Theo đánh giá chung của hầu hết người chơi, Thiên Thư có đồ họa đẹp trên nền công nghệ 2D, hệ thống thần binh đa dạng, thú cưỡi sặc sỡ, áo choàng lung linh và gameplay độc đáo khi kết hợp giữa lối chơi nhập vai RPG và chiến thuật SLG. Ngoài ra, trên fanpage của tựa game này cũng tổ chức khá nhiều hoạt động chăm sóc và hỗ trợ người chơi.
Cùng điểm lại vài con số “biết nói” của Thiên Thư sau 2 tuần Closed Beta:
Với kỳ vọng phá vỡ mọi giới hạn webgame hiện có tại thị trường Việt, Thiên Thư đang dần khẳng định điều này không hề vô căn cứ. Webgame nhập vai kiếm hiệp 2D bối cảnh Tam Quốc với lời truyền “đoạt Thiên Thư định thiên hạ” vẫn thu hút thêm tân thủ hàng ngày.
Click để trải nghiệm ngay Thiên Thư tại http://tt.360game.vn/
BI VI
" alt=""/>Sau 2 tuần mở cửa Thiên Thư có hơn 700 ngàn người chơiFacebook hiện có hơn 1 tỷ người dùng, thế nhưng chúng ta đều biết không phải tất cả đều nói chung một ngôn ngữ. Bởi vậy, nếu bạn có bạn bè hay người thân vốn nói một ngôn ngữ khác với mình, họ sẽ không hiểu gì về dòng status mà bạn đăng tải. Facebook mới đây vừa đưa ra một giải pháp cho vấn đề này.
Theo đó, mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện đang thử nghiệm một tính năng cho phép bạn đăng status với nhiều ngôn ngữ khác nhau. Với tính năng này, bạn có thể viết một status bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha... - bất kỳ ngôn ngữ nào bạn thích. Bạn bè, người thân của bạn sẽ thấy dòng status này ở ngôn ngữ nào sẽ tuỳ thuộc vào thứ tiếng ưu tiên mà họ lựa chọn. Trên thực tế, Facebook đã từng thử nghiệm nó cho các Page, tuy nhiên, giờ đây người dùng phổ thông cũng sẽ được cập nhật.
" alt=""/>Facebook cho đăng status với nhiều ngôn ngữ cùng một lúcBảng C ở CKTG Mùa 4 thật sự là nơi tranh đấu của những gã khổng lồ. LMQ bất bại sau ngày thi đấu đầu tiên khi đã chiến thắng OMG và Fnatic. Sau khi Fnatic thua LMQ, họ ngay lập tức đã đánh bại được Samsung Blue nhưng lại để thất trận trước OMG.
Đây gần như là cục diện đã được an bài sau vòng bảng. Nhưng chẳng ai có thể tưởng tượng được diễn biến các trận đấu còn lại được đẩy lên tới mức cao trào.
OMG vs Fnatic là một trận đấu kinh điển. Nhiều người sẽ nhớ mãi đoạn kết, nhưng chắc chắn chẳng ai có thể quên nổi pha backdoor nổi tiếng của SoaZ khi trận đấu đã kéo dài hơn tiếng đồng hồ. Trận đấu quá cân bằng và chỉ có những khoảnh khắc thiên tài như vậy, nó mới được giải quyết.
Đối diện với việc Zed trong tay Cool đang đẩy lẻ ở phút 50, Fnatic đã lựa chọn cách bỏ qua nó và tiến thẳng tới hang Baron để gây áp lực lên toàn bản đồ. Đổi lại, Cool lấy được đường giữa của Fnatic. Nhưng Fnatic là một đội hình cực kỳ đáng sợ vào cuối trận và họ cùng nhau đẩy đường, cố gắng gỡ gạc lại nhà lính bị mất của mình.
Chiến thuật đẩy từ từ của Fnatic đã có hiệu quả, và họ có được 2 nhà lính trong thời gian bùa lợi Baron còn hiệu lực để lấy được những lợi thế cần thiết. Trận đấu được đẩy lên cao trào khi mà Fnatic mất nhà lính đường giữa, OMG thì không còn đường trên và kết lại bằng một pha tắm máu khi 3 thành viên của đội tuyển đại diện cho châu Âu nằm xuống. Mặc dù pha giao tranh lớn có chiến thắng nghiêng về OMG, nhưng lính siêu cấp đã đẩy đến gần nhà chính để ngăn chặn họ kết thúc trận đấu.
Tất cả bắt đầu lại từ đầu, và lần này Fnatic vẫn có được bùa lợi Baron và cố gắng giải quyết cho xong OMG. Khi mà Fnatic đã gần đạt được mục đích của mình với 2 nhà lính, họ lại thua giao tranh tổng ở đường dưới và để mất tới 4 mạng.
“Họ sẽ thắng” – lời của bình luận viên dự đoán sau khi Fnatic phải mất đi quá nhiều thành viên. Nhưng xPeke đã giữ lại cho Fnatic chút ít cơ hội bằng việc đẩy lùi toàn bộ đội hình của OMG đủ lâu. Và rồi đến pha xử lí của SoaZ…
Nhưng Fnatic vẫn chưa đạt được mục đích của họ. OMG vẫn đủ sức giữ lại nhà chính khi nó chỉ còn 1 phát đánh thường nữa là đổ sập. OMG biết được họ có nhiều lợi thế từ những pha giao tranh thắng lợi liên tục, và từ đây, họ nắm lấy quyền kiểm soát trận đấu để giành lấy chiến thắng chung cuộc. Và cũng kể từ trận thua kịch tính này, con đường của Fnatic vượt qua vòng bảng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Fnatic vừa để thua trận trước OMG và họ buộc lòng phải chiến thắng trước đối thủ hùng mạnh Samsung Blue. Sau khởi đầu khá cân bằng, cả hai đội chủ động chơi theo chiến thuật 1v1. Dade chịu trách nhiệm “chăm sóc” xPeke đang cố gắng tiêu diệt người đá và lấy chỉ số lính ở đường dưới. Nhưng xPeke đã tính toán và chơi trên cơ hoàn toàn để rồi tạo ra một trong những pha solo queue đỉnh cao nhất trong sự nghiệp thi đấu LMHTchuyên nghiệp của anh ta.
Nhưng xPeke chỉ thắng pha 1v1 mà để thua mất toàn trận. SSB thắng trận và Fnatic chính thức bị loại khỏi CKTG Mùa 4.
Alliance đã nhận được rất nhiều kì vọng trước khi bước vào CKTG Mùa 4. Họ từng là đội đầu tiên (và cho đến nay vẫn vậy) giành chiến thắng LCS Châu Âu ngoài Fnatic, sau khi đánh bại chính đội tuyển này trong trận Chung kết trước đó. Và với chiến thắng đó, họ được coi là “superteam” sẽ làm nên chuyện ở giải đấu LMHTlớn nhất năm 2014.
Cục diện ở bảng D của CKTG Mùa 4 khi đó đang là sự thống trị của Najin White Shield. Các chàng trai Hàn Quốc đánh bại Cloud 9 và Alliance cũng như KaBuM! esports tới 2 lần liền. Alliance và Cloud 9 đang bằng điểm nhau với 2 thắng – 2 thua và đội tuyển tới từ Bắc Mỹ đã thắng các tuyển thủ đại diện châu Âu ở lượt đi. Điều đó buộc Alliance phải có được kết quả khả quan trong toàn bộ các trận đấu ở lượt về.
Để tránh trận đấu Tiebreak may rủi, các chàng trai phương Tây phải đánh bại được NWS. Và do đó, hy vọng của cả châu Âu được đặt cả vào trận đấu với người Hàn cũng giống như rất nhiều lần trong các giải đấu trước. Nhưng ở lần này, kịch bản đã thay đổi hoàn toàn…
Châu Âu đã mạnh lên rất nhiều và Hàn Quốc bất ngờ trở nên yếu đuối.
Xuyên suốt trò chơi, Alliance đã tính toàn hoàn hảo toàn bộ các chiến thuật đề ra. Nó chậm, chặt chẽ và rất thận trọng để có được chiến thắng cần thiết. Để rồi Alliance đã tạo ra một thế trận đè bẹp hoàn toàn NWS khi không để mất bất cứ mạng hay mục tiêu lớn nào cả.
June_6th(Theo lolesports.com)
" alt=""/>[LMHT] Những khoảnh khắc khó quên nhất ở các kỳ CKTG (Phần ba)