当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo Club Leon vs Cruz Azul, 10h00 ngày 22/2: Cruz Azul nối dài mạch thắng 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Bremen vs Hoffenheim, 21h30 ngày 16/2: Chủ nhà tụt dốc
Tất cả điều này diễn ra trong một thị trường đang hướng tới sản xuất năng lượng xanh với tốc độ phát triển rất nhanh. Một thị trường cũng đang bị thách thức bởi nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, cơ sở hạ tầng cũ kỹ và áp lực từ các cơ quan quản lý và khách hàng trong việc giảm chi phí, cải thiện dịch vụ, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn có giá trị và giảm lượng khí thải carbon.
Sự thay đổi này đòi hỏi sự cân bằng ngày càng tốt hơn giữa các tài sản tập trung và phi tập trung, vì vậy chúng có thể được kết hợp để tạo ra các hệ thống điện ảo trong tương lai. Đó là lý do tại sao ngành năng lượng cần nắm bắt các công nghệ mới, bao gồm Internet vạn vật (IoT) và blockchain để đáp ứng nhu cầu hiện tại và sẵn sàng cho tương lai.
IoT trong lĩnh vực năng lượng
Số liệu từ Công ty tư vấn và nghiên cứu toàn cầu Gartner ước tính rằng có hơn 1,1 tỷ thiết bị IoT được sử dụng trong mạng lưới điện trên toàn thế giới và con số này đang tăng lên nhanh chóng, được thúc đẩy bởi nhu cầu về các nguồn năng lượng tái tạo và bền vững, các hoạt động mạng được cải thiện và dịch vụ khách hàng khác biệt. Nhiều hộ gia đình trên khắp thế giới hiện có máy bơm nhiệt, pin mặt trời và tua bin gió. Đây đều là những yếu tố đóng góp lớn vào sự kết hợp các nguồn năng lượng với các giải pháp lưu trữ năng lượng mới, qua đó có cơ hội để tạo ra, lưu trữ và thậm chí bán năng lượng giữa các hộ gia đình và lưới điện.
Sự thay đổi này mang lại lợi ích to lớn cho môi trường và đang giúp các hệ thống năng lượng khử cacbon trở nên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khi các tài sản phi tập trung này trở thành những phần không thể thiếu của lưới điện, nhu cầu xác định, giám sát và kiểm soát chúng cũng trở nên cần thiết. Điều này rất quan trọng để đảm bảo lưới điện ổn định và người vận hành cũng như người sử dụng có thể sử dụng hiệu quả nhất công suất điện năng đã tạo ra.
Lưới điện là những cỗ máy siêu hiệu quả nhằm đạt đến trạng thái cân bằng ổn định. Sự mất cân bằng có thể gây ra những tác động nghiêm trọng trong việc lãng phí hoặc mất điện. Do đó, các giải pháp mới áp dụng vào lưới điện phải trở thành một phần không thể thiếu của trạng thái cân bằng mong manh này và cách tốt nhất để đảm bảo điều này diễn ra liền mạch là xác định và kết nối chúng bằng IoT. Vì IoT có thể làm cho dữ liệu về trạng thái của chúng luôn hiển thị trên toàn bộ hệ sinh thái năng lượng một cách an toàn.
Thêm blockchain để tăng cường bảo mật
Cách tốt nhất để đảm bảo cho tất cả các thiết bị mới có thể kết nối với lưới điện là sử dụng IoT. Tuy nhiên, một vấn đề cần quan tâm là làm sao để IoT được sử dụng an toàn và tin cậy trong hệ thống điện.
Khi số lượng các thiết bị phi tập trung này ngày càng tăng, thì nhu cầu chúng phải luôn được kết nối. Bằng cách sử dụng kết nối IoT, các thiết bị này có thể dễ dàng kết nối với mạng di động và sử dụng thẻ SIM của mạng di động, điều này cho phép mỗi thiết bị có thể được nhận dạng an toàn. Điều này cung cấp sự tin tưởng cần thiết cho các nhà khai thác năng lượng để có thể nhận ra, đánh giá và dựa vào các tài sản này trong lưới điện của họ.
Công nghệ blockchain lấy thẻ SIM làm trung tâm (SCB) cung cấp một cách hiệu quả để giúp sắp xếp và điều phối thế giới năng lượng phi tập trung ngày càng phức tạp. Khi SCB kết hợp với IoT, blockchain sẽ trở thành công cụ hỗ trợ đáng tin cậy để cho phép nhận dạng mọi thiết bị, đơn giản hóa việc tích hợp an toàn các tài sản năng lượng phi tập trung trong mạng lưới.
Sức mạnh tổng hợp khi kết hợp blockchain và IoT với nhau sẽ tạo ra một cơ chế thích ứng và an toàn cho việc kết nối hàng triệu thiết bị trong lưới điện một cách đơn giản.
Phan Văn Hòa (theo Information-age)
Internet vạn vật (IoT) đang ngày càng trở nên phổ biến trong mạng lưới của các tổ chức, doanh nghiệp. Vì vậy, việc quản trị IoT nhằm tuân thủ quy định và đảm bảo tính bảo mật là những thách thức lớn đặt ra cho các doanh nghiệp.
" alt="IoT, blockchain sẽ quyết định tương lai của ngành năng lượng"/>IoT, blockchain sẽ quyết định tương lai của ngành năng lượng
Cơ quan điều tra, Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can đối với Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") về tội đưa hối lộ.
" alt="Giám đốc Công ty Hà Nội Solar Technology bị khởi tố về tội buôn lậu"/>Giám đốc Công ty Hà Nội Solar Technology bị khởi tố về tội buôn lậu
Nam tài xế đã điều khiển chiếc Maruti Alto K10 cố gắng cho xe đi sát vào bên trái đường để giảm tối đa lực nặng lên trên những tấm ván. Chiếc xe cuối cùng cũng thoát khỏi đoạn sạt lở một cách an toàn.
Theo Cartoq
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Đường núi bị sạt lở, người dân 'bắc cầu' giúp tài xế ô tô lái xe đi qua
Nhận định, soi kèo Al Shorta vs Al Ain, 23h00 ngày 17/2: Chiến thắng danh dự
Đánh giá về thị trường BĐS năm 2020, Bộ Xây dựng cho biết giá nhà ở riêng lẻ, đất nền vẫn có xu hướng tăng hơn so với năm 2019. Tuy nhiên biên độ tăng giá rất khác nhau giữa các địa phương cũng như tại từng khu vực cụ thể của mỗi địa phương.
"Nếu tính theo mức giá bình quân trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố hoặc cấp huyện thì mức độ tăng giá nhà ở riêng lẻ, đất nền tại các địa phương chỉ khoảng 3-5%. Tuy nhiên, theo ghi nhận của các đơn vị nghiên cứu thị trường tại một số địa phương có hiện tượng tăng giá cục bộ tại một số dự án, khu vực với mức tăng mạnh", báo cáo của Bộ Xây dựng nêu.
![]() |
Tại Hà Nội, thời gian qua, một loạt dự án ở phía Tây bất động suốt 10 năm qua như dự án Hà Đô Charm Villas (An Thượng, Hoài Đức), An Lac Symphony (Vân Canh, Hoài Đức)… gần đây được mở bán trở lại, giá cao gấp 2-3 lần mức giao dịch trên thị trường thứ cấp cũng như những đợt mở bán trước đây |
Cụ thể, tại Hà Nội, theo ghi nhận của các đơn vị nghiên cứu thị trường thì một số khu vực đất đai người dân quản lý trong làng xã các vùng Sơn Tây, Hòa Lạc, Thạch Thất, Hoài Đức có mức giá 25 – 30 triệu/m2 tăng 50% so với năm 2019; các vùng như Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên cũng tăng khoảng 20 – 30% so với năm 2019.
Còn tại TP.HCM, theo Bộ Xây dựng, kể từ sau thông tin TP.HCM sẽ sáp nhập quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức thành một thành phố mới, giá nhà đất ở các quận này liên tục tăng nhiều đợt. Ghi nhận trên tuyến đường Nguyễn Xiển, Nguyễn Phước Thiện, Hoàng Hữu Nam, Nguyễn Văn Tăng…, quận 9, vị trí đất mặt đường đã lên tới 100 triệu đồng/m2; tại phường Trường Thọ Quận Thủ Đức, giá đất trước đây chỉ khoảng 40 - 50 triệu đồng/m2 đã tăng lên tới 70 - 90 triệu đồng/m2, tăng khoảng 40% so với năm 2019.
Tại Đồng Nai, với lợi thế tiếp giáp khu Đông TP.HCM và việc đầu tư xây dựng sân bay Long Thành, giá đất bình quân năm 2019 khoảng 12-14 triệu đồng/m2 thì nay đã tăng lên khoảng 22 triệu đồng; đất tại thị trấn Long Thành có nơi đã tăng đến 100 triệu đồng/m2.
Tại Cần Thơ, các dự án gần trung tâm thành phố, gần đường lớn có mức giá bình quân từ 40 – 60 triệu đồng/m2; dự án nằm trong lớp trong, tiếp giáp đường nhỏ có mức giá từ 20-30 triệu đồng/m2; mức giá này tăng khoảng 7% so với năm 2019.
Giao dịch chủ yếu giữa các nhà đầu cơ
Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Xây dựng cũng chỉ ra rằng, qua ghi nhận, đánh giá của các đơn vị nghiên cứu thị trường thì việc tăng giá mạnh và cục bộ tại một số khu vực thì giao dịch chủ yếu diễn ra giữa các nhà đầu cơ.
![]() |
Việc tăng giá mạnh và cục bộ tại một số khu vực giao dịch chủ yếu diễn ra giữa các nhà đầu cơ, có hiện tượng giới đầu cơ BĐS lợi dụng các yếu tố như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị...để "thổi giá" nhằm thu lợi bất chính |
“Cùng với sự tăng giá do có sự đầu tư phát triển hạ tầng tại một số đô thị, dự án cụ thể thì cũng có một số hiện tượng giới đầu cơ bất động sản lợi dụng các yếu tố như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị...để "thổi giá" nhằm thu lợi bất chính” – Bộ Xây dựng đánh giá.
Theo các chuyên gia, việc thổi giá BĐS chỉ làm lợi cho những nhóm cơ hội còn người có nhu cầu thực bị thua thiệt khi giá đất bị đẩy lên cao hơn giá trị thực.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng đối với các dự án vùng ven ghi nhận mức tăng từ 40% trở lên trong thời gian ngắn thì không có căn cứ, bởi cơ sở hạ tầng chưa có nhiều chuyển biển trong khi giá đất tăng phải đi kèm với phát triển hạ tầng xung quanh.
Nêu mục tiêu cụ thể giai đoạn 5 năm tới cũng như năm 2021, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, nhà nước sẽ chủ động kiểm soát, điều tiết và định hướng sự phát triển ổn định thị trường bất động sản, khắc phục tình trạng thị trường ngầm, phát triển tự phát và đầu cơ bất động sản.
Bộ cũng sẽ tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu, hoàn thiện Hệ thống thông tin quản lý nhà ở và thị trường BĐS đảm bảo kết nối và liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Xây dựng cơ chế minh bạch đánh giá giá trị đất đai, BĐS. Tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia thị trường BĐS theo cơ chế thị thị trường. Quản lý các dự án đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và có kế hoạch, chủ động kiểm soát, điều tiết đảm bảo thị trường BĐS phát triển ổn định, công khai, minh bạch.
Trong khi đó, đánh giá từ góc độ pháp luật, luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch Công ty TAT Law firm, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, tất cả những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm tới lợi ích công cộng đều là những hành vi có thể đưa vào chế tài hình sự để xử lý, do vậy, cần phải xây dựng những tội danh mới trong Bộ luật Hình sự. Theo vị luật sư này, những hành vi thổi giá lên cao thu lợi hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng rõ ràng là hành vi xâm phạm nghiêm trọng tới quá trình quản lý thị trường BĐS, xâm phạm tới lợi ích của người dân.
Hồng Khanh
Một số dự án đắp chiếu cả thập kỷ bất ngờ nổi lên với giá tăng gấp 2 -3 lần khiến thị trường quanh khu vực thiết lập mặt bằng giá mới, có dự án ăn theo trên thị trường thứ cấp cũng tăng vài tỷ đồng mỗi biệt thự.
" alt="Loạt điểm nóng đất nền đầu cơ ôm hàng đẩy giá chóng mặt"/>Sáng ngày 25/4, trong lúc đang xây nhà cho người dân, do sơ ý, anh Dũng bị dòng điện cao thế phóng điện giật hút cháy và rơi xuống đất. Anh được mọi người chuyển gấp ra Viện Bỏng Quốc gia cấp cứu với tỷ lệ bỏng nặng độ 5, hôn mê sâu, bác sĩ tiên lượng rất nguy kịch.
![]() |
Anh Dũng đang trong tình trạng vô cùng ngặt nghèo |
Gặp chúng tôi ngoài hành lang bệnh viện, hai tay chị Duyên không ngừng run rẩy, mắt đỏ hoe, cổ họng nghẹn đắng. Chị cho biết, anh Dũng vốn là thợ xây tự do, hàng ngày đi làm khắp nơi để kiếm tiền. Những lúc không có người thuê, anh lại ở nhà phụ chị chăm sóc các con.
Bản thân chị Duyên làm công nhân may cho công ty gần nhà, thu nhập của 2 vợ chồng có tháng may mắn cũng chỉ đủ sinh hoạt gia đình và nuôi 3 con nhỏ. Con gái đầu của anh chị đang học lớp 2, cháu kế vừa vào lớp 1 còn bé út mới được 16 tháng tuổi.
Từ lúc chồng phải nhập viện cấp cứu, chị Duyên ở nhà hỏi khắp nơi để vay mượn, gom góp được chút nào lại cầm đi đóng viện phí cho chồng. Chi phí từ ngày vào viện đến nay đã lên tới gần 200 triệu đồng. Số tiền đó là cả một gia tài với gia đình nghèo này, nhưng vẫn chưa thấm tháp là bao so với chặng đường chạy chữa đầy gian nan trước mắt.
![]() |
Chi phí điều trị quá lớn khiến gia đình anh không còn đủ sức lo liệu |
Được biết, anh Dũng không có bảo hiểm y tế, mọi chi phí gia đình phải tự lo liệu. Mỗi ngày cần nộp viện phí hơn 20 triệu đồng để xử lý phần bỏng. Những lần truyền máu, gia đình phải đóng 30 triệu đồng, đến nay mới truyền được 3 đợt. Chị Duyên xoay sở đủ cách được 200 triệu đồng nhưng cũng cạn sạch, bây giờ không thể vay mượn ai được nữa.
Không kìm nén được cảm xúc, chị Duyên bật khóc: "Sáng nay bác sỹ đã gặp gia đình và xác định phải chuẩn bị tâm lý, vì tiên lượng sức khỏe của anh Dũng rất xấu. Em xác định “còn nước còn tát”, dẫu có phải nợ nần bao nhiêu cũng phải vay mượn để cứu chồng. Mà cứu được thì bác sĩ bảo còn phải điều trị lâu dài, tốn kém lắm. Nhưng không cứu được thì mẹ con em biết sống sao đây"?
![]() |
Chị Duyên bật khóc trước khả năng xấu nhất có thể xảy đến với chồng |
Nhìn người vợ cứ nấc nghẹn từng hồi, mọi người xung quanh ai nấy đều lặng đi. Các con thơ ở nhà vẫn chờ mong bố trở về, mang theo những đồng tiền lấm lem vôi vữa. Tương lai cũng chúng sẽ ra sao nếu như không còn bàn tay che chở của người cha? Nhưng không còn lo được tiền điều trị, anh Dũng rất có thể sẽ bỏ chúng mà ra đi mãi mãi..
Ông Hoàng Văn Toan, phó tổ trưởng, tổ dân phố 1, phường Phú Lãm, quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết: “Trước tình cảnh khó khăn của gia đình anh Dũng, ở địa phương chúng tôi cũng đã đến hỏi thăm và kêu gọi giúp đỡ gia đình. Tuy nhiên so với số tiền để cứu chữa cho anh Dũng thì chắc không thể nào đủ. Rất mong thông qua Báo VietNamNet, những bạn đọc, nhà hảo tâm gần xa rộng vòng tay ủng hộ để góp phần dành lại sự sống cho anh".
Phạm Bắc
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Duyên, số nhà 8, ngõ 20 , tổ dân phố 1, phường Phú Lãm, quận Hà Đông, Hà Nội. SĐT 0399324382 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.098 (anh Nguyễn Văn Dũng) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436
|
Cậu bé cứ hồn nhiên cười mà không hề hay biết, rất có thể mình sẽ không bao giờ được nhìn thấy ánh sáng nữa. Không những vậy, tính mạng em còn đang bị đe dọa...
" alt="Bị bỏng điện cao thế, người đàn ông trụ cột rơi vào nguy kịch"/>Bị bỏng điện cao thế, người đàn ông trụ cột rơi vào nguy kịch
Mới đây, Sở Nội vụ TP.HCM có tờ trình UBND Thành phố về công tác chuẩn bị xây dựng Đề án chuyển đổi một số huyện thành quận hoặc thành phố giai đoạn 2021 – 2030.
Theo Sở Nội vụ, các huyện Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn và Nhà Bè chủ yếu nằm ở cửa ngõ của TP.HCM để kết nối với các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ. Những năm qua, tốc độ đô thị hoá ở các địa phương này diễn ra nhanh, lối sống đô thị hình thành rõ nét và không khác biệt nhiều so với các quận nội thành.
Trên cơ sở đó, Sở Nội vụ đề xuất chuyển huyện Hóc Môn, Bình Chánh và Nhà Bè thành quận hoặc thành phố thuộc TP.HCM giai đoạn 2021 – 2025. Tương tự, huyện Củ Chi và Cần Giờ sẽ thực hiện trong giai đoạn 2025 – 2030.
Tuy Đề án chuyển đổi 5 huyện ngoại thành TP.HCM lên quận mới chỉ là bước chuẩn bị, thế nhưng thông tin này ngay lập tức tác động đến giá nhà đất tại các địa phương.
Giá đất tại huyện Cần Giờ tăng sau thông tin sắp lên quận. |
Trong vai người mua đất ở huyện Cần Giờ, PV VietNamNetđược “cò đất” tên T. giới thiệu cho khu đất 1.000m2 tại đường Duyên Hải, xã Long Hoà.
Theo ông T, xã Long Hoà là một trong những nơi giá đất “sốt” nhất huyện vì cận kề dự án lấn biển của một tập đoàn lớn. Chỉ lô đất rộng 1.000m2 với 20m chiều ngang mặt tiền đường nhỏ, “cò đất” này ra giá 12 tỷ đồng.
“Đây là giá rẻ rồi, anh mua chắc chắn có lời. Dự án lấn biển đang san lấp, rồi Cần Giờ chuẩn bị lên quận, sau này giá đất chắc chắn sẽ còn tăng nữa. Ngày nào cũng có nhà đầu tư đổ về xem đất”, ông T. nói.
Tuy nhiên, khi hỏi về pháp lý khu đất, ông này cho biết 1.000m2 này nằm trong sổ chung gần 10.000m2 và mục đích sử dụng là đất trồng cây lâu năm.
![]() |
Thửa đất nuôi trồng thuỷ sản ở xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ đang được rao bán giá 28 tỷ đồng. |
Tương tự, tình trạng rao bán đất dọc tuyến đường An Thới Hoà, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ cũng sôi động không kém. Tấp vào quán cà phê bên đường, chúng tôi bắt gặp một nhóm “cò đất” địa phương đang bàn luận sôi nổi về đề tài huyện Cần Giờ sắp lên quận.
Khi biết chúng tôi đang tìm mua đất, bà L. lập tức mời chào lô đất hơn 18.000m2 mặt tiền đường bê tông rộng 5m với giá 28 tỷ đồng. Theo bà L, lô đất này có chiều ngang 300m nên nếu mua để phân lô hoặc xây nhà vườn đều thích hợp.
“Đất ở khu vực này không có giá chung, lô nào chiều ngang mặt đường càng lớn thì có giá càng cao vì dễ dàng phân thành nhiều lô nhỏ. Nếu mua bây giờ thì chỉ cần thanh toán 70%, phần còn lại khi nào nhận sổ sẽ trả hết”, bà L. tư vấn.
Nhưng khi tìm hiểu về pháp lý khu đất bà L. vừa chào bán, chúng tôi được biết đây là đất nuôi trồng thuỷ sản và một phần khu đất nằm trong chỉ giới rạch.
Loạn giá
So với Cần Giờ, các huyện còn lại như Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh hay Nhà Bè, câu chuyện giá đất tăng sau mỗi đợt thông tin những địa phương này sẽ lên quận không còn mới mẻ. Trong đó, phải kể đến huyện Bình Chánh.
Theo một nhà đầu tư BĐS có kinh nghiệm, quan sát thị trường nhà đất huyện Bình Chánh trong 4 năm nay qua có thể thấy, giá BĐS tại nơi đây tăng rất nhanh. Nếu như cuối năm 2018, giá đất trung bình ở Bình Chánh chỉ 28 triệu đồng/m2 thì nay đã lên gần 40 triệu đồng/m2.
Những khu vực kề cận trung tâm TP.HCM của huyện Bình Chánh như xã Bình Hưng, giá nhà đất giao dịch trung bình đã 90 triệu đồng/m2. Thậm chí, tại Khu dân cư Trung Sơn, giá giao dịch đã lên đến 130 triệu đồng/m2.
“Mỗi khi rộ tin Bình Chánh sắp lên quận thì nhà đất nơi đây lại xác lập mặt bằng giá mới. Không chỉ đất nền, căn hộ chung cư cũng đua nhau tăng giá. Chiêu thổi giá muôn thuở của các chủ đầu tư vẫn là Bình Chánh sắp lên quận nhưng không ai trả lời được là khi nào?”, nhà đầu tư này chia sẻ.
Sau mỗi đợt có thông tin sắp lên quận, đất tại huyện Bình Chánh lại xác lập mặt bằng giá mới. |
Theo Chuyên gia kinh tế - TS.Trần Nguyên Đán, khi đầu tư BĐS, nhà đầu tư thường trông đợi vào hai nguồn thu nhập, đó là thu nhập thường xuyên từ BĐS đó tạo ra hoặc thu nhập từ việc mua đi bán lại, còn gọi là lợi vốn.
Hầu hết các nhà đầu tư BĐS hiện nay tập trung kiếm lời từ việc mua đi bán lại, bỏ qua thu nhập thường xuyên. Đánh vào tâm lý muốn lợi nhuận nhanh này, giới đầu cơ lợi dụng những thông tin để tạo “sốt đất”, đơn cử như thông tin huyện sắp lên quận.
“Huyện lên quận thì BĐS đó tạo ra thu nhập bằng cách nào? Nếu có các yếu tố tác động vào nguồn thu nhập của BĐS đó thì nó mới tăng giá trị. Lợi nhuận từ việc mua đi bán lại cũng dựa trên sự tác động đó. Còn nói huyện lên quận thì giá đất sẽ tăng là không có cơ sở”, TS. Trần Nguyên Đán nói.
Theo TS.Trần Nguyên Đán, nhà đầu tư chỉ nên xuống tiền vào “đất sống”, tức đất tạo ra nguồn thu nhập. Ví dụ có những yếu tố như khu vực sẽ hấp thu một lượng dân cư đến, đón đầu dòng vốn đầu tư mới hoặc sự dịch chuyển về mật độ dân cư.
Còn nếu chỉ nghe thông tin đồn thổi nơi đó sẽ lên quận để lao vào mua mà bỏ qua các yếu tố giúp cho BĐS đó gia tăng nguồn thu nhập thì không nên, bởi như vậy là đang đầu tư vào "đất chết", tức đất này không tạo ra nguồn thu nhập thường xuyên và ổn định.
Tại Hội nghị phê duyệt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2021 của Sở Nội vụ vào sáng 18/3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu Sở Nội vụ báo cáo lại Đề án chuyển đổi 5 huyện lên quận.5 huyện ngoại thành TP.HCM rục rịch lên quận, giá nhà đất lập tức ‘leo thang’