Quang Dũng được truyền cảm hứng mạnh mẽ bởi danh ca người Nhật Kato Tokiko. Bà đi nhanh, nói cười hào sảng và ăn mặc trẻ trung, thời thượng. Anh ước mình ở tuổi 80 vẫn được một phần như bà.
Ở tuổi 47, Quang Dũng hài lòng với cuộc sống hiện tại. Mẹ, chị, các cháu... của Quang Dũng đã dọn vào TP.HCM sống cùng anh.
Sau nhiều năm chăm chỉ làm việc, chỉ biết đi hát, lần đầu Quang Dũng cảm thấy muốn sống nhiều hơn cho bản thân. Anh bây giờ chỉ còn mối bận tâm duy nhất là con trai Bảo Nam.
Bảo Nam là quả ngọt trong cuộc hôn nhân của Quang Dũng và vợ cũ - hoa hậu Jennifer Phạm. Dù hôn nhân không trọn vẹn, hai người vẫn duy trì mối quan hệ bạn bè để cùng nhau nuôi dạy con trai.
Hiện tại, Quang Dũng sống cùng Bảo Nam ở Mỹ. Giai đoạn Bảo Nam bước vào độ tuổi mới lớn, ca sĩ từng buồn vì sự thay đổi của con trai. Cụ thể, cậu giống với đa phần thiếu niên Mỹ, không quá gần gũi bố mẹ, ông bà như người Việt.
Ban ngày, Bảo Nam dành phần lớn thời gian học ở trường. Khi về nhà, cậu ăn cơm rồi vào phòng riêng học bài hoặc chơi game. Vì thế, thời gian Quang Dũng có thể tiếp xúc con mỗi ngày chỉ khoảng 2-3 tiếng.
Anh kể: "Nỗi lo của tôi dành cho Nam bây giờ khác ngày xưa. Tôi quen với việc Nam lúc nhỏ bám bố, đi đâu, làm gì cũng có con ở bên. Càng lớn, con càng hạn chế tiếp xúc, trò chuyện với bố và ông bà. Nỗi lo càng lớn hơn khi chúng tôi sinh sống ở Mỹ".
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Bảo Nam không thích chụp ảnh nhưng chiều bố.
Ban đầu, Quang Dũng thấy buồn, chạnh lòng, sợ quan hệ bố con trở nên xa cách. Tuy nhiên, sau khi nghĩ kỹ, anh hiểu đây là biểu hiện bình thường của một đứa trẻ mới lớn.
Vì vậy, Quang Dũng quyết gạt đi nỗi buồn. Anh chuyển phương án, nhờ bà ngoại và cô giáo dạy đàn - 2 người thường trò chuyện với Bảo Nam - chia sẻ, cập nhật tình trạng của con trai với mình.
Những lần hai bố con đi chơi, Quang Dũng luôn để Bảo Nam tự do chọn ăn gì, đi đâu. "Tôi không đề cập nỗi lo của mình hay áp đặt điều gì. Trẻ con ngày nay càng áp đặt sẽ càng chống đối. Nhờ vậy, hai bố con luôn rất vui vẻ, tự nhiên", ca sĩ cho hay.
Theo Quang Dũng, Bảo Nam ngoan ngoãn, hiền lành. Anh từng lo con trai bị bắt nạt ở trường học. Đời thường, cậu ít nói, thích chơi nhưng không nghiện game và có năng khiếu chơi piano. Cô giáo dạy đàn của Bảo Nam là bạn Quang Dũng.
Quang Dũng hát 'Vì đó là em'
Mới 15 tuổi, Bảo Nam đã cao 1m9. Quang Dũng mong con trai không cao thêm nữa vì lo dáng cậu mất cân đối. Bảo Nam không thích chụp ảnh, kể cả khi đi chơi với bố. Những tấm ảnh bố con Quang Dũng mặc áo dài là lần hiếm hoi con chiều ý anh.
Một vấn đề Quang Dũng khá lo lắng là khả năng tiếng Việt của Bảo Nam. Cậu dành phần nhiều thời gian ở trường, ít sử dụng tiếng Việt nên nói tiếng Việt không sõi.
Quang Dũng kể, Jennifer Phạm không sống cùng nhà nhưng gọi video trò chuyện, hỏi han Bảo Nam hằng ngày. Chị rất sát sao cuộc sống của con trai, thậm chí đến việc cậu đi đâu, làm gì trong ngày.
"Bao nhiêu năm qua, tôi vẫn xem Jennifer Phạm và gia đình cô ấy như người nhà, hết lòng hỗ trợ nhau nuôi dạy, yêu thương Bảo Nam", ca sĩ cho hay.
Tết Quý Mão 2023, Quang Dũng dành phần lớn thời gian cho đại gia đình, không có kế hoạch đi chơi. Sau Tết, anh và đại gia đình dự định đi du lịch Hàn Quốc.
Đón Tết Nguyên đán đang đến gần, Quang Dũng nhớ những cái Tết thời thanh xuân. Tuổi 20, anh vào Sài Gòn một mình. Với anh, ký ức ngày 30 Tết luôn nhuốm màu buồn.
Khi ấy, ca sĩ thuê một căn trọ nhỏ, sống cùng các sinh viên. Anh hay ngồi một mình, nghĩ lại năm qua mình đã làm gì rồi lái xe máy một mình rong ruổi những cung đường trong thành phố chiều 30 Tết hằng năm.
"Rồi cứ thế, tôi đi qua những mùa Tết không người thân, bạn bè. Điều đó nghe có vẻ bình thường với nhiều người nhưng khá kinh khủng với tôi ở tuổi đôi mươi - cái tuổi hồn nhiên, trong sáng. Tôi không quá yếu đuối nhưng cũng hay khóc", Quang Dũng kể.
Khi không còn trẻ nữa, anh vẫn giữ thói quen ở một mình chiều 30 Tết. Hiện tại, anh hạnh phúc khi bên mình có gia đình, cuộc sống đủ đầy như thể bù đắp cho những cái Tết cô đơn năm xưa.
Tạo sinh kế bền vững
Tăng thu nhập và tạo sinh kế bền vững là hai nhiệm vụ then chốt trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững của tỉnh Cà Mau. Những năm qua, địa phương này đã có những bước đi cụ thể, thiết thực nhằm cải thiện đời sống người dân, nhất là các hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Mỗi tháng, gia đình chị Phan Thanh Giàu ở ấp Nhưng Miên, xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau xuất trại từ 500-600 ngàn con tôm giống, đem lại nguồn thu nhập ổn định. (Ảnh: Trúc Linh)
Bên cạnh việc hỗ trợ tài chính, tỉnh còn triển khai các chương trình dạy nghề, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, giúp người dân chủ động tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tự tạo thu nhập. Những nỗ lực này giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, nâng cao chất lượng sinh hoạt.
Năm 2024, Cà Mau đặt mục tiêu hỗ trợ tối thiểu 300 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, và hộ mới thoát nghèo có cơ hội kết nối việc làm thành công. Đây là một bước tiến quan trọng, nhằm cung cấp cho người lao động các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để họ có thể tự lực trong quá trình mưu sinh. Tỉnh cũng đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp địa phương và các cơ sở đào tạo nghề để mở rộng cơ hội cho lao động nghèo tiếp cận thị trường việc làm.
Ngoài ra, Cà Mau còn tập trung phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng. Các mô hình nuôi tôm sinh thái, trồng rừng kết hợp với nuôi trồng thủy sản, hoặc canh tác lúa kết hợp với nuôi cá đã được triển khai thành công, giúp nhiều hộ gia đình tăng thu nhập.
Theo số liệu từ UBND tỉnh Cà Mau, trong năm 2023, những mô hình này đã giúp tăng thu nhập trung bình của các hộ tham gia lên khoảng 20-25%, là thành quả nổi bật trong công tác giảm nghèo bền vững.
Nâng cao mức tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
Tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản là yếu tố quan trọng giúp người dân cải thiện đời sống, đặc biệt là các dịch vụ thiết yếu như y tế, giáo dục, nước sạch, và viễn thông. Tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đảm bảo người dân nghèo và cận nghèo có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ này.
Theo kế hoạch của tỉnh, đến cuối năm 2024, ít nhất 90% hộ nghèo và hộ cận nghèo sẽ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Để đạt mục tiêu này, tỉnh đang đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống cấp nước tại các vùng nông thôn, đặc biệt là các khu vực ven biển và hải đảo nơi điều kiện sống còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đặt mục tiêu 70% hộ nghèo và hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm.
Tỉnh Cà Mau phấn đấu 90% các hộ gia đình ở các khu vực này có thể tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững thông qua các sản phẩm truyền thông. (Ảnh: Lam Khánh - Lê Diện)
Một điểm đáng chú ý là việc tăng cường khả năng tiếp cận thông tin cho người dân ở các xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. Tỉnh phấn đấu 90% các hộ gia đình ở các khu vực này có thể tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững thông qua các sản phẩm truyền thông. Thông tin được truyền tải bằng các hình thức dễ tiếp cận, từ các xuất bản phẩm đến các sản phẩm truyền thông kỹ thuật số, giúp người dân nắm bắt thông tin hữu ích trong việc phát triển kinh tế gia đình.
Chăm sóc sức khỏe và giáo dục
Trong công tác giảm nghèo bền vững, tỉnh Cà Mau đặc biệt chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho người dân, nhất là trẻ em. Tỉnh đặt mục tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 16 tuổi tại các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo xuống dưới 14,3%. Để đạt được điều này, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã tăng cường các chương trình hỗ trợ dinh dưỡng, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em thuộc hộ nghèo.
Bên cạnh đó, Cà Mau cũng thực hiện chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh nghèo, đảm bảo rằng không có em nhỏ nào phải bỏ học vì hoàn cảnh kinh tế. Việc duy trì học tập và phát triển giáo dục không chỉ góp phần nâng cao dân trí mà còn tạo điều kiện cho thế hệ trẻ có cơ hội vươn lên, thoát nghèo bền vững trong tương lai.
Một trong những mục tiêu quan trọng của Cà Mau trong năm 2024 là đảm bảo 100% người thuộc hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế. Đây là một bước tiến lớn trong việc bảo vệ sức khỏe và ổn định đời sống của các hộ gia đình khó khăn. Thông qua việc hỗ trợ bảo hiểm y tế, người dân nghèo có thể tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng mà không phải lo lắng về chi phí điều trị cao, giúp họ an tâm hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau, năm 2023, khoảng 97% người thuộc diện hộ nghèo đã được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế. Nhờ đó, người dân đã giảm được phần lớn gánh nặng chi phí khi mắc bệnh và cần điều trị lâu dài.
Đẩy mạnh công tác truyền thông và xây dựng hình ảnh
Công tác giảm nghèo bền vững tại Cà Mau không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ kinh tế mà còn tập trung vào việc xây dựng nhận thức và khuyến khích người dân tự chủ trong cuộc sống. Tỉnh đã triển khai nhiều chương trình truyền thông, thông qua các phương tiện truyền thông địa phương, các bản tin và hội thảo tại cộng đồng để nâng cao nhận thức về tự lực và tự cường.
Những nỗ lực này đã mang lại kết quả rõ rệt, khi tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm dần qua từng năm. Theo thống kê mới nhất, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Cà Mau năm 2023 đã giảm xuống còn 3,1%, thấp hơn so với mức trung bình toàn quốc. Đây là thành quả từ sự hợp lực của các cấp, ngành, và sự ủng hộ từ chính người dân.
Công tác giảm nghèo bền vững tại Cà Mau không chỉ là những giải pháp tạm thời mà là chiến lược dài hạn, tập trung vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và đảm bảo an sinh xã hội.
Với những chính sách thiết thực và hợp lý, cùng với sự nỗ lực không ngừng của các cấp chính quyền và cộng đồng, tỉnh Cà Mau đang từng bước giảm nghèo một cách bền vững, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.
Hoàng Thọ" alt=""/>Cà Mau giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sốngSáng 21/5, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi đã tiếp nhận và điều trị cho gần 40 học sinh lớp 3B Trường tiểu học Trần Phú, TP Quảng Ngãi bị ngộ độc tập thể, nghi do uống trà sữa. Triệu chứng của những em này là nôn ói, đau bụng, sốt…
![]() |
Nhiều học sinh phải nhập viện nghi bị ngộ độc |
Theo bác sĩ Phạm Minh Tuấn, khoa Nội Nhi tổng hợp, các em học sinh được đưa đến bệnh viện lúc 9h45. Trong đó, 19 em có những triệu chứng nôn ói, đau bụng dữ dội, 2 em bị sốt. Hiện tại 19 em này được đưa vào khoa bệnh Nhiệt đới để theo dõi.
![]() |
Các y, bác sĩ đang theo dõi, điều trị cho những em học sinh bị ngộ độc |
"Các em sẽ được truyền điện giải để bù nước, lấy máu xét nghiệm. Theo ghi nhận ban đầu thì không có em nào nguy hiểm đến tính mạng, nhưng diễn biến trong thời gian tiếp theo thì không thể chủ quan. Theo những gì chúng tôi ghi nhận được thì có thể các bé bị ngộ độc do uống trà sữa hoặc ăn thạch”, bác sĩ Tuấn cho hay.
Chị Đặng Thị Thanh Phương, phụ huynh của bé Trịnh Hoàng Phương Uyên, cho biết: Tôi đang làm việc thì được phụ huynh của một bé cùng lớp thông báo bé Uyên bị ngộ độc đã được đưa vào bệnh viện. Tôi vô cùng lo lắng vì khi đến đây thấy con buồn nôn nhưng khó nôn, bắt đầu có biểu hiện tiêu chảy. Sáng nay tôi chở con đến trường nhưng con vẫn bình thường. Hôm nay là ngày các con liên hoan cuối năm.
![]() |
Lực lượng chức năng làm việc với nhà trường và thu giữ các ly trà sữa nghi là nguyên nhân gây nên ngô độc |
Thu giữ các ly trà sữa
Cô Đỗ Thị Thanh Liêm - giáo viên chủ nhiệm lớp 3B xác nhận, khoảng 8h sáng nay, trong buổi liên hoan cuối năm, 50 em học sinh được cô phát mỗi người một ly trà sữa do hội phụ huynh đặt mua ở một cơ sở trên đường Ngô Quyền (TP Quảng Ngãi).
Sau khi uống trà sữa khoảng 15 phút thì 37 em có những triệu chứng nôn ói, đau bụng, nhức đầu nên được nhà trường đưa cấp cứu tại BV Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi.
![]() |
Loại trà sữa mà các em uống bị ngộ độc |
Được biết, lớp 3B Trường tiểu học Trần Phú có 50 học sinh, ngoài 19 học sinh có những dấu hiệu ngộ độc nặng thì những em còn lại cũng có những dấu hiệu ngộ độc nhẹ và đang được theo dõi tại phòng chờ của BV.
Sau bữa cơm chiều, 30 học sinh trường dân tộc nội trú có biểu hiện ngộ độc thực phẩm phải nhập viện cấp cứu.
" alt=""/>Hơn 40 học sinh bị ngộ độc nghi do uống trà sữa ở Quảng Ngãi