Ngoại Hạng Anh

Top 10 loại rau thơm tốt cho sức khỏe, giúp phòng và chữa bệnh

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-04-04 16:05:26 我要评论(0)

Một vài loại rau thơmlàm tăng hương vị dùng món ăn ngon hơn trong bữa ănbảng xếp hạng ngoại hạng anhbảng xếp hạng ngoại hạng anh、、

Một vài loại rau thơmlàm tăng hương vị dùng món ăn ngon hơn trong bữa ăn hàng ngày và giúp phòng và chữa bệnh thông thường.

1. Rau răm: Còn có tên gọi là thủy liễu,ạirauthơmtốtchosứckhỏegiúpphòngvàchữabệbảng xếp hạng ngoại hạng anh hương lục...

Rau răm có hương thơm đặc biệt, vị cay, tính ấm, không độc. Là một loại gia vị không thể thiếu ăn kèm cháo lươn, trứng vịt lộn, gỏi gà, trừ chất tanh trong hải sản… Trong Đông y, rau răm là vị thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa, trừ phong hàn, dùng để chữa đau bụng lạnh, chữa rắn cắn, chàm ghẻ, mụn trĩ, kém ăn. Thường khi làm thuốc, người ta dùng tươi, không qua chế biến.

2. Thì là (thìa là):Còn gọi là thời la, đông phong.

Lá thì là là gia vị quen thuộc không thể thiếu trong món canh cá, canh lươn, ốc, làm thơm ngon món ăn, át được mùi tanh. Trong đông y, thì là là một vị thuốc rất thông dụng. Theo Nam dược thần hiệu, hạt và lá thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng, kích thích giúp ăn ngon miệng và tiêu hóa, còn giúp lợi sữa.

3. Rau mùi: Còn được gọi là ngò ta, hương tuy.

Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc... Rau mùi được trồng phổ biến ở miền bắc và thường có trong mùa đông.

Không chỉ giúp món ăn thêm ngon, các loại rau thơm còn có tác dụng chữa bệnh.

4. Mùi tàu:Còn gọi là ngò tây, ngò gai, ngò tàu.

Cây mùi tàu được nhân dân ta trồng phổ biến khắp nơi, dùng để ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa bệnh. Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa...

5. Húng chanh: Còn gọi là cây rau tần.

Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống trong các bữa ăn. Húng chanh vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, có tác dụng chữa viêm họng, giải cảm, cho ra mồ hôi và chữa ho, chữa cảm cúm, sốt không ra mồ hôi được,… Trong dân gian, thường dùng lá húng chanh tươi hoặc sắc uống. Ngoài ra các cơ sở sản xuất thuốc Nam cũng thường chưng cất tinh dầu húng chanh kết hợp với một số thảo dược khác để sản xuất thuốc trị ho, cảm cúm.

6. Húng quế: Theo Đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau, kích thích tiêu hóa. Toàn cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu, ho, nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.

7. Húng cây (bạc hà):cùng họi với húng quế, là một loại rau gia vị ăn sống. Húng cây là một bài thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lợi tiêu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ…

8. Sả:thường được ăn sống hoặc dùng làm gia vị tẩm ướp cho các món ăn. Sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, sát khuẩn, chữa ho do cảm cúm hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu.

9. Tía tô:Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt. Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền.

Tía tô có hai loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm nồng. Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn.

10. Lá lốt: Lá lốt còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu ( Piperaceae).

Lá lốt là loại cây mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi. Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau. Chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu.

Trong dân gian, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh sau: đau nhức xương khớp, bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư, đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, bệnh tổ đỉa ở bàn tay, đau rang, viêm xoang, chảy nước mũi đặc, giải say nắng, đau bụng lạnh, đi tiêu phân lỏng, buồn nôn, nấc cụt…

Đa số loại rau gia vị đều có vị cay, tính ấm, chứa tinh dầu, có tác dụng kích thích tiêu hóa, sát khuẩn, làm ấm bụng. Vào mùa lạnh có thể sử dụng các loại rau gia vị này nhiều hơn một chút sẽ có tác dụng tăng hương vị cuộc sống, bảo vệ sức khỏechống lại cái lạnh ngoài trời và cái lạnh trong lòng hiệu quả.

Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ - Giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP.HCM

Công dụng tuyệt vời của rau thơm có thể bạn chưa biết

Công dụng tuyệt vời của rau thơm có thể bạn chưa biết

Các loại rau thơm không chỉ làm cho món ăn thêm hấp dẫn mà còn góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ tăng cường sức khỏe, phòng và chữa bệnh.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Giới trẻ với đặc trưng cố hữu là năng động, nhanh nhạy, ham thích cái mới cũng đang góp phần làm phong phú thêm tiếng Việt qua cách sử dụng từ ngữ một cách sáng tạo, linh hoạt trong những ngữ cảnh cụ thể.

Thời gian gần đây, trên các diễn đàn truyền thông và các hội thảo khoa học có nhiều ý kiến cho rằng tiếng Việt ngày càng mất chuẩn, sai chuẩn, đang bị “vẩn đục” và kêu gọi mọi người tìm cách, hiến kế để “cứu” tiếng Việt.

{keywords}

Giới trẻ đang góp phần làm phong phú thêm tiếng Việt

(Ảnh Lê Huyền)

Nhiều nhà chuyên môn cũng lên tiếng cảnh báo hiện tượng dùng từ tiếng Việt tùy tiện, làm méo mó, lệch chuẩn tiếng Việt với những từ ngữ như: máu, sung, vãi, lộ hàng, tự sướng...

Thậm chí có nhà chuyên môn còn cho rằng tiếng Việt đang trong tình trạng “đáng báo động về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, và quy kết một trong những nguyên nhân là do “giới trẻ”, “ngôn ngữ tuổi teen”...

Hàng loạt từ mới đã xuất hiện

Quả nhiên, hiện nay tình trạng sử dụng tiếng Việt một cách tùy tiện - đặc biệt là trong một bộ phận giới trẻ - là không thể chối cãi, phủ nhận.

Tuy nhiên, theo tôi, giới trẻ với đặc trưng cố hữu là năng động, nhanh nhạy, ham thích cái mới cũng đang góp phần làm phong phú thêm tiếng Việt qua cách sử dụng từ ngữ một cách sáng tạo, linh hoạt trong những ngữ cảnh cụ thể.

Và sẽ thật là bất công nếu chúng ta cứ khăng khăng phiến diện, khe khắt nhìn nhận giới trẻ chỉ ở góc độ là “thủ phạm” làm “vẩn đục” tiếng mẹ đẻ, mà không hề nhìn thấy những đóng góp của họ trong việc đang từng ngày làm giàu đẹp thêm tiếng Việt.

Nhiều từ ngữ được giới trẻ dùng với nét nghĩa mới hết sức thú vị, độc đáo, nên chăng cần phải ghi nhận, xem xét bổ sung vào từ vựng tiếng Việt?

Một số từ ngữ tuy mới xuất hiện trong thời gian ngắn, nhưng tần số sử dụng tăng vọt đến kinh ngạc, không chỉ hạn hẹp trong phạm vi giới trẻ, mà lan tỏa đến mọi giới trong xã hội, hầu như không mấy ai là không hiểu theo nét nghĩa chuyển mới định hình ấy.

Chẳng hạn như từ “teens” khi gia nhập vào vốn từ tiếng Việt thì đều được hiểu nghĩa rộng hơn, chỉ chung cho cả giới trẻ chứ không hạn định như nghĩa nguyên gốc trong tiếng Anh là tuổi thanh thiếu niên, tuổi thanh xuân (từ 13 - 19) tuổi.

Nổ”, “bệnh nổ” với nghĩa là nói khoác, khoe khoang dối trá, ba xạo, khoe mẽ, thậm xưng về những cái mình không có.

Hay từ “chảnh” - tự phụ, kênh kiệu, kiêu căng, cho mình là hơn người, coi thường người khác. Đi kèm theo từ “chảnh” còn có “chảnh chó” (nghĩa phê phán, tiêu cực), “sang chảnh” (nghĩa khen ngợi, tích cực).

Ngoài ra còn nhiều từ ngữ khác được dùng với nghĩa mới, có liên quan hoặc hoàn toàn thoát ly với nghĩa gốc của từ/ yếu tố tạo từ như: “sống ảo” - khoe khoang (đồ vật, nhan sắc, cuộc sống...) thái quá trên mạng internet, trong khi thực tế hoàn toàn không phải như vậy, thậm chí còn ngược lại.

Sửu nhi” (trẻ trâu) là một từ Hán – Việt, chỉ người có tính cách trẻ con, thiếu chín chắn, thích thể hiện ra vẻ người lớn, hành động thái quá, đôi khi là lố bịch… trước một hoàn cảnh, sự vật – hiện tượng nào đó.

Bá đạo” là một từ Hán – Việt mang ý nghĩa: không có đối thủ, không ai sánh bằng (bá chủ một vùng).

Ném đá” là hành động gay gắt, kịch liệt phản đối một người, một vấn đề hay một hành động nào đó với thái độ bất bình, bức xúc cao độ, hoặc chỉ sự đả kích tập thể vào một đối tượng cụ thể, có những hành động làm trái ý, chướng mắt (thông thường là ở trên mạng) bằng cách nói móc mỉa, miệt thị, chửi bới.

Chém gió” chỉ cách nói chuyện huyên thuyên, phét lác, nói không có cơ sở, mục đích mua vui cho mọi người hoặc nhằm cường điệu một sự việc nào đó (Có ý kiến cho rằng xuất phát từ hình ảnh người nói thường kèm hành động tay vung lên, chém xuống theo nhịp điệu lời nói, như là chém trong không khí.).

Từ “tám” hay tổ hợp “bà tám” để chỉ việc tán gẫu kéo dài, chỉ người nhiều chuyện, lắm lời.

Gấu” (người yêu), “diễn/ diễn sâu” (đóng kịch một cách giả tạo, làm ra vẻ tựa như người thật, việc thật), “của chùa” (đồ vật, của cải không phải của mình, nên dùng tự nhiên, thoải mái, không biết tiếc, không có trách nhiệm), “chặt chém/ chặt đẹp/ chém đẹp” (bán giá quá đắt, bán với giá cắt cổ), “bèo” (giá cả quá rẻ, quá thấp, ví như bèo, hàm ý coi thường), “cháy  chợ” (chợ hết sạch loại hàng nào đó, không còn để bán ra trong khi còn nhiều người muốn mua)…

{keywords}
Ảnh Đinh Quang Tuấn

Nên công bằng với giới trẻ

Những từ ngữ với cách hiểu sáng tạo, cách chuyển nghĩa phong phú dựa vào nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, thậm xưng... mà giới trẻ đang sử dụng nêu trên, hiện có thể đang là từ tiếng lóng được sử dụng phổ biến chỉ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (khẩu ngữ).

Nhưng tôi tin chắc rằng - theo quy luật tiếp biến và đào thải tất yếu của mọi ngôn ngữ - qua quá trình sàng lọc của thời gian, chắc chắn sẽ có nhiều từ đang dần từng bước gia nhập một cách tự nhiên vào vốn từ của chúng ta, tham gia vào các phong cách chức năng ngôn ngữ khác (đặc biệt là phong cách ngôn ngữ nghệ thuật), góp phần phát triển từ vựng tiếng Việt.

Cho nên, để cho thỏa đáng, xã hội và giới chuyên môn bên cạnh việc phê phán, cảnh báo những từ ngữ/ cách dùng từ theo nghĩa chuyển có tính dung tục, phản cảm, làm méo mó tiếng Việt…, cũng nên nhìn nhận giới trẻ nước nhà ngày nay dưới góc độ là một trong những nhân tố đang ngày ngày góp phần làm đẹp giàu thêm tiếng Việt.

Họ đang trên hành trình tiếp cận với lời nhắn nhủ, kỳ vọng của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - trong một Hội thảo khoa học Quốc gia về tiếng Việt trong thời gian gần đây: “Giữ gìn sự trong sáng đi đôi với phát triển, làm mới tiếng Việt. Tuy nhiên, sự tiếp thu phải có chọn lọc và không đánh mất bản sắc”.

ThS. Đỗ Thành Dương

Trưởng bộ môn Ngôn ngữ, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang

" alt="Có nên đưa “chảnh”, “nổ” vào từ vựng tiếng Việt?" width="90" height="59"/>

Có nên đưa “chảnh”, “nổ” vào từ vựng tiếng Việt?

 Ông Musa không thể nhớ hết tên các con. Ảnh: Mandy News

“Do sức khỏe tôi ngày càng yếu đi và mảnh đất rộng gần 1 hecta không thể đủ cho gia đình có quy mô lớn như thế này, hai người vợ bỏ đi vì tôi không thể lo đủ thức ăn, học hành và quần áo cho các con”, ông Musa nói. 

Ngoài 2 người vợ bỏ ông Musa đi, hai người vợ khác cũng đã chuyển tới sống ở một thị trấn khác cách nhà 2km, do nhà cửa quá chật chội. 

Khi được hỏi vì sao ông nghĩ những người vợ còn lại sẽ không rời bỏ mình, ông Musa tự tin nói rằng: “Tất cả họ đều yêu tôi, hãy nhìn xem họ đang hạnh phúc như thế nào!”. 

Do có tới 102 người con trong độ tuổi từ 10 - 50, ông Musa cho biết không thể nhớ hết tên các con. Đáng nói, người vợ trẻ nhất của ông mới 35 tuổi, nghĩa là kém tuổi con cả của chồng. 

Dù đang thất nghiệp, nhưng với kỳ tích có 12 người vợ, 102 con và 578 cháu, ông Musa trở thành nhân vật thu hút khách du lịch tới thăm ngôi làng Bugisa. Nhiều người đã hiếu kỳ tới tận nơi để kiểm chứng mô hình sống của đại gia đình này. 

Hiện tại, nhiều thành viên trong gia đình ông Musa chủ yếu sống trong ngôi nhà dột nát làm bằng tôn, còn những người khác sống trong khoảng 20 túp lều lợp bằng cỏ tranh gần đó.

Ông Musa kết hôn với người vợ đầu tiên vào năm 1972 theo nghi lễ truyền thống khi cả hai mới 17 tuổi, và đứa con đầu lòng Sandra Nabwire chào đời 1 năm sau đó. Ông cho hay bản thân được anh trai, họ hàng, bạn bè khuyên cưới nhiều vợ, sinh nhiều con để nối dõi tông đường.

Cũng theo ông Musa, ông từng rất nổi tiếng và được nhiều gia đình nhắm tới gả con gái dù chưa đủ 18 tuổi, do ông là một người buôn bán gia súc thành đạt. 

Tảo hôn bị cấm ở Uganda vào năm 1995, nhưng chế độ đa thê vẫn được phép ở quốc gia Đông Phi này theo truyền thống tôn giáo.

Ông Musa tiết lộ hiện tại, ông phải tham vấn ý kiến từ một trong các con trai là anh Shaban Magino (30 tuổi) để điều hành gia đình. Anh này đang làm giáo viên tiểu học, và là một trong số ít người con của ông được ăn học.  

Để giữ hòa khí giữa các con và giải quyết các tranh chấp, ông Musa duy trì tổ chức các cuộc họp gia đình hàng tháng.

Một quan chức phụ trách làng Bugisa, nơi có khoảng 4.000 người sinh sống, cho biết dù đối mặt với nhiều thách thức trong cuộc sống, nhưng ông Musa vẫn “nuôi dưỡng các con rất tốt”, và chưa từng xảy ra chuyện con cái trong nhà đánh nhau hay trộm cắp. 

Dân làng Bugisa chủ yếu làm nông nghiệp trên các cánh đồng có diện tích nhỏ, trồng lúa, sắn, cà phê, hoặc chăn nuôi gia súc.

Nhiều thành viên trong gia đình ông Musa đã cố gắng kiếm tiền hoặc thức ăn bằng cách làm việc vặt cho hàng xóm, hoặc dành cả ngày đi bộ đường dài để kiếm củi và nước. 

Người đàn ông nhiều vợ con nhất thế giới qua đời

Ziona Chana, người đàn ông được cho là có nhiều vợ con nhất thế giới, đã qua đời tại quê nhà ông ở bang Mizoram (Ấn Độ), hưởng thọ 76 tuổi.

" alt="Niềm vui và nỗi khổ của người đàn ông có 12 vợ, 102 con và 578 người cháu" width="90" height="59"/>

Niềm vui và nỗi khổ của người đàn ông có 12 vợ, 102 con và 578 người cháu