Không mưa, đường vẫn ngập
Ghi nhận của PV Báo điện tử VTC News, thời gian gần đây, dù trời không mưa nhưng tuyến đường Tuyên Sơn-Túy Loan (Đà Nẵng) xảy ra tình trạng ngập cục bộ tại đoạn gần cửa Nhà máy nước Cầu Đỏ khiến người và phương tiện gặp khó khăn khi lưu thông.
Theo anh Lê Dũng (trú phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ), thời gian gần đây, dù trời không có mưa nhưng đoạn đường này vẫn bị ngập, có khi sâu đến 30-40cm khiến người và phương tiện đi qua rất khó khăn.
"Nguyên nhân ngập là do nước sông dâng cao, tràn vào đoạn đường này", anh Dũng nói.
Còn anh Hoàng Vinh (trú Túy Loan, Hòa Vang) thường đi làm theo tuyến đường ven sông Tuyên Sơn-Túy Loan nên chứng kiến nhiều lần đoạn đường này bị ngập sâu.
Dù trời không mưa nhưng tối 27/11, đoạn đường qua Trạm thu nước Nhà máy nước Cầu Đỏ vẫn bị ngập.
“Thực tế, đoạn đường này chạy dưới cầu Đỏ và mặt đường được thiết kế thấp hơn so với 2 đầu. Quan sát bằng mắt thường thì mặt đường chỉ cao hơn mực nước sông lúc bình thường khoảng hơn 1m nên khi có mưa đầu nguồn, nước sông dâng cao thì tràn lên đường gây ngập”, anh Vinh cho biết.
Cùng ý kiến, anh Văn Hiếu (trú phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ) cho rằng đây có thể là lỗi của chủ đầu tư, đơn vị thiết kế khi không tính toán, lường trước được mực nước của sông nên mới xảy ra tình trạng ngập úng như hiện nay.
“Về chuyên môn thì mình không rõ nhưng điều dễ nhận thấy là mặt đường qua đoạn này quá thấp nên khi nước sông cao là xảy ra ngập úng. Đoạn đường bị ngập thường khoảng 60-100m và đã có nhiều trường hợp người đi xe máy bị tai nạn khi qua đoạn này, nhất là vào ban đêm”, anh Hiếu chia sẻ.
Gần nhất, tối 27/11, đoạn đường này dù trời không có mưa nhưng nước vẫn ngập khá sâu khiến nhiều phương tiện là xe máy ngập đến nửa bánh xe và nhiều phương tiện chết máy khiến người dân bức xúc.
“Vợ tôi từng bị tai nạn khi qua đoạn đường này nhưng rất may chỉ bị thương nhẹ. Còn chuyện người đi xe máy bị nước văng lên khi ô tô chạy qua, người lấm lem bùn nước là chuyện thường. Ai cũng bức xúc, không hiểu vì sao khi thi công tuyến đường thì đoạn này lại làm thấp đếp vậy khiến nước từ sông tràn vào gây gập úng, rất nguy hiểm”, anh Cao Văn Thái cho biết.
Nguyên nhân do nước sông dâng cao
Theo lãnh đạo UBND phường Hòa Thọ Tây, vị trí thường bị ngập là gần cửa Nhà máy nước Cầu Đỏ nên cơ quan chức năng địa phương bố trí lực lượng thường xuyên theo dõi mực nước sông Cẩm Lệ và tình hình ngập úng trên để có phương án cảnh báo người đi đường.
Mỗi khi nước sông Cẩm Lệ dâng cao là tuyến đường ven sông Thăng Long-Túy Loan lại bị ngập khiến người dân bức xúc.
Lãnh đạo phường cũng thừa nhận dù trời không có mưa nhưng đoạn đường vẫn bị ngập và nguyên nhân do nước sông dâng cao. Vì vậy, biện pháp trước mắt là chính quyền địa phương bố trí sẵn rào chắn, khi nước ngập sâu sẽ tổ chức giăng dây, rào chắn cấm các phương tiện qua lại khu vực ngập sâu để đảm bảo an toàn.
Cũng theo lãnh đạo UBND phường Hòa Thọ Tây, trước tình trạng liên tiếp xảy ra ngập úng tại đoạn đường này, phường đã có báo cáo các cấp và thời gian tới, UBND quận Cẩm Lệ sẽ đưa ra phương án cụ thể khắc phục vấn đề ngập nước ở khu vực này.
Được biết, tuyến đường ven sông Tuyên Sơn - Túy Loan có chiều dài 10,5km với tổng mức đầu tư 745,5 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng làm chủ đầu tư, được khánh thành đưa vào khai thác từ cuối tháng 4/2023.
Theo định hướng, tuyến giao thông này góp phần giảm tải lưu lượng phương tiện cho QL14B, tạo trục giao thông xuyên suốt từ huyện Hòa Vang đi trung tâm TP Đà Nẵng.
Châu Thư" alt=""/>Khổ sở lội nước trên đường hơn 700 tỷ dù trời không mưaChia sẻ tại họp báo thường kỳ tháng 3/2024 của Bộ TT&TT được tổ chức vào chiều ngày 6/3, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử cho biết, mức phạt vi phạm hành chính hiện nay đối với các trường hợp như trên là từ 5 đến 10 triệu đồng và các sở thường chọn mức ở giữa 7,5 triệu đồng. Với một bộ phận lớn người dân, đây là mức xử phạt hành chính có tác động lớn. Tuy nhiên, mức phạt này chưa đủ sức răn đe với một số đối tượng khác như người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOLs, người bán hàng trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử.
Ông Lê Quang Tự Do chia sẻ, có trường hợp nghệ sĩ nhận hợp đồng quảng cáo hàng tỷ đồng, do đó, ngay cả khi bị xử phạt số tiền trăm triệu đồng, họ cũng không lo lắng. Ông đánh giá “nhận thức của người bị xử phạt hành chính lúc này đã lệch qua một chiều hướng khác”.
Để xử lý tình trạng nói trên, Bộ TT&TT đang đồng thời làm hai việc: thứ nhất, Bộ TT&TT vừa trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định 72, bổ sung một loạt quy định với hoạt động trên mạng xã hội, không gian mạng. Khi Nghị định thay thế được ban hành, dự kiến giữa năm 2024, Bộ TT&TT sẽ tham mưu quy định xử phạt mới, tăng mức tiền phạt cũng như hình phạt bổ sung với hành vi vi phạm trên không gian mạng để tăng sức răn đe.
Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử nhấn mạnh: “Trong một số trường hợp, tăng mức phạt như thế nào cũng không đủ. Khi họ có nhận thức khác về pháp luật, phải có hình thức xử lý cao hơn hành chính, chẳng hạn xử lý hình sự”.
Theo ông Lê Quang Tự Do, việc hạn chế phạm vi tiếp cận đông đảo khán giả của người nổi tiếng, nghệ sĩ, người bán hàng... cũng là một hình thức xử phạt đảm bảo tính răn đe cao hơn.
Dù vậy, trong quá trình xử lý vi phạm, Bộ TT&TT còn gặp một số khó khăn, nhưng nằm ở bản chất của không gian mạng. Đó là nhiều trường hợp không thể xác định được danh tính thật, địa chỉ, hoặc đang sinh sống ở nước ngoài. Bộ đang khắc phục tình trạng danh tính ảo bằng cách bổ sung quy định xác thực người dùng mạng xã hội bằng số điện thoại di động trong Nghị định thay thế Nghị định 72.
Đặt hàng công cụ giám sát livestream
Cũng tại buổi họp báo, trước câu hỏi về hiện tượng một số diễn viên, ca sĩ, KOLs, người nổi tiếng quảng cáo game cờ bạc đổi thưởng, ông Lê Quang Tự Do cho biết, Bộ TT&TT đã ghi nhận thông qua phản ánh trên báo chí. Dựa trên cơ sở đó, Bộ tiến hành kiểm tra và có biện pháp xử lý. Tuy nhiên, đây không phải hiện tượng mới. Trước đây, có những hình thức quảng cáo trá hình như nghệ sĩ mặc áo in dòng chữ liên tưởng đến website cờ bạc, cá độ... Có những vi phạm rõ ràng có thể xử lý được, nhưng với những trường hợp cố tình “lách”, chưa chứng minh được sẽ có biện pháp xử lý khác bên cạnh nhắc nhở.
Trên Facebook, TikTok, nhiều người lợi dụng tính năng livestream để quảng cáo cờ bạc công khai hay giới thiệu dịch vụ nhạy cảm như khiêu dâm, mại dâm. Đại diện Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử thừa nhận đang gặp khó khăn khi phát triển công cụ giám sát hình ảnh, video theo thời gian thực. Thời gian qua, Bộ TT&TT đã làm việc với một số công ty công nghệ lớn để ra công cụ giám sát video, dù vậy, các công cụ này mới dừng ở hình thức thụ động, đó là tải về rồi rà quét thay vì giám sát thời gian thực.
Ngoài ra, Bộ cũng làm việc với các nền tảng, chủ yếu là nền tảng xuyên biên giới, yêu cầu họ phát triển công cụ giám sát livestream, có trách nhiệm chủ động rà và chặn nội dung độc hại. Cục còn đặt hàng các công ty công nghệ như Viettel, FPT để phát triển công cụ tương tự.
Gọi đây là “cuộc rượt đuổi giữa chính và tà”,Cục trưởng Lê Quang Tự Do mong muốn, trong khi chưa có đầy đủ công cụ giám sát, người dân và báo chí phát hiện nội dung độc hại có thể chụp màn hình, quay video gửi cơ quan quản lý. Từ đó, nhà chức trách có sở cứ quản lý, nhất là người nổi tiếng, có thể định danh được.
" alt=""/>Nghệ sĩ, KOL phát ngôn lệch chuẩn cần có hình thức xử lý cao hơn