Chiếc ô tô chở quá tải đã đột ngột bay cả 2 lốp sau khi đang chạy trên xa lộ ở Trung Quốc.

Chiếc ô tô chở quá tải đã đột ngột bay cả 2 lốp sau khi đang chạy trên xa lộ ở Trung Quốc.
Nhiều cặp vợ chồng già bất hòa vì "chuyện ấy"
Ông N.V.T từng là Giám đốc của một công ty lớn tại Hà Nội, đã về hưu. Thời còn trẻ, vợ chồng ông luôn sống trong hạnh phúc nhưng 5 năm trở lại đây, vợ ông không còn ham muốn về tình dục nữa. Nhiều lần ông đòi hỏi vợ nhưng không được đáp ứng. Ông N.V.T đã tỏ ra bức xúc, cái vã, thậm chí đánh đập vợ.
Vì có nhu cầu ham muốn cao nên ông đã tìm đến người giúp việc của gia đình, mặc dù cô osin này được bà vợ tuyển chọn đã ở bậc trung niên và có ngoại hình không "bắt mắt". Sau nhiều lần nghi ngờ,bà vợ phát hiện và bắt quả tang chuyện "ngoài luồng" của ông. Ông bình thản nói với bà: "Bà không đáp ứng được tôi, thì tôi đi tìm người khác".
Bà P.L.H (52 tuổi, Hà Nội) thì bị chồng đánh do không cho ông chồng 58 tuổi của mình ngủ cùng. Nguyên nhân do bà không còn ham muốn chuyện "chăn gối" vợ chồng, nhưng vì thương chồng nhiều lần bà đã chịu đựng đau đớn để ông làm "chuyện ấy". Nhưng mấy tháng trở lại đây bà không chịu đựng được nên mỗi đêm bà lại ôm chăn gối sang phòng cháu gái để ngủ.
Ông H đã tỏ ra bức xúc, khi nhiều lần sang tận phòng cháu gái gọi vợ về phòng mình nhưng bà nhất quyết không chịu về. Trong một lần con cháu không có ai ở nhà, ông đã lôi bà vào phòng nhưng bà quyết tâm không chịu chiều ông. Ông H đã đấm bà...
Vợ chồng già bất hòa chuyện "chăn gối". Ảnh minh họa, nguồn: Internet |
Ông L.V.T (quê ở Thái Bình) năm nay đã 59 tuổi, lên Hà Nội để chạy xe ba gác hơn 2 năm nay. Nhiều lần ông đã gọi điện cho vợ mình (55 tuổi) lên Hà Nội với ông. Vợ ông cũng cố gắng thu xếp công việc ở quê lên chơi với ông vài hôm. Mặc dù bà không còn hứng thú với chuyện vợ chồng nữa, nhưng thương ông ở xa bà vẫn chiều.
Sợ ông lại bồ bịch, "gái gú" mang bệnh nên bà chuyển lên Hà Nội ở hẳn với ông, với cớ lo cơm nước cho ông. Nhưng được một thời gian, bà thấymỗi tối ông lại ăn mặc gọn gàng đi ra ngoài với lý do là đi uống nước, chơi cờ với mấy ông bạn. Một tháng sau đó bà phát hiện ông đang hẹn hò với cô osin hàng xóm nơi mà ông bà đang thuê trọ.
Bà bức xúc chất vấn chồng. Ban đầu ông chối, nhưng sau đó ông cũng nói thẳng là do bà không còn hứng thú với ông trong "chuyện ấy". Bà "ngậm đắng" về quê, mặc ông ở lại Hà Nội cùng "mối tình" với cô osin.
Nên khéo léo ứng xử với người chồng
Tiến sĩ Đinh Đoàn - chuyên gia tâm lý cho rằng, việc trái chiều giữa vợ và chồng trong tình dục là câu chuyện nhiều hiện nay. Cũng có nhiều người vợ, người chồng già đến tìm TS Đinh Đoàn để nhờ giúp đỡ, giải quyết chuyện cá nhân giữa vợ chồng họ. Họ không đòi ly dị như các vợ chồng trẻ khác, vì suy nghĩ là già rồi nên không muốn ra tòa, ảnh hưởng đến con cái.
"Ở độ tuổi của các cặp đôi già thì chủ yếu phía đàn ông là người có nhu cầu trong "chuyện ấy". Vì thế, các bà vợ và con cái nên có cách ứng xử hợp lý như tạo việc làm cho họ, để họ cảm thấy mình không vô dụng, giải tỏa năng lượng và quên đi chuyện ấy. Đừng để họ căng thẳng, bức xúc, tự ái dẫn đến những hành động không tốt", Tiến sĩ tâm lý Đinh Đoàn khuyên.
(Theo PLVN)
Khi tôi mới lớn, bố chỉ cho tôi xem miếng đất gần 1.000 m2 được bà nội cho khi ông lập gia đình vào đầu thập niên 60 để làm nhà, trồng rau và chăn nuôi. Ở quê hồi xưa, nếu chỉ có bấy nhiêu đất để làm vườn thì quá ít. Nhưng nhà bà nội tôi nghèo, lấy đâu đất ra nhiều để mà cho con cái. Bố mẹ tôi làm ăn được bao nhiêu tiền đều để dành đó. Trong làng, hễ có ai bán miếng đất nào vừa khoản tiền dành dụm là họ mua ngay để mở rộng canh tác. Cứ như vậy, sau 15 năm, tổng diện tích đất canh tác của bố mẹ tôi gom góp cũng được một hecta, đủ làm ăn để nuôi tám nhân khẩu.
Sau khi tốt nghiệp THPT, tôi được bố mẹ cho ra trung tâm tỉnh học tiếp để mong sau này có công ăn việc làm tốt hơn. Đầu thập niên 90, tôi ra trường và lên thành phố tìm kiếm việc làm thêm để học tiếp. Tôi làm việc cho một chi nhánh của công ty, người quản lý chính chỉ hơn tôi một tuổi, cũng là con của ông chủ. Tôi ước ao sau này gây dựng được cơ sở kinh doanh như vậy.
Sau khi học xong, tôi quay về tỉnh làm việc cho một công ty FDI những năm cuối 2000. Tôi cũng lập gia đình và mua nhà để tự mở cơ sở kinh doanh. Thời điểm ấy đánh dấu kế hoạch của tôi đã thực hiện được bước đầu sau gần 10 năm ấp ủ. Đến nay, tôi đã có được thành quả nhất định, nhưng đó cũng là kết quả sau 30 năm nỗ lực làm việc không ngừng nghỉ.
>> Ảo tưởng 'người nhiều bằng cấp phải làm việc cao sang'
Những đồng nghiệp trước đây cùng làm trong công ty với tôi, tới nay, họ đã ở những vị trí quản lý cấp cao trong những tập đoàn đa quốc gia. Họ cũng trải qua hơn 25 năm làm việc, phấn đấu, đến nay mới có sự nghiệp vững chắc như vậy.
Đồng nghiệp của tôi có một đứa em vợ làm công nhân trực tiếp dưới xưởng từng bị cho thôi việc. Lúc đó, anh ta mới lập gia đình, cả hai vợ chồng đều ở trọ, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Sau khi nghỉ việc, tôi thấy anh ta đi làm thuê cho một cơ sở thiết kế và thi công bảng quảng cáo. Sau hai năm, anh đã ra làm ăn riêng và đưa anh em ở dưới quê lên làm việc cùng. Sau vài năm nữa, anh có cơ sở làm ăn khá lớn rồi mở thêm xưởng cơ khí chuyên gia công các dụng cụ hỗ trợ sản xuất cho công ty nước ngoài.
Đến giờ, anh đã có cơ ngơi làm ăn khá tốt chỉ sau hơn 15 năm. Kinh tế gia đình anh khá giả, mua nhà, mua xe hạng sang để sử dụng. Chỉ từ một người công nhân học hết lớp 12 mà họ đã trở thành người chủ cơ sở làm ăn thành công như vậy đó. Thế nên, cái gì cũng vậy, phải có thời gian làm việc và phấn đấu mới mong có kết quả tốt, chứ mới làm được vài năm thì khoảng thời gian này cũng chỉ là mới khởi động chứ chưa là gì cả.
Tôi nói vậy để các bạn trẻ bây giờ, nhất là với những cử nhân đại học mới ra trường thêm vững tin vào tương lai của mình, đừng sốt ruột khi vẫn chưa có thành quả gì sau vài năm đi làm, đừng thấy người khác có nhà, có xe từ sớm mà nhụt chí. Thành công sẽ chỉ đến với những người thực sự nỗ lực, quyết tâm, và kiên trì.
Hung
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
">Lý do từ chức không phải do mệt mỏi hay bị bắt nạt nơi công sở mà bởi người đàn ông này đã tích lũy được 100 triệu yen (hơn 20,7 tỷ đồng) sau 33 năm làm việc.
Mức thu nhập hàng năm của ông là 4,5 triệu yen, nhỉnh hơn một chút so với mức trung bình hàng năm của người Nhật là 4,36 triệu yen (theo điều tra thu nhập của Cơ quan Thuế quốc gia Nhật Bản).
Ông Kazuma đã nghỉ hưu, sống nhờ khoản tiết kiệm sau 33 năm làm việc miệt mài. |
Để tiết kiệm được 100 triệu yen không phải điều đơn giản so với mức sống khá đắt đỏ tại xứ phù tang.
Không chỉ có khoản tiền phòng thân, Kazuma còn sở hữu căn hộ rộng 90 m2 với 3 phòng ngủ, nội thất đầy đủ, mua cách đây 15 năm. Mọi khoản nợ đã được thanh toán hết, người đàn ông 58 tuổi không còn áp lực với các khoản thế chấp.
Nhiều người bất ngờ và tò mò về cách Kazuma chi tiêu và sinh hoạt để có thể tích cóp được khối tài sản như vậy. Câu trả lời chính là nhờ vào lối sống tối giản, tiết kiệm của ông suốt nhiều thập kỷ.
Tiết kiệm nhưng không sống kham khổ
Kazuma luôn kiểm soát số tiền chi tiêu mỗi tháng ở mức 100.000 yen, tức khoảng 1,2 triệu yen/năm. Như vậy, mỗi năm ông giữ lại được 3,3 triệu yen trên tổng thu nhập.
Nhiều người khẳng định với cách tiêu tiền đó, hẳn ông phải là người sống rất chi li, kham khổ và khắc nghiệt với bản thân. Tuy nhiên, Kazuma nói rằng ông thoải mái với cuộc sống của mình và không bao giờ đối xử tệ với bản thân.
Người đàn ông cho biết chỉ chi tiền cho những thứ thực sự cần thiết và sử dụng cho đến khi chúng cũ nát.
"Tôi đã mặc một chiếc áo phông tới 10 năm. Nhiều người hỏi tại sao tôi không vứt nó đi. Nhưng tại sao tôi phải mua một cái mới trong khi áo đó vẫn còn mặc được chứ", Kazuma nói.
![]() ![]() |
Kazuma có ham muốn vật chất thấp, chỉ tập trung vào những thứ mình cần và không chạy theo xu hướng. |
Ông cũng chọn những tiệm cắt tóc rẻ tiền nhất, không phải vì tiết kiệm mà bởi thích không khí yên ắng ở đó. Những salon đắt tiền thường có nhiều nhân viên chào mời, quảng cáo khiến ông thấy phiền phức.
Tủ lạnh nhà Kazuma thường trống không. Ông không mua dự trữ mà nấu ngày nào, mua ngày đó. Như vậy, ông vừa tiết kiệm được tiền, lại không lãng phí đồ ăn. Ông cũng dùng chiếc điện thoại mua cách đây gần 15 năm, vỏ ngoài bong tróc, chỉ phục vụ nhu cầu gọi điện và nhắn tin.
Người đàn ông Nhật Bản nói rằng vì không bị ảnh hưởng bởi những lời quảng cáo về "những thứ phục vụ cho cuộc sống tươi đẹp", ông có ham muốn vật chất rất thấp, không chạy theo những thứ mình "muốn" mà tập trung vào thứ mình "cần". Nhờ vậy, tiền bạc của ông được tiết kiệm một cách tự nhiên.
Trong khi nhiều người liên tục làm "phép cộng", mua thêm nhiều thứ để khiến bản thân hạnh phúc, Kazuma lại thích làm "phép trừ" để cuộc sống nhẹ nhàng hơn.
Cách đây hơn 2 năm, ông và vợ đã ly hôn. Cả hai không có con cái nên sau khi cuộc hôn nhân tan vỡ, ông không có điều gì hối hận, cảm thấy tự do hơn với cuộc sống độc thân.
Thỉnh thoảng ông đăng ký làm tình nguyện viên ở những vùng bị thiên tai, hoặc một mình đi du lịch, gặp gỡ bạn bè và trò chuyện mà không cần lo lắng về bất cứ ai.
Kazuma cũng có nhiều thời gian cho sở thích cá nhân sau khi nghỉ việc. Ông thường mang bếp nướng vào công viên, tự nấu nướng và thưởng thức một mình. Nhiều người cho rằng điều đó khá nhàm chán, song ông thấy hạnh phúc.
Không để tâm đến ánh mắt của người xung quanh, Kazuma chỉ chìm đắm vào thế giới riêng của mình.
Theo Zing
Ở tuổi 25, Tori Dunlap tiết kiệm được 100.000 USD nhờ làm nhiều công việc và đầu tư. Hiện, cô gái 27 tuổi có sự nghiệp thành công, kiếm đủ tiền để nghỉ hưu, theo Newsweek.
">