Bộ trưởng Kapil Sibal giới thiệu nguyên mẫu máy tính bảng 35 USD |
Ấn Độ sắp bán tablet 700.000 đồng
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Cagliari vs Lazio, 2h45 ngày 4/2 -
Chia sẻ với VietNamNet, một số phụ huynh ở Nghệ An không đồng tình với thông báo của nhà trường là giữ nguyên việc thu 10 tháng học phí (bao gồm cả những tháng học sinh nghỉ vì Covid-19 mà chỉ học online). Trường Chất lượng cao Phượng Hoàng không giảm học phí thời gian dạy online, phụ huynh bất bìnhCác phụ huynh cho biết, theo thỏa thuận từ đầu năm học, Trường Phổ thông CLC Phượng Hoàng thu học phí 10 tháng (từ 1/8/2019 đến 30/5/2020). Tuy nhiên do dịch bệnh nên các học sinh nghỉ học từ ngày 7/2 đến 3/5/2020 (tức là 2 tháng 3 tuần).
Sau khi học sinh trở lại trường vào ngày 4/5; theo chương trình đã được tinh giản mà Bộ GD-ĐT hướng dẫn, nhà trường thông báo ngày kết thúc năm học là 30/6. Như vậy, nếu tính tháng 4 nghỉ vì Covid-19 học bù vào tháng 6 thì còn 1 tháng 3 tuần học sinh không đi học trực tiếp. Như vậy thực tế học sinh đi học trực tiếp tại trường là 8 tháng 1 tuần. Tuy nhiên trường vẫn thông báo thu đủ 10 tháng học phí. Điều này khiến các phụ huynh không hài lòng.
Phụ huynh và Trường Phổ thông chất lượng cao Phượng Hoàng chưa thỏa thuận được mức thu phí thời gian học online “Như vậy nếu giữ nguyên mức thu 10 tháng là không phản ánh đúng thời lượng học thực tế mà học sinh nhận được”, chị H.P – một phụ huynh nói.
Theo chị H.P, trong quãng thời gian 2 tháng 3 tuần mà các con nghỉ dịch, trường có tổ chức dạy học online. Tuy nhiên, theo đánh giá của phụ huynh là không hiệu quả (liên tục bị out vì dùng phần mềm Zoom miễn phí) và việc này cũng được phản ánh nhiều lần trên nhóm của các lớp.
Chị H.P cho hay, tháng 2 khi chưa có văn bản triển khai của Sở GD-ĐT Nghệ An, trường đã tổ chức dạy học online từ ngày 10/2. Hàng ngày tổ chức dạy 80 phút vào buổi tối. Đến ngày 24/3, khi có văn bản chỉ đạo chính thức của Sở mới đi vào học ôn các bài đã học, thì lịch học của cấp THCS có tăng thêm thành 120 phút/ngày.
“Tuy nhiên, nếu theo thời gian học của cấp 1 và 2 thì học ở trường sẽ là 8 tiếng/ngày trong khi đó học online nhiều nhất là 2 tiếng tức, chỉ bằng 1/3 thời gian học ở trường. Vì vậy, theo chúng tôi trường thu nguyên học phí là không hợp lý”, chị H.P nói.
Nhóm phụ huynh cho rằng, việc trường tự ý áp đặt giữ nguyên mức thu 10 tháng học phí là không đi đúng với chủ trương của Bộ GD-ĐT.
Bởi công văn 1620/BGDĐT-KHTC của Bộ GD-ĐT nêu rõ: "Đối với các cơ sở ngoài công lập, nếu tổ chức học trực tuyến thì các cơ sở căn cứ vào tình hình thực tế triển khai, các khoản chi phí phát sinh cần thiết để triển khai các hoạt động tổ chức dạy, thời gian thực tế học trực tuyến, các nội dung truyền tải qua dạy học trực tuyến, tỷ lệ hoàn thành chương trình học... để xác định mức thu hợp lý trên nguyên tắc chia sẻ khó khăn chung giữa cơ sở giáo dục và phụ huynh”.
Tuy nhiên, theo chị H.P, trước khi ra thông báo này, nhà trường không tổ chức lấy ý kiến, thoả thuận với phụ huynh.
Vì vậy, nhóm phụ huynh đã làm đơn đề nghị điều chỉnh mức thu học phí trong thời gian nghỉ Covid-19 gửi tới nhà trường. Theo đó, mức học phí mà các phụ huynh kiến nghị thu của năm học 2019-2020 là 8 tháng 1 tuần theo thời gian học tập thực tế. Nếu áp dụng mức thu khác (phí học online,...), đề nghị lấy ý kiến của các phụ huynh để thống nhất mức thu.
Chị H.P cho hay, số tiền học phí 2,4 triệu đồng/tháng so với các trường tư ở các TP lớn không nhiều nhưng với mặt bằng chung ở TP Vinh, Nghệ An là thuộc hạng cao.
“Phụ huynh chúng tôi cân nhắc rất kỹ và thống nhất không phải chỉ vì một ít tiền mà đưa chuyện của trường lên mà cần một sự rõ ràng và hợp lý. Các cuộc họp trước với đại diện ban phụ huynh lớp trước thì chúng tôi không được biết và thống nhất về nội dung”
“Mà nội dung học phí thông báo tới phụ huynh cũng chung chung thu đủ 10 tháng, chứ không có rõ ràng tháng nào học online, bao nhiêu tháng học trực tiếp ở trường và từng tháng các con học bao nhiêu kiến thức và số tiền thu là bao nhiêu”.
Về vấn đề này, trao đổi với VietNamNet, ông Đậu Văn Mùi, Hiệu trưởng nhà trường cho hay, quan điểm của trường được thể hiện qua thư trả lời đơn kiến nghị của phụ huynh. “Chúng tôi cũng muốn kiên trì để 2 bên cùng tìm ra một điểm chung”, ông Mùi nói.
Theo ông Mùi, cùng với việc tổ chức dạy học trực tuyến, theo kế hoạch kết thúc năm học 2019-2020 vào ngày 30/6, thực tế nhà trường thực hiện việc dạy và học liên tục trong suốt 11 tháng (từ 5/8/2019 đến 30/6/2020).
“Chỉ có điều loại hình học được tổ chức theo 2 cách. 8 tháng 1 tuần học tập trung, còn thời gian còn lại là học trực tuyến, tổng học liên tục là 11 tháng”.
Trường Phổ thông chất lượng cao Phượng Hoàng (TP Vinh, Nghệ An) Theo ông Mùi, thư trả lời đơn kiến nghị cũng nêu đây là căn cứ để trường giữ nguyên tổng học phí 10 tháng như đã thống nhất từ đầu năm học với phụ huynh.
“Tổng thể về quỹ thời gian thì các thầy cô vẫn làm việc liên tục 11 tháng, mà học phí vẫn thu 10 tháng thì mức thu cũng giảm so với thực tế làm việc. Về chất lượng hoàn thành tốt, nếu không tốt thì mới giảm bớt. Quan điểm của lãnh đạo nhà trường là thế. Như vậy về học phí tính 10 tháng, giờ một bên nói chưa giảm, một bên cho rằng đã giảm rồi”.
Ông Mùi cho biết, hiện nhà trường vẫn đang muốn tiếp tục gặp phụ huynh trực tiếp trao đổi để làm rõ những vấn đề, qua bộ phận tài vụ trường để tính toán chi tiết các khoản thu.
Theo thông báo của nhà trường, với những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, nếu phụ huynh làm đơn đề nghị xin miễn giảm, nhà trường sẵn sàng xem xét và đồng ý giảm trừ học phí trên tinh thần chia sẻ khó khăn.
Về phần các phụ huynh, họ cho rằng chưa thoả mãn đối với văn bản trả lời của trường và vì vậy giữa họ và trường hiện vẫn chưa có được tiếng nói chung.
Một phụ huynh cho hay, tại cuộc họp với các phụ huynh phản đối việc giữ nguyên học phí, ban giám hiệu nhà trường cũng thừa nhận với phụ huynh rằng về mặt chuyên môn, việc học online chất lượng không thể bằng với học trực tiếp.
“Trên địa bàn TP Vinh có 3 trường tư thục thì chỉ mỗi Trường Phổ thông Chất lượng cao Phượng Hoàng là thu đủ học phí cả các tháng nghỉ do dịch. Các trường khác chỉ thu một ít tiền. Chúng tôi không phản ánh để xin được miễn giảm. Chúng tôi đã đóng học phí cả năm ngay từ đầu năm học rồi thì không phải phụ huynh không có đủ điều kiện hoặc khó khăn mà cơ bản chúng tôi thấy việc thu nguyên học phí là không hợp lý và cần có sự điều chỉnh”, vị phụ huynh nói.
Thanh Hùng
Học phí online: Phụ huynh và trường Ngôi Sao chưa tìm được tiếng nói chung
- Trường liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi Sao Hà Nội đã dành hơn 2 tiếng để họp bàn với phụ huynh về việc thu học phí dạy online trong giai đoạn học sinh dịch Covid-19, tuy nhiên kết thúc vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
"> -
người đứng đầu Samsung Electronics trả lời truyền thông trong chuyến công tác Philippines hôm đầu tuần. Chủ tịch Samsung đập tan tin đồn tách xưởng đúc chipLiên quan đến việc trì hoãn hoạt động của xưởng đúc mới hiện đang được xây dựng ở Taylor, Texas (Mỹ), ông Lee cho biết, có một chút khó khăn do tình hình đang thay đổi với cuộc bầu cử Mỹ.
Bình luận của Chủ tịch Samsungđược đưa ra sau khi Intel gần đây tuyên bố sẽ tách mảng kinh doanh xưởng đúc, làm dấy lên tin đồn rằng Samsung có thể làm theo.
Các chuyên gia cho rằng, việc Samsung tiếp tục mở rộng kinh doanh xưởng đúc là hợp lý vì đó là "tương lai" của công ty, đặc biệt là trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI).
Lee Jong Hwan, Giáo sư kỹ thuật bán dẫn hệ thống Đại học Sangmyung, nhận định, tách mảng đúc chip sẽ là một sai lầm lớn. “Thị trường non-memory chip lớn hơn nhiều so với thị trường memory chip mà Samsung đang thống trị. Samsung biết họ không thể chỉ dựa vào memory chip. Từ bỏ mảng này chẳng khác nào từ bỏ tương lai", ông nói.
Non-memory chip chỉ các chất bán dẫn không có đặc tính nhớ, khác với memory chip, là các chất bán dẫn có thể lưu trữ thông tin.
Kinh doanh thua lỗ
Năm 2019, Chủ tịch Samsung đã công bố mục tiêu đầy tham vọng là vượt qua TSMC để dẫn đầu thị trường đúc chip vào năm 2030.
Sau khi tách khỏi bộ phận System LSI năm 2017, mảng đúc chip của Samsung dường như khởi đầu khá thuận lợi nhờ đầu tư mạnh mẽ. Năm 2022, Samsung là hãng chip đầu tiên sản xuất chip sử dụng quy trình 3nm với kiến trúc bóng bán dẫn Gate-All-Around tiên tiến.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, những hạn chế trở nên rõ ràng hơn. Khi TSMC đang tận dụng sự bùng nổ AI, xưởng đúc của Samsung tiếp tục vật lộn với thua lỗ, tỷ lệ năng suất thấp và thiếu khách hàng lớn như Apple và Qualcomm.
Theo hãng nghiên cứu Counterpoint, từ tháng 4 đến tháng 7, TSMC duy trì vị thế dẫn đầu với thị phần 62%, còn Samsung xếp thứ hai với 13%.
Các nhà phân tích dự đoán mảng đúc chip của Samsung sẽ ghi nhận khoản lỗ hoạt động hơn 1 nghìn tỷ won trong nửa đầu năm 2024 và 2 nghìn tỷ won cả năm, tương tự như năm 2023.
Trong bối cảnh làm ăn thua lỗ, ý tưởng tách mảng kinh doanh xưởng đúc tiếp tục xuất hiện. Dù vậy, một giám đốc Samsung giấu tên cho biết, xưởng đúc không thể đứng một mình vì thiếu nguồn lực tài chính.
Tính đến cuối năm 2023, TSMC có tổng cộng 77.045 lao động. Toàn bộ bộ phận bán dẫn của Samsung đang tuyển dụng 67.000 người, trong đó, 60% làm trong mảng memory chip và khoảng 20% cho xưởng đúc.
Tiến thoái lưỡng nan
Giáo sư Lee chỉ ra, để duy trì tính cạnh tranh trong ngành kinh doanh đúc chip, Samsung nên thực hiện một sự thay đổi đáng kể trong văn hóa tổ chức “cứng nhắc”.
Theo ông, công ty đã quen với việc tạo ra các sản phẩm tiêu chuẩn, hoàn chỉnh rồi mới cung cấp cho khách hàng.
Trong khi đó, “thị trường đúc chip hoàn toàn lấy khách hàng làm trung tâm. Quá trình sản xuất và làm việc nên đủ linh hoạt để điều chỉnh theo nhu cầu của khách hàng”.
Park Jae Geun, người đứng đầu Hiệp hội Công nghệ Bán dẫn và Màn hình Hàn Quốc, kiêm Giáo sư kỹ thuật điện tử tại Đại học Hanyang, chỉ ra viễn cảnh lý tưởng để Samsung tách xưởng đúc là khi giành hơn 30% thị phần đúc chip toàn cầu đối với các sản phẩm cao cấp (sản xuất trên quy trình 7nm hoặc mới hơn).
Các chuyên gia đồng ý rằng, việc tách xưởng đúc sẽ xua tan lo ngại của khách hàng về việc phải cung cấp bản thiết kế chip có tính bảo mật cao của họ cho Samsung, vốn có thể là đối thủ của họ trong các lĩnh vực chip khác.
Ông Park gợi ý, Samsung có thể xem xét tách mảng kinh doanh sản xuất chip tầm trung, sử dụng các công nghệ cũ hơn như quy trình 40nm. Theo ông, đây là lựa chọn hợp lý nếu xét đến khả năng cạnh tranh về chi phí.
Việc sản xuất chip trung cấp tại các nhà máy chip tiên tiến của Samsung ở Yongin hiện nay quá đắt, do chi phí nhân công và cơ sở hạ tầng cao.
Hôm nay (8/10), Samsung đã phải xin lỗi “khách hàng, nhà đầu tư và nhân viên” sau khi công bố kết quả kinh doanh quý III sơ bộ thất vọng.
(Theo Korea Herald, CNBC)
"> -
Cô giáo 'chật vật' vì vòng 1 quá cỡ, nhiều lần bị đe dọa đánh bomKayla Lemieux, một giáo viên trung học người Canada trở nên nổi tiếng sau khi một bức ảnh cho thấy "vòng 1 khủng" của cô lan truyền trên trên các phương tiện truyền thông.
“Tôi không đeo ngực giả. Đây là sự thật”, cô Kayla Lemieux nói với The Posttrước những bình luận ác ý của cộng đồng mạng.
Lemieux cho biết cô “không phải là người chuyển giới” mà được sinh ra là “người liên giới tính” (thuật ngữ chỉ những người có đặc điểm giới tính 'không phù hợp với định nghĩa điển hình của cả nam giới hay nữ giới'). Tình trạng của tôi được các bác sĩ chuẩn đoán phì đại vú trong y học (gigantomastia)”.
Lemieux chia sẻ thêm rằng cô ấy bắt đầu điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone vào năm 2021 và đang “trong quá trình chuyển đổi”. Liệu pháp hormone là một nguyên nhân khiến gia tăng kích thước vòng 1.
Các cuộc tranh cãi đã nổ ra trên diễn đàn mạng xã hội kể từ khi những bức ảnh và video về cô lan truyền vào năm ngoái- thời điểm ngay sau khi cô bắt đầu làm giáo viên tại trường trung học Oakville Trafalgar của bang Ontario (Canada) vào tháng 9/2022.
Trường Oakville Trafalgar cũng đã nhiều lần bị đe dọa đánh bom, những lời đe dọa có mục đích nhằm vào cô Lemieux.
Các học sinh trong trường cũng được yêu cầu không chụp ảnh hoặc quay video cô Lemieux trong khuôn viên trường. Nếu không, các em sẽ bị đuổi học.
Phụ huynh phản ứng trái chiều
Trước sự việc trên, một số bậc cha mẹ đã phẫn nộ và nhiều lần yêu cầu Hội đồng nhà trường áp đặt quy định về trang phục và chuẩn mực cho giáo viên.
Năm 2022, yêu cầu này bị từ chối do lo ngại về việc vi phạm Bộ luật Nhân quyền của bang Ontario.
Tháng 1/2023, hội đồng nhà trường đã đồng ý xây dựng một chính sách yêu cầu giáo viên phải duy trì vẻ ngoài "phù hợp và chuyên nghiệp". Tuy nhiên, theo National Post, cuộc họp hôm 15/2/2023 đã bùng nổ cuộc tranh cãi gay gắt trong nội bộ.
Một số thành viên hội đồng quản trị bất đồng ý kiến đã rời khỏi phòng và một phụ nữ được cho là đã bị đẩy ra ngoài.
Được biết, một số phụ huynh tham dự cuộc họp phát biểu ủng hộ quy định về trang phục cho phép giáo viên tự tin thể hiện giới tính của họ. Một số khác thì phản đối kịch liệt.
“Những gì cô ấy đang mặc hoàn toàn không phù hợp với môi trường học đường. Đó là trang phục được sử dụng trong hoạt động mại dâm và ngành công nghiệp giả gái (drag industry) hoặc những người có sở thích quái dị và thích mặc nó ở nhà. Đó chắc chắn không phải là thứ mà tôi muốn con gái mình nhìn thấy”, phụ huynh Malott nói với The Post.
“Khi bạn đến một môi trường mới, bạn cần phải hòa nhập hết mức có thể”.
Cô Lemieux nói rằng "sẽ tuân theo chỉ đạo của hội đồng trường" nhưng phủ nhận việc cô ấy ăn mặc mang tính "khiêu khích".
“Tôi không nghĩ có vấn đề gì với cách ăn mặc của mình. Đó là ý kiến cá nhân của người khác. Tôi không nghĩ mình đã ăn mặc thiếu chuyên nghiệp”, cô nói.
“Tôi có cảm xúc và tôi cũng là con người. Tôi không cố gắng làm vừa lòng bất kỳ ai hay lôi kéo bất kỳ ai đứng về phía mình. Mọi người sẽ vẫn cứ tin bất cứ điều gì họ muốn tin".
Đại diện nhà trường và Cơ quan Giáo dục bang Ontario chưa bình luận gì thêm về tương lai của cô Lemieux.
Quan Phúc
">