AFF Cup 2018: Hôn nhân như mơ của Quế Ngọc Hải và người đẹp thành Vinh
Trên sân cỏ,ônnhânnhưmơcủaQuếNgọcHảivàngườiđẹpthàmu liver Quế Ngọc Hải là chiến binh dũng mãnh, có lối chơi quyết liệt còn ngoài đời, anh là người chồng hiền lành, hết mực cưng chiều vợ con. Hoa hậu Hàn Quốc: Xinh đẹp, thân với H'Hen Niê, cổ vũ tuyển Việt Nam Nữ tiếp viên xinh đẹp mang 2 dòng máu Việt - Hoa, sở hữu thân hình nuột nà Quang Hải, Công Phượng siêu dễ thương qua nét vẽ chibi Đôi trai tài, gái sắc kết hôn vào đầu năm 2018. Người vợ hiền thảo của Ngọc Hải là Dương Thùy Phương - hoa khôi Đại học Vinh. Tổ ấm của họ càng viên mãn khi con gái đầu lòng Sunny ra đời. Mỗi khi về nhà, anh không ngần ngại chia sẻ với vợ việc nhà như nấu ăn, giặt giũ, rửa bát. Mỗi trận đấu, Thùy Phương đều theo dõi, cổ vũ chồng từ xa. Trước trận chung kết AFF Cup 2018 lượt đi, hai mẹ con đã cùng mặc áo cờ đỏ sao vàng để hòa vào không khí cuồng nhiệt của cả nước. Sau thành công của 2 mùa trước, năm nay Vũ Mạnh Cường tiếp tục làm MC Chung kết Hoa khôi sinh viên Việt Nam 2018.Cầu thủ Quế Ngọc Hải (SN 1993) một trong ba chàng lính ngự lâm, giữ vị trí phòng ngự của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2018. Anh sở hữu chiều cao 1m76, ngoại hình ưa nhìn. Trên sân cỏ, Quế Ngọc Hải có lối chơi quyết liệt, đầy máu lửa nhưng ngoài đời, chàng cầu thủ điển trai là người chồng hiền lành, hết mực cưng chiều vợ con. Ngay từ thời điểm mới công khai, chuyện tình của họ đã nhận được sự ủng hộ của người hâm mộ. Nam cầu thủ hạnh phúc chia sẻ với báo chí, mình may mắn khi lấy được người vợ ngoan hiền, chu đáo. Do nghề nghiệp của chồng phải xa nhà thi đấu, luyện tập, Thùy Phương đã từ bỏ mọi hoài bão, lui vào hậu phương, thay chồng quán xuyến gia đình. Bức ảnh anh giặt quần áo cho con được đăng trên trang cá nhân Instagram cách đây ít lâu khiến nhiều người thích thú ngợi khen. Thùy Phương từng chia sẻ, khi về thăm nhà, ông xã rất thích nấu ăn, thường thích vào bếp nấu món khoái khẩu cho vợ. Nỗi nhớ vợ con được Ngọc Hải nhắn nhủ qua những dòng tin nhắn và trạng thái trên trang Facebook. Ngay khi trở về từ Philippines sau trận bán kết lượt đi AFF Cup 2018, chàng cầu thủ sinh năm 1993 đã đoàn tụ vợ con tại Hà Nội. Khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình nhỏ của anh khiến nhiều người ngưỡng mộ. Với anh, vợ con vừa là điểm tựa, vừa là thiên thần hộ mệnh, giúp anh vượt qua những áp lực khi thi đấu. Anh cũng nổi tiếng là người sống tình cảm, có mối quan hệ thân thiết, hòa đồng với đồng đội. Quế Ngọc Hải hào hứng chụp ảnh cùng Văn Toàn trên chuyến bay về nước sau trận chung kết lượt đi trên sân khách. Chỉ còn vài giờ nữa là diễn ra trận chung kết, quyết định ngôi vô địch AFF Cup 2018. Thùy Phương đã gửi lời chúc thành công đến chồng và các tuyển thủ. Cô hi vọng đội tuyển sẽ giữ phong độ, giành được chiến thắng. Vũ Mạnh Cường làm MC Hoa khôi sinh viên Việt Nam 2018
相关推荐
-
Siêu máy tính dự đoán Valladolid vs Real Madrid, 03h00 ngày 26/01
-
Bỏ qua chuyện quà cáp, lì xì ngày Tết... theo tôi vấn đề sau đây mới đáng lo với các gia đình người lao động cơ bản (bộ phận chiếm đại đa số người dân) khi quyết định về quê: Một gia đình cơ bản, gồm bốn người (hai vợ chồng và hai đứa con) nếu muốn về quê ăn Tết thì vé máy bay rẻ nhất cũng 3 triệu đồng mỗi người một chiều, nếu đắt có thể lên tới 5 triệu đồng. Vậy là chi phí để di chuyển về quê và trở lại thành phố thôi cũng dao động tầm 24-40 triệu đồng, trung bình khoảng 30 triệu. Đó là chưa kể tiền taxi bốn chiều cũng tốn khoảng một triệu đồng nữa.
Nếu chọn đi về bằng xe khách, tàu hỏa, thì gía vé có rẻ hơn một chút, nhưng thời gian di chuyển lại dài hơn, mệt mỏi hơn. Khi đó, kỳ nghỉ Tết vốn đã ngắn nay càng bị thu hẹp hơn do phần lớn thời gian là ở trên tàu, xe. Còn trường hợp đi xe máy cho đỡ tốn tiền thì tôi không bàn tới vì rất mất an toàn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.
Với một gia đình làm công ăn lương, hai vợ chồng nuôi hai con nhỏ, một năm ở trên thành phố mà để dư ra được vài chục triệu như thế để về quê cũng là cả một sự cố gắng, nỗ lực phi thường. Nhưng cứ nghĩ tới cảnh Tết về quê được vài bữa rồi trở lại thành phố, công sức làm lụng quần quật cả năm bay mất sạch trơn, sau Tết lại bắt đầu lại từ đầu. Cái vòng lặp bất tận ấy cứ tiếp diễn năm này qua năm khác chẳng có lối thoát.
Mà đó là còn chưa tính tới trường hợp xui rủi trong năm vợ chồng hoặc con cái có bệnh tật, tốn tiền nằm viện, thuốc men. Lúc đó, cuối năm vẫn muốn về quê ăn Tết sẽ lại phải vay mượn. Vậy là con người ta lại rơi vào một vòng luẩn quẩn bất tận khác, đó là vay mượn rồi trả nợ.
>> Tôi về quê ăn Tết không nặng nề chuyện quà cáp
Cá nhân tôi cho rằng, Tết về quê hay không, chẳng có đúng - sai, chỉ có lựa chọn nào đáng để mỗi người đánh đổi mà thôi. Nếu ai kinh tế eo hẹp nhưng vẫn cố về quê bằng được thì phải chịu rủi ro, thế thôi. Cuộc sống vốn là những vòng luẩn quẩn không thể nào thoát ra được, gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền cũng là một trong số đó. Nó sẽ càng thêm áp lực khi con cái ngày càng lớn, vợ chồng thêm bệnh khi lớn tuổi.
Vẫn biết cha mẹ ở quê ngày càng già yếu, thời gian bên con cháu không còn nhiều. Nếu mỗi năm về thăm được một lần dịp Tết thì họ cũng chỉ còn vài chục lần gặp mặt người thân. Đó cũng là một lý do để những đứa con tha hương về ăn Tết cùng cha mẹ. Nhưng người trẻ vẫn còn đó gánh nặng mưu sinh.
Cũng biết rằng cha mẹ chỉ cần con cháu về nhà ăn Tết, nhìn tất cả mạnh khỏe là đã mừng rồi, không cần tiền bạc, không cần quà cáp, nhưng thực tế cuộc sống đâu có dễ dàng như thế? Có nhiều thứ bản thân mỗi người không thể tự quyết định, đánh giá được.
Thôi thì lựa chọn của mỗi con người là khác nhau, không có đúng, cũng chẳng có sai. Ai về quê được thì cố mà về, còn khó quá không về ăn Tết được mỗi năm thì cũng nên chăm chỉ gọi điện thoại về hỏi thăm cha mẹ ở quê, bởi ít nhất tiền Internet để gọi video call, thấy được mặt người thân vẫn rẻ hơn nhiều so với vé tàu, xe, máy bay dịp Tết.