Nhận định, soi kèo Santos de Guapiles vs Deportivo Saprissa, 9h00 ngày 28/3: Chủ nhà có điểm
本文地址:http://member.tour-time.com/news/132e399085.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Augsburg, 21h30 ngày 29/3: Tiếp đà bất bại
Chia sẻ với VietNamNet, nhân vật từng xuất hiện trong chuyên mục Hotface James Joseph Kendall cho biết mới nhận hợp đồng giảng dạy cho một trường tiểu học và việc làm song song giữa dạy học cũng như các công việc bảo vệ môi trường chung của cộng đồng khá bận nên trong tương lai sẽ thôi quá trình giảng dạy.
"Khi đưa ra quyết định tập trung vào việc bảo vệ môi trường thì điều tôi lo lắng nhất đó là sẽ khó có chứng từ để ở lại Việt Nam lâu mà cống hiến. Tôi chưa biết phải làm sao để giải quyết việc này. Tuy nhiên, tôi chỉ muốn nói rằng rất muốn cống hiến đến hơi thở cuối cùng vì đất nước và con người Việt Nam" - James Joseph Kendall chia sẻ.
![]() |
James Joseph Kendall đại diện nhóm nhận giải Việt làm. |
Bên cạnh đó, giải thưởng Lớn - vì tình yêu Hà Nội dành cho nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Vượng: người "gom" vẻ đẹp bình dị của Hà Nội vào những bức ảnh nghệ thuật vô giá. Với 80 năm cầm máy, sự nghiệp nhiếp ảnh của Lê Vượng thể hiện trên nhiều lĩnh vực. Thực tế ông cũng đã được ghi nhận với nhiều giải thưởng danh giá trong nước và quốc tế.
Giải thưởng năm nay cũng kịp thời tôn vinh những ý tưởng, việc làm thời sự. Đó là Ý tưởng Phố sách Hà Nội của Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội và một số nhà sách ở Thủ đô; là Sự kiên quyết xử lý sai phạm tại công trình xây dựng tòa nhà 8B Lê Trực, Hà Nội của các cơ quan chức năng; Chủ trương phát triển không gian xanh của TP Hà Nội với chương trình 1 triệu cây xanh và kế hoạch trong 5 năm tới xây 25 công viên với 5 công viên đạt tiêu chuẩn quốc tế...
![]() |
Nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê nhận giải tác phẩm từ TBT báo Thể Thao Văn hóa Xuân Thành. |
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung thay mặt lãnh đạo Thành phố Hà Nội nhận giải thưởng Ý tưởng cho Chủ trương phát triển không gian xanh của TP.Hà Nội với chương trình một triệu cây xanh và kế hoạch trong 5 năm tới xây 25 công viên với 5 công viên đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Giải tác phẩm được trao cho bài hát "Hà Nội" (tác giả: ca sĩ, nhạc sĩ người Pháp La Grande Sophie); Cuốn sách Tranh dân gian Hàng Trống - Hà Nội của Họa sĩ Phan Ngọc Khuê (Chủ biên).
Theo BTC, giải thưởng lớn trị giá 20 triệu đồng kèm hiện giấy chứng nhận và kỷ niệm chương. Các giải: Tác phẩm, Ý tưởng, Việc làm mỗi giải trị giá 8 triệu đồng kèm giấy chứng nhận và kỷ niệm chương.
Ánh Ngọc
">''Ông Tây móc cống' đoạt giải việc làm
Phố của Phạm Bỉnh Chương |
Tôi sinh ra ở Hà Nội. Cụ nội tôi tên là cụ Lai, nhà ở góc phố Lương Ngọc Quyến ( phố Galet ) và Tạ Hiện (phố Géraud). Nhà cụ rộng nên cụ treo biển "Trương nhà" (biển cho thuê nhà) trên tầng hai. Khách thuê thường là các thầy ký hay thầy đội, họ ở trọ trả tiền theo tháng. Con phố Tạ Hiện nhỏ và ngắn tập trung đa số dân Hoa kiều sang làm ăn sinh sống với những món ăn như bánh bao, thịt quay, chè vừng, chè khoai. Cụ Lai làm ở sở Lục Lộ (sở Giao thông công chính) không biết có phải vậy mà người ta hay gọi là cụ Lai "sắt".
Trong nhà nuôi một anh phu xe để chở cụ đi làm, đến sở và đi công chuyện, ngoài ra còn có u Tấn, người chăm sóc bác cả, bố tôi, chú tôi và cô út. Sau giờ làm cụ tôi có thói quen đi vòng quanh bát phố, tối muộn cụ mới về, cơm nước xong hay hút một bát thuốc cho sảng khoái, đám khói đặc quện bay lên trần nhà đóng lại một ngày gắn liền với những công việc giao thông của cụ. Kháng chiến nổ ra, tất cả tủ chè, sập gụ trong nhà cụ đều mang ra làm chiến luỹ dọc chợ Đồng Xuân, vàng bạc trong nhà thì góp cho Chính phủ trong tuần lễ vàng. Ông nội tôi theo kháng chiến còn bác cả, bố và chú tôi theo cụ bà về phố Sơn Tây cạnh bến xe Kim Mã trong khi các ông các bà họ hàng thì rải rác ở các phố Thuốc Bắc và Hàng Mã.
Thời bé tôi thường nhảy tàu điện từ đầu Ô Chợ Dừa, nơi tôi ở, dọc theo phố Hàng Bột (Tôn Đức Thắng), xuống tàu ở Văn Miếu, đi bộ qua bệnh viện St. Paul để lên nhà bác cả ở phố Sơn Tây chơi với các anh con bác. Hà Nội thời xưa rất nhỏ, ranh giới cuối cùng là đường tàu hoả phố Khâm Thiên, phía bên phố Khâm Thiên đã là vùng ngoại ô, sau này thì mở rộng xuống đến Gò Đống Đa. Đường tàu điện chạy từ chợ Đồng Xuân qua Bờ Hồ, dọc phố Nguyễn Thái Học xuống phố Hàng Bột, qua Ô Chợ Dừa xuống đến Gò Đống Đa là bến cuối, sau này thì nối dài xuống Hà Đông, một nhánh khác chạy từ Bờ Hồ dọc phố Huế xuống Bạch Mai, bến cuối là chợ Mơ, nhánh còn lại tách ra từ phố Quốc Tử Giám rẽ sang Nguyễn Thái Học, qua đoạn sân vận động Hàng Đẫy, bến xe Kim Mã, phố Kim Mã và bến cuối là Cầu Giấy.
Vào một ngày đầu hè may mắn nào đó, một đứa chuyên nhảy tàu điện lậu vé như tôi được gã soát vé, chắc vừa trúng quả đậm, cho phép vào toa cuối ngồi lên băng ghế gỗ mát lạnh lướt qua những con phố. Bỏ qua bến hay xuống là Văn Miếu, chuyến tàu lôi tôi lên tuốt Nguyễn Thái Học, hồi đó muốn đi lên Bờ Hồ thì phải hỏi gã soát vé trước vì nếu nhầm tàu lên Cầu Giấy thì công toi, nhưng chuyến này là chuyến miễn phí, tôi cũng chẳng quan tâm là nó hướng tới đâu, cứ đi đã. Vụt qua con tàu là những cửa hàng bách hoá, hiệu sách, hiệu đàn ghi-ta, măng đô lin, hiệu đồng hồ dọc các phố Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Gai tới tận Bờ Hồ. Cuộc sống người Hà Nội vẫn thế, bình bình, chậm rãi nơi từng góc phố. Lọt qua ô cửa sổ gỗ của toa tàu điện, tiếng nhạc vàng, mà bây giờ gọi là bolero, từ chiếc dàn Akai của một nhà khá giả nào đó nhuộm buồn rượi một buổi chiều tháng tư nắng muộn.
Gần bốn mươi năm sau. Hà Nội thay đổi cả, những người đi tìm hình bóng chậm rãi của một Hà Nội cũ chắc chỉ biết nhìn vào ảnh tư liệu hay tranh của bác Bùi Xuân Phái để mường tượng. Hà Nội giờ nhanh lắm, hối hả lắm. Lại vào một ngày đầu hè tháng tư may mắn nào đó, tôi ghé Bờ Hồ để thấy một Hà Nội nay qua những hình bóng xưa, một triển lãm tranh thật đặc biệt nằm ở tầng hầm thứ 3 của một toà nhà hiện đại cạnh Bờ Hồ. Lấy Bùi Xuân Phái làm đường dẫn nhưng triển lãm không có tranh phố của Phái mà thật đặc biệt là các chữ ký ít được biết đến của ông. Tình yêu Hà Nội thì theo nhiều cách còn ký ức Hà Nội thì cũng theo nhiều lối.
![]() |
Phố của Đào Hải Phong |
Tranh phố của Đào Hải Phong rực rỡ sắc màu, không người, vui đấy mà buồn đấy. Phố của Phạm Bình Chương thực đến từng viên gạch lát. Phố của Phạm Luận đầy nắng, vội có, thong thả cũng có. Phố của Hoàng Phượng Vỹ vui mà ấm áp. Phố của Lê Thiết Cương mờ dần chỉ còn hình khối, luyến tiếc vì những cái đã mất đi.
Và thế, chiều đầu hè vẫn trôi qua chậm lắm bên Bờ Hồ.
Hà Nội 4/2016.
Phạm Vũ Tùng
(Bài đăng lại từ facebook của Phạm Vũ Tùng với sự đồng ý của tác giả)
Ký ức về Hà Nội xưa
Đi học không mất tiền nhưng nhiều người phải đi bộ hàng km để đến trường do địa hình đặc biệt của Vương quốc này (nằm trọn trên những dãy núi cao). Điều này thể hiện quyết tâm và tinh thần ham học hỏi, tiếp thu tri thức của các bạn trẻ.
Khóa huấn luyện định hướng bắt buộc
Trẻ em ở Bhutan bắt đầu đi học mầm non từ lúc 5 tuổi, học tiểu học vào năm 7 tuổi và tốt nghiệp tiểu học vào năm 11 tuổi. Sau đó, các em sẽ chuyển sang trường trung học cơ sở khi 12-13 tuổi.
Khi đủ 18 tuổi, học sinh sẽ bắt đầu khóa đào tạo Gyalsung - một sáng kiến của Quốc vương Bhutan Jigme Khesar Namgyel Wangchuck, công bố năm 2019.
Gyalsung là một chương trình đào tạo tổng hợp kéo dài một năm và bắt buộc đối với tất cả thanh niên Bhutan đủ 18 tuổi.
Khóa huấn luyện kéo dài một năm sẽ bao gồm ba tháng huấn luyện quân sự cơ bản, sau đó là chín tháng huấn luyện chuyên ngành trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công nghệ xây dựng nhà ở, máy tính và kinh doanh đến phát triển các kỹ năng trong nông nghiệp.
Mục tiêu của Gyalsung là đưa ra định hướng và khuyến khích giới trẻ trở thành những nhà tư tưởng mạnh mẽ, độc lập, có khả năng phục vụ đất nước.
Đồng thời, khóa huấn luyện sẽ kết nối những người trẻ tuổi của Bhutan lại với nhau trong một trải nghiệm chung bất kể xuất thân.
Ước tính, mỗi năm gần 13.000 thanh niên Bhutan tham gia khóa học này.
Quốc phục là đồng phục
Người Bhutan tự hào khi mặc quốc phục đồng thời là đồng phục học sinh. Những đứa trẻ từ 5 tuổi khoác lên mình bộ quốc phục đầy trang nghiêm để tôn vinh văn hóa dân tộc.
Trang phục Gho dành cho nam và Kira dành cho nữ. Gho là một loại áo dài đến đầu gối và dùng một chiếc đai gọi là Kera để quấn quanh thắt lưng.
Kira thực chất là một mảnh vải hình chữ nhật được trang trí với nhiều họa tiết phong phú. Nữ giới tại Bhutan dùng Kira quấn quanh cơ thể và đính chặt ở phần vai bằng một chiếc móc bạc gọi là Koma, sau đó cố định lại ở thắt lưng bằng đai vải hoặc đai bạc.
Tập hợp & cầu nguyện buổi sáng
Tập hợp buổi sáng là một phần không thể thiếu trong lịch trình của các học sinh Bhutan. Những buổi tụ họp nhằm phát triển ý thức đoàn kết, tính cộng đồng của học sinh và khen thưởng những em đạt thành tích để khuyến khích các em tiến bộ hơn.
Tuy vậy, khía cạnh quan trọng nhất của phần tập trung buổi sáng tại các trường học ở Bhutan là cầu nguyện Jampelyang hay cầu nguyện Văn Thù - vị Phật của trí tuệ.
![]() Jampelyang là một vị Phật tay phải cầm thanh kiếm rực lửa, tượng trưng cho khả năng cắt đứt ảo tưởng và vô minh trong khi tay trái Ngài cầm cành hoa sen, mang cuốn sách với giáo lý Bát-nhã Ba-la-mật. |
Cầu nguyện là hoạt động thường nhật đối với một quốc gia mà đạo Phật là quốc giáo như Bhutan. Việc thực hành cầu nguyện tại các trường học đã bắt đầu từ năm 1975.
Buổi sáng của học sinh từ mẫu giáo đến đại học sẽ bắt đầu với lời cầu nguyện. Các em sẽ tiếp tục thực hành cầu nguyện ngay cả khi cuộc sống học đường kết thúc.
Đề cao trách nhiệm xã hội
Các hoạt động tại các trường học ở Bhutan đều hướng đến xã hội. Các trường thường có Câu lạc bộ Văn hóa để thúc đẩy bảo tồn văn hóa dân tộc hay Câu lạc bộ Thiên nhiên nhằm thúc đẩy các sáng kiến bảo vệ môi trường.
Học sinh được khuyến khích trồng cây vào ngày 2/6 hàng năm - Ngày Lâm nghiệp Xã hội ở Bhutan. Học sinh không chỉ trồng cây mà còn có trách nhiệm chăm sóc cho nó.
Được học tập và đào tạo trong một môi trường như vậy giúp giới trẻ Bhutan thấm nhuần ý thức trách nhiệm và tận tâm cống hiến hơn cho cộng đồng.
Bảo Huy
Nghề giáo ở Bhutan được trả lương cao nhất và được trọng vọng
Nhận định, soi kèo Sunderland vs Millwall, 22h00 ngày 29/3: Thất vọng cửa trên
Trang cá nhân của Chí Trung vừa bất ngờ đăng tải nhiều hình ảnh xinh đẹp từ tấm bé của con gái đầu lòng. ‘Táo giao thông’ cũng chia sẻ câu chuyện ‘làm con’, ‘làm chị’ gây xúc động của Huyền Trang.
![]() |
Tâm thư Chí Trung gửi đến con gái vào ngày sinh nhật khiến khán giả xúc động. |
Theo lời Chí Trung, con gái anh không sinh ra khi đất nước còn khó khăn. Từ thuở lọt lòng đã chịu cảnh thiếu thốn, bà xã không có sữa, vợ chồng nghệ sĩ nghèo chật vật từng ngày để lo lắng cho con. Khi cuộc sống dần được cải thiện, Huyền Trang lại gánh trên vai trách nhiệm của người chị. ‘Táo giao thông’ ngậm ngùi kể lại chuyện con gái đi xin từng bát cơm cho em, hay việc cô gái bé nhỏ phải đi họp phụ huynh khi vợ chồng anh chưa về kịp. Chí Trung thương con vì ‘bị sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ!’.
![]() |
Cô con gái duyên dáng từ tấm bé của Chí Trung sớm gánh vác nhiều lo toan trong gia đình. |
Tuổi thơ là ‘chuỗi’ những thiệt thòi, nhưng Huyền Trang chưa bao giờ làm cha mẹ thất vọng. Chí Trung viết: ‘Nhưng chiếu mệnh cho con là một ngôi sao may mắn. Con học văn hoá, học hát múa, đi thi, đi xin việc... cho đến lúc này đều đúng với ước nguyện và bố mẹ rất yên tâm về con. Con lại lo cho em chu toàn mọi việc đỡ đi gánh nặng mà bố mẹ do bận việc cơ quan không nhiều thời gian sâu sát".
Huyền Trang thừa hưởng nhiều nét đẹp từ cha mẹ, là cô gái giỏi giang cá tính khiến vợ chồng Ngọc Huyền an tâm và tự hào. |
Tới đó, dường ông xã Ngọc Huyền không kìm được cảm xúc, anh nói những lời yêu thương tới cô con gái nhỏ bé nay đã là một phụ nữ tuổi 30 xinh đẹp và thành đạt: ‘Còn rất nhiều điều tốt đẹp đang đón chờ con và em ở phía trước. Chỉ mong con đón nhận hạnh phúc như một điều hiển nhiên mà một người con gái xinh đẹp, dịu hiền và đầy trách nhiệm như con xứng đáng được hưởng! Bố mẹ luôn yêu thương và ở bên cạnh các con dù cho quỹ thời gian và sức khoẻ không còn nhiều! Chào bé yêu của bố!’
![]() |
Với Chí Trung, cô con gái nhiều trải nghiệm vẫn mãi là ‘Bé yêu’ của anh! |
Con gái NSƯT Chí Trung tên là Phạm Huyền Trang, sinh năm 1986, từng tốt nghiệp Học viện Ngoại giao trước khi đi du học tại Úc. Thừa hưởng nhiều nét đẹp từ cha mẹ, Huyền Trang xinh xắn từ tấm bé và sở hữu nhan sắc rực rỡ ở tuổi 30. ‘Mình hạc, xương mai’ nhưng con gái Chí Trung rất độc lập và mạnh mẽ. Cô biết yêu khi mới 16 tuổi và quyết định kết hôn cùng bạn trai sau 9 năm hẹn hò.
![]() |
Chí Trung dặn con gái đừng quên những điều tốt đẹp còn phía trước, mong Huyền Trang mở lòng để sống hạnh phúc nhiều hơn. |
Có lẽ, may mắn đã không mỉm cười với Huyền Trang trong cuộc hôn nhân tưởng như viên mãn. Cô và chồng quyết định chia tay sau 3 năm chung sống.
Với Huyền Trang, cô chưa thực sự sẵn sàng cho việc tìm hiểu một đối tượng mới, thậm chí con gái Chí Trung còn tránh chia sẻ về chuyện tình cảm riêng tư. Đó là lý do ‘Táo giao thông’ không quên nhắc con: ‘Mong con đón nhận hạnh phúc như một điều hiển nhiên’ trong bức thư chúc mừng sinh nhật đăng trên trang cá nhân sáng sớm nay.
Lam Trà
Ảnh: FBNV">Chuyện không ngờ về cô con gái xinh đẹp của Chí Trung
Năm nay đã hơn 70 tuổi nhưng bà Nguyễn Thị Hồng Sâm (SN 1949 - Long Biên, Hà Nội) còn khá nhanh nhẹn và tinh tường. Đặc biệt, bà vẫn hành nghề sửa chữa ô tô - nghề được cho là của cánh mày râu.
Nhiều khách sửa xe quen thuộc với bà lên tới 30 năm. Bất cứ chiếc xe nào họ đưa tới, bà chỉ cần nghe tiếng máy nổ hay nhìn bằng mắt là bắt “bệnh” cho xe nhanh chóng.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Hồng Sâm. |
Hiện nay, do sức khỏe nên phần lớn bà sửa phần máy trên (khu vực cabo) và ắc quy, không chui gầm xe sửa nữa. Trường hợp xe nào hỏng, cần chui gầm xe kiểm tra, bà tư vấn giúp họ, rồi hướng dẫn đưa ra gara ô tô lớn sửa.
Nhân lúc vắng khách, bà ngồi xuống chiếc ghế tựa, lôi đồ nghề ra sắp xếp. Người phụ nữ lớn tuổi bất chợt nhớ đến kí ức ngày xưa, thời bà còn là cô nữ sinh.
Năm đó, bà Sâm sống cùng bố mẹ và các em ở phố Phùng Hưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Gia cảnh nghèo túng nên học xong lớp 10, bà Sâm đăng kí học ngành điện ô tô 4 năm. Hi vọng sớm kiếm được tiền, gửi cho bố mẹ nuôi các em.
Tốt nghiệp, bà được phân công về làm đội trưởng đội xe 10 người tại xí nghiệp vận tải - xe khách Thái Bình.
Đội xe chỉ có hai nữ - chuyên sửa chữa, bảo dưỡng các loại xe ôtô. Các đồng nghiệp luôn thắc mắc, tại sao cô gái Hà Nội lựa chọn công việc nặng nhọc này, lại xuống tỉnh lẻ làm việc? Bà Sâm chỉ đáp: “Nhà nước phân công làm việc ở đâu, tôi về đó”.
Tại xưởng bà tham gia vào tất cả các công việc liên quan đến điện, kể cả điện sản xuất, ắc-quy…
Vốn xuất thân từ gia đình thành thị nghèo, mười ba tuổi bà đi nhặt lông gà, lông vịt kiếm tiền giúp bố mẹ lo cái ăn.
Khi vào đời, bà hăng say lao động. Sức làm việc của bà khiến nhiều đồng nghiệp nam phải nể phục, ví bà như "người thép".
Nhiều hôm bà sửa đến quá trưa mới ăn cơm. Ngày làm việc của nữ công nhân sửa xe kết thúc khi đồng hồ điểm 10 giờ đêm.
![]() |
Bà "khoe" đôi bàn tay thô ráp sau nửa thế kỷ làm nghề. |
Lúc trẻ bà nặng 45kg nhưng thường chui dưới gầm xe, hai chân chống lên để đỡ cái đề-ma-rơ (bộ phận khởi động động cơ) nặng khoảng 30kg, tay thoăn thoắt sửa máy.
“Việc này đến nam giới còn oải nhưng không hiểu sao khi đó tôi rất khỏe. Mỗi lần chỉ cần chống chân vào, ghì chặt đề-ma-rơ rồi đưa tay tháo ra sửa”, bà nhớ lại.
Công việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại nhưng bà Sâm khẳng định, từ lúc vào nghề cho đến nay bà chưa bao giờ gặp tai nạn hay bị ảnh hưởng sức khỏe.
“Chính vì tôi đeo bảo hộ, găng tay cao su rất cẩn thận nên không bị dính hóa chất. Tôi nhớ, ngày xưa ai ở xưởng đều phải pha hóa chất, đồng nghiệp nữ rất ngại làm khâu này. Tôi mặc đồ bảo hộ đầy đủ rồi thực hiện những khâu quan trọng nhất”, bà Sâm nói.
Theo bà, bất cứ việc nào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc lao động an toàn. Như vậy, không chỉ bảo vệ bản thân mà còn vì gia đình.
Tiệm sửa xe của người đàn bà tốt bụng
Bà Sâm làm việc tại Thái Bình được 5 năm thì chuyển công tác về Hà Nội cùng chồng con. Năm 45 tuổi, bà được điều chuyển sang công việc khác nhưng thấy không phù hợp nên bà xin nghỉ.
“Tôi được Nhà nước đào tạo bài bản, chính quy nghề điện ô tô, tôi muốn mình được làm đúng nghề đó”, bà Sâm kể.
![]() |
Bà Sâm luôn nhiệt tình sửa xe giúp khách. |
Năm 1993 bà về hưu, liền mua ngay đồ sửa chữa ô tô, dựng tấm biển: “Sửa chữa điện, thay ắc quy” để tiếp tục làm nghề. Ngoài sửa ô tô, thay ắc quy, sửa chữa đồ điện lặt vặt, bà Sâm còn sửa cả ắc quy, kiểm tra điện và thay dầu cho xe…
Bà vẫn lăn lộn với những chiếc ô tô khách mang đến, mặc bộ đồ bảo hộ, tóc túm cao, đôi tay lấm lem dầu mỡ. Các loại xe tải, xe khách, xe cần cẩu... xe nào bà cũng có thể lên lái được. Theo bà, nếu không biết lái, làm sao có thể hiểu xe và biết nó mắc “bệnh” gì”.
Người phụ nữ này tự nhận mình là dân nghèo thành thị, cả đời bà chưa từng thoa son, đánh phấn hay khoác lên người bộ váy đẹp. “Nghề của tôi 24/24 mặc đồ bảo hộ, thời gian đâu mà chải chuốt, kẻ vẽ”, bà Sâm tủm tỉm cười.
![]() |
Học nghề điện ô tô nhưng bà có thể sửa được xe máy, cần cẩu, xe nâng... |
Bất kể ngày hay đêm, nếu khách gặp sự cố hay muốn sửa gấp, bà đều sẵn lòng. Một trường hợp khách hàng bà vẫn thân thiết và thân cho đến bây giờ là vợ chồng anh Hùng ở Gia Quất (Gia Lâm, Hà Nội) làm nghề cho thuê loa đài, làm nhạc... Anh Hùng từng đến tiệm bà Sâm sửa xe và thay ắc quy vài lần.
Lần đó, vợ chồng anh Hùng có sự kiện diễn ra và buổi sáng, cần vận chuyển đồ đến địa điểm sớm. Tuy nhiên, 3 giờ sáng xe tải bỗng chết máy, các gara ô tô đều chưa mở. Lúc bế tắc, anh nhớ đến bà Sâm nhưng ngại gọi vì sớm quá. Anh phân vân chưa biết giải quyết ra sao thì vợ anh chủ động liên hệ bà Sâm.
Qua cuộc điện thoại, bà hỏi anh Hùng các triệu chứng của xe rồi chuẩn bị đồ đến đó sửa. Với vài thao tác đơn giản của bà, chiếc xe nổ máy giòn giã và lăn bánh.
Từ đó, vợ chồng anh Hùng thêm quý mến bà, coi bà như ruột thịt trong nhà.
Một lần khác, vào đúng đêm ngày 30 Tết, anh Nguyễn Văn Đồng (Long Biên, Hà Nội) từ cơ quan ở quận Thanh Xuân về nhà. Xe đi đến phố Ngọc Lâm đột nhiên dở chứng, không thể đề lên được.
Phố xá vắng tanh, anh đưa mắt tìm quanh, bắt gặp biển hiệu nhà bà Sâm. Anh đánh liều gọi theo số điện thoại đề trên đó. Mặc dù bận chuẩn bị đồ cúng Giao thừa nhưng bà vẫn nhận lời sửa giúp. Câu chuyện này xảy ra đã 5 năm. Đến giờ, anh Đồng vẫn đưa xe qua nhờ bà kiểm tra định kỳ.
“Tôi đề số điện thoại lên cửa cũng nhằm mục đích cứu hộ cho mọi người. Tôi giúp người ta, người ta đi giúp người khác, lòng tốt nhờ vậy được nhân lên”, bà Sâm nói tiếp.
![]() |
Ở tuổi 70, bà vẫn thao tác khá nhanh nhẹn. |
Tất cả các khách hàng đến tiệm sửa xe, dù là thay dầu, chỉnh điện hay thay ắc quy, bà Sâm đều xin số điện thoại của họ để chăm sóc khách hàng.
Cách đây một năm, chồng bà qua đời, khách hàng từ các tỉnh nghe tin, dù không về được, họ cũng tìm cách gửi vòng hoa viếng.
Vậy nhưng đến giờ bà vẫn chưa gặp được người ưng ý. “Tôi muốn tìm người chịu khó, thật thà, chất phác. Họ đến đây tôi sẵn sàng mang kinh nghiệm hơn 50 năm ra dạy.Các con bà đề nghị mẹ nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già nhưng bà từ chối. Tiệm sửa xe không chỉ là nơi bà tìm niềm vui mà còn là tâm huyết cả một đời, bà muốn dạy nghề cho ai đó, để bàn giao lại “đứa con tình thần” cho họ.
Kinh doanh ai cũng muốn có lãi nhưng đừng “treo đầu dê, bán thịt chó”, vì vài đồng mà sửa đồ đểu cho khách”, bà bộc bạch.
Bên cạnh làm nghề, bà Sâm là Chủ tịch Hội chữ thập đỏ của Tổ dân phố. Mười năm nay, bà hăng hái tham gia các hoạt động từ thiện, quyên góp và ủng hộ cho người nghèo.
Hơn 23 năm trước, cụ Hảo bỗng nhiên sống lại khi gia đình đang lo hậu sự. Từ đó đến nay, cụ vẫn khỏe mạnh, đi chăn bò, quét nhà cửa.
">Người phụ nữ Hà thành hơn 50 năm làm nghề sửa chữa ô tô
Năm 2019, anh Xu đã khởi kiện người tình cũ để đòi lại số tiền, căn hộ cùng chiếc xe ô tô. Anh khẳng định để cô Wang giữ những tài sản này vì tin tưởng cô.
Trong khi đó, cô Wang từ chối trả lại khối tài sản và cho rằng đó là những món quà anh Xu đã tặng cô.
Hôm 19/11, anh Xu gần như đã thắng kiện trong việc đòi lại số tiền sau khi Toà án tối cao cho phép anh thu hồi khoảng 9,4 triệu USD từ cô Wang.
Trong một phán quyết bằng văn bản, thẩm phán Audrey Lim chấp nhận lời giải thích của anh Xu nói rằng toàn bộ số tiền được chuyển cho cô Wang để giữ an toàn tạm thời cho số tiền bởi vì các công ty của anh ở Trung Quốc đang phải đối mặt với những khó khăn về tài chính thời điểm đó.
Tuy nhiên, vị thẩm phán bác bỏ yêu cầu của anh Xu về việc đòi lại căn hộ và chiếc xe - những tài sản mà cô nhân tình kết luận là quà tặng.
Anh Xu, khoảng 40 tuổi, lần đầu gặp cô Wang trên một chuyến bay vào năm 2011. Sau khi liên lạc lại với nhau từ tháng 9/2013, họ vẫn giữ liên lạc thường xuyên.
Ngay từ trước khi bắt đầu chuyện tình cảm vào tháng 2/2014, anh Xu đã mua tặng cô Wang nhiều món quà cũng như những lợi ích vật chất khác, trong đó có việc cô được phép sử dụng thẻ ATM của anh Xu.
Đến tháng 1/2014, cô Wang cũng được nhận vào làm việc ở công ty anh và được trả mức lương 10.000 USD/ tháng từ tháng 4/2014 đến tháng 6/2016 mặc dù cô không làm công việc nào đáng kể.
Từ tháng 12/2013 đến tháng 2/2014, anh Xu đã chuyển 4,2 triệu USD cho cô Wang để mua căn hộ và ô tô. Cả 2 tài sản này đều đứng tên cô Wang.
Tuy nhiên, Xu giải thích rằng anh mua căn hộ cho cô Wang là để cải thiện điều kiện sống của cô, vì anh coi cô như một người bạn thân. Còn chiếc xe anh mua để đi lại ở Singapore và để cô đứng tên cho thuận tiện về thủ tục, chứ không phải anh tặng cô Wang tài sản này.
Ngược lại, cô Wang cho biết, sau khi cô nói sinh nhật vào ngày 10/12, cả hai đã đi xem nhà cùng nhau và anh Xu nói rằng đây là món quà anh tặng cô.
Được biết, anh Xu đã có gia đình ở Trung Quốc.
Cuộc sống khó khăn do dịch Covid-19, nhiều người trẻ châu Á đã tìm tới các mối quan hệ với những người đàn ông lớn tuổi, giàu có.
">Đại gia đòi lại thành công 9,4 triệu USD từ nhân tình
Nicole Scherzinger xuất hiện chớp nhoáng ở sân bay Đà Nẵng
友情链接