当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Tivoli Gardens vs Mount Pleasant, 5h00 ngày 27/1: Khách quá sung 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Naft Misan, 21h00 ngày 28/1: Bảo toàn ngôi đầu
1. Giữ bình tĩnh trong các tình huống xung đột
Một trong những yếu tố đầu tiên mà một người lãnh đạo giỏi cần có là khả năng giữ bình tĩnh trong một tình huống áp lực lớn.
Có thể lấy cách hoạt động của một đàn sư tử làm ví dụ. Sư tử đực là lãnh đạo của nhóm, mặc dù những con sư tử cái lại làm công việc săn mồi tốt nhất trong khi sư tử đực chỉ nằm ườn.
Nhưng ngay khi có một con vật lớn đe dọa cả đàn thì sư tử đực vẫn giữ bình tình để đối mặt với mối đe dọa, cho dù điều đó có nghĩa là hy sinh mạng sống của mình để giữ an toàn cho cả tập thể.
Bạn không nên ngồi đó và đợi cơ hội để thể hiện kỹ năng quản lý xung đột của mình, mà bạn nên học cách giữ bình tĩnh trong các cuộc tranh luận và khủng hoảng.
2. Cư xử tốt và luôn tỏ ra lịch sự
Bạn không bao giờ biết được khi nào một cơ hội lớn sẽ xuất hiện. Có thể lúc đó bạn đang trong một bữa tiệc, ở bãi đỗ xe hay đang mua tạp hóa. Cư xử tốt sẽ cải thiện đáng kể cách người khác nhìn nhận bạn. Luôn luôn lịch sự mỗi ngày cũng sẽ tạo cho bạn thói quen chuyên nghiệp trong các cuộc đàm phán và các cuộc gặp gỡ làm ăn.
Khi mọi người nhìn thấy ở bạn là một người đáng tin cậy, lịch sự và biết điều, nhiều cánh cửa sẽ mở ra với bạn.
3. Đúng giờ và làm việc hiệu quả
Điều làm người thành công trở nên khác biệt với đám đông là khả năng tổ chức cuộc sống của họ chính xác tới từng giây. Thật tiếc là sự nhất quán không phải là thứ mà nhiều người làm tốt.
Nếu bạn muốn gây dựng một sự nghiệp thành công, bạn phải tìm cách phát triển những thói quen tích cực. Bạn cần phải đi ngủ đúng giờ, thức dậy đúng giờ và giữ tập trung trong suốt cả ngày làm việc. Học cách thúc đẩy bản thân hoàn thành mọi thứ dù bạn không thực sự thích làm việc đó và phải gặp nhiều trở ngại trong quá trình thực hiện.
4. Thừa nhận lỗi sai của mình
Không chịu thừa nhận mình sai không chỉ là hành động trẻ con mà còn phản tác dụng. Một người trưởng thành nên hiểu rõ sự không hoàn hảo của mình. Mặc dù chúng ta có thể không bao giờ khách quan hoàn toàn, nhưng ít nhất chúng ta cũng phải biết thừa nhận lỗi sai của mình, và cố gắng không lặp lại lần sau.
5. Làm việc chăm chỉ để hoàn thiện bản thân trong mọi lĩnh vực của cuộc sống
Đàm phán và giao tiếp là những kỹ năng rất quan trọng trong bất kỳ công việc nào.Tuy nhiên, bạn cũng cần phải ăn mặc có phong cách và thể hiện ngôn ngữ cơ thể tự tin để sự nghiệp của bạn chuyển lên cấp độ cao hơn bất kể kỹ năng và kinh nghiệm.
Hãy chăm sóc cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn để có nhiều năng lượng hơn và cảm thấy tự tin hơn.
6. Gạt thất bại sang một bên bằng sự tự tin cao nhất
Nhiều người nhầm lẫn cho rằng những người hiếm hoi đạt được thành công đơn giản là vì họ có tài năng cộng với may mắn. Mặc dù tài năng là rất quan trọng, nhưng họ cũng cần phải có lòng dũng cảm để thử những thứ mới. Họ phải tin rằng những việc mà họ đang làm là lựa chọn tốt nhất và họ phải biết nhún vai trước những thất bại và tiếp tục tiến về phía trước.
Một người thông minh từng nói: “Chúng ta hoặc là chiến thắng, hoặc là học được điều gì đó”. Không có từ “thất bại” trong từ điển của một người thành công. Tất cả những trở ngại chỉ là bài học trong trường đời.
7. Tự tìm câu trả lời thông qua nghiên cứu và thực hành
Thông tin thường bày trước mắt chúng ta đầy hấp dẫn, nhưng trải nghiệm thực tế thì cho thấy thông tin càng đạt được dễ dàng thì bạn càng nên đặt câu hỏi về giá trị của nó. Có hàng đống thông tin sai lệch được bày ra. Bạn không thể hi vọng sẽ trở thành chuyên gia của vấn đề qua vài phút tìm kiếm Google, mà muốn tìm được câu trả lời chính xác, hãy đọc, đọc và đọc.
8. Đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc vào một cơ hội lớn ngay cả khi không chắc chắn sẽ được đền đáp
Đây là thử nghiệm cuối cùng cho ý chí và niềm đam mê – sự sẵn sàng nắm lấy cơ hội, ngay cả khi không có gì đảm bảo là bạn sẽ thành công. Sẽ có nhiều rủi ro, bạn cần phải học cách phân biệt kim cương trong đống sắt vụn. Ban đầu hãy thử những thách thức nhỏ, sau 2-4 lần, bạn sẽ tính toán được những rủi ro. Hãy tin vào bản thân và nắm lấy cơ hội.
Xem thêm:
Những người thành công nhất thế giới đọc gì?" alt="Người thành đạt làm được những việc này"/>Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và vợ vừa cho ra mắt một trang web mới nhằm giúp họ tương tác trực tuyến với những người ủng hộ giữa lúc ông bị các mạng xã hội lớn như Facebook, Twitter "cấm cửa".
" alt="Tiệm bánh mochi nướng hơn 1000 năm ở Nhật Bản"/>Từ năm 1953-1955, ông học môn Kỹ thuật Hàng không vũ trụ tại ĐH Kansas và nhận bằng cử nhân tại đó. Sau đó, ông vào Viện Công nghệ California (Caltech) và nhận bằng tiến sĩ với một luận án về giải tích và cơ học năm 1958.
Ông làm việc tại CalTech 2 năm rồi về nước năm 1960.
GS Đặng Đình Áng là nhà giáo có nhiều đóng góp cho ngành Toán học Việt Nam |
Tại Việt Nam, ông đảm nhận Trưởng ban Toán của Trường ĐH Khoa học thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Với địa vị trưởng ban, ông đã hiện đại hóa chương trình giảng dạy và đưa vào một số môn chưa từng được dạy như toán học tô pô, đại số trừu tượng, và giải tích hàm.
Ba năm sau, ông thành lập chương trình chứng chỉ sau đại học "toán học thâm cứu" (Mathematiques Approfondies). Ông làm trưởng ban cho đến năm 1975, sau đó ông làm Giám đốc Viện nghiên cứu Giải tích cho đến năm 1994.
Năm 1988, ông làm chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học TP.HCM.
Năm 1995 ông chịu trách nhiệm chính cho sự thành công của hội nghị toán học quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại TP.HCM đã thu hút nhiều nhà toán học lớn đến từ Mỹ, Đức, Nga, Trung Quốc, Pháp.
Năm 1982, Giáo sư Đặng Đình Áng đã hướng dẫn bảo vệ thành công cho tiến sĩ toán học đầu tiên ở miền Nam. Ông cũng đã đào tạo được nhiều tiến sĩ toán học Việt Nam đang làm việc trong và ngoài nước.
Năm 1980, trong đợt phong học hàm đầu tiên sau khi Việt Nam thống nhất, ông được phong hàm Giáo sư cùng Giáo sư Hoàng Tuỵ, Giáo sư Phan Đình Diệu.
GS Đặng Đình Áng có hơn 130 bài báo trong lĩnh vực giải tích phi tuyến và cơ học được công bố trên các tạp chí toán học trong và ngoài nước. Ông là tác giả của 6 sách chuyên đề trong giải tích và cơ học, trong đó có 1 quyển với tác giả nước ngoài do NXB khoa học Springer (Đức) xuất bản…
Không chỉ được biết đến trong lĩnh vực toán học, GS Đặng Đình Áng còn được biết đến như một nghệ sĩ thổi sáo (flute) tài hoa với nhiều CD nhạc hòa tấu thính phòng. Với ông, âm nhạc vừa là sự say mê, vừa là cầu nối văn hoá giao lưu với cộng đồng và thế giới.
GS Nguyễn Hữu Anh và GS Đặng Đức Trọng (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia TP.HCM) từng rút ra 4 bài học lớn từ cuộc đời và sự nghiệp của GS Đặng Đình Áng.
"Bài học thứ nhất là để thành công trong công việc gì, nhất là trong sự nghiệp cả đời, cần phải có quyết tâm và tập trung cao độ, nhưng vẫn phải luôn tự đổi mới...
Bài học thứ hai là về quan điểm giảng dạy. Ngoài những kiến thức mới, thầy còn mang về một phương pháp học tập mới: đó là tự học và tham gia nghiên cứu khoa học sớm. Các sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản vừa đủ để tham gia nghiên cứu khoa học. Chỉ khi đã đạt mức độ sâu trong lĩnh vực nghiên cứu mới mở rộng hay chuyển sang lĩnh vực khác...
Bài học thứ ba là cách xử thế tuyệt vời. Thầy luôn luôn giúp đỡ mọi người, không chỉ riêng học trò của mình qua các việc như là nhận xét một luận án, tham gia hoặc chủ trì Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp nhà nước, và đăc biệt là tích cực ủng hộ họ trong các cuộc họp của Hội đồng ngành Toán. Mặt khác, thầy luôn luôn vun đắp và mở rộng các mối quan hệ bạn bè.
Bài học cuối cùng là nhân sinh quan lạc quan của thầy. Chính nhờ tinh thần lạc quan mà thầy đã vượt qua được những lúc khó khăn nhất trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước đầu những năm 80. Thầy cũng đã đem tinh thần lạc quan đến cho nhiều học trò của mình" (trích từ bài viết Những bài học lớn từ thầy Đặng Đình Áng).
"Dù là một người hấp thu nền giáo dục phương Tây nhưng thầy Đặng Đình Áng vẫn nguyên vẹn một tâm hồn Việt với những bản sắc tốt đẹp nhất" – đây là những lời mà GS Dương Minh Đức (Chủ tịch Hội Toán học TP.HCM) dành cho vị Giáo sư tài hoa Đặng Đình Áng.
Ngân Anh
- Hiệp hội toán học châu Âu vừa thông báo danh sách 10 nhà toán học nhận được giải thưởng của năm nay, trong đó có GS Phan Thành Nam (hiện là GS tại ĐH Ludwig-Maximlians, Đức; cựu sinh viên ĐHQG TP.HCM).
" alt="Người thầy lớn của ngành Toán học Việt Nam qua đời"/>Nhận định, soi kèo Namdhari vs Sreenidi Deccan, 14h30 ngày 28/1: Cửa trên thất thế
Ai cũng bảo tôi số hưởng vì có bạn trai cao ráo, sáng sủa, đàn hay, hát giỏi mà lại tâm lý khiến tôi cười tít mắt. Nhưng rồi, những nụ cười như thế cứ dần dần mất đi, thay vào đó là nước mắt và những tiếng khóc nấc.
Anh vẫn yêu và chiều tôi, nhưng bên cạnh thời gian dành cho tôi, anh bớt thời gian lên giảng đường, theo bạn bè đi ăn nhậu, chơi điện tử và săn lô đề, bài bạc.
Tôi biết chuyện đã khuyên anh, thậm chí đòi chia tay để anh từ bỏ những thói xấu kia. Thế nhưng, anh chỉ hứa hẹn rồi đâu lại đóng đấy.
Kết quả, do nợ quá nhiều môn và lại dính vào lô đề cờ bạc, phải trốn nợ, anh bị nhà trường đuổi học.
Tôi còn nhớ, ngày biết tin anh bị đuổi và đang bị xã hội đen truy tìm vì thiếu nợ 140 triệu, mẹ anh bắt chuyến xe từ quê xuống Hà Nội, khóc như một đứa trẻ trước mặt tôi và anh.
Nhìn dáng người gầy gò, lam lũ, đôi mắt trũng sâu vì thiếu ngủ của bà, tôi không sao cầm được nước mắt.
Anh ân hận khi đã phụ lòng mong mỏi của bố mẹ nên đã quỳ xuống xin lỗi, hứa sẽ làm lại cuộc đời. Tôi cũng xin bà tin anh thêm một lần nữa để anh có cơ hội quay đầu.
Hôm đó, sau khi trở về quê, bà gọi cho tôi 1 cuộc điện thoại kéo dài cả tiếng đồng hồ. Bà mong tôi hãy ở bên cạnh, động viên và giúp anh đứng dậy, đừng bỏ rơi anh vì bà thấy tôi rất quan trọng với anh.
Tôi đã hứa với bà, và cũng từ đó, mối quan hệ của tôi với bố mẹ anh gần gũi, thân thiết hơn.
Nhưng dường như, lô đề, cờ bạc đã ăn sâu vào máu nên tôi và bố mẹ anh có cố thế nào, trả nợ cho anh bao nhiêu lần, anh vẫn chứng nào tật ấy.
Đến mức, bố mẹ anh phải bán nhà để trả nợ. Còn tôi vì thương bố mẹ anh mà cứ đeo đuổi để khuyên can, nhắc nhở anh.
Bây giờ tôi đã 29 tuổi. Bố mẹ tôi đã già và muốn tôi xây dựng gia đình. Bố mẹ mong tôi và anh kết hôn vì anh tốt tính, nhiệt tình và quan trọng bố mẹ không biết anh nghiện lô đề, cờ bạc.
Tôi cũng vẫn thương anh, thương bố mẹ anh. Thế nhưng, tôi không biết đến bao giờ anh mới tu chí làm ăn, bỏ qua những tệ nạn kia.
Tôi nên quyết định thế nào? Nếu kết hôn và có con với anh, liệu anh có thương vợ con mà từ bỏ thú vui của mình?
Còn nếu tôi bỏ anh để đến với người đàn ông khác, liệu bố mẹ anh có thông cảm cho tôi không? Người đời có trách tôi là kẻ phụ tình không?
Xin hãy tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.
Là đàn ông trong nhà nhưng lương của tôi chỉ bằng 1 nửa vợ. Có lẽ vì thế mà cô ấy khinh thường tôi, gây ra chuyện tày đình.
" alt="Bạn trai ham chơi, nghiện cờ bạc, liệu có thay đổi khi kết hôn?"/>Bạn trai ham chơi, nghiện cờ bạc, liệu có thay đổi khi kết hôn?
- Nhiều người xem bạn diễn trong phim 'Chúng ta của 8 năm sau' đều có chung một quan điểm rằng đáng ra bạn phải xuất hiện sớm hơn?
Tôi từng được đạo diễn Bùi Tiến Huy mời 1 lần nhưng dịp này mới có duyên. Tôi biết ơn điều này coi đó là sự trân trọng mà ít diễn viên có được. Sau khi đọc kịch bản, tôi thích Dương vì có nhiều điểm là tôi và tôi có thể làm Dương thật đặc biệt. Hơn nữa, tôi đến với phim truyền hình cũng chính là phép thử của chính mình. Đây là một phép thử nghiêm túc. Tôi mang bản thân mình đến với công chúng rộng hơn.
- Tại sao bạn phải thử? Vì Hoàng Hà thiếu tự tin hay có điều gì hoang mang?
Gọi là thử vì nó là lần đầu tiên. Lúc này tôi rất vui với sự đón nhận và yêu mến của khán giả với nhân vật Dương. Khán giả muốn được xem Hoàng Hà đóng tiếp. Điều đó là động lực để tôi có thể chọn một dự án nữa của VFC để đến gần hơn với khán giả.
- Ở những tập đầu, truyền thông và khán giả cho rằng Hoàng Hà thoại “thô cứng”, bạn có buồn?
Truyền thông và dư luận có nhiều ý kiến tôi bình tĩnh đọc thôi. Tôi tỉnh táo phân tích cái họ không thích mình hay không thích nhân vật. Có những người quen nề nếp sẽ không thích Dương ở vài tập đầu vì cô ấy khác họ. Người ta không dễ thích những cái không giống mình. Tôi không thể bắt khán giả bình luận những điều mà bản thân tôi lắng nghe. Trước những lời khen tôi tỉnh táo để biết chính xác mình đang làm tốt hay không.
- Phản hồi nào của khán giả về vai Dương trong 'Chúng ta của 8 năm sau' khiến bạn ấn tượng?
Thú thực với phim này tôi muốn xem và nghe về khán giả nói gì về mình. Tất nhiên tôi cũng mong được yêu thích nhưng lại sợ kỳ vọng nhiều thì ngã xuống sẽ đau hơn nên tôi cố gắng bớt kỳ vọng. Tôi đọc được bình luận của người lớn tuổi rằng: “Cháu diễn hay quá, thằng cháu 6 tuổi của cô xem cháu diễn mà khóc kiểu như vừa bị đánh ấy!”. Tôi giống như được mở mang, được biết nhiều người hơn cách khán giả bộc lộ, họ nhắn tin bình luận cho vai diễn của mình.
Tôi không tham nhận phim ồ ạt
- Hoàng Hà có sẵn sàng tâm thế để trở thành một ngôi sao…
Có! Tôi cũng sẵn sàng cho hành trình phía trước, sẵn sàng để đi với bước đường lớn hơn. Trong quan điểm của tôi một người làm bất cứ việc gì nếu như làm tốt chắc chắn sẽ thành công. Và nếu bạn là nghệ sĩ, bạn làm rất tốt việc của bạn chắc chắn khán giả sẽ biết đến bạn.
- Hoàng Hà có phải là người kén chọn với những dự án khó?
Thực ra sự khó dễ nó nằm ở tiêu chuẩn của mỗi người. Tôi sẽ không chọn những dạng vai nhân vật 1 chiều, 1 màu, không có gì để xem. Những nhân vật như vậy không dành cho tôi. Tôi sẽ hứng thú hơn khi được làm những nhân vật nhiều trúc trắc trong tâm lý. Có nhiều dự án đến và tôi đã từ chối.
Tôi không tham nhận phim ồ ạt rồi xuất hiện dày đặc để người ta mới nhớ đến mình. Như vậy có khi còn có tác dụng ngược lại, khán giả phát ngấy hình ảnh của mình mất. Đôi khi cũng không phải tôi khó mà thị trường của chúng ta chưa có nhiều kịch bản hay nên tôi nghĩ rằng mình cần phải biết từ chối.
Mọi người nói tôi khó tính
- Có ai nói bạn khó tính chưa?
Có! Mọi người nói tôi khó tính, bị OCD (Rối loạn ám ảnh cưỡng chế - PV). Biết làm thế nào được. Tôi kỹ tính vì một phần thừa hưởng đức tính từ bố, một phần được truyền cảm hứng rất nhiều từ đạo diễn Leon Lê. Anh ấy rất khó tính và kỹ tính. Tôi nghĩ đó cũng chính là lý do mà phim của anh ấy thành công.
Với phim Chúng ta của 8 năm sau, tôi và team của mình đã phải nghiên cứu rất kỹ từ lúc phân tích về nhân vật. Tôi có stylist để làm hình ảnh cho nhân vật Dương của Chúng ta của 8 năm sau.Không phải VFC làm mà tôi chủ động đề xuất để mình chủ động cho nhân vật. Chúng tôi làm cả powerpoint chỉn chu để mang lên nói chuyện với đạo diễn là cô ấy mặc như thế, lý do vì sao cô ấy đeo cái khăn này, cái đồng hồ này, quần áo màu sắc ra làm sao, vì sao lại thế, cảnh vui, buồn mặc như thế nào…
- Kỹ tính thế, bạn có sợ cộng sự của mình thấy khó chịu?
May mắn là những cộng sự có thể trao đổi với tôi được. Tôi là người thẳng tính. Tôi luôn hỏi họ: “Em nói thế thì anh chị/bạn có hiểu không? Em có đang bị lo lắng quá không?”. Nếu họ nói: “Anh nghĩ là không cần đến mức đấy đâu Hà; Hà ơi em phải thoáng hơn một chút để mình đi qua được tập phim này, đôi khi kỹ quá mình bị dậm chân tại đây" thì tôi học ngược lại từ họ.
Đi làm diễn viên thời gian đầu rất khó khăn
- Trong cuộc sống với gia đình. Hoàng Hà có được liệt vào danh sách “con nhà người ta”?
Cả hai chị em tôi không hẳn là hình mẫu con nhà người ta. Nếu từ cấp 2-3 mà cứ con ngoan trò giỏi đặt đâu ngồi đấy sẽ không có Hoàng Hà bây giờ đâu. Chắc là tôi sẽ đi làm kế toán, hoặc làm công viên chức nhà nước, làm trong bệnh viện vì gia đình tôi làm ngành y.
Tôi học 2 trường đại học với 2 ngành học Quản lý bệnh viện và Ngôn ngữ Hàn Quốc. Hồi cấp 3 tôi rất thích học. Tôi học giỏi, khi đó cũng có vẻ giống “con nhà người ta”. Đi làm diễn viên thời gian đầu rất khó khăn, rất phá cách, nổi loạn nhưng tôi vẫn lăn xả để có thành quả rồi nói chuyện tiếp với bố mẹ.
- Vậy có khi nào bố mẹ ngăn cản bạn theo nghiệp diễn?
Nếu một mực ngăn cản thì chưa bao giờ nhưng cũng không phải là một mực ủng hộ. Khi đi học, tôi biết là mình sẽ đi song song cả việc học và theo đuổi nghệ thuật. Tôi biết tận dụng thời gian và lúc mình học. Còn 1-3 năm đầu tiên chưa có thành tựu gì nhìn thấy được khi đi diễn, thi thoảng tôi đi làm về mọi người hay nói: “Con ơi! Nếu mà con thích công việc này thì cũng chỉ làm công việc này là tay trái thôi nhé!”. Tôi cũng thấy may mắn vì bố mẹ không làm lớn chuyện lên nên tôi cũng thấy đỡ đi được phần nào áp lực.
Năm 2015 khi học năm nhất đại học, sau 1 khóa học diễn xuất ngắn 3 tháng tôi có thi đỗ thủ khoa diễn viên của một trường nghệ thuật. Khi đó tôi có suy nghĩ có nên nghỉ ở trường Đại học Thăng Long để chuyển sang học diễn xuất không. Nhưng tôi nghĩ nếu mình nghỉ học thì gia đình sẽ dậy sóng.
- Có lần nào bạn khiến gia đình buồn lòng?
Bố mẹ từng có phần hụt hẫng khi năm ngoái 2022 tôi chuyển vào Sài Gòn sống. Sau Em và Trịnh, có nhiều dự án và cơ hội ở Sài Gòn nên tôi đã quyết định ở lại mảnh đất này. Tôi quyết định trong một dịp mua vé vào Sài Gòn công tác nhưng không book vé về nữa. Bố mẹ chưa kịp chuẩn bị tinh thần đó, nên rất sốc.
- Bạn có bao giờ phải đối diện với những cám dỗ từ nghệ thuật?
Tôi thấy may mắn vì chưa bao giờ phải đối diện với điều đó một cách trực tiếp. Tôi không phải người thuộc vào thế giới của những người “ăn chơi” như thế. Cơ bản tôi không muốn những thứ đó ảnh hưởng đến giá trị cốt lõi của mình khi làm nghệ thuật, đó là việc diễn xuất.
- Ngoại hình thấp bé Hoàng Hà có phải yếu điểm, hạn chế cho những vai đàn bà, sexy?
Tôi nghĩ có hạn chế không nó sẽ nằm ở tư duy của từng người. Nếu đạo diễn cảm thấy điều đó không phải hạn chế thì nó sẽ không là hạn chế. Và ngược lại, nếu đạo diễn cảm thấy hạn chế thì họ sẽ không chọn tôi. Nó nằm ở sự tự tin ở tôi hoặc đạo diễn.
Một người tôi làm việc gần đây là Phương Vũ Antiantiart và Lâm Đạo Đạo trong MV Call Me của Wren Evans. Hai bạn ấy muốn tôi làm vai diễn của MV để phá vỡ hình tượng nàng thơ của Hoàng Hà. Họ có niềm tin vì tôi là diễn viên chứ không phải người mẫu hay một người chỉ có gương mặt đẹp đi diễn. Khi thấy tôi đóng các cảnh trong MV họ rất khoái chí bởi vì “em không là nàng thơ nữa rồi”. Tôi rất thích những đạo diễn như vậy, họ phá phách sáng tạo và rủ mình. Tôi nghĩ ở quan điểm và sự tự tin, không nên giới hạn bản thân lại.
Tôi không yêu nhiều
- Chuyện tình cảm của Hoàng Hà thì sao?
Tôi không yêu nhiều. Không hẳn là bí mật nhưng tôi thuộc tuýp rất gìn giữ chuyện cá nhân. Với những người thích khoe đang yêu một cô diễn viên như thế này thì người đó không dành cho tôi vì không hợp.
- Khi yêu Hoàng Hà sẽ thế nào?
Tôi rất trân trọng! Tôi chỉ thấy là trong mắt tôi họ rất đẹp nhưng khán giả thì 9 người 10 ý, họ có thể nhận xét về người bên cạnh tôi đủ kiểu. Tôi nghĩ rằng người bên cạnh mình họ không đáng để nghe những điều đó. Chuyện của 2 người chỉ là của hai người là được, cả hai trân trọng nhau là đủ rồi.
- Nói vậy là bạn đang yêu?
Tôi cũng đang tìm hiểu. Tôi chỉ dám nói đến thời điểm này tôi chỉ có 1 người yêu cũ.
- Vậy bạn là một người yêu rất bền nhỉ?
Không! Người yêu cũ của tôi yêu cũng chỉ kéo dài 1 năm rưỡi thôi.
Hoàng Hà 'Chúng ta của 8 năm sau': Ngoài đời tôi không mê trai như trên phimDiễn viên Hoàng Hà tiết lộ cô có điểm chung với vai Dương mình đóng trong 'Chúng ta của 8 năm sau' nhưng không mê trai như nhân vật này." alt="Hoàng Hà 'Chúng ta của 8 năm sau': Tôi chỉ có 1 người yêu cũ"/>Hoàng Hà 'Chúng ta của 8 năm sau': Tôi chỉ có 1 người yêu cũ
Ngày 17/6/2010, trên tổng diện tích 6.500m2, Trường THCS Cầu Giấy được khai sinh, gắn biển chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Lúc đầu, trường chỉ có 36 cán bộ giáo viên và hơn 300 học sinh.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tham dự lễ kỷ niệm |
Theo bà Lê Kim Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Cầu Giấy, 10 năm chưa hẳn là khoảng thời gian dài nhưng đủ để định vị hình ảnh một ngôi trường.
Đó là câu chuyện của những con người mạnh dạn đổi thay, tiên phong mở đường, mở ra một hướng đi mới cho giáo dục khi đột phá xây dựng trường học đầu tiên của thành phố theo mô hình chất lượng cao.
Những tiết mục văn nghệ do các giáo viên Trường THCS Cầu Giấy thực hiện. |
Vượt qua khó khăn và thách thức, 10 năm liền trường nằm trong top đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi vào lớp 10 THPT của Hà Nội, hàng năm từ 70% đến hơn 80% học sinh của trường đỗ vào các trường THPT chuyên, giành nhiều huy chương, giải thưởng từ các cuộc thi trong và ngoài nước.
Năm học 2019-2020, học sinh của trường đã bứt phá với kết quả 79,8% thi đỗ vào các trường chuyên và dẫn đầu TP Hà Nội. Năm học vừa qua, trường cũng nhận được Cờ thi đua xuất sắc của UBND TP Hà Nội và đạt kiểm định chất lượng cấp độ 2, Chuẩn quốc gia giai đoạn 2.
Tại buổi lễ, bà Kim Anh cũng bày tỏ mong muốn dưới mái trường THCS Cầu Giấy các học sinh sẽ được tiếp lửa để tiềm năng được khơi nguồn và tỏa sáng, là những thế hệ nối tiếp vẻ vang, có trí tuệ và khát vọng.
Bà Lê Kim Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Cầu Giấy hiện nay. |
Lãnh đạo quận Cầu Giấy chúc mừng 10 năm thành lập Trường THCS Cầu Giấy. |
Lãnh đạo Trường THCS Cầu Giấy đón nhận Cờ thi đua đơn vị xuất sắc do UBND Thành phố Hà Nội trao tặng. |
Thanh Hùng
Ngày 15/11, đông đảo các thế hệ học sinh của Trường THPT Yên Hòa (quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) đã cùng trở về hội ngộ trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường.
" alt="Trường THCS Cầu Giấy kỷ niệm 10 năm thành lập"/>