发布时间:2025-01-15 08:41:40 来源:NEWS 作者:Thời sự
Video: Cư dân chung cư ở Nguyễn Tuân 'rộn ràng' đi mua nước về dùng.
Quà tặng là nước sạch
Trong những ngày này tại một số quận ở Hà Nội,ệncườiranướcmắtkhiHàNộithiếunướcsạtruc tiếp bóng đá hôm nay đề tài nước sạch là câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất. Những gia đình thiếu nước sạch phải tìm đủ trăm phương nghìn kế để có nước sinh hoạt.
Bởi vậy đối với họ, được tặng nước là thứ ý nghĩa nhất trong những ngày này. Chị Minh Yến (SN 1986, Thanh Xuân) chia sẻ: ‘22h30 đêm, thấy người anh nhắn tin: ‘Anh chuẩn bị cho 1 thùng 20l, nếu chưa ngủ thì anh mang qua cho, xuống tầng 1 lấy nhé.
Nếu ngủ rồi thì sáng mai anh mang sớm cho’. Tưởng anh đùa, hoá ra anh vác bình nước đi bộ mang sang nhà cho mình thật. Vậy là có quà quý lúc nửa đêm’.
Món quà đặc biệt của người anh trai trong thời điểm nguồn nước Hà Nội bị ô nhiễm. |
Chị Trang ở một chung cư huyện Hoài Đức, Hà Nội cho biết, hàng loạt cư dân ở đây đã phải nghĩ mọi cách để tiết kiệm nước. Họ thường xuyên đi nhờ vệ sinh, trẻ con phải đi tiểu vào chai… vì không có nước dội.
Việc đi lấy nước không chỉ vất vả mà còn gặp khó khăn vì không có vật dụng đựng được. Một hộ dân đã phải đổ bỏ mấy bình rượu quý, ngâm từ lâu để có vật dụng chứa nước. ‘Rượu quý phải bỏ đi để lấy nước vì khát quá rượu cũng chẳng uống được. Trong khi không có nước sạch mà uống’, người này nói.
Cư dân ở chung cư huyện Hoài Đức đổ xô ra bể bơi lấy nước về dùng. |
Không chỉ vậy, với tình trạng bị cắt nước, người dân ở chung cư huyện Hoài Đức, Hà Nội còn phải xuống bể bơi của tòa nhà xách nước về dùng. Nhưng nước này chỉ phục vụ được việc đi vệ sinh, còn việc ăn uống… họ vẫn phải đi mua nước sạch.
Người dân ở đây cho biết, mỗi ngày có khoảng 1 - 2 xe nước chở đến phục vụ cư dân, tuy nhiên số nước trên không đáp ứng đủ nhu cầu của hàng nghìn hộ dân.
Vừa về nhà sau di tản lại lục đục kéo nhau đi
Đáng nói là người dân khu vực Hạ Đình, Thanh Xuân. Vừa trải qua những ngày lo lắng vì ô nhiễm không khí, người dân ở đây lại phải đối mặt với vấn đề nước sạch.
Bà Nhung (71 tuổi, Thanh Xuân Nam) nói: ‘Mấy hôm trước, tôi ngửi thấy nước có mùi. Mở cửa phòng vệ sinh, mùi khét xộc lên mũi. Khi nấu cơm, canh thấy thức ăn có mùi chúng tôi buồn nôn, phải đổ đi’.
Những ngày này, gia đình bà cũng như nhiều hộ dân phải đi ăn quán. Tuy nhiên thực phẩm họ chọn cũng là những thực phẩm khô, không có nước như bánh mì, bún trộn…
Chị Phương bế con đi mua đồ ăn khô và sữa tươi về ăn. |
Chị Phương - chung cư 85 54 Hạ Đình chia sẻ: ‘Tôi sinh con được 3 ngày đã vội đi sơ tán vì ô nhiễm sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông. Hai mẹ con vừa về được 3 ngày lại rơi vào cảnh ô nhiễm nước.
Tôi phải mua bánh mì, sữa tươi uống, lấy sữa cho con bú. Chồng tôi cũng sang những quận không sử dụng nước sông Đà để mua cơm về ăn. Vì các quán cơm ở đây, mình có biết được là họ dùng nước khoáng hay dùng nước máy để nấu đâu?
Riêng con gái tôi, toàn bộ nước tắm rửa, vệ sinh cá nhân, tắm, giặt đều dùng nước khoáng đóng chai vì da cháu bị dị ứng. Tính đến hôm nay, tôi mua gần 2 triệu đồng tiền nước khoáng’.
Tuy nhiên, vấn đề khiến nhiều hộ dân bức xúc là thông tin không được cập nhật.
Bà Vũ Thị Giáp (66 tuổi) cho biết: ‘Gia đình tôi thuộc khu vực nước nhiễm bẩn nhưng chúng tôi không được thông báo. Mấy hôm sau, đọc báo chúng tôi mới biết để ngừng việc ăn uống từ nguồn nước đó’.
Tương tự, chị Nguyễn Thị Hương, cư dân chung cư ở quận Hà Đông, Hà Nội cũng cho biết, các hộ dân ở chỗ chị vì hoang mang trước thông tin nước nhiễm bẩn nên đua nhau đi mua nước.
‘Đêm hôm qua tôi gọi cho một công ty nước để mua nhưng nhân viên công ty này thông báo hết nước, bị cháy hàng.
Khi biết tôi ở chung cư Văn Phú, anh này nói chúng tôi không phải dùng nguồn nước của Công ty nước sạch Sông Đà nên không bị nhiễm bẩn. Từ lúc đó chúng tôi mới biết nguồn nước của mình tạm an toàn, nên không đi mua nước đóng chai nữa, chị nói.
Thiếu nước khiến nhiều hộ kinh doanh cũng rơi vào tình trạng khó khăn. Bà Nguyễn Thị Tuyết (54 tuổi) - khu tập thể Thanh Xuân Bắc, cho biết: ‘2 ngày hôm nay khách không dám ăn sáng ở đây. Bình thường 9 giờ sáng là tôi bán hết hàng nhưng giờ ế ẩm, khách vắng.
Mặc dù mình mua nước khoáng về nấu nướng, chế biến đồ ăn, cũng thông báo cho khách như vậy nhưng họ không tin. Trưa nay, tôi mang đồ về cho gia đình ăn trừ bữa.
Nhà tôi ở tầng 5 khu tập thể, 3 hôm nay không thấy họ bơm nước lên. Hộ tôi 10 con người sinh sống, chồng tôi mua nước đóng chai về ăn uống tốn kém vô cùng. Thiếu nước đã khổ, giờ thêm nước ô nhiễm, càng khổ hơn’.
Bà Tuyết - kinh doanh đồ ăn sáng ở Hạ Đình. |
Quán ăn nhà bà Tuyết vắng tanh khách. |
Tương tự, anh Tùng – chủ cơ sở sửa chữa, rửa xe máy (Hạ Đình, Thanh Xuân) cũng méo mặt những ngày qua. ‘Chỗ tôi cắt nước 2 ngày, vừa cấp lại sáng nay. Tôi nhịn tắm mấy ngày rồi, ăn uống thì ra ngoài. Tất cả sinh hoạt đều đảo lộn, kể cả việc kinh doanh. Hôm qua khách mang xe đến rửa đành phải từ chối’, anh ngán ngẩm nói.
Cuộc sống bị đảo lộn do mất nước. Nhiều nơi, người dân phải xếp hàng từ đêm khuya, thậm chí sử dụng cả nguồn nước từ bể bơi tòa nhà.
相关文章
随便看看