当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Lion City Sailors vs Muangthong United, 19h00 ngày 20/2: Ngược dòng? 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Theo AppleInsider, công ty có trụ sở tại Cupertino đã thông báo đợt thu hồi này tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đối với iPhone 12 và 12 Pro được sản xuất từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021.
Tuyên bố cho biết: “Apple đã xác định có một tỷ lệ rất nhỏ các thiết bị iPhone 12 và iPhone 12 Pro có thể gặp sự cố âm thanh do một bộ phận có thể bị lỗi. Các thiết bị bị gặp vấn đề này được sản xuất trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021”.
Mặc dù Apple đã thông báo về việc thu hồi này, nhưng không rõ có bao nhiêu thiết bị bị ảnh hưởng bởi sự cố này. “Nếu iPhone 12 hoặc iPhone 12 Pro của bạn không phát ra âm thanh từ bộ thu khi bạn thực hiện hoặc nhận cuộc gọi, thiết bị sẽ được Apple sửa miễn phí. Apple hoặc Nhà cung cấp dịch vụ được Apple ủy quyền sẽ cung cấp dịch vụ miễn phí cho các thiết bị đủ điều kiện”, phía nhà Táo cho biết.
Khaleej Times báo cáo rằng chỉ iPhone 12 và 12 Pro gặp sự cố này, do đó, “Chương trình của Apple không mở rộng phạm vi bảo hành tiêu chuẩn của iPhone 12 hoặc iPhone 12 Pro mà chỉ dành cho các thiết bị iPhone 12 hoặc iPhone 12 Pro gặp sự cố này trong hai năm sau đợt mở bán lẻ đầu tiên của thiết bị”.
TheoNghenhinvietnam
Ý tưởng về một chiếc iPhone hoàn toàn bằng kính được Jony Ive nói đến từ lâu. Và dường như Apple không chỉ phát triển chiếc iPhone như vậy mà còn cả Apple Watch, Mac Pro,...
" alt="iPhone 12 và iPhone 12 Pro tiếp tục bị Apple thu hồi"/>Triển khai Nghị định 47, Bộ TT&TT sẽ thúc đẩy các cơ quan nhàn nước rà soát và củng cố dữ liệu hiện có của mình và triển khai chia sẻ dữ liệu cho các cơ quan nhà nước liên quan (Ảnh minh họa: baodongnai.com.vn)
Nghị định 47/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước chính thức có hiệu lực thi hành từ hôm nay, ngày 25/5/2020.
Nghị định 47 quy định cụ thể về các hoạt động quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, bao gồm: quản lý, quản trị dữ liệu số; kết nối, chia sẻ dữ liệu số; sử dụng, khai thác dữ liệu số của cơ quan nhà nước; cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước cho tổ chức, cá nhân; quyền và trách nhiệm trong kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.
Việc Nghị định 47 được ban hành được đánh giá là một mốc quan trọng trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.
Nhấn mạnh Nghị định 47 về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước là văn bản pháp lý quan trọng, đặt nền móng cho Chính phủ số, đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cũng chỉ rõ 6 điểm chính được giải quyết tại Nghị định này.
Cụ thể, Nghị định 47 quy định về danh mục cơ sở dữ liệu trong các cơ quan nhà nước; yêu cầu các cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu các bộ, ngành, địa phương phải xác định rõ nội hàm, phạm vi. Đồng thời, xác định cơ sở dữ liệu quốc gia chứa dữ liệu chủ để làm cơ sở thống nhất các cơ sở dữ liệu có liên quan.
Theo quy định tại Nghị định 47, cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước được chia sẻ mặc định. Cơ sở dữ liệu xây dựng phải tính đến phục vụ mục đích chia sẻ dữ liệu ra bên ngoài. Chia sẻ phải theo hướng dịch vụ. Dịch vụ phải công khai để cho các cơ quan nhà nước khác biết và kết nối, yêu cầu khai thác. Quy trình kết nối, chia sẻ dữ liệu cũng được quy định rõ ràng (trước đây không có và thực hiện theo mỗi cơ quan một kiểu). Có cơ chế kiểm soát các vấn đề vướng mắc phát sinh và xác định trách nhiệm giải quyết vướng mắc đó.
Điểm chính thứ ba được Nghị định 47 giải quyết, theo phân tích của đại diện Cục Tin học hóa, là vấn đề chất lượng dữ liệu trước nay bỏ ngỏ thì nay đã được quy định dữ liệu phải được quản trị, kiểm kê, đánh giá, hàng năm.
Cùng với đó, dữ liệu mở trước đây chưa được quy định thì nay, trong Nghị định 47 của Chính phủ, đã được quy định mở theo lộ trình, kế hoạch và cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch mở dữ liệu của mình.
Triển khai Nghị định 47, Cổng dữ liệu quốc gia, Hệ thống dịch vụ dữ liệu được xây dựng thì việc giải quyết yêu cầu chia sẻ dữ liệu sẽ thực hiện trên môi trường mạng. Điều này tạo sự minh bạch và thuận lợi cho các cơ quan khi chia sẻ dữ liệu.
Cuối cùng, Nghị định 47 của Chính phủ cũng quy định rõ, các cơ quan nhà nước phải chỉ định cá nhân làm đầu mối về dữ liệu. Vai trò của Bộ TT&TT, chuyên trách về CNTT của bộ, ngành, địa phương được nâng cao: Được giao vai trò xây dựng chiến lược dữ liệu; Được giao chủ trì quản trị dữ liệu, kiểm kê và đánh giá chất lượng dữ liệu; Được giao thực hiện điều phối chia sẻ dữ liệu; Được giao nhiệm vụ giải quyết vướng mắc về kết nối, chia sẻ dữ liệu.
Trao đổi với ICTnews, đại diện Cục Tin học hóa cho biết, để Nghị định 47 về quản lý, kết nối chia sẻ dữ liệu số trong cơ quan nhà nước đi vào cuộc sống, Bộ TT&TT sẽ tập trung triển khai một số công việc.
Cụ thể, Bộ TT&TT sẽ tuyên truyền rộng rãi quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cơ quan nhà nước, công dân, doanh nghiệp trong việc quản lý, chia sẻ và khai thác dữ liệu; làm sao để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân nhận thức rõ dữ liệu là quan trọng, là nền tảng triển khai các giải pháp CNTT, có dữ liệu tốt sẽ có giải pháp tốt, hỗ trợ cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp tốt.
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT sẽ thúc đẩy các cơ quan nhà nước rà soát và củng cố dữ liệu hiện có của mình. Đồng thời triển khai chia sẻ dữ liệu cho các cơ quan nhà nước liên quan để thực hiện các công việc quản lý tốt hơn.
Đồng thời, triển khai hoạt động xây dựng Cổng dữ liệu quốc gia để công bố thông tin về dữ liệu, cung cấp dữ liệu mở của cơ quan nhà nước để thúc đẩy chia sẻ dữ liệu, minh bạch hóa dữ liệu của cơ quan nhà nước và góp phần thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng dữ liệu của Chính phủ để tham gia nhiều hơn vào các công việc của nhà nước, của xã hội.
“Sắp tới, Bộ TT&TT cũng sẽ tăng cường công tác quản trị, kiểm tra, kiểm soát dữ liệu của cơ quan nhà nước để dữ liệu tăng khả năng dùng chung, tăng khả năng chia sẻ, bảo đảm sự thống nhất giảm tình trạng cát cứ và xây dựng độc lập, manh mún”, đại diện Cục Tin học hóa cho hay.
Vân Anh
" alt="Đưa Nghị định quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số vào cuộc sống"/>Đưa Nghị định quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số vào cuộc sống
Những tế bào thần kinh trong võng mạc tạo thành một phần của hệ thần kinh trung ương, bao gồm não và tủy sống.
Phát hiện của nhóm tác giả người Mỹ được công bố trên tạp chí Nature, làm tăng hy vọng các tế bào thần kinh trung ương khác cũng có khả năng được phục hồi trong tương lai.
Nghiên cứu của họ đặt ra câu hỏi liệu chết não, như định nghĩa hiện nay, có thực sự không thể đảo ngược được hay không.
Các chuyên gia thiết kế một bộ phận đặc biệt khôi phục oxy và chất dinh dưỡng cho mắt 20 phút sau khi được lấy ra từ một người hiến tặng đã qua đời.
Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Fatima Abbas, từ Đại học Utah (Mỹ), cho biết: 'Chúng tôi đã đánh thức được các tế bào cảm thụ ánh sáng trong điểm vàng của mắt. Đây là một phần của võng mạc, đóng vai trò quan trọng trong việc thu nhận hình ảnh, nhận biết màu sắc, độ sắc nét của hình ảnh”.
“Những tế bào này phản ứng với ánh sáng chói, đèn màu và thậm chí cả những tia sáng rất mờ”.
Đây là bước tiến xa hơn so với nghiên cứu của Đại học Yale năm 2019 khi khởi động lại não của 32 con lợn đã chết được 4 giờ. Nhóm của Yale đã thất bại trong việc hồi sinh hoạt động của các tế bào thần kinh.
Tiến sĩ Frans Vinberg, Đại học Utah, cho biết: “Chúng tôi có thể làm cho các tế bào võng mạc hoạt động giống như trong mắt sống”.
Nhóm tác giả hy vọng bước đột phá này có thể tăng tốc các liệu pháp điều trị mới cho chứng mất thị lực và nâng cao hiểu biết về các bệnh não.
Tiến sĩ Vinberg nói thêm, họ mong muốn quá trình hỗ trợ đôi mắt sau khi hiến tặng được sử dụng trong những nghiên cứu khác và sẽ có nhiều người được truyền cảm hứng để hiến tặng đôi mắt của mình cho khoa học.
Chết não là tình trạng não của một người ngừng hoạt động do nguồn cung cấp oxy hoặc máu bị ngưng.
Theo luật của Vương quốc Anh, điều này có nghĩa người đó đã chết vì họ sẽ không bao giờ tỉnh lại mặc dù tim và phổi của họ vẫn tiếp tục hoạt động với sự hỗ trợ của công nghệ y tế như máy thở.
An Yên (Theo Daily Mail)
" alt="Đôi mắt vẫn hoạt động của người đã qua đời 5 tiếng"/>Nhận định, soi kèo Beitar Jerusalem vs Hapoel Jerusalem, 18h30 ngày 21/2: Trái đắng xa nhà
Bắt đầu có biểu hiện bị đau chân từ tháng 4/2018, Hải Anh được gia đình cho đi khám ở bệnh viện tuyến tỉnh với chẩn đoán u xương. Ngay sau khi có kết quả bệnh, bác sĩ đã khuyên gia đình đưa em lên bệnh viện K khám lại. Trải qua hàng loạt các xét nghiệm sinh thiết, tại đây kết luận, Hải Anh bị ung thư xương.
![]() |
Bé Hải Anh bị ung thư xương phải cắt bỏ một bên chân phải |
Với hy vọng giữ lại chân cho con, gia đình đã cố gắng hết sức chạy chữa cho em nhưng không thành công. Tháng 9/2018, Hải Anh buộc phải cắt bỏ chiếc chân phải để giữ tính mạng.
“Lúc biết con bệnh, dù nhà nghèo chúng tôi vẫn cố vay mượn khắp nơi, kể cả ngân hàng để lo chi phí cho cháu được xạ trị. Bệnh kéo dài quá, đến nay không vay ai được nữa rồi..”, anh Nguyễn Đức Sen, bố Hải Anh trầm tư.
Theo đó, đều đặn mỗi tháng 2 lần, Hải Anh phải xuống bệnh viện điều trị hóa chất, việc học bị gián đoạn liên tục. Từ một cậu bé rất thông minh nhanh nhẹn, ham học, nhiều năm liền là học sinh giỏi của trường, nay em trở nên mệt mỏi, chậm chạp vì phải làm quen dần với bốn bức tường bệnh viện và những lần truyền thuốc đau đớn.
![]() |
Cậu bé phải nhờ đến bố và xe lăn để đi lại |
Mặc dù vậy, Hải Anh vẫn tin vào tương lai sẽ khỏi bệnh, em trở lại trường cùng bạn bè, thầy cô. “Những ngày không phải đi bệnh viện, bố sẽ đưa em đi học. Các bạn dìu em vào lớp. Đi học thích lắm, bạn bè ai cũng quý em. Em ước sau này đi làm rồi kiếm thật nhiều tiền giúp đỡ bố mẹ”, cậu bé thật thà.
Dù rất thương con nhưng anh Sen không biết phải làm thế nào bởi lúc này gia đình đã quá bế tắc, kiệt quệ cả về kinh tế lẫn tinh thần.
Được biết, gia đình anh Nguyễn Đức Sen và chị Nguyễn Thị Mai thuộc vào diện khó khăn. Anh Sen bị bệnh viêm đa khớp, sức khỏe yếu, thường xuyên phải uống thuốc nên không đi làm thuê được những việc nặng nhọc, chủ yếu ở nhà trông con cái và hai sào ruộng. Chị Mai làm công nhân may trong khu công nghiệp gần nhà, cố gắng tăng ca ngày đêm mới đủ chi phí sinh hoạt và tiền học cho các con.
![]() |
Mệt mỏi sau những đợt truyền hóa chất, sức khỏe em ngày một kém đi |
Đưa con ra bệnh viện Hà Nội chữa trị, dù được bảo hiểm chi trả một phần nhưng những khoản sinh hoạt phí phát sinh cộng với tiền thuốc đặc trị ngoài danh mục khiến hai vợ chồng kiệt sức. Mặc dù vậy, anh chị vẫn cố gắng hết sức, kể cả phải vay lãi nóng bên ngoài, bởi với anh Sen “Ngày nào được nhìn thấy con là ngày đó bố mẹ còn được sống. Con mà không còn, vợ chồng không biết sống sao nữa”.
Phía trước còn nhiều khó khăn và quan trọng hơn, làm thế nào để có tiền tiếp tục chữa bệnh cho Hải Anh đang là nỗi băn khoăn của phận làm cha mẹ như vợ chồng anh Sen. Mong rằng sự chung tay của bạn đọc sẽ giúp Hải Anh có thêm điều kiện được chữa bệnh.
Phạm Bắc
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Nguyễn Đức Sen, xóm 5, khu Hòa Đình, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. SĐT 0979307377 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.013 (em Nguyễn Đức Hải Anh) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Từ khi BTC ấn định danh sách vào cuối tháng 9, họ cũng đã đề cập tới “phiên bản Á Vận Hội” của PUBG Mobilesẽ được sử dụng.
Cho tới hôm 09/11, KRAFTON đã phát ra thông cáo báo chí cho biết “phiên bản mới” này đang được phát triển để phù hợp hơn với sự kiện thể thao lớn nhất châu Á.
“Tôi rất vui vì PUBG Mobile đã được chọn là bộ môn tranh chấp huy chương chính thức tại Á Vận Hội Hàng Châu 2022 – cơ hội để cho mọi người ở khắp châu Á xích lại gần nhau hơn”- Minu Lee, chuyên viên phát triển chiến lược tiếp thị của PUBG Mobile, phát biểu.
“Tôi hy vọng rằng tất cả người hâm mộ và tuyển thủ có thể đoàn kết trong phiên bản mới của PUBG Mobile – thứ được chúng tôi phát triển với PUBG IP dành riêng cho Á Vận Hội.”
Như vậy, KRAFTON – công ty nắm quyền sáng tạo và sở hữu tựa game gốc PlayerUnknown’s Battlegrounds– sẽ đứng sau phiên bản độc lập này chứ không phải Lightspeed & Quantum Studios của Tencent.
Thông tin không gây bất ngờ với nhiều người bởi Trung Quốc đã “cấm cửa” PUBG Mobile. Thay vào đó, quốc gia tỷ dân chỉ cho lưu hành phiên bản được bản địa hóa, tuân thủ luật pháp cùng các quy định nghiêm ngặt của chính phủ có tên gọi Peacekeeper Elite(hay Game for Peace).
Ngoài Trung Quốc, Ấn Độ cũng không cho phép PUBG Mobilehoạt động từ tháng 9/2020 do lo ngại về bảo mật và quyền riêng tư của người dùng.
Tương tự, Tencent đã phải tung ra một phiên bản thích hợp hơn mang tên Battlegrounds Mobile Indiađể thu lợi từ quốc gia Nam Á.
Á Vận Hội 2022 sẽ được tổ chức tại Hàng Châu, Trung Quốc từ 10-25/9 năm sau.
2016
" alt="PUBG Mobile có riêng một phiên bản đặc biệt để thi đấu tại ASIAD 2022"/>PUBG Mobile có riêng một phiên bản đặc biệt để thi đấu tại ASIAD 2022
Chương trình cũng lưu ý, việc chuyển đổi số một số ngành, lĩnh vực ưu tiên nêu trên phải chú trọng tới triển khai các sáng kiến nhằm liên kết giữa các ngành, lĩnh vực để cung cấp một trải nghiệm mới hoàn toàn khác, mang lại giá trị cho người dân, doanh nghiệp và xã hội.
Y tế
Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế sẽ tập trung vào các nhiệm vụ như: Phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa để hỗ trợ người dân được khám, chữa bệnh từ xa, giúp giảm tải các cơ sở y tế, hạn chế tiếp xúc đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo; 100% các cơ sở y tế có bộ phận khám chữa bệnh từ xa; thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế.
Xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số; ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh góp phần cải cách hành chính, giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí, hình thành các bệnh viện thông minh. Xây dựng nền tảng quản trị y tế thông minh dựa trên công nghệ số, tích hợp thông tin, dữ liệu, hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế.
Thử nghiệm sáng kiến “Mỗi người dân có một bác sĩ riêng” với mục tiêu mỗi người có một hồ sơ số về sức khỏe cá nhân, trên cơ sở đó được bác sĩ tư vấn, chăm sóc như là bác sĩ riêng, hình thành hệ thống chăm sóc y tế số hoàn chỉnh từ khâu chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng đến điều trị.
Đồng thời, tạo hành lang pháp lý cho khám chữa bệnh từ xa và đơn thuốc điện tử nhằm bảo đảm người dân có thể tiếp xúc bác sỹ nhanh, hiệu quả, giảm chi phí và thời gian vận chuyển bệnh nhân.
Giáo dục
Các nhiệm vụ, giải pháp sẽ được chú trọng để chuyển đổi số lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam là: phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa.
100% các cơ sở giáo dục triển khai dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp.
Tài chính - Ngân hàng
Để chuyển đổi số lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, sẽ xây dựng tài chính điện tử và thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, bền vững. Triển khai ứng dụng toàn diện công nghệ số trong các ngành thuế, hải quan, kho bạc, chứng khoán.
![]() |
Với lĩnh vực Tài chính -Ngân hàng, sẽ chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại để cung cấp dịch vụ ngân hàng số theo hướng phát triển đa dạng các kênh phân phối, thúc đẩy hợp tác với các công ty Fintech. (Ảnh minh họa) |
Chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại để cung cấp dịch vụ ngân hàng số theo hướng phát triển đa dạng các kênh phân phối, đổi mới sáng tạo, tự động hóa quy trình, thúc đẩy hợp tác với các công ty công nghệ tài chính (Fintech) và trung gian thanh toán trong việc xây dựng hệ sinh thái dịch vụ tài chính ngân hàng. Việc này nhằm thúc đẩy phổ cập tài chính quốc gia, đưa dịch vụ tài chính - ngân hàng đến gần hơn những đối tượng vùng sâu, vùng xa chưa có khả năng tiếp cận hoặc chưa được ngân hàng phục vụ dựa vào sự đổi mới sáng tạo của công nghệ như thanh toán di động, cho vay ngang hàng.
Bên cạnh đó, hỗ trợ khả năng tiếp cận vốn vay nhờ các giải pháp chấm điểm tín dụng với kho dữ liệu khách hàng và mô hình chấm điểm đáng tin cậy.
Nông nghiệp
Với lĩnh vực này, sẽ phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế.
Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu. Tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Xây dựng mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp. Thúc đẩy cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số.
Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm.
Đặc biệt, sẽ xem xét thử nghiệm sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số” với mục tiêu mỗi người nông dân được định hướng, đào tạo ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, cung cấp, phân phối, dự báo (giá, thời vụ…) nông sản, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử.
Thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác quản lý để có các chính sách, điều hành kịp thời phát triển nông nghiệp như dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch.
Giao thông vận tải và logistics
Triển khai chuyển đổi số lĩnh vực Giao thông vận tải và logistics, sẽ tập trung phát triển hệ thống giao thông thông minh, tập trung vào các hệ thống giao thông đô thị, đường cao tốc, quốc lộ. Chuyển đổi các hạ tầng logistics như cảng biển, cảng thủy nội địa, hàng hông, đường sắt, kho vận…
Chú trọng phát triển nền tảng kết nối giữa các chủ hàng, các nhà giao vận và khách hàng thành hệ thống một cửa cho phép chủ hàng có thể tìm ra phương tiện tối ưu nhằm vận chuyển hàng hóa và các kho bãi chính xác, hỗ trợ việc đóng gói và đăng ký, hoàn thiện quá trình xử lý các văn bản hành chính liên quan.
Đồng thời, chuyển đổi việc quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện kinh doanh vận tải, quản lý người điều khiển phương tiện, cho phép quản lý kết cấu hạ tầng giao thông số, đăng ký và quản lý phương tiện qua hồ sơ số, cấp và quản lý giấy phép người điều khiển phương tiện số.
Năng lượng
Chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng ưu tiên tập trung cho ngành điện lực hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả.
Kết nối các đồng hồ đo điện số để cải thiện tốc độ và sự chính xác của hóa đơn, xác định sự cố về mạng lưới nhanh hơn, hỗ trợ người dùng cách tiết kiệm năng lượng và phát hiện ra các tổn thất, mất mát điện năng.
Tài nguyên và Môi trường
Thực hiện chuyển đổi số lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, giải pháp được ưu tiên là xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn toàn diện nhằm quản lý hiệu quả lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Cụ thể như, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; cơ sở dữ liệu về lĩnh vực khác (nền địa lý quốc gia; quan trắc tài nguyên và môi trường; đa dạng sinh học; nguồn thải; viễn thám; biển và hải đảo; biến đổi khí hậu; hí tượng - thủy văn; địa chất - khoáng sản…).
Xây dựng bản đồ số quốc gia mở làm nền tảng phát triển các dịch vụ số phát triển kinh tế - xã hội; triển khai những giải pháp thông minh trong quan trắc, giám sát, quản lý, xử lý sự cố môi trường, cảnh báo sớm thiên tai.
Sản xuất công nghiệp
Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp sẽ được triển khai theo hướng chú trọng phát triển các trụ cột: xây dựng chiến lược và cơ cấu tổ chức thông minh, xây dựng nhà máy thông minh, vận hành thông minh, tạo ra các sản phẩm thông minh, xây dựng dịch vụ về dữ liệu và phát triển kỹ năng số cho người lao động.
Với mỗi ngành, lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số kể trên, trong “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Thủ tướng Chính phủ cũng giao cụ thể trách nhiệm chủ trì, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cho các Bộ, cơ quan.
M.T
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được phê duyệt, với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.
" alt="Những lĩnh vực nào cần ưu tiên chuyển đổi số trước tại Việt Nam?"/>Những lĩnh vực nào cần ưu tiên chuyển đổi số trước tại Việt Nam?