thích
- ·Nhận định kèo C1 Chelsea vs AC Milan: Mệnh lệnh phải thắng