Nhận định, soi kèo Buriram United vs Ulsan HD FC, 19h00 ngày 12/2: Lần đầu chạm mặt
本文地址:http://member.tour-time.com/news/28e396569.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Bahla vs Al Khaburah, 21h30 ngày 10/2: Tiếp tục để rơi điểm
Học sinh cuối cấp lớp 12 có hơn 73 nghìn em, lớp 9 có hơn 97 nghìn em. Sở GD-ĐT TP.HCM đề xuất cho học sinh lớp 9 và 12 quay lại trường học vào ngày 2/3.
Trước đó, Sở GD-ĐT khẩn cấp yêu cầu các trường thống kê số học sinh, giáo viên và người thân đi qua vùng có dịch. Con số này tính tới ngày 25/2 là 776 ngườ.i bao gồm giáo viên, học sinh và người thân đã đi qua vùng có dịch trong đó có cả Trung Quốc, Hàn Quốc. Sở cũng thống kê số học sinh các trường Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... ở Quận 7.
Ông Sơn cho hay Sở đã có nhiều giải pháp quyết liệt đang thực hiện và đang trong thời gian thực hiện để đón học sinh đi học trở lại.
![]() |
"Ngay ngày đầu tiên khi học sinh học lại sẽ chỉ làm công tác rà soát, hướng dẫn và thực hành phòng chống"- ông Lê Hồng Sơn |
"Ngành giáo dục đã phối hợp với Sở Y tế, ban hành các văn bản chỉ đạo để các sở giáo dục thực hiện phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó là ẩy mạnh các giải pháp nhằm đảm bảo công tác thông tin thường xuyên kịp thời, đầy đủ, chính thống; Xây dựng trang "thông tin về Covid-19" trên website Sở, nhà trường; Vận động thông tin trực tuyến để kết nối, gia đình, nhà trường" - ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, Sở đã chỉ đạo các biện pháp phòng ngừa đến tận giáo viên, học sinh, phụ huynh. Chỉ đạo các cơn sở giáo dục giao bài tập về nhà, phối hợp với đài truyền hình thành phố ôn tập cho học sinh.
"Ngành giáo dục phối hợp với ngành y tế tập huấn theo từng cấp từ thành phố tới từng cơ sở. Hiện tại, 100% cán bộ giáo viên toàn ngành đã được tập huấn về phòng chống Covid-19. Sở cũng chỉ đạo các nhà trường vệ sinh, khử khuẩn trường lớp, rà soát cơ sở vât chất, máy đo thân nhiện, nước súc miệng, nước rửa tay. 100% các trường đã làm công tác vệ sinh khuôn viên trường lớp và sẽ thực hiện lại một lần nữa..." - ông Sơn thông tin.
Ông Sơn khẳng định các đơn vị cơ sở đã đảm bảo trang thiết bị cho công tác phòng chống dịch bệnh. 100% các trường đã trang bị máy đo thân nhiệt và thực hiện công việc khi học sinh trở lại lớp sẽ đo tại cửa phòng học. Các nhà giáo sẽ đo tập trung đo đầu giờ.
Về chuyên môn, giám đốc GD-ĐT TP.HCM cho rằng Bộ GD-ĐT đã ban hành công văn điều chỉnh khung thời gian học về cơ bản là bù đắp được số ngày học sinh nghỉ sau Tết nguyên đán 1 tháng.
Các cấp học, bậc học theo kế hoạch thời gian năm học có từ 1-2 tuần dự trữ và có thể tổ chức dạy bù (trừ mầm non). Việc học trực tuyến chưa thể thay thế việc học trên lớp và chưa đủ điều kiện triển khai đại trà. Thời gian thi THPT quốc gia đã chốt, do đó không thể kéo dài thời gian nghỉ của học sinh 12. Học sinh các năm cuối cấp và các khối có thể đi học theo từng giai đoạn sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm. Nhà trường cũng rà soát và có kịch bản ứng phó thực tế, phụ huynh an tầm từng bước đưa học sinh trở lại trường.
Ông Sơn cũng nói để phòng tránh dịch Covid-19, Sở đã hoãn các cuộc thi cho học sinh thành phố và các tỉnh như Olympic tháng 4 TP.HCM mở rộng, Tài năng Robot TP.HCM lần 8 và Olympic truyền thống 30/4 lần 26 trong năm 2020...
![]() |
Phun khử khuẩn trường học ở TP.HCM |
Nếu đi học sẽ cần 3 triệu khẩu trang 1 ngày
Theo ông Sơn, nếu học sinh lớp 9 và 12 đi học lại ngày 2/3 thì số giáo viên, công nhân viên là khoảng 8.000 người.
Ngoài đề xuất đi học theo lộ trình, ông Sơn cũng kiến nghị những học sinh nhiễm bệnh, nghi ngờ nhiễm Covid-19 trong trường hợp nếu phải điều trị, cách ly sẽ không tính vào thời gian nghỉ học theo Quy định 58/2011 của Bộ GD-ĐT. Theo Quy định này, học sinh nghỉ quá 45 ngày trong năm, cả phép và không phép, sẽ không được lên lớp. Trong khi đó, nhiều phụ huynh cũng bày tỏ sẵn sàng cho con nghỉ học thêm, thậm chí chấp nhận bảo lưu kết quả nếu đi học lại từ tháng 3.
Còn đối với vấn đề đeo khẩu trang, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng điều này phụ thuộc hoàn toàn vào tự trang bị.
Cũng tại cuộc họp ngày 25/2, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho hay thành phố đã đề xuất Trung ương cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 3. Trường hợp Trung ương quyết định thời gian đi học lại từ tháng 3 thì thành phố cũng có phương án, lộ trình đối với từng cấp lớp.
Ông Phong khẳng định sẽ chấp hành quyết định cuối cùng của Thủ tướng Chính phủ. Nếu Chính phủ yêu cầu đi học lại ngày 2/3 thì sẽ có ngay phương án cho khung thời gian này. Nếu Chính phủ đồng ý với đề xuất thì thành phố cũng đã chuẩn bị phương án.
“Các phương án mà Sở Giáo dục đưa ra trong cuộc họp này như cho học sinh TP.HCM nghỉ tới ngày 15/3, lớp 9 và 12 đi học ngày 2/3 cũng chỉ là đề xuất. Phương án cuối cùng vẫn phải chờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ và thành phố phải chấp hành”, ông Phong nói.
Chủ tịch TP.HCM cho hay, nếu học sinh đi học lại thì mỗi em phải 3 khẩu trang 1 ngày. Và như vậy phải cung cấp 3 triệu khẩu trang một ngày là bất khả thi.
Lê Huyền
- Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP.HCM, cho hay Covid-19 là loại bệnh cần có cường độ người chăm sóc rất lớn.
">Ngành giáo dục TP.HCM đã làm gì để đối phó với covid
Cũng vì ảnh hưởng Covid-19 (phải đóng cửa tập luyện), cộng thêm một số trường hợp chấn thương và mất quân do Salah, Sadio Mane và Naby Keita về đá cho các ĐTQG của họ tại Cúp các QG châu Phi, nên Liverpool đã xin hoãn bán kết lượt đi Cúp Liên đoàn Anh với Arsenalngày 7/1 (dời lại đến 2h45 ngày 21/1).
Do lịch lượt về được giữ nguyên và ở trận đấu đêm qua, Arsenal và Liverpool bất phân thắng bại (hòa 0-0). Đội bóng của Klopp dù chơi sân nhà và thi đấu hơn người từ phút 24 (do Xhaka của Arsenal bị truất quyền thi đấu) nhưng vẫn bất lực trước đối thủ.
Sau trận đấu, Jurgen Kloppbày tỏ điều ‘lạ lùng’ đang thấy ở các cầu thủ Liverpool sau khi dính Covid-19.
![]() |
Klopp tưởng học trò dính Covid-19 không có triệu chứng gì là không ảnh hưởng, nhưng thực tế không phải vậy |
“Thật kỳ lạ, ngay cả khi các cầu thủ (dính Covid-19) không có triệu chứng, nhưng khi họ trở lại vẫn không được như trước đó.
Tôi không nghĩ là có bất kỳ lời giải thích nào cho điều đó vào lúc này, nhưng tất nhiên chúng ta phải xem xét nó”.
Klopp cho biết thêm, ngoài việc một số cầu thủ Liverpool ‘khác’ so với lúc chưa nhiễm Covid-19, thì ông cũng muốn “thay đổi hệ thống một chút”ở cuộc đấu với Arsenal.
Liverpool không thể hiện được phong độ như thường thấy, nếu không muốn nói là chơi khá kém trước đoàn quân của Mikel Arteta, có lẽ một phần ảnh hưởng bởi hậu Covid-19.
Trận đấu tiếp theo của Liverpool sẽ là tiếp Brentford trên sân nhà lúc 21h ngày 16/1, tại Premier League.
L.H
Dù Granit Xhaka bị thẻ đỏ từ giữa hiệp một nhưng Arsenal vẫn cầm chân Liverpool không bàn thắng, ở lượt đi bán kết Cúp Liên đoàn Anh.
">Klopp khó hiểu cầu thủ Liverpool sau dính Covid
Qua thống kê, đến thời điểm hiện tại, số lượng lưu học sinh Việt Nam đang theo học tại Trung Quốc là khoảng 11.299 người. Phần lớn các lưu học sinh này đã về Việt Nam ăn Tết Nguyên đán.
Riêng lưu học sinh Việt Nam ở Vũ Hán, theo số liệu thống kê ban đầu có khoảng 310 người, trong đó có 281 sinh viên đã về Việt Nam ăn Tết, số sinh viên còn lại chưa liên hệ được.
Hiện, chỉ có 25 người đang ở tại Vũ Hán, trong đó 21 lưu học sinh và 4 người nhà. Một số lưu học sinh cũng đã lên kế hoạch và có nguyện vọng về Việt Nam.
"Với những lưu học sinh ở Trung Quốc nói chung và ở Vũ Hán nói riêng đã về Việt Nam ăn tết, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GD-ĐT) đã liên hệ với hơn 20 Hội Lưu học sinh Việt Nam ở các tỉnh, thành của Trung Quốc để thông qua đó chuyển tới các văn bản, thông tin liên quan đến phòng, tránh dịch virus corona", ông Thanh nói.
Chưa phát hiện lưu học sinh từ Trung Quốc về Việt Nam bị nhiễm virus corona
Cũng theo ông Thanh, tính đến thời điểm tối 4/2, chưa có lưu học sinh nào từ Trung Quốc về Việt Nam bị nhiễm virus corona.
“Có một số trường hợp đi xét nghiệm thì đều có kết quả âm tính. Còn 2 trường hợp đang chờ kết quả. Chúng tôi sẽ cập nhật tiếp thông tin trong thời gian tới”, ông Thanh nói.
![]() |
Khoảng 281 sinh viên Việt Nam đã từ Vũ Hán về quê ăn Tết |
Đại diện Cục Hợp tác quốc tế cho biết thêm, về phía các trường Trung Quốc, đa phần các trường lùi lịch học chờ thông báo mới. Một số địa phương, trường đại học chưa đưa ra thời gian cụ thể.
Riêng với các lưu học sinh Việt Nam tại Vũ Hán, ông Thanh cho biết, Bộ GD-ĐT cùng với đại diện Bộ tại Đại sứ quán Việt Nam ở Trung Quốc sẽ liên tục trao đổi, cập nhật tình hình, cung cấp thông tin, động viên để các sinh viên bình tĩnh, yên tâm với tình hình hiện tại, chờ có những hướng dẫn cụ thể hơn tiếp theo.
"Vì lý do bất khả kháng, lưu học sinh Việt Nam không thể nhập học đúng hạn, để đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh, trong quá trình diễn ra dịch, nếu cần, Bộ GD-ĐT sẽ can thiệp với các trường của Trung Quốc để tạo điều kiện cho các sinh viên Việt Nam được tiếp tục nghỉ, hoặc học bù", ông Thanh nói.
Lưu học sinh cần liên hệ, chú ý đường dây nóng
Trước đó, Bộ GD-ĐT cũng đã gửi thông báo tới các công dân Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại nước ngoài về việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona.
Bộ thông báo tới toàn thể công dân Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại nước ngoài không hoang mang, cần bình tĩnh, chủ động trong việc phòng tránh dịch bệnh nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.
Lưu học sinh cần thường xuyên cập nhật và thực hiện theo các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Bộ Y tế Việt Nam và chính quyền nước sở tại về các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Cụ thể, không đi đến những vùng có dịch bệnh; hạn chế di chuyển tới chỗ đông người, tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi; cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; hạn chế tiếp xúc gần các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã. Nếu có dấu hiệu bị sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.
Tuân thủ quy định về xuất, nhập cảnh và quy định của các cơ sở giáo dục đang theo học tại nước sở tại để đảm bảo kế hoạch, chương trình học tập và phòng tránh dịch bệnh.
![]() |
Khoảng 281 sinh viên Việt Nam đã từ Vũ Hán về quê ăn Tết |
Trong trường hợp cần thiết, Bộ GD-ĐT sẽ trao đổi với Bộ Giáo dục các nước để đảm bảo việc học tập nếu lưu học sinh phải tạm dừng học trong thời gian dịch bệnh hoặc có sự di chuyển theo sắp xếp của phía nước ngoài, Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác của Việt Nam.
Thường xuyên giữ liên lạc với gia đình, người thân, cơ quan công tác tại Việt Nam (nếu có).
Khi gặp khó khăn, cần sự hỗ trợ giúp đỡ có thể liên hệ với Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại hoặc gọi ngay cho đường dây nóng bảo hộ công dân ở nước ngoài (+84) 981.84.84.84 để được trợ giúp, tư vấn.
Lưu học sinh cũng có thể liên hệ tới Cục Hợp tác quốc tế - Bộ GDĐT, địa chỉ tại 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: (+84) 243.869.5144 hoặc (+84) 365.12.74.07, email: [email protected] để được trợ giúp.
Thanh Hùng
Những ai đang ở TP Bắc Kinh (Trung Quốc) không được quay lại trường, những ai đang trong trường không được ra ngoài. Trường hợp đặc biệt phải xin phép và khai báo rất nghiêm ngặt.
">Khoảng 281 sinh viên Việt Nam đã từ Vũ Hán về quê ăn Tết
Siêu máy tính dự đoán Juventus vs PSV Eindhoven, 3h00 ngày 12/2
Bị xe tải đâm: con chết, bố nguy kịch tính mạng
![]() |
Đàn em Quang Hải lỡ cơ hội vươn lên đầu bảng do bị Trẻ SHB Đà Nẵng cầm hoà 1-1 |
Tại bảng B, Bà Rịa Vũng Tàu với 12 điểm đã đứng vị trí thứ nhất bảng xếp hạng. Vị trí thứ 2 thuộc về Gia Định sau khi đánh bại Vĩnh Long với tỷ số 3-1. Trận còn lại, Tiền Giang đã cầm hòa Bình Thuận với tỷ số 1-1.
Kết quả cụ thể lượt đấu thứ 7:
Bảng A
Nam Định - Kon Tum: 0-0
CAND - Sanvinest Fishan Khánh Hòa: 1-0
Trẻ Hà Nội - Trẻ SHB Đà Nẵng: 1-1
Bảng B
Tiền Giang - Bình Thuận: 1-1
Gia Định - Vĩnh Long: 3-1
Lịch thi đấu lượt về, ngày 10/7
Bảng A
15h00, Sanvinest Fishan Khánh Hòa - Kon Tum
16h00, Trẻ SHB Đà Nẵng - Lâm Đồng
15h30, Nam Định - CAND
Bảng B
15h30, Long An - Tiền Giang
15h00, Gia Định - Bà Rịa Vũng Tàu
H.Khoa
">Lâm Đồng và Bà Rịa Vũng Tàu dẫn đầu lượt đi giải hạng Nhì
Mẹ hiền là nam giới
Nghề mầm non tới trong suy nghĩ thầy Bình từ những ngày còn ngồi trên ghế phổ thông. Đó là lúc rảnh rỗi, ở nhà chơi với mấy đứa cháu, thấy yêu thích trẻ con và cũng thấy mình có khả năng chăm sóc trẻ.
![]() |
Anh Nguyễn Phương Bình đã 14 năm làm giáo viên mầm non |
Thế nhưng suy nghĩ của cậu học trò Nguyễn Phương Bình cách đây hơn 20 năm trước bị gia đình phản đối. Ai cũng sốc vì không nghĩ một người đàn ông lại có thể là giáo viên mầm non, một công việc vốn gắn với phụ nữ.
Không chỉ gia đình, bạn bè nghe Nguyễn Phương Bình tâm sự thi làm giáo viên mầm non cũng bất ngờ. Họ khuyên anh, là đàn ông thì nên đi theo nghề khác vì giáo viên mầm non vất vả, thu nhập thấp, hơn nữa lâu nay việc này chỉ hợp với phụ nữ. Nam giới làm giáo viên mầm non nghe "kì kì".
Thầy Bình bảo để gia đình đồng ý anh phải thuyết phục. Mưa dầm thấm lâu rồi gia đình cũng xuôi xuôi. Bạn bè biết được niềm yêu thích của anh cũng dần ủng hộ. Thế nhưng ngày anh Bình đăng ký thi và học tại Trường trung cấp sư phạm mầm non khiến nhiều bạn cùng khối, và ngay cả các thầy cô trong trường cũng tò mò, ngạc nhiên. Đáp lại họ, anh Bình chỉ mỉm cười. Nếu ai hỏi, câu trả lời duy nhất của anh Bình là "tôi yêu thích và muốn gắn bó với nghề này".
Ngày tốt nghiệp ra trường, anh Bình được nhận về công tác tại Trường Mầm non 1, Quận 5. Ban đầu, anh xung phong phụ trách lớp nhà trẻ. Với lớp này lứa tuổi các em là từ 24 đến 36 tháng nên nhiều giáo viên trong trường bất ngờ. Còn phụ huynh thì không khỏi băn khoăn, liệu một giáo viên mới vào nghề, lại là đàn ông có thể làm tốt không?
Thế nhưng, với tình yêu thương trẻ con xuất phát từ trái tim, qua mỗi ngày cùng với sự tận tụy, khéo léo, cẩn thận, anh Bình đã tạo sự tin tưởng từ phụ huynh cũng như đồng nghiệp và lãnh đạo nhà trường. Mỗi ngày đưa con tới trường họ yên tâm khi gửi con cho anh.
Anh Bình nhớ lại, những tháng đầu tiên làm nghề của mình cũng nhiều khó khăn. Là đàn ông anh không khéo léo như các cô. Hơn nữa thầy giáo mầm non là một cái gì đó xa lạ vì vậy có bé lạ lẫm, có phụ huynh hoài nghi. Thế nhưng qua thời gian ngắn, với sự giúp đỡ của đồng nghiệp, nhà trường và đặc biệt từ tình yêu dành cho trẻ, anh đã vượt qua.
Cùng với một giáo viên nữ khác được giao phụ trách lớp, anh Bình thường hướng dẫn các bé Nam nhiều hơn. Thế nhưng anh Bình không ngại làm những việc như lau dọn phòng học, vệ sinh đồ chơi, cọ nhà vệ sinh, chuẩn bị trang phục, dạy các học sinh múa hát trước các hội diễn của trường.
Trải qua nhiều năm gắn bó với nghề, anh Bình nhìn nhận, nghề mầm non là nam hay nữ không quá quan trọng, quan trọng là mình yêu thích công việc và làm việc bằng cả trái tim.
Với anh Bình, khi tới lớp sẽ làm việc như một người cha, luôn vỗ về, yêu thương, dạy bảo trẻ thì đương nhiên sẽ được đáp lại.
Quả ngọt
Không chỉ nổi tiếng trong trường, anh Bình còn là nam giáo viên mầm non được nhiều người biết tới ở TP.HCM. Bởi ngoài công việc, thầy giáo này còn có nhiều sáng kiến trong dạy học.
Ngoài thời trên lớp, anh tham gia các hội thi thiết kế logo đại hội đoàn phường và từng đạt giải nhất. Anh cũng đạt giải nhất giáo viên giỏi cấp thành phố; đạt danh hiệu “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo” do Công đoàn GD thành phố trao tặng. Ngoài ra, anh cũng vinh dự là gương điển hình trong việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Quận ủy quận 5 khen tặng; “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” do UBND quận 5 khen tặng… Mới đây nhất, anh Bình là một trong 50 nhà giáo tiêu biểu được nhận giải thưởng Võ Trường Toản năm 2019.
![]() |
Anh Bình nhận giải thưởng Võ Trường Toản |
Dù đạt được nhiều danh hiệu, nhưng theo anh Bình đó không phải là điều quan trọng nhất. Với anh Bình được chăm sóc, dạy bảo trẻ con và được chúng yêu thương mới phần thưởng lớn nhất của một người thầy.
Còn trong mắt ban giám hiệu Trường mầm non 1, Quận 5, anh Bình có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, vững vàng triển khai và thực hiện các chuyên đề tại đơn vị đạt hiệu quả cao. Không những vậy, nam giáo viên mầm non này còn có trách nhiệm cao trong công tác, siêng năng trong công việc cũng như biết dắp xếp công việc theo trình tự, khoa học và đạt hiệu quả.
Đặc biệt, trong dạy học anh Nguyễn Phương Bình luôn nhiệt tình, tận tâm trong công tác chăm sóc giáo dục cháu, từng bước nâng cao tay nghề cho bản thân và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Luôn lắng nghe ý kiến, chia sẻ khó khăn với đồng nghiệp trong trường.
Lê Huyền
">Khi mẹ hiền là 'gà trống'
Em Dương Công Viết tiếp tục được bạn đọc ủng hộ
友情链接