- Thời gian qua, Chương trình Newton Việt Nam đã có nhiều thành công đáng ghi nhận. Hai bên đã cùng tài trợ 5 dự án nghiên cứu chung trong các lĩnh vực như: chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm; chọn, tạo các giống lúa có khả năng chịu hạn, mặn... |
Đại sứ Gareth Ward phát biểu tại Hội thảo |
Tại Hội thảo “Hợp tác khoa học và công nghệ Việt Nam- Vương quốc Anh: Thành tựu và định hướng hợp tác tương lai” diễn ra sáng ngày 18/9, Đại sứ Gareth Ward đã khẳng định: “Vương quốc Anh cam kết tiếp tục thể hiện vai trò đầu tàu về khoa học và đổi mới sáng tạo trên toàn thế giới; tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam, khai thác tiềm năng tốt nhất của mỗi bên và hỗ trợ những hoạt động KH&CN có ý nghĩa với đời sống và sinh kế”.
Là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 45 năm thiết lập ngoại giao giữa hai nước (1973 - 2018), Hội thảo được tổ chức nhằm chia sẻ kinh nghiệm về tăng cường hợp tác về nghiên cứu và thương mại hóa công nghệ, tìm kiếm các cơ hội hợp tác trong tương lai. Hội thảo do Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Thế Duy và Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward chủ trì.
Tham dự Hội thảo còn có đại diện Hội đồng Anh và các cơ quan liên quan của Vương quốc Anh; đại diện một số bộ, ngành; đại diện lãnh đạo các đơn vị trong Bộ KH&CN và đặc biệt là hơn 100 đại biểu là các nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học của Việt Nam.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bùi Thế Duy nhấn mạnh, khoa học và đổi mới sáng tạo là nội dung hợp tác ngày càng quan trọng và được mở rộng trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh. Hội thảo cũng nhằm khẳng định cam kết cao của 2 bên trong việc triển khai các hoạt động hợp tác một cách hiệu quả để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự xứng đáng với vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững nền kinh tế và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Khi Việt Nam và Vương quốc Anh trở thành đối tác chiến lược vào năm 2010, hợp tác khoa học chỉ là một phần nhỏ trong mối quan hệ tổng thể giữa hai bên. Hiện nay, 2 bên đã có một Bản ghi nhớ riêng về hợp tác nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, với các chương trình hoạt động trị giá gần 8,5 triệu bảng Anh trong 4 năm 2014-2018.
Để tạo hành lang pháp lý thúc đẩy hơn nữa hợp tác KH&CN giữa hai nước, năm 2015, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai len đã ký Bản ghi nhớ về nghiên cứu và đổi mới sáng tạo (Chương trình Newton Việt Nam).
 |
Bên lề Hội thảo, các đại biểu tham quan một số hình ảnh hoạt động của Chương trình Newton Việt Nam |
Thời gian qua, Chương trình Newton Việt Nam đã có nhiều thành công đáng ghi nhận. Hai bên đã cùng tài trợ 5 dự án nghiên cứu chung trong các lĩnh vực như: chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm; chọn, tạo các giống lúa có khả năng chịu hạn, mặn. Ngoài ra, Chương trình còn hỗ trợ hơn 70 nhà khoa học tham gia các khóa đào tạo thạc sỹ, trao đổi nghiên cứu và hỗ trợ 60 nhà khoa học tham gia khóa đào tạo thương mại hóa sản phẩm.
Khi nhìn lại quá trình phát triển hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo với Việt Nam trong vài năm qua, Đại sứ Gareth Ward cũng đã vui mừng điểm lại những cơ hội hai bên đang có, những điều mà vài năm trước đây chưa rõ rệt. Sự thay đổi mang tính đột phá được thể hiện khi ra mắt Quỹ Newton Việt Nam năm 2014 và sự ra đời của Quỹ Nghiên cứu thách thức toàn cầu của Anh (GCRF) vào năm 2015.
Quỹ Newton cũng đang triển khai các chương trình xây dựng năng lực, kết nối cá nhân và các tổ chức giữa Anh và Việt Nam. Chương trình cũng ủng hộ việc đưa các nghiên cứu khoa học chất lượng cao từ phòng thí nghiệm ra thị trường bằng việc giúp các nhà khoa học Việt Nam phát triển các kỹ năng và bí quyết thương mại hóa, thông qua chương trình Đào tạo thương mại hóa kết quả nghiên cứu (Leaders in Innovation Fellowships).
Đại sứ Gareth Ward khẳng định: “Quỹ Newton đã mở ra những cơ hội mới cho nghiên cứu chung giữa Anh và Việt Nam. Tôi đặc biệt muốn ghi nhận Tiến sỹ Trung Dương, Đại học Queens Belfast và Tiến sĩ Võ Nguyên Sơn, Đại học Duy Tân với công trình nghiên cứu “Xây dựng nền tảng phát triển bền vững: Kết nối xã hội cho các thành phố tương lai”, đã đạt giải thưởng uy tín Newton vào cuối năm ngoái”.
Đối với Quỹ GCRF, với mục đích hỗ trợ những nghiên cứu xuất sắc khắp nơi trên thế giới để đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp quốc, Quỹ GCRF cũng là “một cơ hội tuyệt vời khác cho các nhà khoa học Việt Nam và Anh làm việc cùng nhau”.
Thu Hiền
" alt="Vương quốc Anh cam kết phát triển các chương trình nghiên cứu là lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam"/>
Vương quốc Anh cam kết phát triển các chương trình nghiên cứu là lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam
- Sáng 4/10, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức buổi họp báo thường kỳ quý 3 năm 2018. |
Thứ trưởng Bùi Thế Duy trao đổi với báo chí trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Khoa học và Công nghệ sáng ngày 4/10 |
Thứ trưởng Bùi Thế Duy đã báo cáo một số công việc mà Bộ KH&CN đã và đang làm được trong quý 3 năm 2018.
Trong đó, Bộ tập trung xây dựng các chính sách, pháp luật phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; triển khai các công việc nhằm nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ các ngành kinh tế, phát triển sản phẩm chủ lực theo chuỗi giá trị.
Trong quý 3, Bộ KH&CN đã phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức một số chương trình như: Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2018, Kết nối Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018.
Về nhiệm vụ thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp gắn với đổi mới sáng tạo, Bộ KH&CN đã tổ chức thành công diễn đàn mở với chủ đề “ASEAN 4.0 cho tất cả? Làm thế nào để các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tranh thủ các cơ hội trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN”.
Nhân dịp kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Phần Lan, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Đại sứ quán Phần Lan tổ chức Diễn đàn “Thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong các trường đại học”.
Trả lời thắc mắc của phóng viên về việc hệ sinh thái khởi nghiệp của chúng ta đang thiếu những “start-up thành công”, Thứ trưởng Bùi Thế Duy khẳng định: “Một hệ sinh thái gồm nhiều thành phần. Chúng ta có thể phải mất rất nhiều năm để cho ra thành quả".
"Nhưng khi nhìn vào đó có thể thấy được các thành phần đang phát triển, không phải chỉ khi ra được các start-up thành công mới là phát triển hệ sinh thái. Để hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho ra được những start-up hàng đầu thế giới, người ta phải mất 20 – 30 năm, qua rất nhiều các mô hình thành công và không thành công. Chúng ta có thể thấy sự phát triển của hệ sinh thái thông qua sự hình thành của các khu làm việc tập trung, các tổ chức thúc đẩy kinh doanh, sự vào cuộc của các quỹ đầu tư, hành lang pháp lý đã được thay đổi, chất lượng và số lượng các ý tưởng…”
Ông Duy cho rằng chúng ta còn rất nhiều việc phải làm để hệ sinh thái khởi nghiệp đang còn non trẻ phát triển bền vững và cho ra được nhiều “hoa thơm trái ngọt” cũng như có vị thế trên toàn cầu.
 |
Các câu hỏi về hỗ trợ khởi nghiệp, vai trò của Bộ KH&CN trong nghiên cứu vắc-xin... được đặt ra trong buổi họp báo |
Trả lời về đóng góp của khoa học công nghệ trong việc nghiên cứu thành công một số loại vắc-xin, mà mới đây là vắc-xin cúm mùa (với 3 chủng A/H1N1, A/H3N2, cúm B) và vắc xin cúm đại dịch A/H5N1, đại diện Bộ KH&CN cho biết, hằng năm, Bộ này đều phối hợp với Bộ Y tế để thống nhất danh mục và kinh phí hỗ trợ ngân sách Nhà nước cho các tổ chức nghiên cứu về vắc-xin.
“Có thể khẳng định, với những thành công nói riêng về vắc-xin thời gian qua có sự tác động rất lớn từ các nhà khoa học, trong đó có sự hỗ trợ tích cực của KHCN. Nói rộng ra, những tiến bộ mới nhất trong ngành y tế gần như đều có sự hỗ trợ KHCN từ Bộ KH&CN” – đại diện Bộ khẳng định.
Về tiến độ xử lý đơn đăng ký sở hữu trí tuệ, đại diện Cục Sở hữu Trí tuệ (SHTT) cho biết, tình hình nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trong 9 tháng năm 2018 so với 9 tháng năm 2017 tăng đáng kể và đó là một thách thức lớn.
Để đẩy nhanh tốc độ xử lý đơn, Cục này đã đưa ra một số giải pháp. Thứ nhất là tăng cường chất lượng cũng như số lượng nhân sự. Trong vòng 1 năm, Cục đã tuyển dụng 40 cán bộ, chủ yếu tập trung vào lực lượng cán bộ xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. Thứ 2 là cải tiến hệ thống công nghệ thông tin – một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ xử lý đơn.
“Vừa rồi bên lề của cuộc họp đại hội đồng Tổ chức SHTT thế giới, Cục SHTT Việt Nam và Tổ chức SHTT thế giới đã ký thoả thuận về việc Tổ chức SHTT sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng, phát triển hệ thống quản trị đơn đăng ký SHCN. Trên thực tế, hệ thống này chúng tôi đã phát triển bằng dự án của Nhật Bản từ năm 2000, đã lỗi thời và không đáp ứng được số lượng ngày một tăng lên của SHCN”.
Bên cạnh đó, Cục cũng có những chính sách hỗ trợ để tăng chất lượng đơn đăng ký sáng chế, nhằm giúp công tác xử lý đơn nhanh hơn.
“Hi vọng với các pháp đồng bộ như vậy, việc tăng tốc độ xử lý đơn SHCN sẽ được giải quyết tốt hơn” – đại diện Cục này cho hay.
Nguyễn Thảo

3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam
Theo thống kê của tạp chí Echelon, Singapore, Việt Nam hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp, tăng gần gấp đôi so với số liệu cuối năm 2015.
" alt="‘Còn nhiều việc phải làm để hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển bền vững’"/>
‘Còn nhiều việc phải làm để hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển bền vững’