- Hơn 10 tiếng sau khi 3 MV triệu view bị chặn trên YouTube vì nghi án bản quyền,êntiếngvềloạthitvướngbảnquyềntrêmàu trà sữa đại diện của ca sĩ Min đã có phản hồi chính thức.
Min lên tiếng về loạt hit vướng bản quyền trên Youtube
- Hơn 10 tiếng sau khi 3 MV triệu view bị chặn trên YouTube vì nghi án bản quyền, đại diện của ca s màu trà sữamàu trà sữa、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

-
Nhận định, soi kèo ISPE FC vs Thitsar Arman, 16h30 ngày 20/2: Trả nợ nhọc nhằn
2025-02-22 18:27
-
Tiết lộ khả năng tồn tại 'nền văn minh ngoài hành tinh'
2025-02-22 18:01
-
Cá sấu khổng lồ tấn công bầy chó hoang cướp mồi
2025-02-22 17:52
-
Những người tư duy “bên ngoài chiếc hộp” thường được coi là nhân tố đổi mới, được nhiều người kỳ vọng trong cuộc sống và kinh doanh. Tuy không phải trường hợp đổi mới nào cũng được tôn vinh, coi trọng; và thật dễ dàng, an toàn khi đi theo dòng chảy của số đông. Nhưng sau rất nhiều biến cố của năm 2020, nhiều nhà lãnh đạo đang quan tâm đến cá nhân tạo ra xu hướng hơn là những người chạy theo chúng.
Tại sao rất khó để suy nghĩ “bên ngoài chiếc hộp”?
Có thể bạn đã từng rơi vào một cuộc họp khó xử, cả nhóm im lặng khi được hỏi: “Có ai có ý kiến gì mới hơn không? Nghĩ khác đi một chút xem nào”.
Hầu hết chúng ta thích sự thoải mái khi làm theo trình tự quen thuộc. Suy nghĩ “bên ngoài chiếc hộp” có thể buộc chúng ta phải nhìn nhận lại niềm tin lâu nay.
Bất chấp nguy cơ thất bại và bị từ chối, rủi ro là điều cần thiết cho sự đổi mới - phát triển, dù với cá nhân hay doanh nghiệp. Tuy vậy, mặc dù chúng ta thường được bảo “hãy suy nghĩ ra ngoài khuôn khổ”, “sáng tạo lên”, nhưng hiếm khi chúng ta được dạy làm điều đó như thế nào.
Làm thế nào để suy nghĩ “bên ngoài chiếc hộp”?
Khi bạn đang đấu tranh để đưa ra những ý tưởng mới, có một số thủ thuật đơn giản giúp bạn bước ra khỏi vùng an toàn và suy nghĩ theo hướng đổi mới:
Hỏi một đứa trẻ xem chúng sẽ xử lý như thế nào?
Với trí tưởng tượng phong phú, trẻ em về bản chất đã là những nhà đổi mới tự nhiên.
Đơn giản hóa vấn đề
Nếu bạn cho rằng vấn đề của mình quá phức tạp để người ngoài cuộc có thể hiểu được, hãy dành thời gian để tìm cách giải thích một cách đơn giản. "Nếu bạn không thể giải thích điều gì đó cho một đứa trẻ 6 tuổi, bạn không thực sự hiểu điều đó đâu” - Richard Feynman, nhà vật lý đoạt giải Nobel vật lý từng nói. Đôi khi, chính hành động đi tìm lời giải thích đơn giản cho một vấn đề phức tạp lại giúp bạn nảy ra một giải pháp sáng tạo.
Tự hỏi: "Tôi sẽ làm gì khác nếu bắt đầu lại từ đầu?"
Thói quen là kẻ thù của tư duy đổi mới, các tiền lệ cũng vậy. Đôi khi, chúng ta gặp khó khăn trong việc thay đổi cách làm. Vậy thử tưởng tượng ra một khởi đầu mới, biết đâu bạn sẽ có góc nhìn mới, thay đổi quan điểm và tư duy ra ngoài khuôn khổ.
Thử hỏi: “Tại sao?”
Khi được hỏi câu này, thường thì quản lý, đồng nghiệp, hay chính bản thân chúng ta sẽ trả lời: “Xưa nay vẫn làm thế”. Số đông thường cố gắng chống lại sự thay đổi, đặc biệt là khi quy trình, cỗ máy vẫn còn đang ổn, hoặc “không có vấn đề gì”, thậm chí hoạt động tốt là đằng khác.
Khi đặt ra câu hỏi: "Nhưng tại sao chúng ta luôn làm theo cách đó?", biết đâu có thể bộc lộ ra khuyết điểm của quy trình và mở đường cho tư duy sáng tạo.
Giãn “cơ não” của bạn
Có một số bài tập giúp bộ não tập thể dục hiệu quả một cách đáng kinh ngạc, giúp bạn không bị rối loạn khi nghĩ quá căng. Ví dụ: Nối từ - Nối tất cả những từ có nghĩa và nằm trong phạm vi một chủ đề nhất định. Hoặc “Đuổi hình bắt chữ”, tính nhẩm...
Các môn thể dục trí tuệ này thúc đẩy não bộ vì nó buộc bạn phải sử dụng tất cả thông tin, dữ liệu mà bạn có và sắp xếp lại chúng trong tâm trí. Hãy thử 5 phút mỗi ngày, 3 ngày/tuần. Tăng mức độ khó dần bằng cách nối các cụm ca dao, tục ngữ, thành ngữ, các câu trending cũng giúp bạn trở thành chuyên gia ngôn từ.
Tham gia một lớp học
Học một điều gì đó mới có thể giúp bạn nhìn lại những điều bạn đã biết dưới một góc độ hoàn toàn khác.
Viết tự do
Chọn một chủ đề, đặt đồng hồ trong một khoảng thời gian ngắn và viết nhanh nhất có thể mà không dừng lại để chỉnh sửa. Ý tứ có thể đến dễ dàng hơn nếu bạn viết bằng bút và giấy thay vì máy tính. Đặt đồng hồ tạo cho bạn áp lực để liên tục viết, buộc não bộ phải vận động.
Vẽ một bức tranh
Bạn không cần phải biết vẽ, chỉ cần cầm bất cứ dụng cụ nào có trong tay (kể cả bút chì) và khám phá chức năng tư duy hình ảnh của bộ não. Biết đâu nó có thể giải phóng suy nghĩ của bạn.
Bản đồ tư duy
Viết một từ hoặc cụm từ. Vẽ các nhánh từ/cụm từ có liên quan. Lặp lại và nhân rộng ra. Thực hành nhiều lần sẽ giúp bạn tư duy rộng ra một cách có hệ thống và mở ra các ý tưởng.
Đi dạo
Một nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ) cho thấy khả năng sáng tạo của bạn được giải phóng cả trong quá trình đi bộ và một thời gian ngắn sau đó. Hãy thử bước ra hành lang công ty khi bế tắc trước vấn đề nào đó!
(Nguồn: CareerBuilder)
" width="175" height="115" alt="10 cách để sáng tạo trong công việc" />10 cách để sáng tạo trong công việc
2025-02-22 17:41


Vì thế, sự có mặt của môn triết từ lâu được coi như phần không thể thiếu trong nền tảng giáo dục của thanh niên “có học” Pháp, có thể coi như một quan niệm về giáo dục đại học tương đương với quan niệm về các môn “liberal arts” trong hai năm đầu của đại học Mỹ.
Đây là một nền tảng văn hoá, được dạy ở tất cả các lớp, bên cạnh các môn chuyên môn như toán, lý hoá, sinh học, văn chương, sử địa, v.v. mà các thí sinh sẽ học khác nhau tuỳ theo phân ban mình chọn.
![]() |
Foucault, một triết gia hiện đại - tác phẩm của ông được trích để đưa vào đề thi tú tài |
Môn triết luôn luôn được tổ chức thi vào ngày đầu tiên của kỳ thi và được chí đưa tin rộng rãi (đề tài, phỏng vấn học sinh và nhà giáo…).
Đề tài cho mỗi ban một khác, nhưng cách ra đề thì giống nhau: thí sinh sẽ chọn một trong ba đề, làm trong 4 giờ:
Hai đề đầu tiên thường rất ngắn, chỉ gồm một câu hỏi về một chủ đề khoa học, nghệ thuật, kinh tế…, thuộc loại vấn đề được đề cập trong chương trình môn triết lớp 12, để thí sinh tự do bình luận.
Đề thứ ba là một kiểu khác: một đoạn văn (thường là trích từ một tác phẩm cổ điển, một suy nghĩ về một vấn đề xã hội, khoa học…) được đưa ra để học sinh giải thích. Yêu cầu không phải là “thử” xem HS chọn đề tài này đã đọc tác phẩm ấy chưa, có biết gì về tác giả đoạn văn hay không, mà chỉ là HS hiểu rõ ý tưởng trong đó hay không thôi, để kiểm tra trình độ đọc, hiểu của học sinh về một văn bản có tính triết lý.
Dưới đây là các đề thi năm nay.
Ban Khoa học:
Đề 1. Bảo vệ quyền của mình có đồng nghĩa với bảo vệ lợi ích của mình?
Đề 2. Người ta có thể thoát khỏi văn hoá của mình không?
Đề 3. Giải thích đoạn văn sau của Foucault, trong tác phẩm “Những điều đã nói và viết” (1978):
Nói cho cùng, cuộc sống, là cái gì có khả năng sai lầm. Và có lẽ phải trở lại dữ kiện đó hay đúng hơn, cái khả năng cơ bản đó, nếu ta muốn tìm lời giải cho thực tế là vấn đề dị dạng xuyên suốt toàn bộ ngành sinh học. Cũng vậy, nếu ta muốn tìm lời giải cho những đột biến và những quá trình tiến hoá mà nó (cái khả năng cơ bản đó – ND) dẫn tới. Phải hỏi nó lời giải thích cho sự đột biến cá biệt ấy, cái "sai lầm di truyền" khiến cho cuộc sống đã đúc kết con người thành một sinh vật chẳng bao giờ hoàn toàn tìm được chỗ đứng của mình, một sinh vật sinh ra để "nhầm lẫn" và số phận cuối cùng là "sai lầm". Và nếu ta chấp nhận rằng khái niệm, là câu trả lời của cuộc sống cho sự tình cờ ấy, thì phải chấp thuận rằng sai lầm là gốc của điều làm nên tư duy và lịch sử của con người. Đối lập giữa cái đúng và cái sai, những giá trị mà chúng ta gán cho cái này hay cái khác, những hệ quả của quyền lực mà các xã hội khác nhau và các định chế khác nhau kết nói với sự phân chia ấy, tất cả rất có thể chỉ là lời đáp tới trễ nhất của cái khả năng sai lầm nội tại (1) của cuộc sống. Nếu lịch sử khoa học là gián đoạn, nghĩa là nếu người ta chỉ có thể phân tích nó như một chuỗi những "sửa sai", như một phân bổ mới của cái đúng và cái sai vốn không bao giờ đạt tới được sự giải phóng cuối cùng và vĩnh viễn cho chân lý, thì chính là vì, một lần nữa, "sai lầm" không phải là sự quên đi hay sự chậm trễ của một chân lý, mà là chiều kích đặc thù cho cuộc sống của con người và cho thời gian của chủng loại.
Chú thích: (1). nội tại: chỉ điều gì đến từ chính cuộc sống.
Ban Văn
Đề 1/ Có phải chỉ quan sát là đủ để biết?
Đề 2/ Có phải tất cả những điều tôi có quyền làm đều là đúng?
Đề 3/ Giải thích một đoạn văn của Rousseau trong Diễn văn về nguồn gốc và cơ sở của sự bất bình đẳng giữa người với người, 1755
Một tác giả nổi tiếng (*), tính toán rồi so sánh những cái tốt và cái xấu của đời người, và thấy rằng cái xấu vượt xa cái tốt và tính gom lại thì cuộc sống là một quà tặng khá tệ cho con người. Tôi không ngạc nhiên tí nào về kết luận của ông ấy; ông ta đã rút ra toàn bộ lập luận của mình từ thể chất của con người Dân sự ; Nếu ông đi ngược lên tới con người Tự nhiên, ta có thể đoán rằng ông ta đã tìm thấy những kết quả rất khác, rằng ông hẳn đã nhận thấy là con người chả có tật xấu nào hơn là những cái mà nó tự tạo ra, mà Tự nhiên đã được biện minh. Không phải dễ dàng gì mà chúng ta đã thành công trong việc tự làm cho mình khổ đau. Khi người ta xét tới, một bên là những công trình to lớn của con người, bao nhiêu là Khoa học đã được đào sâu, bao nhiêu là nghệ thuật được sáng tạo, những núi non được vạt phẳng, những tảng đá được đập vỡ, những con sông được chế ngự cho thuyền bè đi lại, đất đai được khẩn hoang, những hồ nước được đào ra, đầm lầy được làm khô ráo, những toà nhà vĩ đại mọc lên trên trái đất, biển thì đầy những Tàu thuyền và Thuỷ thủ ; và bên kia với một chút suy ngẫm người ta tìm kiếm những thuận lợi thực sự mà tất cả những thứ đó mang lại cho hạnh phúc của loài người, người ta chỉ có thể ngạc nhiên bởi sự mất quân bình lạ lùng giữa những thứ đó, và chỉ có thể tiếc nuối cho sự mù quáng của con người khiến cho nó, để nuôi dưỡng cái kiêu ngạo điên cuồng và cái chất tự mãn vô vọng khó hiểu của mình mà hăm hở chạy theo tất cả những khổ đau mà nó có thể trải qua, mà thiên nhiên tốt lành đã cố gắng tránh đi cho nó.
Chú thích: một tác giả nổi tiếng : ở đây là Maupertius, triết gia và toán gia (1698-1759)
Ban Kinh tế - Xã hội:
Đề 1/ Lý trí có thể trả lời mọi chuyện hay không?
Đề 2/ Một tác phẩm nghệ thuật có nhất thiết là đẹp hay không?
Đề 3/ Giải thích một đoạn văn của Hobbes trong tác phẩm Léviathan (1651).
"Xét rằng […] không có nền Cộng hoà nào trên thế giới thiết lập được đủ các quy tắc điều khiển tất cả các hành động và lời nói của con người (vì đó là điều bất khả), kết luận tất yếu là, trong mọi lĩnh vực hoạt động mà luật pháp không đề cập tới, người dân có quyền tự do để làm điều gì mà lý trí của họ chỉ cho họ rằng đó là điều có lợi nhất. Bởi nếu ta xem xét tự do trong nghĩa hẹp của tự do thân thể, nghĩa là việc không bị kìm kẹp, giam cầm, thì thật vô lý khi có những người phải la lên để có được tự do mà hiển nhiên là họ được hưởng đó. Mặt khác, nếu ta hiểu tự do trong nghĩa là không bị luật pháp cản trở, thì cũng không kém phần vô lý khi có người phải đòi hỏi cái tự do cho phép tất cả những người khác được làm chủ đời sống của mình. Thế mà, dù vô lý thế nào, thì đó vẫn là điều mà họ đòi hỏi; mà không biết rằng luật pháp không có quyền gì để che chở cho họ nếu không có một thanh gươm trong tay một (hay nhiều) người, để bắt buộc thi hành các đạo luật đó. Tự do của người dân như vậy chỉ nằm trong phạm vi những gì mà nhà vua đã không nói tới khi quy định các hoạt động của họ, chẳng hạn tự do mua, bán, thoả thuận các hợp đồng giữa người này và người khác, chọn nơi sinh sống, các loại thức ăn, nghề nghiệp, giáo dục con cái như họ muốn, vân vân".
Hobbes, Léviathan, 1651
Ban Công nghệ
Đề 1. Phải chăng có sự sử dụng sai lý trí?
Đề 2. Để thấy hạnh phúc, có cần phải đi tìm hay không?
Đề 3. Giải thích một đoạn văn của Durkheim viết năm 1922 trong Giáo dục và Xã hội học.
Ta thấy con người còn lại là gì nếu người ta bỏ đi tất cả những gì mà nó có được nhờ xã hội : nó sẽ chỉ như một con thú. Nếu con người đã có thể vượt qua trạng thái mà các loài thú vật khác ngừng lại, trước hết là vì nó đã không chỉ đơn giản là thành quả của những nỗ lực cá nhân của mình, mà thường xuyên cộng tác với những đồng loại ; điều này tăng cường hiệu suất của hoạt động của mỗi thành viên. Tiếp đó, và nhất là, thành quả của lao động của một thế hệ không mất đi cho thế hệ tiếp sau. Những thứ mà một con thú có thể đã học được trong cuộc sống cá nhân của nó, hầu như không có gì còn sống sau nó. Ngược lại, những kết quả của kinh nghiệm của con người được gìn giữ hầu như toàn vẹn và cho tới từng chi tiết, nhờ ở sách vở, các công trình có ghi hình, các đồ dùng và dụng cụ đủ loại được truyền từ đời này sang đời khác, nhờ ở truyền thống truyền khẩu v.v. Như thế, đất tự nhiên được phủ bởi một lớp bồi tích ngày càng dày hơn. Thay vì tự làm tiêu tan mỗi khi một thế hệ qua đi và được thay thế bằng một thế hệ mới, sự khôn ngoan của loài người không ngừng được tích luỹ, và chính sự tích luỹ không ngừng này nâng con người lên trên loài vật và trên chính nó. Nhưng, cũng như sự cộng tác đã được nói tới trên kia, sự tích luỹ này chỉ có thể có được trong và bởi xã hội.
Hà Dương Tườngdịch và giới thiệu
" alt="Triết học trong giáo dục Pháp qua kỳ thi tú tài năm nay" width="90" height="59"/>Được đánh giá cao về chất lượng và thương hiệu, PC Tools là phần mềm diệt Virusđầu tiên được Bưu điện TP.HCM đồng ý hợp tác triển khai bán tại hệ thống các bưucục của mình.