Tại vùng đỏ, vùng cam
Tập trung lực lượng lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ người dân trên địa bàn 3 lần trong 7 ngày theo hộ gia đình với phương pháp: thực hiện test nhanh mẫu gộp hoặc xét nghiệm PCR mẫu gộp theo hộ gia đình, giải gộp mẫu dương tính bằng test nhanh.
Tại các vùng vàng, vùng xanh, vùng cận xanh
Thực hiện xét nghiệm PCR mẫu gộp đại diện gia đình, gộp 10 cho vùng xanh, vùng cận xanh và gộp 5 cho vùng vàng. Trong đó, mẫu đại diện đợt sau phải khác với mẫu đại diện ở đợt trước, ưu tiên chọn người chưa tiêm vắc xin, người tiếp xúc với nhiều người.
Nếu hộ có từ 5 nhân khẩu trở lên phải lấy 2 mẫu đại diện hộ gia đình. Giải mẫu gộp bằng test nhanh hoặc PCR mẫu đơn cho toàn bộ thành viên của các hộ gia đình trong mẫu gộp. Tần suất lặp lại 5-7 ngày/lần.
Ban chỉ đạo yêu cầu, cần đảm bảo quy định và nguồn lực tham gia lấy mẫu.
Tiếp tục tổ chức nhiều đội lấy mẫu, tăng cường nguồn nhân lực tại địa phương tham gia công tác lấy mẫu và khuyến khích người dân tự lấy mẫu.
Phải có sự tham gia của tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố, tổ nhân dân, ban điều hành khu phố, ấp.
Chia nhỏ điểm lấy mẫu và điểm tổ chức lấy mẫu phải phù hợp: có thể lấy tại hộ gia đình, tại một vị trí thuận lợi tiến hành mời lần lượt từng hộ dân ra lấy mẫu. Khi kết thúc lấy mẫu hộ gia đình này thì mời hộ gia đình khác. Thực hiện đúng quy tắc 5K, tránh lây nhiễm chéo trong quá trình lấy mẫu.
Việc lấy mẫu thực hiện đúng quy trình, công tác vệ sinh khử khuẩn. Cần thay đồ bảo hộ, găng tay, khử khuẩn găng tay khi lấy mẫu.
Trường hợp để người dân tự lấy mẫu phải có sự hướng dẫn hoặc đính kèm hướng dẫn. Địa phương sau đó phải thu nhận lại khay test nhanh để đánh giá kết quả. Tránh trường hợp chỉ thu khay kết quả dương, không thu khay kết quả âm.
Phân công nhân sự chịu trách nhiệm làm công tác thống kê, báo cáo (không giao cán bộ, nhân viên y tế thực hiện báo cáo số liệu để tập trung công tác chuyên môn), đảm bảo đầy đủ nội dung và thời gian theo yêu cầu của TP.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Tú Anh
Ông Phúc bị cao huyết áp, vợ bị bệnh liệt rung còn con trai bị suyễn từ nhỏ. Sau nửa tháng điều trị tại nhà, cả ba người đã khỏi bệnh.
" alt=""/>Kế hoạch lấy mẫu xét nghiệm CovidLoại kháng thể ngăn chặn trực tiếp protein gai trên virus SARS-CoV-2 là kháng thể trung hòa. Không phải xét nghiệm nào trên thị trường cũng đo được chỉ số này.
Bộ Y tế và Sở Y tế TP.HCM hiện chưa có hướng dẫn cụ thể về phương án xét nghiệm định lượng mức độ kháng thể nCoV.
Bác sĩ Châu khuyến cáo, nhiều trường hợp có nồng độ kháng thể trong máu cao nhưng vẫn mắc bệnh.
“Việc đo kháng thể một cách chung chung sẽ gây lãng phí mà chưa chắc đã nhận được kết quả cụ thể”, bác sĩ Châu khuyến cáo.
Theo TS. BS Trần Thành Vinh, Trưởng Khoa Sinh hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), khoa đã tổ chức xét nghiệm định lượng kháng thể nCoV cho người tiêm vắc xin mũi một được 28 ngày, mũi hai 14-28 ngày. Để định lượng kháng thể sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, Khoa sẽ sử dụng phương pháp định lượng kháng thể kết hợp.
Theo đó, đối tượng được xét nghiệm sẽ biết cơ thể có kháng thể với virus SARS-CoV-2 hay không và nồng độ kháng thể bao nhiêu. Từ kết quả đó sẽ đánh giá khả năng đáp ứng của cơ thể sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Theo bác sĩ Vinh, xét nghiệm định lượng để tìm ra kháng thể SARS-CoV-2 chưa được phổ biến rộng rãi, Bộ Y tế chưa có quy định cụ thể cho chi phí xét nghiệm này.
Bác sĩ Vinh đưa ra khuyến cáo, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, người dân đã được tiêm vắc xin không nên chủ quan. Mọi người phải luôn tuân thủ quy tắc 5K phòng chống dịch của Bộ Y tế.
Tú Anh
TP.HCM đã ban hành văn bản về việc giám sát F0 tuân thủ cách ly tại nhà, ai không khai báo sẽ không được cấp chứng nhận khi khỏi bệnh.
" alt=""/>Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo về xét nghiệm xác định lượng kháng thể nCoV