当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Tokyo Verdy vs Cerezo Osaka, 17h00 ngày 25/4: Khách ‘tạch’ 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Telavi vs Iberia, 22h00 ngày 24/4: Thất vọng kéo dài
Hai tháng chạy đua với thời gian
Tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH Cần Thơ vào năm 2012, Nguyễn Phước Lập từng có 2 năm công tác trong ngành y sinh tại TP.HCM. Tuy nhiên, quãng thời gian đi làm khiến anh nhận thấy, những kiến thức ở bậc đại học còn quá ít ỏi so với những gì công việc yêu cầu. Vì thế, anh quyết tâm phải tìm kiếm cơ hội để đi du học.
Thời điểm ấy, với sự quyết tâm của mình, Lập tìm được học bổng theo học bậc thạc sĩ ngành Y sinh tại Đại học Hallym (Hàn Quốc) trong vòng 2 năm.
“Quả thực, Hàn Quốc đã giúp ích rất nhiều cho tôi trong quá trình làm việc và nghiên cứu”, Lập nói. Cũng vì lý do đó, anh quyết định ở lại Hàn Quốc làm nghiên cứu viên tại Đại học Quốc gia Jeonbuk trong khoảng 3 năm trước khi tiếp tục tìm kiếm học bổng theo đuổi lên bậc tiến sĩ.
Nguyễn Phước Lập trong ngày tốt nghiệp thạc sĩ
Trong vòng 5 năm này, Nguyễn Phước Lập vừa tập trung trau dồi kiến thức và kỹ thuật nghiên cứu, anh đồng thời còn xuất bản 8 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học ISI-Q1, trong đó có 3 bài là tác giả đứng đầu và 1 bài đồng tác giả đứng đầu.
Những hướng nghiên cứu của anh tập trung vào lĩnh vực virus học, hẹp hơn là virus gây bệnh Viêm gan C.
Đến khi đại dịch Covid-19 bùng phát, đầu tháng 8/2020, GS. Soon Bong Hwang, giáo sư hướng dẫn, đồng thời là người phụ trách Phòng thí nghiệm về các bệnh từ virus RNA, đã quyết định chuyển hướng sang nghiên cứu về SARS-CoV-2. Giáo sư ngỏ lời muốn Lập cùng tham gia vào dự án mới này của ông.
Đây cũng là lúc anh biết mình nhận được học bổng tiến sĩ tại Đại học Copenhagen của Đan Mạch và chỉ còn 2 tháng nữa là sẽ lên đường.
“Tuy nhiên, tôi không mất nhiều thời gian để đồng ý vì biết đó là cơ hội của mình. Tôi quyết định tận dụng hết quãng thời gian ít ỏi này để chạy đua cùng dự án”.
Theo anh Lập, về cơ bản, virus gây Viêm gan C và virus gây Covid-19 có sự tương quan với nhau về vật liệu di truyền. Do đó, rất có thể, những thuốc đã được chấp nhận để điều trị virus gây Viêm gan C vẫn có khả năng áp dụng để điều trị Covid-19. Đó là những suy nghĩ ban đầu của nhóm.
Từ đó, nhóm bắt đầu sử dụng những loại thuốc đã biết để kiểm nghiệm trên virus SARS-CoV-2. Nhiệm vụ của Lập là tạo ra các hạt pseudoparticles giả lập lại cấu trúc của virus SARS-CoV-2, đồng thời thử xem những loại thuốc ấy có ức chế được sự sinh sôi của SARS-CoV-2 hay không. Từ những bước đệm này, nhóm sẽ thử nghiệm trên virus thật tại phòng an toàn sinh học cấp 3.
Nguyễn Phước Lập đang sử dụng hệ kính hiển vi đồng tiêu confocal tại Khoa Khoa học sức khoẻ và Y tế- Đại học Copenhagen để chụp ảnh tế bào.
Cuối cùng, sau 8 tháng, nhóm nghiên cứu có sự tham gia của anh đã tìm ra thuốc Asunaprevir – một loại thuốc kháng virus Viêm gan C – có thể ngăn chặn đáng kể sự sinh sôi của virus SARS-CoV-2.
Kết quả nghiên cứu này đã được nhóm gửi tới tạp chí Molecules and Cells và được chấp nhận. Ngày 14/9, bài báo đã được xuất bản và Nguyễn Phước Lập là tác giả thứ 2.
Học tiến sĩ chỉ là khởi đầu
“Cả nhóm phải cố gắng tập trung làm việc hết công suất. Ngay cả thầy tôi, dù đã đến tuổi nghỉ hưu, nhưng thầy vẫn trực tiếp mỗi ngày làm việc trên phòng lab, trong phòng an toàn sinh học cấp 3 để làm thí nghiệm. Đó là điều khiến tôi rất trân trọng và như được truyền động lực”.
Nhưng bài báo này mới chỉ là điểm bắt đầu. Mục tiêu tiếp theo của nhóm là tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm trên động vật và lâm sàng.
Sau 2 tháng cùng nhóm nghiên cứu, trăn trở giữa việc tiếp tục ở lại Hàn Quốc theo đuổi dự án hay lên đường sang Đan Mạch là điều khiến anh không khỏi băn khoăn.
“Tôi có trao đổi với thầy. Thầy rất vui và động viên tôi nhất định phải đến Đan Mạch học”.
Trước đó, Lập từng hụt hẫng vì đã “rải” hồ sơ đi rất nhiều nơi nhưng không được chấp nhận vì hướng nghiên cứu của anh không phù hợp với trường. Trải qua nhiều khó khăn, anh không muốn bỏ lỡ cơ hội theo đuổi bậc tiến sĩ tại ngôi trường top đầu của Đan Mạch.
Vì thế, tháng 1/2021, Lập quyết định lên đường theo đuổi Tiến sĩ ngành Y sinh tại Đại học Copenhagen trong vòng 3 năm.
Sang Đan Mạch, không bỏ phí thời gian, anh ngay lập tức bắt tay vào nghiên cứu. Hướng đi mới của anh liên quan đến cơ chế phân tử của bệnh học, trong đó tập trung vào cơ chế gây bệnh ung thư, dựa trên tính sửa chữa của DNA và kiểm soát chu trình tế bào, từ đó có thể sàng lọc ra những loại thuốc có thể ức chế quá trình phát triển của tế bào gây bệnh ung thư.
“Hiện tại, công nghệ mRNA đã được áp dụng để tạo ra vắc xin cho virus SARS-CoV-2. Các nhà khoa học cũng đang có hướng sử dụng công nghệ mRNA để điều trị bệnh ung thư. Tôi cho rằng đây cũng sẽ là hướng đi tiềm năng và triển vọng”.
Quyết định chuyển sang mảng nghiên cứu về ung thư, anh Lập cho rằng, “học thạc sĩ hay tiến sĩ vẫn là giai đoạn khởi đầu. Tôi muốn mình được dấn thân, thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau, sau đó, đến giai đoạn sau tiến sĩ sẽ là lúc bản thân tìm ra hướng đi và tập trung vào lĩnh vực mà với mình là thế mạnh”.
Anh cũng cho rằng, với người làm nghiên cứu, bài học quan trọng nhất là “không được ngủ quên trong chiến thắng”.
“Có thể mình đã đạt được mục tiêu nào đó rồi, nhưng so với thế giới bao la ngoài kia, điều đó không là gì cả. Với nhà khoa học, bài học này lại càng cần ghi nhớ. Bởi, khoa học biến đổi không ngừng và liên tục phát triển. Nếu dừng lại tức mình đang đi thụt lùi. Do đó, tôi luôn phải tự nhắc nhở mình cần phấn đấu nhiều hơn”.
Điều đầu tiên mỗi khi thức dậy tôi thường làm là lên Internet, theo dõi lĩnh vực mình đang nghiên cứu hôm nay có điều gì mới. Rất có thể từ đó sẽ đem lại nhiều ý tưởng cho mình.
Và, tôi tin rằng, “cách hủy hoại một người dễ dàng nhất là để họ làm theo những điều họ muốn”. Cho nên, việc đặt bản thân vào một khuôn khổ và phải đề ra những mục tiêu cụ thể là điều rất cần thiết”, Lập chia sẻ.
Thúy Nga
Vừa sáng chế thành công loại khẩu trang sinh học có nhiều tính năng đột phá, PGS.TS Nguyễn Đức Thành và nhóm nghiên cứu còn đang tập trung để tạo nên những miếng dán trên da để đưa vắc-xin Covid-19 vào cơ thể một cách dễ dàng.
" alt="9X Việt tham gia nghiên cứu thuốc ngăn chặn sự sinh sôi của SARS"/>9X Việt tham gia nghiên cứu thuốc ngăn chặn sự sinh sôi của SARS
Đề tài nghiên cứu này của Đại học Reading cho thấy trẻ em nói một ngôn ngữ khi ở trường nhưng sử dụng tiếng mẹ đẻ ở nhà đạt điểm IQ cao hơn trong các bài kiểm tra trí tuệ so với những trẻ em chỉ sử dụng ngôn ngữ thứ hai của mình.
![]() |
Trẻ em nói một ngôn ngữ khi ở trường nhưng sử dụng tiếng mẹ đẻ ở nhà đạt điểm IQ cao hơn (Nguồn ảnh: Public Domain) |
Họ đã khảo sát 100 đứa trẻ Thổ Nhĩ Kỳ, độ tuổi từ 7 đến 11, sống tại Anh quốc bằng cách đưa ra một bài kiểm tra phi ngôn ngữ đo chỉ số IQ để so sánh những đứa trẻ Thổ Nhĩ Kỳ chỉ nói tiếng Anh ở trường và những đứa trẻ sử dụng ngôn ngữ này cả ở trường và ở nhà.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Michael Daller, ngành Tiếng Anh và Ngôn ngữ Ứng dụng tại Đại học Reading, phụ trách nghiên cứu này. Ông nói: "Hình thành khái niệm khi còn là trẻ nhỏ với ngôn ngữ đầu tiên, sau đó học một từ mới về chủ đề đó bằng ngôn ngữ khác sẽ dễ dàng hơn. Những đứa trẻ phải tiếp thu kiến thức mới với một ngôn ngữ kém thân thuộc sẽ thấy khó khăn hơn. Kết quả là chúng đạt điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra trí tuệ".
Nghiên cứu đề xuất các bậc phụ huynh có thể giúp trẻ phát triển trí tuệ bằng cách động viên chúng dùng tiếng mẹ đẻ ở nhà, khi ngôn ngữ này không được sử dụng tại trường. Trẻ cần sử dụng tiếng mẹ đẻ ở nhà thông qua giao tiếp có ý nghĩa, bao gồm đọc sách và trò chuyện.
Việc nói hai ngôn ngữ có ảnh hưởng tích cực tới não bộ do phải kìm chế sử dụng một ngôn ngữ trong các trường hợp khác nhau. Nghiên cứu chứng minh rằng việc rèn luyện não bộ này thậm chí còn có thể khiến bệnh Alzheimer đến chậm hơn.
Nghiên cứu do Tiến sĩ Daller và Tiến sĩ Zehra Ongun tại Đại học Reading thực hiện và thuyết trình tại hội thảo thường niên của Hiệp hội Ngôn ngữ Ứng dụng Anh vào tháng 7 năm nay. Tất cả trẻ em trong nghiên cứu này đều xuất thân từ những gia đình có ít nhất một phụ huynh có bằng đại học. Nhóm của Tiến sĩ Daller hiện đang có dự định mở rộng nghiên cứu đối với cả những đứa trẻ xuất thân từ những hoàn cảnh kinh tế, xã hội đa dạng hơn.
Ông cho biết, quy mô của cuộc điều tra này lớn hơn hầu hết các cuộc điều tra tương tự, và điều khác biệt là chỉ khảo sát trẻ em ở cùng độ tuổi và hoàn cảnh. Nó có nghĩa là chúng ta có thể dự đoán kết quả dễ dàng hơn với những nghiên cứu trước đó. Bước tiếp theo là hoàn thiện nghiên cứu này và xem liệu có kết quả tương tự với những đứa trẻ có hoàn cảnh và độ tuổi khác nhau.
Theo Medical Express
Nhóm dịch giả trẻ Spring Hill (dịch)
" alt="Trẻ song ngữ có chỉ số IQ cao hơn khi nói tiếng mẹ đẻ ở nhà"/>
Trong bảng xếp hạng này có PGS.TS Lê Hoàng Sơn (ĐH Quốc gia Hà Nội); GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (ĐH Quốc gia Hà Nội) được nhằm top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới. Trong đó PGS Lê Hoàng Sơn đứng vị trí thứ 5.816 còn GS Nguyễn Đình Đức đứng thứ 7.454. Hai nahf khoa học này này có 4 năm liên tiếp từ 2019 đến 2022 lọt vào top 10.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới
Nếu so với bảng xếp hạng năm ngoái, có 3 nhà khoa học người Việt không còn trong top 10.000 là GS.TS Nguyễn Xuân Hùng, GS.TS Bùi Tiến Diệu và GS.TS Võ Xuân Vinh.
Ngoài những cái tên quen thuộc nằm trong top 100.000 như Nguyễn Xuân Hùng, Võ Xuân Vinh, Văn Hiếu, Nguyễn Thời Trung, Vũ Quang Bách, Thái Hoàng Chiến, Trần Xuân Bách, Trần Nguyễn Hải, Hoàng Đức Nhật, Hoàng Anh Tuấn, Nguyên Đức Khương, Phạm Thái Bình, Lê Thái Hà …, năm nay cũng ghi nhận những cái tên mới như Huỳnh Lưu Đức Toàn – một tiến sĩ trẻ của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.
Xếp hạng theo thành tựu trọn đời, có 7 nhà khoa học người Việt lọt top gồm GS Nguyễn Minh Thọ , Trần Tịnh Hiền, GS Nguyễn Xuân Hùng, GS Nguyễn Đình Đức, PGS-TS Lê Hoàng Sơn, cố GS Hoàng Tụy, GS-TSKH Nguyễn Bá Ân.
Bảng xếp hạng này sử dụng cơ sở dữ liệu của Scopus từ năm 1960 đến tháng 8/2022 để lọc ra top 100.000 người có ảnh hưởng nhất trong số hơn 7 triệu nhà khoa học.
Các tiêu chí đánh giá dựa trên: chỉ số ảnh hưởng trong giới khoa học; tổng số trích dẫn; chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index; số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất; số trích dẫn cho các bài báo là tác giả chính và tác giả cuối cùng... Các nhà khoa học được phân chia vào 22 lĩnh vực khoa học và 176 lĩnh vực phụ (ngành/ chuyên ngành).
" alt="Việt Nam có 37 nhà khoa học trong top 10.000 người ảnh hưởng nhất thế giới"/>Việt Nam có 37 nhà khoa học trong top 10.000 người ảnh hưởng nhất thế giới
Tại Tokyo, các nhà ma mở cửa từ sớm, thu hút đông đảo khách tham quan. Những hồn ma trong trang phục kimono với đôi mắt đẫm máu, rên rỉ và lảo đảo như zombie khiến du khách rùng mình.
Theo truyền thống, người Nhật tin rằng linh hồn tổ tiên sẽ trở về trong dịp lễ Obon giữa tháng 8. Vì vậy, việc ghé thăm nhà ma được xem như một cách để "hạ nhiệt" giữa mùa hè oi ả. Misato Naruse, 18 tuổi, chia sẻ: "Tôi toát mồ hôi lạnh mà không hề hay biết. Có lẽ vì quá sợ". Cô bạn đi cùng, Himari Shimada, vẫn chưa hoàn hồn sau trải nghiệm kinh hoàng.
Biến đổi khí hậu khiến mùa hè Nhật Bản ngày càng khó chịu. Tháng 7 năm nay ghi nhận nhiệt độ cao nhất trong 126 năm qua. Riêng tại Tokyo, 123 người đã tử vong vì sốc nhiệt trong tháng trước.
Nhiều nhà ma ở Nhật Bản quảng cáo với khẩu hiệu "Cơn ớn lạnh xua tan cái nóng mùa hè". Theo Hirofumi Gomi, nhà sản xuất các trải nghiệm nhà ma, ý tưởng này có thể bắt nguồn từ nghệ thuật kịch kabuki cổ truyền.
Tại nhà ma Namjatown, nơi tái hiện một thị trấn bỏ hoang đầy ma quỷ, Hiroki Matsubara của công ty vận hành Bandai Namco Amusement cho biết: "Trong tiếng Nhật, chúng tôi nói 'kimo ga hieru', nghĩa đen là 'lạnh gan' - một cách nói về cảm giác nổi da gà. Chúng tôi tin rằng du khách sẽ cảm nhận được cảm giác sợ hãi, bất ngờ hay 'lạnh gáy', từ đó tận hưởng cảm giác mát mẻ giữa mùa hè".
Phương Mai
Kỳ lạ truyền thống giải nhiệt mùa hè trong nhà ma ở Nhật Bản
Nguyên nhân của nhu cầu thuê đất, thuê nhà để phát triển trung tâm dữ liệu được nhận định là do sự phổ biến của Internet và các dịch vụ trực tuyến.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính, sức khỏe, bán lẻ và tư vấn không còn mặn mà với mô hình máy chủ tự quản lý. Nhóm doanh nghiệp này đang tìm cách chuyển dịch dữ liệu sang các giải pháp điện toán đám mây, từ đó thúc đẩy nhu cầu về trung tâm dữ liệu ngày càng gia tăng.
Mặt bằng cho trung tâm dữ liệu hiện là lĩnh vực thu hút giới đầu tư bất động sản. Những gói hợp đồng liên quan đến các trung tâm dữ liệu luôn dài hạn, nhu cầu của loại hình kinh doanh này cũng ít bị ảnh hưởng bởi chu kỳ bất động sản truyền thống. Trong khi đó, lợi nhuận khi chào bán các trung tâm dữ liệu thường có giá cao hơn so với lĩnh vực bất động sản thông thường.
Minh chứng cho điều này ở chỗ, trong khi thị trường ủy thác đầu tư bất động sản nói chung đã giảm 12% trong năm nay, tín thác đầu tư bất động sản vào trung tâm dữ liệu đã phát triển mạnh, tăng trung bình khoảng 25%.
![]() |
Nhu cầu về mặt bằng xây dựng trung tâm dữ liệu đang tăng nhanh trong thời gian gần đây. |
Theo thống kê của JJL, doanh thu của các trung tâm dữ liệu trên thế giới hiện đang phát triển với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 15,7%. Với tốc độ như vậy, thị trường dịch vụ lưu trữ và điện toán đám mây sẽ đạt giá trị 163 tỷ USD trong năm 2021.
Tốc độ tăng trưởng của khối lượng dữ liệu sẽ tiếp tục theo cấp số nhân, và điều này hứa hẹn một tương lai tươi sáng đầy tiềm năng cho thị trường trung tâm dữ liệu.
Ở chiều ngược lại, những yếu tố ảnh hưởng đến các trung tâm dữ liệu là làm sao để đảm bảo nguồn điện cấp vào liên tục không bị gián đoạn. Trung tâm dữ liệu sử dụng rất nhiều điện năng và các thiết bị đòi hỏi việc duy trì hoạt động 24/7 trong suốt 365 ngày. Do tiêu thụ nhiều năng lượng, việc vận hành của các cơ sở này cũng sẽ góp phần đáng kể vào việc thải khí CO2 và gây ảnh hưởng đến môi trường.
Trọng Đạt
Với tổng diện tích 6.500m2, quy mô 1.200 tủ rack (tủ mạng), Trung tâm dữ liệu Hòa Lạc được đánh giá là data center lớn nhất miền Bắc hiện nay.
" alt="Nở rộ nhu cầu thuê đất, thuê nhà để phát triển trung tâm dữ liệu"/>Nở rộ nhu cầu thuê đất, thuê nhà để phát triển trung tâm dữ liệu