您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
Nhận định, soi kèo Samgurali Tskaltubo vs Kolkheti Poti, 23h00 ngày 1/4: Tiếp tục cải thiện
Ngoại Hạng Anh6人已围观
简介 Pha lê - 01/04/2025 09:23 Nhận định bóng đá g ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Napoli vs AC Milan, 1h45 ngày 31/3: Tiếp tục bám đuổi
Ngoại Hạng AnhPhạm Xuân Hải - 30/03/2025 07:08 Ý ...
阅读更多'Nhức mắt' với những kiểu đỗ ô tô chẳng giống ai ở chung cư
Ngoại Hạng AnhDưới đây là một số hình ảnh được chia sẻ rộng rãi trên các hội nhóm mạng xã hội trong thời gian gần đây:
Một chiếc Hyundai Elantra đã bị "bóc phốt" do đỗ xe kiểu không giống ai tại hầm của một chung cư. (Ảnh: Nguyễn Nghĩa) Chiếc xe này đỗ vào nơi để xe máy và chắn gần như toàn bộ lối ra vào (Ảnh: Nguyễn Nghĩa) Chiếc Mazda 3 màu trắng này đỗ tại vị trí sạc pin xe điện tại một khu đô thị của Vinhomes ở Hà Nội. (Ảnh: Trương Tuấn Nghĩa/OFFB) Khu vực dành riêng cho xe điện sạc pin tại hầm để xe đã bị nhiều xe khác chiếm giữ khiến chiếc VinFast Vfe34 buộc phải đỗ bên ngoài (Ảnh: N. Q. Bình) Kiểu đỗ xe chắn trước đầu loạt xe khác như chiếc VinFast Lux A2.0 này khiến những xe bên trong không thể ra được. (Ảnh: Miti Ngo/OFFB) Chiếc Mazda 3 này đỗ không theo bất cứ 1 quy tắc nào tại hầm của toà trung tâm thương mại Lotte khiến những xe ra vào gặp khó khăn (Ảnh: Kuboksu/OFFB) Tình huống này còn đáng trách hơn khi chiếc BMW màu đen đỗ vào vị trí không được để xe trong hầm, đồng thời còn ép sát bên lái của một chiếc xe khác đã đỗ trước đó. (Ảnh: P. Huyền) Dù có vạch kẻ chia ô đỗ xe nhưng chiếc Honda CR-V này vẫn một mình một kiểu. (Ảnh: Nguyễn Quanh/OFFB) Chiếc xe sang Porsche đỗ thiếu gọn gàng tại một hầm để xe của một trung tâm thương mại. (Ảnh: Thần Nông/OFFB) Kiểu đỗ xe chiếm luôn cả 2 ô khá phổ biến. (Ảnh: Hỗ Văn Cường/OFFB) Khu đô thị Vinhomes Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội) thường xuyên có những chiếc xe đỗ kiểu chẳng giống ai như chiếc Ford Ranger ở trên (Ảnh: Nguyễn Đức Thăng) Cực chẳng đã, người dân đã phải dùng cách vô cùng tốn sức như trên hình để đưa được xe ra ngoài. (Ảnh: Cộng đồng cư dân Vinhomes Smart City) Hoàng Hiệp(tổng hợp)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hình ảnh đỗ ô tô lộn xộn đến khó tin trong khu đô thị ở Hà NộiKhu đô thị hiện đại ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội có quy mô khoảng 80.000 dân cư nhưng thường xảy ra tình trạng đỗ ô tô vô ý thức, lộn xộn khiến phần lớn cư dân bức xúc.">
...
阅读更多Ô tô điện chạy tốc độ cao thì nhanh hết pin hơn chạy chậm?
Ngoại Hạng AnhThực chất những gì chúng ta biết về xe điện, có thể nói, rất sơ khai. Dựa trên nền tảng là kiến thức của người quan tâm, thì những thông tin chi tiết mang nặng tính khoa học có vẻ khó hiểu. Và quả thực các nhà sản xuất xe điện đến nay chưa đưa ra nhiều thông tin kỹ thuật, có lẽ họ sợ chả ai hiểu.
Để trả lời câu hỏi "Có phải xe điện chạy tốc độ cao thì nhanh hết pin hơn chạy chậm?", hãy cùng nhìn một đồ thị minh họa dưới đây.
Đồ thị với hai số liệu lực mô-men xoắn (Nm), tốc độ tua máy (rpm), cho ra bảng màu hiệu quả (Efficiency) Trong hình trên là đồ thị thể hiện sự hiệu quả của động cơ điện lắp trên ô tô. Hiệu quả (Efficiency) của việc chuyển điện năng thành động năng cho xe có thể dao động từ 50-94%. Những vùng màu sậm là khi việc chuyển đổi điện thành chuyển động hiệu quả nhất, các vùng màu nhạt thể hiện sự kém hiệu quả hơn trong việc này.
Theo như kết quả đồ thị, xe điện nói chung sẽ mất nhiều năng lượng nhất khi cần mô-men xoắn lớn. Đó là khi tăng tốc đột ngột, tăng tốc thời gian dài. Và việc này thường xảy ra khi chạy xe ở tốc độ cao, cần mô-men xoắn lớn để duy trì tốc độ này.
Tất nhiên là càng ngày các động cơ điện (mô-tơ) càng được cải thiện hiệu quả, nghĩa là công nghệ càng tiến lên và các động cơ đời sau có vùng làm việc hiệu quả theo mô-men và tốc độ lớn hơn. Hãy xem hình đồ họa miêu tả hoạt động của động cơ giữa Tesla Model S và Honda Accord 2005 dưới đây.
Biểu đồ so sánh hiệu quả hoạt động giữa Honda Accord 2005 và Tesla Model S Chiếc Tesla ở vùng tốc độ cao, mô-men vừa phải thì sự chuyển đổi năng lượng vẫn ở mức tối ưu. Ví dụ là 140km/h. Nhưng với tốc độ cao và mô-men lớn (ví dụ 180km/h) thì ta thấy trên đồ thị thể hiện sự phung phí điện năng. So sánh với hình của Honda ở bên cạnh, thì thấy chỉ trong vài năm, thế giới đã tạo ra những động cơ điện làm việc hiệu quả hơn rất nhiều, nhưng có những điểm yếu không thể xóa bỏ.
Nếu chúng ta nhìn vào vùng hoạt động hiệu quả của động cơ điện, và hiểu rằng mỗi loại động cơ có vùng này khác nhau, thì sẽ thấy một chiếc xe có thể chạy quãng đường 300km ở tốc độ mà động cơ làm việc trong vùng tối ưu, nhưng chỉ còn chưa đến 200km nếu cách chạy, tốc độ không nằm trong khu vực tối ưu này.
Đến đây ta hiểu đôi lúc số km đi được theo công bố của nhà sản xuất sẽ không đúng với mọi điều kiện vận hành (xem lại vùng tối ưu của Tesla vs Honda Accord 2005 sẽ thấy rõ về việc này). Chúng ta thường không có thông tin hay thậm chí khái niệm về việc này, mặc dù nó khá quan trọng.
Nhưng giả sử một động cơ điện tốt nhất vẫn sở hữu những yếu điểm khi hoạt động ở vùng moment xoắn cao, hoặc đi kèm tốc độ cao, thì giải pháp nào đã được các nhà sản xuất áp dụng hiện nay? Có 3 phương án thống kê dưới đây.
Thứ nhất là sử dụng động cơ to và mạnh hơn. To mạnh hơn cung cấp vùng làm việc hiệu quả lớn hơn, và vì thế điện năng sẽ bớt thất thoát. Có thể hiểu là sẽ không hay khi làm xe điện yếu (khoảng 80 mã lực), vì lúc đó nó sẽ đi được rất ít.
Thứ hai, khắc phục yếu điểm mô-men cao bằng cách giảm mô-men của động cơ. Trong cùng một hoàn cảnh, ví dụ lúc tăng tốc, khi 1 chiếc động cơ cần cung cấp 300Nm sẽ làm thất thoát điện năng nhiều, thì ta có thể dùng 2 động cơ, với mỗi cái cung cấp 150Nm để thay thế. Vì vậy các xe có 2 động cơ điện hoàn toàn có khả năng sử dụng điện hiệu quả hơn loại chỉ có 1 và tất nhiên nó sẽ đi xa hơn, với cùng 1 cục pin.
Thứ ba, nhà sản xuất sử dụng thiết bị rất quen thuộc, vốn dùng để quản lý cả moment và tốc độ, đó là hộp số.
Trong thế giới xe điện, những chiếc xe đắt tiền không chỉ hơn hẳn về hiệu suất, thương hiệu, hay thiết kế mà thực sự nó còn chạy xa hơn bằng cách tối ưu hóa lượng điện năng mang theo. Vì thế 1 chiếc xe 2 cầu có thể tiết kiệm nhiên liệu hơn chiếc xe 1 cầu, 1 chiếc xe 200 mã lực có khả năng đi xa hơn chiếc 150 mã lực với cùng dung lượng pin, hoặc những chiếc xe mạnh hơn cuối cùng lại xanh hơn….., khác hẳn những gì chúng ta biết với xe động cơ đốt trong.
Nguyễn Hồng Vinh (Chủ tịch CLB đua xe Redline Racing)
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Các bài viết trao đổi sâu xin gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Cagliari vs Monza, 17h30 ngày 30/3: Tiếp tục chìm sâu
- 15 tuổi có món tiền khủng, gã trai nghèo thành dân chơi, bao nuôi đàn em
- Nhật ký trưởng thành của những đứa trẻ ngoan
- Chuyện giang hồ xưa nhảy xe lửa làm điều khiếp vía ở con hẻm ôm trọn đường tàu
- Nhận định, soi kèo U21 Bournemouth vs U21 Crewe Alexandra, 19h00 ngày 1/4: Tiếp tục vùi dập
- Em chồng nói tôi không ra gì chỉ vì 2 triệu đồng tiền thuê nhà
最新文章
-
Soi kèo góc Arsenal vs Fulham, 1h45 ngày 2/4
-
Cảnh trong phim. Cũng như Nhà bà Nữ, tôi chưa khi nào xem phim Trấn Thành, đơn giản là không hợp vị, chứ nói về hiệu quả, Trấn Thành xứng đáng là nhà kinh doanh xuất sắc.
Như chuyện ăn uống, cái nào hợp với bản thân là ngon. Ngược lại, cái gì không ngon là do không hợp, chứ với người khác lại rất ngon. Vậy nên, tôi không xem cũng chẳng chê. Trấn Thành có công chúng của Trấn Thành.
Nói rộng ra, kiểu làm phim của Trấn Thành, Ngô Thanh Vân, kiểu hài như Lê Dương Bảo Lâm, Trường Giang hay kiểu hát như MONO... sẽ có công chúng của riêng họ.
Mà công chúng thì sức mạnh ghê gớm lắm, không hơn thua với nhau được. Nói văn vẻ là quan điểm, mặt bằng thưởng thức, nói dân dã là "thích thì đã làm sao".
Nhưng ở một góc khác, việc thiếu vắng những phim được gọi là hàn lâm, nội dung sâu sắc, mang đến những suy tư thời cuộc, những vấn đề nổi cộm của xã hội hay sự vượt trội về công nghệ làm phim, về sự biến hóa của ê-kíp và có thể đánh động những liên hoan phim nổi tiếng thế giới... đang phản ánh một hiện thực trần trụi về điện ảnh Việt Nam.
Nghệ sĩ Trấn Thành. Rằng chúng ta không có những sản phẩm chất lượng cao để chinh phục ngoài biên giới đất nước. Và một số lượng không ít người muốn có một món ăn ngon hợp vị, chất lượng cao thực sự thấy bế tắc vì không được phục vụ.
Xã hội đang rất bình dân. Nên những sản phẩm bình dân mới sống tốt.
Hồi có lãnh đạo TP.HCM nói thành phố trình dự án xây dựng nhà hát, lập tức bị phản đối.
Các ý kiến nói rằng nước mình còn nghèo, dân mình còn khó khăn, rồi thì "xây lên ai mà vào coi" vì cái nhà hát đó toàn hát thính phòng, opera, không phù hợp với người Việt Nam.
Nghe thoáng thấy hợp lý, vì bao công trình công cộng thiếu vốn cần ưu tiên hơn. Nhưng ngẫm ra lại thấy buồn.
TP.HCM muốn thành trung tâm tài chính châu Á, thu hút những doanh nhân lớn, hàng đầu về đầu tư hay một bộ phận người Việt muốn thưởng thức loại hình này, họ phải làm sao? Hay cứ làm ăn thôi, ba cái chuyện giải trí cao cấp thì cứ bay ra nước ngoài mà thưởng thức?
Thành ra, từ một bộ phim, cũng có những ưu tư về xã hội là vậy.
Bạn đọcTử Anh Lão
Độc giả có thể gửi ý kiến về địa chỉ: banvanhoa@vietnamnet.vn. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
Nhà văn Hạ Nguyên đã quá lời với 'Nhà bà Nữ' của Trấn ThànhĐó là ý kiến của bạn đọc Hiền Đinh (TP.HCM) phản hồi bài viết "Nhà bà Nữ của Trấn Thành: Cháy vé chưa chắc tốt, có khi còn độc hại" của nhà văn Hạ Nguyên." alt="'Nhà bà Nữ' và ưu tư về điện ảnh Việt">
'Nhà bà Nữ' và ưu tư về điện ảnh Việt
-
Dùng ô (dù) khi ngồi trên xe máy, xe đạp tiềm ẩn nguy cơ cao dẫn tới tai nạn. (Ảnh minh hoạ) Chúng ta đều biết rất rõ, một chiếc dù khi giăng lên không những có khả năng lấn chiếm diện tích đường mà còn che khuất tầm nhìn của những người đi phía sau. Nếu dù ngoắc vào nhau khi người sử dụng đi gần sát nhau mà gỡ, xử lý được thì không sao, nhưng dù vướng vào các phương tiện xe máy, ô tô đang lưu thông cùng chiều thì chiếc dù dễ bị cuốn xoay đi như đĩa bay trên đường.
Ngoài sự cồng kềnh, khuất tầm nhìn, dù còn có độ cản gió rất lớn. Sẽ vô cùng nguy hiểm khi các em một tay cầm dù, một tay cầm lái, mức độ kiểm soát, điều khiển xe giảm đi rõ rệt. Các em sẽ không thể xử lý tình huống nhanh chóng với sự cố bất thình lình xảy ra.
Cách đây vài năm, khi lưu thông trên một con đường quốc lộ, tôi bắt gặp 1 trường hợp, đó là em học sinh nữ cấp 2 bị tai nạn gãy tay, xây xát thân thể chỉ vì che dù khi trời nắng trong lúc đạp xe đi học. Nguyên nhân khiến em gái này bị tai nạn là do trong lúc em đạp xe và cầm dù, vì gió khá mạnh nên chiếc dù bị lật úp xuống mặt.
Do không nhìn thấy đường nên tay lái em loạng choạng va vào một chiếc xe gắn máy đi cùng chiều ngay sát bên. Rất may là hậu quả không quá nghiêm trọng vì người điều khiển xe gắn máy đi chậm lại xử lý kịp thời, chứ nếu bữa đó gặp ô tô thì chẳng biết tính mạng của em học sinh này liệu có được bảo toàn (?) .
Rồi thì, có khá nhiều vụ tai nạn do cầm dù khi tham gia giao thông mà báo chí, các phương tiện truyền thông từng đưa tin ở khắp mọi nơi, vậy mà không hiểu sao trên đường tôi vẫn thấy cảnh tượng người ta cầm dù đi xe đạp, cả xe gắn máy, bất kể là trời mưa hay nắng.
Không phải tự nhiên mà Luật của chúng ta có quy định cấm dùng ô dù khi ngồi trên xe máy, xe đạp.
Được biết, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có phần nói hành vi sử dụng ô (dù) trong lúc điều khiển xe đạp, xe máy, xe đạp điện bị phạt tiền từ 600.000 - 1.000.000 đồng. Thậm chí, điều khiển xe máy chở theo người ngồi sau sử dụng ô cũng bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.
Quy định là vậy, nhưng dường như chẳng thấy ai, và chưa ai bị phạt nên nhiều người vẫn không sợ và ngang nhiên sử dụng dù khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông!
Như đã nói, thực trạng này là cực kỳ nguy hiểm, luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cao cho cả bản thân người sử dụng dù, cũng như những người khác cùng đang lưu thông trên đường.
Có một lần, tôi từng nói với vài em học sinh một trường cấp 3 ở gần nhà về việc che dù khi đạp xe là rất nguy hiểm, một trong 2 em cười, hồn nhiên trả lời: “Sống chết nó đã có số rồi ạ! Vả lại, tụi em chỉ che dù khi trời nắng cùng mưa nhỏ thôi, chứ trời mưa to, gió lớn thì chúng em không dám sử dụng, mà dùng áo mưa...”.
Từ lâu, tôi cũng từng được biết qua thông tin báo chí về các trường học ở một số tỉnh thành có quán triệt, nhắc nhở học sinh của trường mình không được sử dụng dù khi điều khiển phương tiện là xe đạp, xe máy khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải trường học nào cũng làm tốt, duy trì công tác giáo dục tuyên truyền an toàn giao thông này.
Thiết nghĩ, để thực hiện đúng quy định, đảm bảo an toàn cho tính mạng bản thân cũng như những người khác thì khi tham gia giao thông, cụ thể là trong trường hợp đi xe đạp, xe đạp điện, xe gắn máy, thì học sinh nói riêng, mọi người nói chung không nên cầm dù khi ngồi trên xe.
Thạch Bích Ngọc (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh)
Bạn có góc nhìn nào về văn hoá giao thông? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt="Cầm ô dù lái xe máy, thói quen nguy hiểm">Cầm ô dù lái xe máy, thói quen nguy hiểm
-
Trên một số diễn đàn đang lan truyền đoạn clip người đàn ông bị đánh hội đồng vì các đối tượng cho rằng anh có hành vi chạm vào phần nhạy cảm của phụ nữ. Thầy giáo dạy lái bị nhiều người hành hung. Ảnh cắt từ clip Trao đổi với VietNamNet, anh Phạm Tuấn Anh - nạn nhân bị đánh trong đoạn clip kể trên cho biết: ‘Đây là sự hiểu lầm đáng tiếc'.
Được biết, anh Tuấn Anh là thầy giáo dạy lái của trung tâm đào tạo lái xe tư nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong bản tường trình gửi cơ quan công an, thầy giáo dạy lái xe viết, cuối tháng 4/2019, anh được một cô gái tên N.L (SN 1990 - Hà Nội) đặt lịch, nhờ anh bổ túc, nâng cao tay lái.
N.L nói với thầy giáo đã có bằng lái nhưng không dám lái xe. Quá trình trao đổi, anh Tuấn Anh hẹn học viên sau kỳ nghỉ lễ sẽ bổ túc.
Ngày 4/5, thầy giáo Tuấn Anh lái xe đến đón nữ học viên ở chung cư số 75 Tam Trinh (Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội).
Chung cư nơi thầy dạy lái Tuấn Anh đến đón học viên và bị hành hung ‘Buổi đầu tiên học, tôi nhận thấy học viên có tâm lý run khi bước lên xe. Qua một đoạn đường ngắn, N.L đạp nhầm chân ga, tôi vội dùng tay nhấc chân học viên ra khỏi đó nhằm tránh nguy hiểm.
Tôi có nói với học viên: ‘Khi dạy, nếu em nhầm chân ga, anh sẽ đụng chạm như vậy, mong em thông cảm’. N.L chỉ ‘vâng’, không phản ứng gì.
Suốt buổi học đầu tiên diễn ra từ 10h-12h, tôi chỉ nhấc chân học viên khỏi chân ga 2 lần’, thầy giáo nói.
Kết thúc buổi học, N.L hẹn thầy giáo học tiếp vào hôm sau. Ngày 5/5, theo lịch hẹn, thầy giáo Tuấn Anh đến địa điểm cũ đón học viên.
Tuy nhiên, N.L hẹn thầy giáo vòng xe ra phía sau - nơi thưa thớt người qua lại đón vì đang bận hóa vàng. Lúc này, N.L thông báo, sẽ có thêm em gái đi cùng.
‘N.L và người phụ nữ kia vừa lên xe, một nhóm đàn ông khoảng 7 người từ xa chạy đến lôi tôi ra khỏi xe và bắt đầu hành hung. Mặc dù tôi hoảng sợ, van xin nhưng đám người kia không dừng lại. N.L dùng giày cao gót đánh liên tiếp vào người tôi, nói tôi sờ vào phần nhạy cảm của cô ấy. Chỉ đến khi công an có mặt, họ mới dừng tay’, anh Tuấn Anh kể.
Chứng kiến sự việc, một số người dân đã gọi công an phường xuống giải quyết, mời tất cả về đồn.
Sau khi lấy lời khai tại công an phường Mai Động, anh Tuấn Anh được đưa đi khám và giám định sức khỏe tại bệnh viện Thanh Nhàn (Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Một số vết thương sau gáy anh Tuấn Anh Thầy giáo lái xe thông tin thêm, thời điểm anh ở bệnh viện, có đôi vợ chồng đến xưng là người nhà học viên N.L, xin hòa giải. Cho rằng đây là hiểu nhầm, anh Tuấn Anh đồng ý làm đơn hòa giải.
Tuy nhiên, đến ngày 6/5, không hiểu do có chủ đích gì mà đoạn clip quay cảnh anh bị đánh được tung lên mạng xã hội.
'Tôi nghĩ đoạn clip đó được quay với mục đích riêng, vì toàn bộ clip chỉ quay nguyên phần mặt của tôi, không hề có mặt của các đối tượng tham gia hành hung. Phần tôi giải thích sự việc bị cắt.
Sau khi clip tung lên mạng, tôi nhận nhiều cuộc điện thoại đe dọa, chửi bới, ảnh hưởng trầm trọng đến công việc và hạnh phúc gia đình.
Tôi dạy lái xe nhiều năm nay, chưa bao giờ có ý đồ lợi dụng hay xâm hại đến học viên nữ. Sự việc bị hiểu lầm theo chiều hướng xấu, tôi rất hoang mang’, nạn nhân chia sẻ thêm.
Chia sẻ với PV VietNamNet, ông Lê Minh Thanh, Trưởng công an phường Mai Động cho biết: 'Clip đưa lên không được xác minh, chứng thực như vậy gây mất an ninh trật tự và hoang mang trong dư luận'.
Vị đại diện khẳng định sẽ cung cấp cụ thể cho báo chí sớm.
Dân mạng phản ứng với tài xế taxi rút côn đòi đánh khách Nhật
Hành động cầm vũ khí dọa đánh du khách Nhật trên đường phố Việt Nam của nam tài xế taxi đang khiến nhiều người phẫn nộ.
" alt="Thực hư thầy giáo dạy lái bị đánh vì chạm vào đùi học viên nữ">Thực hư thầy giáo dạy lái bị đánh vì chạm vào đùi học viên nữ
-
Nhận định, soi kèo Arsenal vs Fulham, 1h45 ngày 2/4: Đối thủ khó nhằn
-
Với tư cách là hệ giá trị định hướng điều chỉnh nhận thức tư duy, hành vi của mỗi cá nhân cả cộng đồng và xã hội, văn hóa có sức mạnh to lớn - nuôi dưỡng tư tưởng đạo đức và nhân cách con người. Là bộ phận cấu thành đặc sắc của văn hóa, văn học nghệ thuật phải gắn bó mật thiết với đời sống, đấu tranh quyết liệt giữa cũ và mới, giữa cách mạng và phản cách mạng; giữa tích cực và tiêu cực.
VietNamNet giới thiệu loạt bài phỏng vấn những chính khách, nhà nghiên cứu văn hoá về kỳ vọng của họ để thông điệp từ Hội nghị này sẽ trở thành động lực khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại.
Ngày 24/11/1946, tại Hà Nội, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức. Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện Độc lập, Tự cường và Tự chủ. Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi". Đây chính là kim chỉ nam xuyên suốt mọi hoạt động của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
Và đúng 75 năm sau sự kiện quan trọng và có ý nghĩa lớn lao ấy, Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được tổ chức.
PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương có những chia sẻ với VietNamNet trước thềm Hội nghị.
Ông Nguyễn Thế Kỷ. - Hội nghị Văn hoá toàn quốc dự kiến tổ chức vào 24/11 tới, trước thềm hội nghị, ông có suy nghĩ gì?
Trước hết tôi muốn nói một điều mà một số cơ quan báo chí khi nêu về hội nghị này, nói rằng Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ ba là không đúng, không phải 60, 70 năm mới tổ chức một hội nghị văn hoá đâu.
Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ nhất tổ chức vào 24/11/1946. Hội nghị thứ hai là giữa tháng 7/1948. Sau đó, do điều kiện kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ nên Đảng, Nhà nước ta không sử dụng hình thức tổ chức Hội nghị Văn hoá toàn quốc như vậy nữa. Nhưng chúng ta còn rất nhiều hội nghị văn hoá, văn nghệ; nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng về Văn hoá văn nghệ. Do đó, không nên gọi đây là hội nghị thứ ba.
Hội nghị Văn hóa toàn quốc tổ chức vào ngày 24/11 năm nay đúng vào thời khắc đất nước ta, sự nghiệp văn hóa của ta đang đứng trước một thời cơ, một bước ngoặt lớn - chúng ta đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng, mạnh mẽ hơn; chúng ta bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tâm thế mới, khát vọng mới. Trong rất nhiều lĩnh vực của kinh tế-xã hội, có lĩnh vực văn hoá. Chúng ta đã có quá trình 75 năm xây dựng, phát triển văn hóa, con người, giờ nhìn lại, đánh giá toàn diện để kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, của con người, văn hoá Việt Nam, bổ sung thêm những nội dung, nội hàm mới về khoa học, dân chủ, nhân văn…
Chúng ta đã nghe các nhà lãnh đạo, cơ quan quản lý, các chuyên gia nói về kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số, văn hoá số, truyền thông số… Những nền tảng công nghệ rất mới, rất hiện đại tác động vào từng ngõ ngách của đời sống xã hội và mỗi con người. Chúng ta có cách nhìn mới, thông minh hơn, xa rộng hơn để ứng xử, để hành động, để sáng tạo, kể cả trong lĩnh vực phát triển văn hoá, con người.
Chúng ta cũng đã vận hành rất sâu, đồng bộ, mạnh mẽ cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cơ chế kinh tế thị trường nói chung bao giờ cũng có mặt tích cực và mặt hệ lụy kèm theo. Mặt tích cực là làm cho nền kinh tế nói riêng và toàn xã hội nói chung có nhiều không gian, dư địa để phát triển, có thêm cả sức sống mới, nhiều nguồn lực mới, nhiều sáng tạo mới. Nhưng bên cạnh đó, có những sản phẩm văn hoá có thể bị biến thành món hàng để kiếm lợi một cách thuần tuý, chỉ tính đến giá trị kinh tế mà không quan tâm đến yếu tố xã hội và con người, từ đó nảy sinh những mặt tiêu cực.
Rõ ràng đây là thời kỳ mà chúng ta đang ở trong bước chuyển mới, cả thời cơ và cả thách thức. Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần này một mặt là để triển khai nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nhưng thực ra không chỉ có thế mà cao hơn là nhận thức sâu sắc, toàn diện và đầy đủ đường lối, quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, pháp luật, chính sách của Nhà nước về văn hoá, đưa sự nghiệp văn hóa bước sang giai đoạn mới cao hơn, nhanh và bền vững hơn.
- Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển mạnh như vũ bão, nếu không chú ý đúng mức đến vị trí, vai trò của văn hóa sẽ có thể gây ra những hệ lụy như thế nào thưa ông?
Cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ 4, quá trình số hoá tác động đến mọi lĩnh vực, mọi nhà, mọi người trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Đương nhiên cuộc cách mạng này sẽ đưa ra nhiều cơ hội cho chúng ta phát triển ở nhiều lĩnh vực nhưng nó cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong báo chí, truyền thông là vấn nạn tin giả, thông tin, hình ảnh, sản phẩm văn hóa xấu độc, là những ứng xử không đúng mực, phản cảm, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm tổ chức, cá nhân.
Chúng ta phải thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, từng bước xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá Việt Nam, hệ giá trị con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam. Giới trẻ cũng phải có những chuẩn mực giá trị của mình. Có lẽ chúng ta phải xây dựng một hệ giá trị bằng những từ ngữ hàm súc, cô đọng, khái quát. Phải có những thang giá trị cho những nhóm người trong xã hội. Cái chung chi phối cái riêng, cái riêng làm giàu cho cái chung. Từ đó, chúng ta mới phát triển văn hoá và xây dựng con người một cách tốt đẹp và bền vững được.
Nếu chúng ta phát triển chính trị, kinh tế, xã hội mà không có chiều sâu văn hoá, không có hệ điều tiết bằng văn hóa, không coi trọng việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, không tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, không tạo dựng cho mình một bản lĩnh, một "sức đề kháng" văn hoá tốt, chúng ta sẽ bị những sản phẩm văn hoá tiêu cực, độc hại tác động, thậm chi lấn lướt. Giới trẻ của ta, các bạn có nhiều ước mơ, hoài bão, háo hức đổi mới, ưa chuộng điều mới lạ. Có những cái mới có giá trị thực nhưng cũng có những cái mới chỉ hàm chức những giá trị ảo. Thậm chí trên mạng có những người xăm trổ, ăn nói tục tĩu, hành vi phản cảm nhưng cũng kéo được một lượng người vào a dua, tán thưởng, đó là những hệ luỵ rất dễ thấy.
Hệ luỵ lớn nhất là khi chúng ta đánh mất bản chất, bản sắc văn hoá dân tộc, đi ra thế giới mà không có "căn cước văn hoá" của dân tộc mình, đất nước minh thì dễ bị hoà tan, bị xâm thực. Lịch sử dân tộc ta đã nói lên một cách sinh động và thuyết phục điều này. Chúng ta bị hàng nghìn năm Bắc thuộc, hàng trăm năm bị các thế lực ngoại bang xâm lăng, nô dịch. Nhưng cuối cùng, sức mạnh văn hoá Việt Nam đã giúp chúng ta không chỉ tồn tại mà chiến thắng và vững vàng.
Việc chúng ta tạo cho mình một bản sắc, bản lĩnh văn hoá, có nguồn sức mạnh nội sinh thì văn hoá mới thực sự vừa là động lực, mục tiêu để phát triển bền vững đất nước, cùng với đó là phát triển con người. Con người vừa là sản phẩm của văn hoá, đồng thời là chủ thể sáng tạo những giá trị văn hoá mới. Nền văn hoá của chúng ta là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mang tính chất dân chủ, khoa học, tiên tiến, nhân văn.
- Theo ông, văn hóa có sức mạnh đặc biệt như thế nào với hệ giá trị con người trong thời kỳ mới?
Văn hoá là hệ giá trị, là thước đo, là chuẩn mực để điều tiết mọi hoạt động của toàn xã hội và từng con người. Chúng ta nhìn vào những thang giá trị chung của văn hoá, con người Việt Nam để rèn luyện, phấn đấu đạt được những giá trị đích thực, bền vững, lâu dài. Hệ giá trị mới của quốc gia, của văn hóa Việt Nam hiện nay là đất nước độc lập, thống nhất, con người tự do, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, dân chủ, bình đẳng, cùng phát triển; trong xã hội thì người thương người, tôn trọng, hiếu kính tổ tiên; kế thừa, phát huy các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể, nhất là các di sản và giá trị đã được UNESCO công nhận ở tầm cỡ thế giới.
Khi chúng ta xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam hiện nay, thì đó là những giá trị đã được xây dựng, vun đắp, rèn giũa, hun đúc hàng nghìn năm. Đó là lòng yêu nước, là tình đoàn kết, sát cánh bên nhau trong phòng chống giặc dã, thiên tai; là dũng cảm, cần cù, tài trí, hiếu học, sáng tạo; là đức tính khiêm nhường, sự hoà hiếu, nhân văn, khoan dung… Từ những chuẩn mực như thế, mỗi người soi vào đó để thấy tình yêu đất nước, quê hương, với cộng đồng, với con người, với thiên nhiên của mình như thế nào, từ đó điều chỉnh nhận thức, hành vi của mình. Những giá trị ấy có ý nghĩa như những khuôn mẫu để mọi người noi theo.
Ông Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương - Vậy theo ông, đầu tư cho văn hoá trong thời đại mới phải bắt đầu từ đâu?
Cũng như các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, đầu tư cho văn hoá thực chất là đầu tư cho con người, đầu tư cho con người thực chất là đầu tư cho sự phát triển bền vững của đất nước, đầu tư cho tương lai vững chắc. Do vậy chúng ta phải chăm lo cho con người, vì con người, từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Bác Hồ đã dạy: "Vì lợi ích 10 năm trồng cây/Vì lợi ích trăm năm trồng người". "Trồng người" là bồi đắp những giá trị vật chất, tinh thần cho con người. Con người Việt Nam mới không chỉ có nhận thức, ý thức, tri thức, trình độ, năng lực mà còn phải có thể chất, có tâm hồn, có đạo đức, ngày càng phải khoẻ mạnh hơn. Muốn đi với thế giới, làm chủ thế giới, ngoài tài năng, bản lĩnh, phương pháp, còn phải có sức khoẻ. Đầu tư cho con người là đầu tư tất cả mọi thứ. Đầu tư cho giáo dục, khoa học công nghệ, kinh tế, xã hội, môi trường, các hoạt động khác.
Để chấn hưng văn hóa, xây dựng con người, cần chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ làm văn hoá một cách chuyên nghiệp hơn, có trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp, có tình yêu, khát khao để đưa văn hoá đất nước đi lên.
-Ông kỳ vọng về hội nghị Văn hoá toàn quốc sắp tới?
Hội nghị được tổ chức trực tuyến và trực tiếp, làm trong phòng Diên Hồng của tòa nhà Quốc hội, với khoảng trên 500 đại biểu tham dự trực tiếp, được nối trực tuyến đến các tỉnh, thành phố, ban, bộ, ngành, đoàn thể trực thuộc Trung ương và có thể kết nối đến các huyện, quận.
Hội nghị văn hóa toàn quốc là dịp để chúng ta nhìn về văn hoá một cách sâu sắc, toàn diện, có hệ thống, có chiều sâu và đầy đủ hơn. Từ đó, chúng ta xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hoá và con người cho nhiều năm sắp tới. Do đó, tôi mong trước hết về mặt nhận thức, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, các cấp, ngành và người dân một lần nữa quán triệt sâu sắc hơn đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng về văn hóa, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, các chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa.
Thứ hai là từ việc chúng ta nhận ra những mặt mạnh, mặt ưu điểm để phát huy; nhận rõ và đầy đủ ưu điểm, thành tựu và khắc phục những hạn chế, yếu kém, đưa việc phát triển văn hoá và con người Việt Nam trong thời kỳ tới sẽ có những bước đi mạnh mẽ, vững chãi hơn. Tôi cũng muốn qua hội nghị, chúng ta quan tâm hơn đến việc thể chế hoá những đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước bằng pháp luật, cơ chế. Nghị quyết của Đảng là những quan điểm, đường lối nhưng muốn đi vào đời sống phải thể chế hoá bằng những chính sách.
Văn hoá là một mặt trận, tác động của văn hoá trong đời sống rất lớn. Muốn xây dựng nền văn hoá vững mạnh, chúng ta phải có những con người phù hợp với những bước đi mới của dân tộc. Đó là những người làm văn hoá có năng lực, trình độ, đạo đức, từ cấp cao đến cấp cơ sở. Muốn làm được phải chú ý đến khâu quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Tình Lê
Bài 3: Đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ cần trở thành những tấm gương sáng
Bộ trưởng Bộ VHTTDL: Khát vọng xây dựng đất nước hùng cườngBộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đánh giá Hội nghị Văn hóa toàn quốc sắp tới sẽ là sự kiện lịch sử." alt="'Giới trẻ cần trang bị bản lĩnh, sức đề kháng văn hoá tốt'">
'Giới trẻ cần trang bị bản lĩnh, sức đề kháng văn hoá tốt'