Tăng lượng protein
Tôm cung cấp một lượng protein lớn vào khoảng 19g protein trong 85g tôm; tương đương khoảng 75% tổng lượng calo là protein, phù hợp với chế độ ăn kiêng nhiều protein nạc.
Protein được biết đến với đóng góp duy trì cơ và cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và sửa chữa các tế bào và mô của cơ thể, điều chỉnh các enzym và hormone, duy trì sự cân bằng chất dịch trong cơ thể.
Cải thiện lượng đồng
Một khoáng chất thiết yếu không được đề cập nhiều nhưng rất quan trọng trong chế độ ăn uống là đồng. Đồng tham gia vào quá trình chuyển hóa sắt và hình thành các mô liên kết, chất dẫn truyền thần kinh.
Theo Eatthis, nam giới trưởng thành và phụ nữ trưởng thành không mang thai / đang cho con bú nên tiêu thụ 900mcg đồng mỗi ngày. Tôm chứa khoảng 300mcg trên mỗi khẩu phần 85g.
Bạn có thể hấp thụ lượng đồng lớn hơn bằng cách thưởng thức tôm kết hợp với khoai tây hoặc hạt điều.
Tăng cholesterol
Lượng cholesterol dư thừa trong chế độ ăn uống có thể góp phần gây ra bệnh tim và nguy cơ đột quỵ. Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng đề nghị duy trì lượng tiêu thụ dưới 300mg mỗi ngày. Một khẩu phần tôm 85g chứa khoảng 140mg cholesterol (và 0g chất béo bão hòa). Khi thưởng thức tôm, hãy giữ chất béo bão hòa ở mức tối thiểu bằng cách tránh nước sốt bơ hoặc tẩm bột chiên.
Hấp thụ nhiều muối
Hầu hết các loại hải sản bán sẵn trên thị trường được xử lý bảo quản bằng các thành phần có nhiều natri, bao gồm cả tôm không tẩm bột hoặc tẩm gia vị. Muối có tác dụng bảo vệ chất lượng nhưng ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng của thực phẩm.
Bởi vậy, hãy nhớ xem bảng thông tin trên bao bì để biết về hàm lượng natri. Mức độ chấp nhận được là dưới 140mg natri cho một khẩu phần 85g tôm.
Không chứa nhiều chất béo omega-3 như bạn nghĩ
Hải sản thường được coi là cách tốt để hấp thụ axit béo không bão hòa omega-3 bên cạnh quả óc chó, hạt chia và hạt lanh. Nhưng thật không may, tôm lại không có trong danh sách.
Hàm lượng chất béo omega-3 cao nhất được thấy trong các loại cá như cá trích, cá mòi và cá hồi Đại Tây Dương, cung cấp từ 1,19 đến 1,83g omega-3 cho mỗi khẩu phần 85g nấu chín. Con số này ở tôm là 0,24g.
Khuyến nghị tiêu thụ đối với chất béo omega-3 ALA là 1,6g mỗi ngày đối với nam giới trưởng thành và 1,1g với phụ nữ trưởng thành không mang thai hoặc cho con bú.
Bởi vậy, nếu bạn chọn ăn hải sản vì lợi ích từ omega-3, bạn nên tập trung vào các loại cá béo nhiều hơn tôm.
Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM cũng nhận thấy tuyến đường Nguyễn Huệ - Lê Lợi tuy có giá trị lớn nhưng chỉ là về không gian đi bộ, không gian công cộng, thiếu tính kết nối đồng bộ với các nhà ga Metro, chợ Bến Thành để hình thành trung tâm thương mại lớn. Do đó, đầu năm 2019, Sở đề xuất chỉnh trang đồng bộ hai tuyến đường nói trên, làm cơ sở hình thành với quảng trường đi bộ những năm tới. Dự kiến tuyến đường Lê Lợi sẽ được chỉnh trang chia làm 3 giai đoạn sau khi quá trình xây dựng tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên hoàn tất, vừa phải hiện đại lại đảm bảo giá trị văn hóa - lịch sử.
Theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, chuyên gia hàng đầu về đất đai: “Trung tâm Nguyễn Huệ - Lê Lợi hiện nay của thành phố chủ yếu mang tính biểu tượng, văn hóa, lịch sử. Do sự phát triển rất nhanh của dân số, TP.HCM nên phát triển thêm một trung tâm lớn khác về tài chính, thương mại, công nghệ…”
Cách đây vài năm, trước khi Quốc hội phê duyệt Thủ Đức lên cấp thành phố, KTS. Ngô Viết Sơn Nam - chuyên gia trong lĩnh vực quy hoạch đã nhận định, việc xây dựng thành phố phía Đông (Thủ Đức) với 6 vùng trọng điểm sáng tạo, tương đương với 6 khu đô thị lớn sẽ giúp tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố tăng nhiều lần. Quy hoạch khu vực này sẽ là quy hoạch cho cả một thành phố rộng lớn và phát triển tầm xa hơn, với kết nối đồng bộ từ hạ tầng đến công nghệ.
Còn GS. Đặng Hùng Võ chia sẻ với báo chí, “Mỗi đô thị lớn, khu vực trung tâm đều có sức sống riêng. Nhưng trung tâm mới cho TP.HCM cần phải là nơi có mật độ kinh tế cao, nơi người dân đến và kiếm được tiền, cộng với giá trị đắc địa khác về phong thủy”.
Ông Võ gợi ý, trung tâm mới của thành phố nên là một trung tâm kết nối lớn về thương mại, tài chính, công nghệ, nằm ở vị trí trung tâm các vùng trọng điểm sáng tạo của thành phố, một đại đô thị năng động, hiện đại và đẳng cấp song phải được thiết kế và quy hoạch tầm cỡ quốc tế, không chắp vá, manh mún để thu hút được đầu tư, an cư của những công dân Việt Nam và quốc tế.
Như đề xuất của các chuyên gia quy hoạch, dự án The Global City - một đại đô thị mang chuẩn quốc tế của Masterise Homes đang hội tụ đầy đủ yếu tố để trở thành một trung tâm mới của TP.HCM.
The Global City - định vị trở thành trung tâm mới của TP.HCM
Dự án có quy mô khoảng 117,4 ha; mặt tiền liền kề cao tốc Long Thành - Dầu Giây, một mặt giáp đường Đỗ Xuân Hợp, cạnh sông Rạch Chiếc, sát 3/6 vùng trọng điểm của thành phố. Đại đô thị này cận kề với Trung tâm công nghệ - tài chính Thủ Thiêm, khu công nghệ cao (SHTP), Khu trung tâm công nghệ thông tin - công nghệ giáo dục (Đại học quốc gia).. Trong vòng bán kính 2km, The Global City dễ dàng kết nối với các tuyến đường trọng yếu của khu vực như Xa lộ Hà Nội, đại lộ Mai Chí Thọ… và như một cửa ngõ để vào trung tâm thành phố từ sân bay Long Thành.
Theo ước tính của đơn vị phát triển dự án, với các hoạt động vui chơi, giải trí, ăn uống sôi động, dự án The Global City có tổng sức chứa lên đến 192.000 người bao gồm cả du khách và cư dân. Những hạ tầng tiện ích như trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, kênh đào dài 2km với khu nhạc nước quy mô hàng đầu Đông Nam Á... sẽ là những thỏi nam châm hút du khách đến trung tâm mới của thành phố.
Bên cạnh đó, với diện tích rộng lớn gồm các cấu phần nhà ở cao tầng và thấp tầng, The Global City dự kiến trở thành một trong những khu dân cư quy mô lớn của TP. Thủ Đức, có thể lên tới 37.000 người.
Quy tụ những lợi thế về quy hoạch bài bản, chủ đầu tư tầm cỡ quốc tế, hạ tầng kết nối tốt, vị trí đắc địa của hiện thực và tương lai… tạo ra mật độ kinh tế tốt như lời GS. Đặng Hùng Võ, thì The Global City hứa hẹn là trung tâm mới “hái ra tiền” cho các nhà đầu tư có tầm nhìn kinh doanh tốt.
Dự án The Global City: https://masterisehomes.com/the-global-city
Tấn Tài
" alt=""/>Chờ đợi một trung tâm mới đóng góp mạnh vào sự phát triển của TP.HCMApple đang sản xuất iPhone tại Ấn Độ và dự định bắt đầu sản xuất tai nghe AirPods tại đây từ năm 2024. Theo trang tin Bqprime, công ty chưa có kế hoạch lắp ráp iPad, MacBook trong nước. Trọng tâm hiện nay của hãng là mở rộng quy mô sản xuất hiện tại, quan chức này cho biết.
Trong vòng một năm tính đến ngày 25/9/2022, Apple bán được 191 tỷ USD iPhone và 38,36 tỷ USD thiết bị đeo và phụ kiện. Trong 9 tháng đầu năm 2023, doanh số iPhone giảm khoảng 4%xuống 156,77 tỷ USD, còn mảng thiết bị đeo, nhà thông minh và phụ kiện cũng giảm nhẹ xuống 30,52 tỷ USD.
Apple là nhà xuất khẩu điện thoại di động lớn nhất của Ấn Độ. Theo nguồn tin trong ngành, doanh số iPhone 15 tăng trưởng 100% so với iPhone 14 vào ngày mở bán (22/9). Hai mẫu iPhone 15 và 15 Plus được sản xuất tại quốc gia Nam Á. Năm nay là lần đầu Apple bán đồng thời iPhone làm ra tại Trung Quốc và Ấn Độ trong ngày phát hành.
Theo hãng nghiên cứu Counterpoint Research, Apple dẫn đầu phân khúc siêu cao cấp (giá trên 500 USD) với 59% trong quý đầu năm 2023. Ấn Độ cũng nằm trong top 5 thị trường của “táo khuyết” hiện nay.
Trong khi đó, Ấn Độ dự định mở rộng quy mô ngành công nghiệp điện tử lên 300 tỷ USD vào năm 2026 dựa vào tăng cường sản xuất smartphone và toàn cầu muốn giảm rủi ro từ chuỗi cung ứng Trung Quốc, theo Bloomberg.
Đầu năm nay, tờ DigiTimes dẫn lời một nhà phân tích dự đoán Ấn Độ sẽ lắp ráp tối đa 50% iPhone vào năm 2027. Năm ngoái, Trung Quốc phụ trách sản xuất 85% iPhone cho Apple.
(Theo bqprime, SCMP)