Nhận định, soi kèo Real Sociedad vs Leganes, 03h00 ngày 24/2: Thêm một lần vùi dập
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Everton vs MU, 19h30 ngày 15/2 -
Cú 'liều' giúp nữ sinh Việt vào trường thời trang tại ParisChu Ngọc Phương Linh (2004) hiện là sinh viên năm nhất ngành Quản lý thời trang của Trường Mod’Art International Paris (Pháp). Nơi Phương Linh theo học là Trường Mod’Art International Paris (Pháp). Thủ đô Paris vốn mệnh danh là “kinh đô thời trang” với sự hiện diện của nhiều thương hiệu cao cấp lâu đời như Chanel, Dior, Gucci, Valentino… Nữ sinh cho rằng, đây sẽ là “mảnh đất lý tưởng” giúp em trau dồi và phát triển đam mê của bản thân.
Để vào trường, ứng viên phải trải qua 2 vòng xét tuyển gồm: Hồ sơ (thành tích học tập, hoạt động ngoại khóa, thư giới thiệu, portfolio (hồ sơ năng lực) về một chủ đề liên quan đến thời trang); Phỏng vấn. Nữ sinh đã chứng minh cho hội đồng tuyển sinh thấy đam mê mãnh liệt của mình thông qua portfolio được nghiên cứu và thực hiện tỉ mỉ.
“Em đã thực hiện đề tài về trang phục truyền thống của Việt Nam áp dụng trong thời hiện đại. Ý tưởng này đến từ một lần tới Huế, em nhìn thấy nhiều người trẻ chọn áo Nhật Bình để chụp ảnh cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của cố đô. Em thấy ấn tượng vì một di sản thời Nguyễn lại được nhiều bạn trẻ yêu thích và sử dụng đến vậy”.
Theo Linh, lâu nay bạn bè quốc tế chủ yếu biết tới Việt Nam qua áo dài và nón lá. Vì thế, thông qua chủ đề này, nữ sinh cũng muốn lan tỏa những giá trị đẹp về bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Áp lực cạnh tranh của ngành thời trang
Trúng tuyển vào ngành Quản lý và Kinh doanh thời trang của Trường Mod’Art International Paris, nữ sinh cho biết ban đầu cảm thấy “ngợp” vì không khí học tập tại đây mang tính cạnh tranh cao. Trường đề cao việc thực hành nên ngay từ năm nhất, sinh viên các khoa đã được “trộn lẫn”, cùng thực hiện tất cả các công đoạn để “lên kệ” một sản phẩm hoàn chỉnh.
“Ví dụ khi học về thiết kế Kimono, trong nhóm của em có bạn học ngành Thiết kế thời trang sẽ chịu trách nhiệm phác thảo và làm nên bộ trang phục ấy; có bạn chịu trách nhiệm tìm câu chuyện cho trang phục để truyền thông; có bạn chịu trách nhiệm về hình ảnh, lên kế hoạch quảng cáo… Sinh viên toàn khóa được chia thành gần 20 nhóm, mỗi năm học sẽ cùng nhau làm 3-4 dự án lớn như thế”.
Ngoài ra, trường cũng liên kết với nhiều thương hiệu thời trang nên đôi khi họ chính là những người giao “đề bài” cho sinh viên.
“Ví dụ có lần, hãng giày New Balance đã đến trường em và “đặt hàng” một kế hoạch marketing cho sản phẩm mới. Nhóm nào có ý tưởng hay nhất sẽ được thương hiệu này sử dụng trong chiến dịch của hãng”.
Thông qua những lần so tài như thế, theo Phương Linh, nhà trường mong muốn sinh viên hiểu được rằng ngành thời trang vốn lộng lẫy nhưng cũng rất cạnh tranh, buộc sinh viên phải học cách đối mặt với điều đó.
Phương Linh (thứ 2 từ bên phải) là Á khôi 2 Miss Xuân 2023 Hoa khôi duyên dáng Việt Nam tại Châu Âu. Không chỉ trong các dự án lớn, ở một số môn học, sinh viên cũng phải làm việc theo nhóm, ví dụ lên ý tưởng mở một gian hàng thời trang. Từ việc chọn địa điểm, cách trang trí gian hàng, sắp xếp hàng hóa sao cho thu hút người mua… cũng đều đòi hỏi sự sáng tạo và tư duy logic.
Ngoài giờ học, Phương Linh phải dành thời gian đi thực tế để cập nhật các xu hướng thời trang mới hoặc “lục mọi ngõ ngách của Paris” để tìm kiếm các vật liệu, món đồ phù hợp với gam màu dự định đưa vào dự án.
“Chúng em buộc phải đặt bản thân vào môi trường làm việc thực thụ nên luôn trong tình trạng căng thẳng vì khối lượng công việc khổng lồ với nhiều deadline”.
Dù khắc nghiệt nhưng Phương Linh thích thú với cách học như vậy. Theo Linh, làm việc nhóm sẽ giúp các thành viên có thể trao đổi, bổ sung kiến thức, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Bên cạnh đó, mỗi sinh viên cũng sẽ hiểu rõ hơn về từng công đoạn tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh trên kệ. Tuy nhiên để làm việc nhóm hiệu quả, mỗi thành viên cũng cần có thái độ làm việc cởi mở, hòa nhã.
Chương trình học của Phương Linh thường đan xen 3 tháng học tại trường, 3 tháng đi thực tập. Khi mới sang Pháp, Linh chỉ sử dụng được tiếng Anh, vì thế nữ sinh cũng gặp nhiều rắc rối trong việc tìm nơi thực tập.
May mắn, khi nộp hồ sơ vào hàng thời trang Elie Saab, Phương Linh được nhận thực tập tại vị trí trợ lý cho showrooom. Trái ngược với suy nghĩ “môi trường làm việc ở những thương hiệu cao cấp rất cứng nhắc”, Linh bất ngờ khi mọi người thoải mái, cởi mở, chuyên nghiệp.
“Có lần, em được gặp trực tiếp ông Elie Saab – chủ của hãng thời trang này. Ông thậm chí tới bắt tay từng nhân viên và thực tập sinh. Điều đó khiến em ấn tượng về một môi trường làm việc cởi mở, nơi người đứng đầu luôn dành sự quan tâm tới những nhân viên nhỏ nhất”, Linh nhớ lại.
Sau 1 năm theo đuổi ngành học này, Phương Linh nhận thấy đây là ngành tiềm năng, có nhiều cơ hội phát triển.
“Ở Việt Nam, ngành công nghiệp thời trang mới chỉ đang phát triển. Em nghĩ đây sẽ là cơ hội cho mình trong tương lai. Dù học ở Pháp hay bất kỳ đất nước nào, đích đến của em vẫn là Việt Nam. Em mong có thể lan tỏa bản sắc văn hóa Việt thông qua các trang phục truyền thống dân tộc”, Linh nói.
Sai lầm của học sinh Việt Nam khi nộp hồ sơ du học MỹNhiều học sinh “quay xe” đi du học quá trễ, nhưng cũng có không ít thí sinh mắc sai lầm ngược lại. Các em dành quá nhiều thời gian để cải thiện điểm số, song đó không phải là điều duy nhất hội đồng tuyển sinh quan tâm.">
-
Sự kiện đồng hành vòng sơ khảo 2 cuộc thi Trí tuệ nhân tạo 2023Tọa lạc trên mảnh đất Tam Điệp - Đồng Giao, sau 40 năm xây dựng và trưởng thành, trường THPT Nguyễn Huệ đã trở thành một cơ sở giáo dục vững mạnh, toàn diện, là một trong những đơn vị dẫn đầu trong khối THPT của tỉnh. Ban tổ chức cuộc thi Trí tuệ nhân tạo 2023 đã kết hợp cùng nhà trường tổ chức sự kiện đồng hành, nhằm lan tỏa cuộc thi tới các bạn học sinh.
Sự kiện có sự tham gia của ông Nguyễn Song Nam - Tổng Giám đốc VLAB Innovation, đại diện Ban tổ chức cuộc thi và bà Đoàn Thị Kim Dung - Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Huệ. Cùng hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, cùng chung nguyện vọng phát triển tương lai thế hệ trẻ, xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh, hai nhân vật “đặc biệt” này sẽ góp tiếng nói trong phiên hỏi đáp cùng các bạn học sinh.
Học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ tích cực đặt câu hỏi Ở phần hỏi đáp, các bạn học sinh trường THPT Nguyễn Huệ tích cực đặt câu hỏi về cuộc thi cũng như vấn đề chung về Trí tuệ nhân tạo trên toàn cầu và tại Việt Nam. Nhiều học sinh mong muốn có cơ hội được thể hiện bản thân và ý tưởng của mình trước các thành viên trong Hội đồng cố vấn.
Bên cạnh sự háo hức, một số bạn bày tỏ sự lo ngại về việc trình bày ý tưởng bằng tiếng Anh. Trước vấn đề này, ông Song Nam - đại diện Ban tổ chức cuộc thi nhấn mạnh: “Tiếng Anh chỉ là công cụ, là cầu nối còn ý tưởng thì không có biên giới. Các bạn có thể lựa chọn làm việc theo nhóm, để mỗi bạn ‘gánh vác’ một phần công việc, từ đó thể hiện tốt nhất phần bài dự thi cả về mặt ngôn ngữ lẫn ý tưởng”.
Dựa trên nền tảng tiếng Anh, bài dự thi được chia làm ba phần: bài luận chính, bài luận phụ và phần chia sẻ cá nhân. Tuy nhiên, học sinh nên chú trọng vào phần chia sẻ cá nhân (trọng số 50%). Theo ông Song Nam, đây là cơ hội để các bạn học sinh thể hiện suy nghĩ, ý tưởng cá nhân của mình - điều được Hội đồng cố vấn đánh giá cao nhất.
Phiên hỏi đáp với sự tham gia của ông Nguyễn Song Nam và bà Đoàn Thị Kim Dung Ông Nguyễn Song Nam chia sẻ: “Cách mạng 4.0 là cách mạng kĩ thuật số và kĩ thuật số sẽ đưa nhân loại tiến đến kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên khai sáng toàn cầu. Toàn cầu hoá không có nghĩa là mọi cái giống nhau. Toàn cầu hoá có nghĩa là chúng ta được công bằng như nhau trong cơ hội để tiếp cận đến với sự văn minh, các bạn học sinh cần ý thức được điều đó, tranh thủ để tự trang bị cho mình. Bên cạnh đó, toàn cầu hoá còn là nơi để chúng ta thể hiện trách nhiệm của mình với đất nước, với dân tộc. Để khi bước ra ngoài thế giới, chúng ta có thể tự hào nói rằng “Tôi là người Việt Nam”.
Vòng sơ khảo 2 Cuộc thi Trí tuệ nhân tạo 2023 đang diễn ra với hạn nộp bài được gia hạn kéo dài đến hết ngày 15/10. Các thí sinh nộp bài thi tại [email protected]. Mọi thông tin chi tiết xin tham khảo tại website: vlabinnovation.com
Thế Định
"> -
Tạm đình chỉ thầy giáo Hà Nội bóp cằm, nói lời lẽ xúc phạm học sinhẢnh cắt từ clip. Cơ quan công an đang điều tra làm rõ vụ việc. Căn cứ vào biên bản kết luận của cơ quan công an, nhà trường sẽ đưa ra hướng giải quyết theo thẩm quyền.
“Quan điểm của chúng tôi là không dung túng, bao che, bởi môi trường giáo dục phải trong sạch, lành mạnh, tạo sự yên tâm cho các phụ huynh”.
Theo ông Ánh, thầy giáo N.T.T là giáo viên Tiếng Anh, mới về Trường THPT Phan Huy Chú - Thạch Thất được 2 năm nhưng công tác trong ngành đã nhiều năm.
Cũng theo hiệu trưởng, thầy T. là giáo viên vững về chuyên môn và trước đây chưa từng vi phạm quy định hay bị kỷ luật. Tuy nhiên, thầy giáo có nhược điểm là khá nóng tính và hiệu trưởng đã trực tiếp trao đổi, nhắc nhở.
“Chỉ vì một phút thầy mất bình tĩnh dẫn đến việc không hay. Sau khi clip được chia sẻ, nhà trường đã yêu cầu thầy T. và giáo viên chủ nhiệm viết tường trình”, ông Ánh nói.
Trường THPT Phan Huy Chú - Thạch Thất cũng đã gặp gỡ phụ huynh, học sinh để động viên, trấn an tinh thần, kết hợp cùng giải quyết sự việc.
Nói chuyện trong giờ, nam sinh nhập viện vì bị phạt đứng lên ngồi xuống 200 lần
Trung Quốc - Nam sinh 14 tuổi đã phải nhập viện sau khi bị giáo viên phạt đứng lên ngồi xuống 200 lần.">