Chịu ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng nhất từ thực trạng trên, chính là các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, vốn từ trước đến nay lấy kinh phí hoạt động chủ yếu từ các nguồn viện trợnước ngoài. “Cái khó ló cái khôn”, các tổ chức ấy đã và đang loay hoay trong bài toán thích nghi với nguồn vốn hạn hẹp, khi phải tìm mọi cách nâng cao hiệu suất làm việc và cắt giảm các khoản chi không cần thiết để tiết kiệm tối đa chi phí hoạt động. Sau thời gian nghiên cứu, một vài trong số đó đã tìm ra lối thoát cho mình.
Giải quyết bài toán chi phí bằng ‘Điện toán đám mây’
Làng trẻ em SOS Việt Nam là một minh chứng điển hình cho việc này. Tổ chức này bao gồm 17 làng trẻ, 12 trường học, 01 trung tâm dạy nghề, cùng nhiều cơ sở, văn phòng và chi nhánh. Email là phương tiện chính cho các cán bộ của SOS làm việc và chia sẻ thông tin. Băng thông hạn chế ảnh hưởng lớn đến năng suất của cán bộ, vì mỗi cán bộ của SOS chỉ được cấp 100MB dung lượng email. Bên cạnh đó, họ thiếu những công cụ hỗ trợ hợp tác hiệu quả, tạo sự liền mạch giữa các cán bộ trong tổ chức.
Sau khi chuyển đổi 200 cán bộ sang làm việc trên nền tảng Office 365 của Microsoft, SOS đã nâng cao hiệu quả hoạt động lên 20%, tiết kiệm 30% chi phí hạ tầng cơ sở và viễn thông. Đồng thời, nền tảng đám mây cho phép họ chia sẻ và truy cập các tệp dữ liệu dễ dàng thông qua các ứng dụng như Sharepoint Online và One Drive. Đặc biệt, chi phí di chuyển và tổ chức cũng giảm đáng kể nhờ ứng dụng họp trực tuyến Skype for Business.
SOS Việt Nam chỉ là một trong số rất nhiều ví dụ về các tổ chức xã hội đã thay đổi hoàn toàn mô hình vận hành và cách thức làm việc nhờ việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động của mình.
Bà Lê Hồng Nhi,Trưởng phòng Quan hệ Cộng đồng của Microsoft Việt Nam chia sẻ: “Điện toán đám mây đang trở thành xu thế trên toàn thế giới, giúp thu hẹp khoảng cách, tăng độ phủ, tăng thông tin và hiệu quả việc hợp tác. Những thứ trước đây chúng ta phải dùng giấy, phải mất chi phí di chuyển, cơ sở hạ tầng, nhân lực,… thì giờ đây có thể tiết kiệm hoàn toàn nhờ công nghệ thông tin”.
Trên thực tế, tập đoàn này đã dành 1 tỷ USD để đem công nghệ điện toán đám mây hiện đại nhất đến với hơn 70 nghìn tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận trên toàn thế giới hoàn toàn miễn phí trong chiến dịch Modern Nonprofit.
Vào ngày 10/5/2017, nằm trong khuôn khổ chiến dịch Modern Nonprofit, đồng thời chào mừng ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam sẽ phối hợp với Microsoft tổ chức Ngày hội Công nghệ vì Cộng đồng - Tech for Good Day tại Hà Nội.
Với chương trình hỗ trợ này, các tổ chức sẽ được sử dụng miễn phí Office 365, Microsoft Azure và một số công cụ thông minh khác như Dynamics CRM, Power BI với mức giá hỗ trợ đặc biệt. Có thể tóm gọn những tác dụng của việc áp dụng công nghệ Microsoft vào công việc của các tổ chức ở 5 khía cạnh sau: Truyền thông, Di động, Thông minh, Tin cậy, Hiệu quả.
Trong sự kiện, ngoài những hoạt động nhằm giới thiệu, hỗ trợ cho các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận về các công nghệ hỗ trợ của Microsoft trao tặng miễn phí, các tổ chứcvới các ý tưởng xuất sắc nhất trong việc ứng dụng công nghệ của Microsoft cũng sẽ được trao giải thưởng “Cuộc thi sáng tạo công nghệ vì cộng đồng - Tech4Good Foster Innovation Contest”.
Minh Ngọc
" alt=""/>Tiết kiệm nguồn lực xã hội bằng điện toán đám mâyTheo tờ Financial Times, giới chức Singapore đang lo ngại vụ việc sáp nhập giữa Uber và Grab có thể vi phạm luật cạnh tranh.
Theo đó, Uỷ ban Cạnh tranh Singapore hôm thứ Sáu cho biết họ đã mở một cuộc điều tra về thương vụ này và có "lý do hợp lý" để nghi ngờ hành vi cạnh tranh đã bị vi phạm.
Cơ quan giám sát cho biết vụ việc có thể dẫn tới "giảm cạnh tranh đáng kể" trong thị trường xe chung của Singapore.
Trước khi rút lui khỏi thị trường Đông Nam Á, Uber từng bán mảng kinh doanh của công ty tại Trung Quốc và Nga. Việc này có thể là tiền đề cho một cuộc rút lui sắp tới tại Ấn Độ, tờ Financial Times nêu nhận định của các chuyên gia ngân hàng.
Cơ quan giám sát cạnh tranh của Singapore cho biết họ đã đề xuất các biện pháp tạm thời để đảm bảo thị trường vẫn cạnh tranh trong khi tiến hành điều tra. Bao gồm yêu cầu Uber và Grab duy trì các chính sách định giá trước giao dịch của họ cho khách hàng.
" alt=""/>Singapore điều tra vụ Grab mua lại Uber Đông Nam Á![]() |
Là khách hàng đã gắn bó sử dụng dịch vụ lâu năm tại iNET, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hằng, cán bộ phòng Kỹ thuật Tổng cục Đường Bộ Việt Nam, đại diện chủ sở hữu tên miền gsht.gov.vn cho biết: “Vấn đề bảo mật và vận hành ổn định cho tên miền luôn là yếu tố hàng đầu khi tôi lựa chọn Nhà đăng ký và duy trì hoạt động cho tên miền của mình, ngay khi nhận được thông báo từ iNET về việc sẽ triển khai công nghệ DNSSEC cho các tên miền .VN, tôi rất vui điều này không chỉ giúp tăng cường bảo mật cho tên miền của mình trong quá trình hoạt động, đặc biệt khi tên miền của cơ quan tôi rất quan trọng với mức độ sử dụng và lưu lượng truy nhập thường xuyên luôn ở mức độ cao”.
Đến ngày 28/3/2018 iNET đã thực hiện tiếp nhận và ký thành công DNSSEC cho tất cả các đuôi tên miền “.VN” còn lại bao gồm cả tên miền tiếng Việt và tên miền quốc tế. Những khách hàng đầu tiên được sử dụng dịch vụ này tại iNET như: benxe.gov.vn, hoaquasay.vn, phuday.com ….khi thực hiện Whois trên các công cụ kiểm tra tên miền đã thấy thông tin tên miền đã được bảo vệ bởi DNSSEC với cờ trạng thái
![]() |