Nhận định, soi kèo U Craiova vs Unirea Slobozia, 01h00 ngày 1/10: Bắt nạt ‘lính mới’


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Palestine vs Iraq, 01h15 ngày 26/3: Lịch sử lên tiếng -
Chiến lược dẫn đầu thị trường laptop AI của AsusCác dòng sản phẩm mới của Asus hầu hết được trang bị sức mạnh từ chip AI.
Asus tiên phong hợp tác cùng ông lớn công nghệ đầu ngành để mang các dòng laptop AI mới nhất về Việt Nam. Có thể kể đến mẫu Vivobook S 15 trang bị chip Snapdragon X Elite với NPU 45 TOPs. Hay gần đây là Vivobook S 14 với chip AMD Ryzen AI 300 Series với NPU 50 TOPs.
Asus tiên phong mang các dòng laptop AI mới về Việt Nam.
Laptop AI đáp ứng đa dạng nhu cầu
“Everyday AI laptop - Laptop tích hợp chip AI phổ dụng” - là dòng sản phẩm tích hợp chip AI cùng trợ lý ảo Microsoft Copilot. Máy gây ấn tượng từ thiết kế, hiệu năng đến chất lượng hiển thị. Trong khi đó, trợ lý Copilot phân tích bối cảnh và thông tin của website, dữ liệu cũng như những gì người dùng đang làm trên laptop để tăng tốc khả năng làm việc. Phân khúc này gồm các dòng như Zenbook Duo, Vivobook S 14/16 OLED, Zenbook S 13 OLED và Zenbook 14 OLED.
Laptop AI thế hệ mới (Copilot+ PC) là các dòng laptop AI được đánh giá nhanh và thông minh nhất hiện nay. Với NPU có khả năng tính toán hơn 45.000 tỷ phép tính/giây (45 TOPS), các tính năng AI tiên tiến nhất và thời lượng pin đủ để sử dụng cả ngày, đây là thiết bị cho phép người dùng thực hiện mọi tác vụ. Tiêu biểu trong phân khúc này là Vivobook S 15.
Asus mang đến loạt laptop AI đáp ứng đa dạng nhu cầu người dùng.
Laptop AI nâng cao bao gồm NPU + GPU có sự kết hợp NPU (đến 50 TOPS), GPU Nvidia (đến 321 TOPs) với CPU và iGPU (31 TOPS). Tổng sức mạnh tính toán của máy có thể đạt 402.000 tỷ phép tính/giây (402 TOPS), là cỗ máy tuyệt vời cho mọi tác vụ từ ứng dụng AI trong game, làm việc đến sáng tạo, đào tạo mô hình AI tiên tiến. Sản phẩm nổi bật của dòng này là laptop gaming AI mạnh nhất của Asus, gồm TUF Gaming A14 và ROG Zephyrus G14/G16.
Không gian trải nghiệm laptop AI toàn diện
Với loạt “Asus AI Innovation Hubs” được Asus triển khai tại Hà Nội và TP.HCM, người dùng có thể thỏa sức trải nghiệm các dòng laptop AI ở nhiều cấp độ. Mỗi không gian được bố trí 4 bàn trải nghiệm tương đương 4 dòng sản phẩm với đa dạng mẫu máy. Không chỉ thỏa mãn đam mê công nghệ, bạn có thể cân nhắc và đưa ra lựa chọn mua sắm phù hợp nhất.
Không gian trải nghiệm laptop AI của Asus.
Thông qua “Asus AI Innovation Hubs”, Asus tự tin mang đến danh mục laptop AI phong phú hàng đầu trong ngành. Các mẫu máy được thiết kế theo hướng all in one - đáp ứng mọi tác vụ nhưng vẫn đảm bảo mỏng nhẹ, là minh chứng cho việc Asus không ngừng nỗ lực đa dạng dải sản phẩm và mang đến cải tiến tối ưu cho người dùng.
"> -
FPT tăng cường đầu tư vào Nhật Bản, cơ hội cho chuyên gia AI Việt NamCác lãnh đạo FPT và đối tác trong lễ ra mắt nhà máy AI của FPT tại Nhật Bản.
Tại thị trường Nhật, FPT tập trung phát triển sản phẩm AI “made-by-Vietnam” như chatbot AI Chat, ứng dụng đào tạo AI Mentor, ứng dụng cải tiến dịch vụ khách hàng AI Engage, ứng dụng nhận diện chữ viết kết hợp AI (AI-OCR), các ứng dụng hình ảnh Vision AI... Các sản phẩm này được mảng xuất khẩu phần mềm của FPT tại Nhật Bản phân tích nhu cầu thị trường đối với AI để đưa ra định hướng tùy chỉnh sản phẩm. Việc này nhằm phát huy tối đa sức mạnh vốn có về phát triển phần mềm, mạng lưới khách hàng và đối tác rộng lớn của FPT tại Nhật Bản cũng như trên toàn thế giới.
Dự kiến đầu năm 2025, FPT cung cấp dịch vụ điện toán đám mây dựa trên GPU thế hệ mới nhất NVIDIA H200. Dịch vụ được thiết kế nhằm tăng tốc phát triển và ứng dụng các mô hình như AI tạo sinh, giúp thúc đẩy ứng dụng AI tạo sinh. Không chỉ góp phần phát triển công nghệ của Nhật Bản, dịch vụ còn được kỳ vọng giải quyết thách thức về già hóa dân số và nhu cầu chuyển đổi số trong các ngành công nghiệp của Nhật Bản.
Nhật Bản là thị trường hàng đầu về chuyển đổi số, đặc biệt là dữ liệu và AI. Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản dự báo thị trường hệ thống AI của nước này đạt quy mô 7,3 tỷ USD vào năm 2027. Đầu tư vào AI, tối ưu thế mạnh của FPT tại Nhật Bản gồm năng lực cung cấp dịch vụ chuyển đổi hệ thống, cung cấp các giải pháp tiên tiến tích hợp AI, FPT đang tiến gần đến mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD tại thị trường này vào năm 2027.
Chiêu mộ nhân tài AI, chinh phục thị trường “tỷ đô”
Thị trường công nghệ thông tin (CNTT) tại Nhật Bản dự kiến đạt quy mô khoảng 941 tỷ USD vào năm 2032, với tốc độ tăng trưởng trung bình 8,6% mỗi năm từ 2022 đến 2032. Tuy nhiên, theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), quốc gia này sẽ thiếu hụt khoảng 789.000 nhân lực CNTT vào năm 2030.
Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 6-7% thị phần trong nhu cầu ủy thác phát triển phần mềm của Nhật Bản - thị trường có giá trị hơn 30 tỷ USD mỗi năm. Sự gia tăng nhu cầu áp dụng AI để giải quyết vấn đề trong các lĩnh vực đời sống đang mở ra cơ hội lớn cho các công ty CNTT Việt Nam. Đặc biệt với lĩnh vực liên quan đến trí tuệ nhân tạo, các doanh nghiệp và nhân lực CNTT Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào thị trường tiềm năng này.
Hợp tác những đối tác hàng đầu, mạnh tay đầu tư cơ sở hạ tầng, đặt mục tiêu chiêu mộ hàng trăm chuyên gia AI và hàng nghìn kỹ sư CNTT các lĩnh vực khác, FPT đang thể hiện rõ quyết tâm chinh phục thị trường Nhật Bản.
“Chúng tôi kỳ vọng thu hút hàng trăm nhân tài tham gia vào các dự án tích hợp AI và dữ liệu tại Nhật Bản, cùng nhau định hình tương lai của AI, đồng thời dùng công nghệ để kiến tạo giá trị bền vững cho xã hội”, ông Đào Thanh Bình khẳng định.
Từng làm việc tại công ty lớn ở Nhật Bản, với kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực khoa học máy tính, ông Bình nhận định cơ hội việc làm trong lĩnh vực AI và dữ liệu là rất lớn.
Trên hành trình khẳng định trí tuệ Việt Nam tại Nhật Bản, FPT mong muốn cùng tài năng công nghệ đồng hành để nghiên cứu, phát triển, ứng dụng AI sâu rộng vào cuộc sống, kinh doanh và xã hội Nhật Bản nói riêng cũng thị trường toàn cầu nói chung. Tại Nhật Bản, các chuyên gia Việt Nam gia nhập FPT được làm việc trong “Top 100 nơi làm việc tốt nhất tại Nhật Bản” và được tạo điều kiện để phát triển năng lực.
"> -
Phó Thủ tướng nói về khó khăn trong tự chủ giáo dụcÔng Đam dẫn chứng có những nước rất phát triển nhưng đã phải tuyên bố chính thức "nguy cơ sinh viên sẽ bỏ học do giá thuê nhà trọ quá cao". Thậm chí, có những nước rất phát triển bắt đầu phải cắt khẩu phần ăn tại trường của học sinh.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu trước Quốc hội Nhìn về Việt Nam, ông Đam nhấn mạnh mặc dù rất nhiều khó khăn, nhưng "chúng ta vẫn lo rất tốt cho bà con, không chỉ ở vùng đô thị, đặc biệt là cả các vùng núi, vùng dân tộc".
Ông Đam cho biết giáo dục phổ thông Việt Nam đứng trong top 50 quốc gia hàng đầu, đại học phấn đấu ở top 70, giáo dục nghề nghiệp - đã tiến bộ trong những năm qua - hiện đứng khoảng thứ 90. Sự kỳ vọng vào giáo dục là có thật ở tất cả các quốc gia và luôn luôn rất căng thẳng, không chỉ ở các nước đang phát triển.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ câu chuyện gần đây nhất, khi sang Việt Nam dự hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN, có vị Bộ trưởng ở một đất nước có nền giáo dục rất xuất sắc và từng làm Bộ trưởng Công thương nói rằng: "Khi tôi làm Bộ trưởng Công thương và được chuyển sang làm Bộ trưởng Giáo dục, các thành viên nội các có nói khi anh làm Bộ trưởng Công thương, chỉ có vài nghìn người muốn thay Bộ trưởng, còn sang làm Bộ trưởng Giáo dục hãy sẵn sàng với việc có vài triệu người muốn thay anh".
Từ đấy, ông Đam nhận định ở tất cả các nước phát triển và đang phát triển, y tế cũng như giáo dục có rất nhiều vấn đề.
"Y tế, giáo dục, văn hóa là những ngành trước mắt không làm ra tiền, thành tích không thấy được ngay. Những ngành này muốn có thành tích cũng phải nhiều năm, bất cập cũng nhiều năm mới bộc lộ và khi bộc lộ cũng mất nhiều năm mới khắc phục được" - ông Đam nhấn mạnh.
Ảnh minh họa: Hoàng Hà Về biên chế, Bộ GD-ĐT lo đào tạo nguồn, lo chuẩn về giáo viên và Bộ muốn rằng "cứ ở đâu có học sinh, phải có giáo viên đủ các môn học và số lượng học sinh trên lớp ít nhất có thể". Theo ông Đam, ở các nước tiên tiến có khoảng 20 học sinh/lớp, Việt Nam hiện nay chuẩn đề ra 35 học sinh/ lớp, nhưng vẫn thiếu.
"Ngành giáo dục lo đào tạo giáo viên, mong có đủ giáo viên, nhưng để có đủ thì phải tăng biên chế. Muốn tăng biên chế mà không phát triển giáo dục ngoài công lập được thì chúng ta phải tăng ngân sách, tăng ngân sách thì không có tiền. Do đó, muốn làm được như vậy, chúng ta phải đồng bộ rất nhiều" - ông Đam nói.
Theo ông, đầu tiên phải phát triển giáo dục ngoài công lập nhanh hơn để có nguồn thu nhiều hơn, nhưng phải làm sao để giáo dục ngoài công lập phát triển thực chất. Muốn trường học ngoài công lập, bệnh viện ngoài công lập thì phải có nghị quyết, chính sách...
Ông Đam cho rằng phải đẩy mạnh hơn nữa tự chủ đại học và làm sao có cơ chế để số giáo viên ở đô thị không phải dùng lương từ ngân sách nhà nước, mà có thể từ khoản học phí của những đối tượng sẵn sàng chi trả.
Nói về học phí, ông Đam cho biết cho biết Chính phủ "đã rất cố gắng, nỗ lực"và các tổ chức quốc tế đánh giá rất cao Việt Nam khi với nguồn kinh phí như vậy nhưng vẫn đảm bảo chất lượng giáo dục và y tế tốt hơn so với những nước có cùng mức chi.
Hiện nay, các trường phổ thông được hưởng 60% từ học phí để lo cho chi chuyên môn. Vừa qua, Chính phủ đưa ra chủ trương không tăng học phí.
"Muốn các trường vận hành được thì ngân sách nhà nước phải bù vào phần lẽ ra phải tăng mà không tăng. Chính phủ đang làm những bước cuối cùng để ban hành nghị quyết theo hướng như vậy" - Phó Thủ tướng thông tin.
Về vấn đề tự chủ, ông Đam chia sẻ "đây là vấn đề rất khó khăn từ nhiều năm nay".
"Hai năm qua có giảm nhiều về đầu mối nhưng tổng biên chế vẫn không giảm. Câu chuyện đặt ra là cơ chế quản trị các đơn vị sự nghiệp này, trong đó chủ yếu là trường học và bệnh viện. Điều này chúng ta vẫn làm nhưng khác thế giới" - ông Đam nhận định.
Theo ông, trên thế giới, quản trị bệnh viện và trường học xuất phát từ yêu cầu chuyên môn, được phát huy tính tự chủ, sáng tạo của cơ sở, từ đó cơ sở được quyền tự chủ về bộ máy, về nhân sự, về đầu tư và về lương, về chi. Nhưng ở Việt Nam, vì thiếu tiền nên thiết kế theo hướng lấy tài chính làm tiêu chí đầu tiên, nếu lo được hết cả chi đầu tư và chi thường xuyên thì mới cho tự chủ hoàn toàn. Còn nếu ở mức giá thấp hơn, không lo được đầu tư chỉ chi được thường xuyên là tự chủ được, một mức nữa là tự chủ một phần chi thường xuyên và mức cuối cùng là không tự chủ được.
"Chúng ta ra một phương pháp để quản lý các cơ sở này, chúng tôi vẫn nói với nhau đó là một khóa 4 nấc và 2 chìa. Ví dụ như đại học ở Đức là tự chủ nhưng ngân sách nhà nước vẫn lo 85%, còn ở chúng ta nếu ngân sách nhà nước còn lo thì không có tự chủ và chúng tôi rất tha thiết sẽ phải thay đổi việc này" - Phó Thủ tướng bày tỏ.
'Tự chủ đại học trên giấy tờ, nhưng trói buộc trên thực tế'
Lãnh đạo nhiều trường đại học, học viện cho hay gặp vướng mắc trong việc thực hiện tự chủ đại học khi hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động liên quan còn thiếu đồng bộ.">