Công nghệ

Bàn về ‘Ô tô 5 chỗ sắp đại hạ giá’

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-04-03 10:44:56 我要评论(0)

-Bài Ô tô 5 chỗ sắp đại hạ giá thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Nhiều bạn đã gửi ý kiến phảđội tuyển bóng đá quốc gia gruziađội tuyển bóng đá quốc gia gruzia、、

-Bài Ô tô 5 chỗ sắp đại hạ giá thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. Nhiều bạn đã gửi ý kiến phản hồi về Báo VietNamNet.

TIN BÀI KHÁC:

Nhà 1 tỷ,ànvềÔtôchỗsắpđạihạgiáđội tuyển bóng đá quốc gia gruzia giá mỗi m2 vẫn cao?
Ô nhiễm nặng ở Yên Phong, Bắc Ninh
Một bãi rác ba thôn chịu khổ
Đòi quan hệ với người yêu cũ dù mới lấy vợ
Đang "tâm sự" trong nhà nghỉ, bất ngờ gặp công an...

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Được xây dựng theo lối kiến trúc Phục Hưng Italia, với các chùm đèn lấp lánh treo từ trần nhà cao chót vót, những bức tranh tường lộng lẫy, đó là một trong những quán cafe lâu đời nhất ở Budapest, với tuổi đời lên đến 125 năm.

Nơi này trông giống một cung điện xa hoa hơn là một nơi để mua nhanh một tách cafe và một miếng bánh ngọt. Dòng người xếp hàng kéo dài xuống dọc đại lộ Erzsebet, một trong những đại lộ chính của thủ đô Budapest, khi quán cafe này chào đón khoảng 2.000 khách mỗi ngày.

{keywords}
 Bên ngoài quán cafe New York 

Một khi bạn đã được xếp ngồi vào bàn, bạn sẽ dành phần lớn thời gian nhìn lên trên, chiêm ngưỡng các cột đá cẩm thạch và các bức tượng thiên sứ bằng vữa trát, và dĩ nhiên là chụp ảnh nữa.

“Bàn xoay vòng khá nhanh”, ông Gabor Foldes, giám đốc PR và marketing của khách sạn New York Palace, quần thể dịch vụ nơi quán cafe nằm bên trong, nói với CNN. “Mọi người thường đến đây, chụp ảnh rồi đi”.

Thực đơn hầu hết bao gồm các món tráng miệng truyền thống của Hungary, với khoảng 16 loại bánh. Nhưng tất nhiên, khách hàng không đến đây vì đồ ăn, mà là vì khung cảnh lộng lẫy trong quán cafe này.

{keywords}
Biển hiệu của quán cafe

Mục tiêu của các ông chủ của quán cafe này là tạo ra “quán cafe đẹp nhất thế giới”, và họ đã làm tất cả mọi thứ để đạt được điều đó.

“Đây không chỉ là một nơi cho người giàu”, nhà phê bình ẩm thực người Hungary Andras Jokuti nói. “Đây từng là một điểm hẹn cho các nghệ sĩ nghèo”. “Họ đến đây với hi vọng rằng sẽ có một vài người giàu có tốt bụng có thể cho họ một bữa ăn. Ví dụ, một bài thơ hay cho vợ họ, hay bất cứ dịch vụ nào khác, hay chỉ là soạn giúp họ một bức thư”.

Từ đó, nơi đây đã sản sinh ra một phong trào văn học có tên là “Nyugat”, lấy tên từ một tờ tạp chí xuất bản thơ và văn xuôi của các nhà văn Hungary.

“Với chúng tôi, đây không chỉ là một quán cafe, đây là nơi khởi điểm của văn học hiện đại Hungary”, ông Foldes nói. “Tất cả các nhà văn và nhà thơ nổi tiếng đều đã đến đây. Nơi đây từng ngập tràn các tác giả. Chúng tôi rất tự hào về điều đó”.

Những hình ảnh bên trong quán cafe New York ở Budapest, Hungary:

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 

 

{keywords}
 
{keywords}
 

 

{keywords}
 
{keywords}
 

Anh Thư

" alt="Bên trong quán cafe đẹp nhất thế giới" width="90" height="59"/>

Bên trong quán cafe đẹp nhất thế giới

Tôi đã từng nghĩ ngoan là món quà lớn nhất để đền đáp công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ. Nhưng giờ ngồi nghĩ lại, tôi tiếc tôi không sớm cãi bố!

Tôi ngày xưa thường được khen là ngoan, và bố tôi thường được công nhận là dạy con ngoan!

{keywords}
Ảnh Đinh Quang Tuấn

Tôi đã từng nghĩ ngoan là món quà lớn nhất để đền đáp công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của bố mẹ. Nhưng giờ ngồi nghĩ lại, tôi tiếc tôi không sớm cãi bố!

Bố tôi yêu tôi nhất trên đời! Hồi nhỏ tôi như một cái đuôi của bố. 3, 4 tuổi, khi đi công tác cùng bố, tôi nhớ bố luôn nấu riêng hai nồi cơm – một nồi bé tí tẹo như cái nắm tay dành cho tôi, nồi kia dành cho bố. Nồi của tôi là cơm, nồi của bố toàn mỳ và bo bo.

Nếu tôi cần ghép thận, chắc chắn bố tôi sẽ là người cho tôi thận. Nếu tôi cần ghép gan, tôi biết bố chả bao giờ tiếc cắt gan cho tôi.

Nhưng nếu tôi cãi, thì không được!

Bất cứ một lỗi sai nào, từ để đôi dép lệch khỏi vị trí, phơi chiếc khăn mà 4 góc không trùng nhau, hay làm sai một bài tập nhỏ, bố sẽ hoặc mắng tới 2h đồng hồ, hoặc là “no đòn”.

Tôi sợ chết khiếp tiếng “e hèm” cân não đó. Đến tận bây giờ, khi tôi 40 tuổi và bố 80, mỗi khi về quê nghe bố “e hèm” tôi vẫn giật thót.

Tôi yêu bố nhất trên đời, nhưng cũng sợ bố nhất trên đời. 18 tuổi đi học đại học, khi cả phòng tụi nó khóc lóc như mưa vì nhớ nhà, thì tôi như con chim được tung cánh. Tốt nghiệp ĐH, tôi đi tuốt một mạch, không về quê làm việc.

Rồi khi yêu cũng thế, tôi chọn ngay một người gần như ngược lại với bố. Bố tôi nghiêm khắc, nhiều luật lệ, luôn hy sinh, còn tôi toàn bị hút bởi những người tự do, ko kỷ luật và ích kỷ. Bố tôi càng cấm, tôi càng lao vào.

Giá mà tôi biết cãi bố sớm hơn, để tôi được nói tiếng nói của mình, chọn thực đơn cho mình, được là chính mình, để tôi biết cân bằng.

Giờ tôi mới biết, khi không cãi bố câu nào, cũng có nghĩa là tôi đã tước đi của bố nhiều cơ hội. Cơ hội điều chỉnh mình, cơ hội làm cho con gái món nó thực sự thích, cơ hội ma sát, vận động, để tìm ra cách tốt hơn. Tôi mà cãi, bố sẽ có một cái phanh xe (thắng xe), để bố vừa chạy vừa cảm nhận và điều chỉnh. Đẻ một đứa con 40 năm không cãi, như chạy một cái xe 40 năm không có phanh, không có thắng, nguy hiểm lắm.

Rồi nữa, hình như sau khi rèn tôi thành công bằng sự nghiêm khắc khủng khiếp, bố đem áp dụng cái rẹt với thằng em trai kém tôi 3 tuổi. Và nó cầm tinh con ngựa, phản kháng tung hê hết, nó bùng nổ và công phá dữ dội .

{keywords}
Ảnh Đinh Quang Tuấn

Giá mà tôi biết cãi ngay từ ngày nhỏ, có lẽ em tôi không bị áp đặt như thế, và bố tôi không đau đớn như thế.

Ngày xưa, tôi đã từng nghĩ tới chuyện tự tử. Tôi đã từng chuẩn bị tươm tất, khi thì dây thừng khi thì dầu hỏa, nhưng rồi số trời cho tôi sống, lần nào cũng có bạn tới đúng lúc để rủ đi học hoặc đi làm gì đó. Nghĩ lại, chỉ cần chậm một chút thôi, chệch một lát thôi…

Nhớ hồi Xu mới biết đọc, nàng đọc trộm mấy quyển sách nuôi dạy con tôi có, rồi hồn nhiên bô bô: “Con muốn mẹ dạy con như trong sách này. Đây này, cái chỗ Con cái cần cha mẹ lắng nghe này. Rồi Con cái cần được mẹ khen là con đã rất cố gắng này". Nàng giở từng trang: "Cái việc Mẹ an ủi, cưng chiều ôm con vào lòng này là mẹ làm tốt rồi nè. Còn cái này, khi hai chị em cãi nhau mẹ nên bình tĩnh lắng nghe con, thì mẹ chưa làm được. Con muốn mẹ làm đúng như trong sách thế này nè...".

Tôi trố mắt nhìn Xu, bỗng nhận ra Xu sướng hơn mình ngày xưa, và tôi thì sướng hơn bố.

Nó dám đặt hàng mẹ kiểu đối xử mà nó thích. Tôi cũng bớt đau đầu suy tính và mò mẫm chọn lựa.

Đừng nói "Cá không ăn muối cá ươn, con không nghe ba mẹ trăm đường con hư".

Đừng mong con ngoan, đừng mong con dễ dạy, các mẹ ạ!

Con ngoan, sẽ có khi quên cả hạnh phúc. Ví như hôm rồi có một người bạn hỏi tôi thích ăn gì. Tôi ngồi ngẩn ra một lúc, không biết. Tôi là người đi chợ và nấu ăn mỗi ngày, nhưng ngày nhỏ tôi ăn theo khẩu vị của bố, lớn lên ăn theo khẩu vị của chồng, và có con ăn theo khẩu vị của con.

Con dễ dạy, chỉ biết nghe lời hoặc nín nhịn khuất phục. Có thể, ra đời rời vòng tay bố mẹ, con vô thức tìm một quyền lực khác để sống tiếp đời nô lệ.

Hôm nói chuyện về so sánh phụ huynh Việt và Pháp với TS Nguyễn Khánh Trung, thấy rõ rằng khi phần lớn phụ huynh Việt mong muốn con ngoan, biết nghe lời, kính trên nhường dưới, thì phụ huynh Pháp mong muốn con tự lập, tự chủ và biết tôn trọng người khác.

Vì mong muốn khác nhau, nên là cách giáo dục cũng khác nhau, và rồi kết quả khác nhau là tất lẽ dĩ ngẫu.

Nhưng mà kỳ cục, khi con lớn, ba mẹ Việt lại than tại sao con không tự lập, không mạnh mẽ và có chính kiến như thanh niên phương Tây! Các ông chồng vẫn phải về nghe lời bà nội, biểu quyết trong công ty vẫn thường 100% đồng ý…

Tại sao nhà mình mãi nghèo, tại sao đất nước cứ hoài “đang phát triển”?

Có phải đó là hệ quả của con ngoan?

Thu Hà (Mẹ Xu Sim)

" alt="“Đừng muốn con ngoan, đừng mong con dễ dạy, các mẹ ạ!”" width="90" height="59"/>

“Đừng muốn con ngoan, đừng mong con dễ dạy, các mẹ ạ!”