![]() |
Ông Lê Văn Tuấn - Chuyên viên Vụ Giáo dục thể chất, Bộ GD&ĐT phát biểu tại Hội nghị. |
Tại hội nghị, Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng được chỉ đạo triển khai áp dụng tại các trường. Đây là một trong những nội dung trọng tâm thuộc Dự án Bữa ăn học đường do Công ty Ajinomoto Việt Nam, Bộ GDĐT và Viện Dinh dưỡng Quốc gia - Bộ Y tế phối hợp triển khai từ năm 2012.
Phần mềm cung cấp một ngân hàng thực đơn đa dạng gồm 120 bộ thực đơn có sẵn với 360 món ăn cân bằng dinh dưỡng theo nhu cầu lứa tuổi được chia theo 3 khu vực Bắc, Trung và Nam. Các trường có thể tạo thực đơn mới bằng cách kết hợp các món ăn có sẵn trong ngân hàng thực đơn hoặc từ nguồn nguyên liệu địa phương nhưng vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.
Để sử dụng phần mềm, mỗi trường tiểu học bán trú chỉ cần đăng kí một tài khoản tại website của Dự án: http://buaanhocduong.com.vn/, miễn phí tất cả các tính năng.
Để hoàn thiện bộ thực đơn, Công ty Ajinomoto Việt Nam phối hợp chặt chẽ cùng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cơ quan đầu ngành về dinh dưỡng. PGS. TS Trương Tuyết Mai - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho biết, quá trình này trải qua nhiều giai đoạn từ khảo sát, nghiên cứu đến thực nghiệm. Trước khi chính thức ra mắt, các thực đơn đã được áp dụng thực tế trên quy mô lớn tại các trường để lấy ý kiến và điều chỉnh. Thực đơn sau đó được Hội đồng khoa học Viện Dinh dưỡng thẩm định, nghiệm thu và thông qua để áp dụng rộng rãi trên toàn quốc.
![]() |
Khẩu phần ăn trưa gồm 5 món chuẩn bị theo thực đơn của phần mềm, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị theo lứa tuổi. |
Song song đó, dự án còn chú trọng đến việc giáo dục kiến thức dinh dưỡng cho các em học sinh ngay từ lứa tuổi tiểu học thông qua Bộ áp phích “Ba phút thay đổi nhận thức”. Với 3 phút trước mỗi giờ ăn trưa, các em học sinh sẽ được chia sẻ những thông tin dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của thực phẩm trong thực đơn ngày hôm đó. Từ đó, các em yêu thích và ăn đa dạng hơn các loại thực phẩm, góp phần xây dựng thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh.
Ngoài ra, để chuẩn hóa quy trình chuẩn bị bữa ăn bán trú, dự án cũng đầu tư xây dựng các mô hình “Bếp ăn mẫu bán trú” - mô hình bếp ăn một chiều chuẩn Nhật, giúp tiết kiệm nhân lực và thời gian, đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, dự án đã xây dựng thành công và đưa vào vận hành 2 căn bếp mẫu tại trường Tiểu học Trưng Trắc, quận 11, TP. HCM và trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, Lạng Sơn. Các gian bếp này hàng năm đều đón tiếp nhiều đoàn từ các trường tiểu học trên cả nước đến tham quan, học hỏi để áp dụng vào thực tế.
Tính đến tháng 8/2019 dự án đã được triển khai áp dụng tại 3132 trường tiểu học bán trú tại 52 tỉnh thành toàn quốc thông qua việc áp dụng Phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng trong công tác xây dựng thực đơn cũng như áp phích “Ba phút thay đổi nhận thức” trong công tác giáo dục kiến thức dinh dưỡng.
![]() |
Các em học sinh cùng tìm hiểu về dinh dưỡng với Áp phích “Ba phút thay đổi nhận thức” trước mỗi giờ ăn. |
Chia sẻ về việc áp dụng Dự án tại tỉnh nhà, ông Ma Quang Hiếu - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Tuyên Quang cho biết: “Trên cơ sở thực hiện quyết định phê duyệt của Bộ GD&ĐT về phần mềm chúng tôi hi vọng rằng đây sẽ là bước chuyển cả về nhận thức cũng như quá trình tổ chức triển khai ứng dụng tại các nhà trường, góp phần cải thiện tầm vóc, thể trạng, cũng như dinh dưỡng bữa ăn, tạo ra đầu ra đối với học sinh là không chỉ đảm bảo về kiến thức, kĩ năng, các năng lực mà còn phải có về thể trạng, con người hoàn thiện nhất có thể trong thời gian tới.”
Được biết, ngay sau hội nghị, Ban Dự án đã lên kế hoạch đến thăm, hướng dẫn và giải đáp nhưng thắc mắc của nhà trường trong quá trình sử dụng Phần mềm cũng như những nội dung của Dự án. Trong thời gian sắp tới, Ban Dự án tiếp tục nỗ lực triển khai Dự án đến các trường tiểu học bán trú tại các tỉnh thành còn lại, góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng học đường, góp phần nâng cao tầm vóc của thế hệ trẻ trong tương lai.
Minh Tuấn
" alt=""/>33 trường tiểu học Tuyên Quang áp dụng thực đơn ‘chuẩn’ dinh dưỡngChị Ngọc kể, những năm đầu cưới nhau, cuộc sống tuy có khó khăn nhưng vẫn hạnh phúc, hòa thuận. Chỉ đến khi chồng chị theo bạn bè lên biên giới làm ăn, tiền kiếm được nhiều, 'tật' mới sinh theo. Anh nghiện nhậu nhẹt, cờ bạc, trai gái, sau đó là... đánh vợ.
Chị chỉ cần quên không thưa gửi là lập tức chồng quát 'mày nói gì, con kia', phản ứng lại là ăn tát ngay tức thì. Nhẹ thì dừng lại ở đó khi chị van xin, còn chỉ cần nói thêm vài câu là những trận mưa đòn tới tấp rơi vào người chị.
Anh luôn kiếm cớ để hành hạ, để đánh đập vợ. Nhiều lúc chị Ngọc nghĩ 'không hiểu mình lấy chồng hay lấy một tên cai ngục'. Vì chỉ cần nghe ở đâu đó nói gì về vợ, anh về tra khảo vợ ngay. Anh thích đánh vợ đến mức sẵn sàng tưởng tượng ra những sai trái của vợ để hành hạ.
![]() |
Ám ảnh hàng đêm của người vợ bị chồng bạo hành trên giường ngủ. |
Nhìn những vết thương còn chưa liền da chằng chịt trên cánh tay chị Ngọc, nhiều người quen khuyên chị bỏ chồng. Nhưng chỉ cần nghe đến hai từ 'ly dị', chị lại sợ khi nói ra sẽ bị đánh sa sẩm mặt mày vì 'tội… dám bỏ chồng'.
Mỗi khi say, người chồng thường tra khảo đánh đập để bắt vợ thú nhận có tư tình với người khác. Chưa đủ bẽ bàng, chị còn bị buộc phải quan hệ tình dục bất cứ khi nào chồng muốn. Thậm chí, khi vợ 'đến tháng' anh ta cũng không tha, khiến chị bị viêm nhiễm, đau đớn.
Những khi chối từ chồng, ngay lập tức anh cho rằng 'mày hú hí với thằng nào, chơi bời với thằng nào để rước bệnh cho ông'. Dù chửi vợ không thiếu lời gì, mặc vợ viêm nhiễm khó chịu, nhưng đêm đêm anh vẫn đòi hỏi.
Nếu chị không 'chiều', lập tức anh ta chửi bới, cho rằng vì chị đã 'no xôi chán chè' với người khác nên chán chồng. Và những cú đá, những cái bạt tai lại tiếp tục khiến thân thể vốn đã bầm dập của chị ngày càng trở nên tiều tụy.
Một lần bị chồng đánh đuổi, chị Ngọc bắt xe khách lang thang lên Hà Nội. Một bên mắt sưng vù, chảy máu, bơ vơ ngoài đường trong tâm trạng hoang mang, chị muốn buông mình ở cầu Chương Dương để trốn kiếp tủi hờn. Rất may có người đã kịp kéo chị lại và đưa chị tới 'ngôi nhà bình yên' (thuộc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam).
Chị Ngọc chỉ là một trong số rất nhiều chị em phụ nữ đã và đang từng chịu bạo lực tình dục từ chính người chồng của mình. Điều này cũng được thể hiện tại nghiên cứu 'Thực trạng bạo lực tình dục (BLTD) và cách ứng phó' trên quy mô nhỏ.
Kết quả cho thấy, hơn 85% số chị em thường xuyên bị chồng và bạn tình cưỡng ép quan hệ tình dục mà không quan tâm đến cảm xúc hay thái độ của vợ. Những hành vi bạo lực tình dục cũng rất kinh khủng, khó tin. Có tới 60% số chị em bị ép buộc quan hệ tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc đang đau ốm, 43% bị ép 'thực hành' như trong phim khiêu dâm, phim cấp 3.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, phụ nữ, gia đình & vị thành niên (CSAGA) đối với 165 nạn nhân bị bạo lực gia đình tại một số xã ở huyện Thạch Thất (Hà Nội); phường Phúc Xá (Tây Hồ, Hà Nội) và huyện Tân Lạc (Hòa Bình).
Ngoài ra, 7% bị chồng dùng các dụng cụ kích dục khiến các chị đau đớn và sợ hãi. 4% số người chồng còn có các hành động kỳ quái khác làm vợ đau đớn: Vừa 'yêu' vừa dùng dao đe dọa và sung sướng nhìn vợ sợ hãi, bắt 'quan hệ' bằng miệng đến nỗi vợ bị chảy máu miệng, dùng tay “móc” vòng tránh thai của vợ ra do không thích vợ tránh thai.
Thậm chí, có người còn thích 'quan hệ' với vợ trước mặt con, dùng dị vật lạ đưa vào vùng kín của vợ… Tuy nhiên, 83% số phụ nữ cam chịu và chấp nhận chồng hành hạ mà không dám phản đối hoặc phản đối yếu ớt rồi lại chấp nhận… Một cán bộ tại CSAGA thông tin, những câu chuyện bạo lực tình dục như vậy không hiếm gặp.
Đáng lưu ý, bạo lực thể xác là những vết thương nhìn thấy được, dễ nhận được sự đồng tình của người khác. Còn bạo lực tình dục lại thường được che đậy bởi những mỹ từ như “yêu vợ”, “chiều chồng” nên khiến chị em xấu hổ, giấu diếm, che đậy nhiều hơn, nên ít khi được đưa ra ánh sáng. Chị em bị bạo lực tình dục thường gạt nước mắt trong đau đớn.
Nỗi tủi hổ không thể chia sẻ khiến phụ nữ rơi vào trầm cảm, sợ hãi bóng tối, thân thể bạc nhược và nghĩ đến cái chết. Gần 50% số phụ nữ bị BLTD trong nghiên cứu của CSAGA đã từng thực hiện nghĩ đến hành vi tự tử, 40% đã từng đối mặt với "thần chết" như: Uống thuốc sâu, thuốc ngủ, nhảy cầu, treo cổ…
Đáng chú ý, 85% trong số họ sợ hãi khi quan hệ tình dục, 78% căng thẳng, lo âu, 68% đau rát khi quan hệ tình dục, 27% bị tổn thương vùng kín… Nhưng chỉ 10% trong số họ dám đến các cơ sở y tế để điều trị. Những con số thật đáng báo động và thật đau lòng.
Tôi định bỏ qua cho vợ để gia đình trọn vẹn, các con không bị thiệt thòi. Thế nhưng, việc vợ tôi ngoại tình, bị đánh ghen đã có hàng trăm người biết.
" alt=""/>Ám ảnh hàng đêm của người vợ bị chồng bạo hành trên giường ngủKể từ khi người Hy Lạp cổ đại quan sát được bầu trời và Mặt Trăng tròn, các nhà khoa học đã biết rằng Trái Đất có hình cầu.
Ngày nay, chúng ta được xem rất nhiều bức ảnh Trái Đất nhìn từ không gian do các nhà du hành vũ trụ chụp hoặc do các vệ tinh trên quỹ đạo gửi về. Nhưng vì sao chúng ta không nhìn thấy Trái Đất tròn khi đứng trong một công viên hay nhìn ra ngoài cửa sổ?
Câu trả lời là do góc nhìn. Con người là những sinh vật rất bé nhỏ sống trên một quả cầu vô cùng to lớn.
Hãy tưởng tượng bạn là một nghệ sĩ trong rạp xiếc, đang đứng trên một quả bóng đường kính khoảng 1m. Khi nhìn xuống quả bóng, bạn sẽ thấy nó uốn cong theo mọi hướng.
Bây giờ bạn hình dung một con ong đậu trên quả bóng đó, vì nó nhỏ hơn rất nhiều so với quả bóng nên không thể nhìn thấy toàn bộ quả bóng.
Trái Đất có đường kính khoảng 12,8 triệu mét. Ngay cả một người trưởng thành đứng trên mặt đất thì tầm mắt cũng chỉ cách mặt đất khoảng 2m, vì thế chúng ta không thể nhìn thấy toàn bộ khối cầu Trái Đất khi đứng trên bề mặt. Thậm chí nếu bạn leo lên đỉnh núi Everest cao 8.850 m, bạn cũng không thể thấy Trái Đất hình cầu.
Chỉ khi lên đến độ cao 10 km bạn mới có thể nhìn thấy cảnh tượng đó, bởi vì chiều dài của đường chân trời chúng ta nhìn thấy được tùy thuộc vào độ cao của chúng ta so với mặt đất.
Khi đứng trên mặt đất và không có vật gì chắn tầm mắt, ta có thể nhìn thấy đường chân trời ở xa khoảng 4,8 km. Khoảng cách này chưa đủ một phần của chu vi Trái Đất để nhìn thấy đường chân trời bắt đầu cong.
Để nhìn được toàn bộ Trái Đất là một khối cầu, bạn phải bay cao lên tầm cao của các vệ tinh hoặc các con tàu vũ trụ.
Một số máy bay thương mại cỡ lớn cũng có thể bay cao đến mức nhìn thấy bề mặt Trái Đất hơi cong, nhưng nhìn từ buồng lái của phi công sẽ thấy rõ hơn là từ ghế ngồi của hành khách.
Thậm chí là từ không gian, bạn cũng không thể phát hiện ra một điều quan trọng về hình dạng của Trái Đất. Đó là hành tinh của chúng ta không hoàn toàn tròn.
Trên thực tế, Trái Đất là một hình cầu hơi dẹt, hay còn gọi là hình elip. Đường kính ở chỗ phình nhất là đường xích đạo lớn hơn một chút so với chiều cao của nó.
Nguyên nhân là do hiện tượng xoay quanh mình của Trái Đất tạo ra lực ly tâm. Lực này khiến Trái Đất phình ra một chút ở phần "eo". Ngoài ra, các đặc điểm địa hình trên bề mặt, như núi và rãnh biển sâu, cũng làm biến đổi hình dạng của khối cầu này do cường độ trọng trường của Trái Đất bị thay đổi.
Khoa học Trái Đất có một ngành gọi là trắc địa học, chuyên nghiên cứu hình dạng của Trái Đất và tìm hiểu vị trí của hành tinh chúng ta trong vũ trụ.
Trắc địa học cung cấp rất nhiều thông tin, từ việc xây dựng hệ thống thoát nước và lập bản đồ mực nước biển dâng cho đến phóng và theo dõi các con tàu vũ trụ. Đây là một lĩnh vực quan trọng trong nghiên cứu khoa học hiện nay.
" alt=""/>Trái Đất hình cầu nhưng vì sao chúng ta chỉ nhìn thấy phẳng?