Giải trí

Kết quả bóng đá Espanyol 1

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-04-18 19:16:25 我要评论(0)

Highlights Espanyol 1-3 Real MadridGhi bàn:Espanyol: Joselu (42')Real: Vinicius (12'),ếtquảbóxôi lạc trực tiếp bóng đá hôm nayxôi lạc trực tiếp bóng đá hôm nay、、

Highlights Espanyol 1-3 Real Madrid

Ghi bàn:

Espanyol: Joselu (42')

Real: Vinicius (12'),ếtquảbóngđáxôi lạc trực tiếp bóng đá hôm nay Benzema (87'; 90'+9)

Thẻ đỏ
Espanyol: Lecomte (90+6')

Đội hình ra sân:

Espanyol:Lecomte, Oscar Gil, Cabrera, Calero, Olivan, Vini, Edu Exposito, Darder, Ruben Sanchez, Puado, Joselu.

Real Madrid:Courtois, Militao, Alaba, Kroos, Benzema, Modric, Valverde, Lucas Vazquez, Tchouameni, Rudiger

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
- Bà Tôn Nữ Ngọc Trân nhớ nhất về người cha thân yêu của mình – GS.BS Tôn Thất Tùng – là hình ảnh ông ngồi bên bàn đọc tài liệu dưới ánh đèn vàng ấm áp mỗi khi đêm về.

“Nghiêm khắc nhưng cũng rất chiều con” – bà Trân mở đầu câu chuyện về người cha danh tiếng của mình. “Ông cũng vô cùng ngăn nắp. Trên bàn làm việc của ông, chúng tôi chỉ lấy cái kéo mà không đặt lại đúng chỗ cũ sẽ bị ông giận”.

“Tôi học được ở ông nhiều nhất là tính công bằng, yêu thương mọi người, đối xử với con cháu như nhau, không phân biệt”.

{keywords}

Bác sĩ Tôn Thất Tùng đang nghiên cứu trên bệnh phẩm (gan khô) (năm 1962)

Một người cha “bình thường”, và nhân ái

Cha tôi là người có tấm lòng nhân ái bẩm sinh, ông thương yêu con người một cách tự nhiên, cảm nhận được nỗi đau của từng con người. Ông thường dạy chúng tôi về sự yêu thương của con người với con người, và con người với động vật.

Tôi vẫn nhớ ông rất thương bệnh nhân. Ngày đó, nhà tôi hay có người quen, rồi người quen của người quen…, đến nhờ ông khám. Thuốc men thiếu thốn, nhưng ai đến ông cũng tìm cách để giúp đỡ ngay.

Chúng tôi còn nhớ ông đã giận dữ đến thế nào khi thấy đứa cháu lỡ tay bóp một con mèo con gần chết. Ông từng nói, “chúng ta ăn thịt động vật để sống, nhưng phải tôn trọng động vật bằng cách không được giết chúng bừa bãi chỉ vì thú vui hoặc để ăn uống thừa thãi”...

Nhưng trước hết, trong mắt chúng tôi, ông là người cha bình thường như bao người cha khác.

Với việc học trên trường, như bao bậc phụ huynh thời đó, ông rất tin tưởng vào nhà trường, thầy cô. Ông chỉ hỏi chúng tôi về kết quả học tập, chứ không kèm cặp hay dạy thêm. Nhưng ông dành thời gian để dạy chúng tôi tiếng Pháp, mỗi tuần vài ba buổi.

Buổi tối, trước khi đi ngủ, ông thường kể chuyện cho chúng tôi, chờ chúng tôi ngủ rồi mới dậy làm việc tiếp. Ông kể những câu truyện cổ tích của châu Âu như Truyện cổ tích Andersen, Truyện cổ Grim…

Sinh nhật các con ông không bao giờ quên. Cứ đến Noel là ông bỏ kẹo vào giày, để sáng ra khi tìm thấy thì mấy chị em chúng tôi ai cũng tưởng có ông già Noel từ ngày đấy.

Nhà tôi có nguyên tắc em nhỏ hư, cha mẹ mắng cả người anh lớn. Anh lớn chịu trách nhiệm trông coi các em. Em chẳng may dẫm đinh, đứt tay là anh bị khiển trách.

Trong những kỷ niệm về cha, không hiểu sao tôi lại rất nhớ căn phòng làm việc riêng của ông ở bệnh viện, nơi có… phòng tắm khép kín. Ngày đó ở các gia đình làm gì có nhà vệ sinh, nhà tắm có bình nước nóng như bây giờ. Muốn tắm nước nóng, chúng tôi phải tự đun ở ngoài rồi xách vào, pha vào xô, vào chậu. Vì vậy khi đến phòng làm việc của ông, vài ba lần được ông cho sử dụng nhà tắm này, khiến tôi cứ nhớ mãi.

{keywords}

GS Tôn Thất Tùng (tóc bạc) cùng các con và vợ chụp ảnh cùng gia đình GS Bùi Duy Tâm. Từ trái qua: Tôn Thất Bách, Bùi Duy Linh, Bùi Duy Việt Hà, Tôn Thất Tùng, Bà Bùi Duy Tâm (Đỗ Thị Việt Hương), Bà Tôn Thất Tùng (Vi Nguyệt Hồ), Tôn Nữ Ngọc Trân, Bùi Duy Thiện, Bùi Duy Việt Hồng, Tôn Nữ Hồng Tâm

Trung thực là điều quan trọng nhất

Cha chúng tôi thường tâm sự với chúng tôi rằng trong cuộc sống, đặc biệt trong nghiên cứu khoa học, cần lấy trung thực làm đầu. Những gì gian dối sớm muộn cũng sẽ lộ ra, và lúc đó các danh tiếng giả cũng sẽ tiêu tan.

Hồi học lớp 7, có lần tôi làm bài kiểm tra toán xong trước bèn ném bài cho bạn, bị thầy giáo bắt được. Thầy nói lại với cha tôi. Ông đã mắng tôi rất ghê, vì với ông không ai được làm điều dối trá.

Ông không dặn dò, không nói lời răn dạy, nhưng tất cả những người trong gia đình đều biết không bao giờ được nói dối. Ông chỉ cần nhìn là biết chúng tôi đang nói dối hay nói thật.

Chúng tôi còn nhớ vào những năm cuối thập kỷ 70, một nhà khoa học Mỹ bị lật tẩy giả mạo trong công trình ghép da khác màu trên động vật, ông đã rất vui mừng nói với chúng tôi rằng ông nghi ngờ người này từ lâu, ngay cả khi ông ta đang rất nổi tiếng và được cả giới y học thế giới tâng bốc.

Theo cha tôi, đức tính trung thực trong khoa học nhiều lúc cũng cần sự dũng cảm để không bị lung lay, cầu lợi. Đầu những năm 80 của thế kỷ trước, các phương tiện thông tin đại chúng ở phương Tây tố cáo Việt Nam sử dụng chất độc hóa học tại Campuchia, trong khi Việt Nam đang thu thập các chứng cứ và tố cáo Mỹ trên thế giới về tác hại của chất diệt cỏ đã rải xuống nước ta. Cha tôi đã viết một bài đăng trên Báo Nhân dân nói về vấn đề chất độc hóa học trong chiến tranh, và Việt Nam không có cơ sở nào chế tạo chất độc này.

Bài báo có tiếng vang nhất định trong dư luận trong và ngoài nước. Tuy nhiên, có một số nguồn tin của phương Tây tung ra là Việt Nam đã sử dụng kho chất độc hóa học của Mỹ để lại và cha tôi được yêu cầu viết thêm một bài nữa để phản bác. Ông đã không viết với lý do ông không có bằng chứng xác thực nào về vấn đề này, mặc dù ông rất muốn ủng hộ ta.

“Những người con của tương lai”

Câu đầu tiên trong quyển sách “Đường vào khoa học của tôi” xuất bản lần đầu tiên, ông viết “Tặng Hồng Tâm và Hiếu Thảo, những người con của tương lai” –điều này thể hiện cha chúng tôi coi trọng việc chăm lo cho thế hệ trẻ, tương lai của gia đình và dân tộc, như thế nào.

{keywords}
Bà Ngọc Trân kể chuyện với VietNamNet về những ký ức đẹp với người cha. Ảnh: Hồng Hạnh
Đối với chúng tôi, ông khá nghiêm khắc với các xu hướng lệch lạc như lười suy nghĩ, không cố gắng đến cùng để thực hiện một công việc…

Ông hiểu biết rất sâu sắc nền văn hóa phương Tây, đặc biệt là về nền văn hóa Pháp đã được hấp thụ từ nền giáo dục của Pháp, mặc dù có một số phần đã bị méo mó do chính sách thuộc địa.

Ông cũng là người am hiểu rất sâu văn hóa phương Đông và văn hóa của dân tộc. Ông có một quyển vở tự tay ông chép các bài thơ Đường của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị… bằng chữ Hán, và có lời dịch sang tiếng Việt. Ông cũng hay dịch thơ của Tố Hữu sang tiếng Pháp, rồi đọc cho chúng tôi nghe.

Sự yêu quý sách và ham mê đọc sách của ông đã truyền sang cho chúng tôi, với tâm niệm cách nâng cao tri thức rẻ nhất và chắc chắn nhất là bằng con đường đọc sách.

Với con cái, ông không đặt ra vấn đề hướng các con vào ngành y hay ngành nào đó, mà để chúng tôi tự do lựa chọn. Nhưng với những người trẻ đã “đi theo” ông, ông luôn có những cách riêng để bồi dưỡng, hướng dẫn và giúp đỡ.

Với người con trai duy nhất - anh Tôn Thất Bách - được ông đào tạo rất kỹ trong nghề y theo phương châm lấy thực tiễn làm chân lý, và người bác sĩ giỏi phải là người hiểu hết các công việc trong bệnh viện.

Khi anh Bách mới ra trường, công tác tại Bệnh viện Việt –Đức và Trường ĐH Y Hà Nội, chúng tôi rất ít khi được nghe ông khen anh Bách trước mặt người khác, nhưng ông biểu lộ sự hài lòng về sự tiến bộ trong chuyên môn của anh.

Đầu năm 1982, sau chuyến công tác của ông và anh Bách ở châu Âu có mổ biểu diễn phương pháp cắt gan “khô”, ông đã nói với mẹ chúng tôi rằng anh Bách đã trưởng thành trong nghề nghiệp, ngang tầm với các đồng nghiệp trên thế giới. Sau đó vài hôm, ông đã ra đi vĩnh viễn.

Chúng tôi nhìn gương cha mẹ mà cư xử

Cha mẹ đi làm vất vả, người làm con như chúng tôi đều biết.

Cha kết hôn với mẹ chúng tôi, bà Vi Thị Nguyệt Hồ, khi ông 32 tuổi và đã có danh tiếng trong ngành y với các công trình về cấu trúc mạch máu và phẫu thuật gan.

Mẹ tôi là cựu nữ sinh Trường Trung học nữ Felix Faure danh tiếng ở Hà Nội, nhưng bà đã không học tiếp để lấy bằng Bác sĩ như nhiều người khác đã làm, mà sẵn sàng làm công việc của một y sĩ, trợ giúp cho ông trong mổ xẻ gần 30 năm.

Mẹ chúng tôi thường nói trong gia đình cần có những người sẵn sàng hy sinh những ước vọng của bản thân mình để giúp cho người bạn đời của mình hoàn thành sự nghiệp. Và bà đã làm tốt việc rất khó như vậy.

Cha đã tuyệt đối tin tưởng ở mẹ chúng tôi trong công việc và trong cuộc sống, kể từ khi bà rũ bỏ đời sống an nhàn sung sướng ở Hà Nội, ôm con mới vài tháng tuổi theo ông lên chiến khu Việt Bắc để cùng ông chia sẻ ngọt bùi và thực hiện lý tưởng giải phóng dân tộc của ông...

{keywords}

GS Tôn Thất Tùng và vợ trong chuyến thăm CHDC Đức

Cha tôi có thói quen dậy sớm, tự làm bữa ăn sáng, pha cà phê cho ông và cho mẹ tôi, rồi đi làm.

Cha chúng tôi nổi tiếng là người “nóng tính” trong bệnh viện khi có các sai sót trong điều trị nguy hại đến tính mạng bệnh nhân, tuy nhiên ở nhà ông là người rất hòa nhã, vui vẻ, luôn đối xử công bằng với mọi người.

Gia đình chúng tôi và gia đình GS. BS Hồ Đắc Di có chung một bếp ăn lớn nấu bằng than, hàng này có gần hai chục người cùng ăn, nên không khác bếp ăn tập thể là mấy. Bà Hồ Đắc Di làm quản gia cho đại gia đình trong thời gian bao cấp đầy khó khăn nhưng cũng có rất nhiều chuyện vui vẻ.

Hàng ngày trước bữa ăn, mọi người thường tụ tập quanh gốc cây bàng cổ thụ gần bếp để trò chuyện, trao đổi. Mỗi khi cha tôi xuống bếp, mọi người đều “báo động” cho nhau để các thanh niên hút thuốc lá kịp “thủ tiêu” hoặc giấu các điếu thuốc đang cháy dở, bởi vì ông rất ghét thuốc lá.

Có nhiều câu chuyện được nói trong bữa ăn. Và rất nhiều lần chúng tôi được nghe ông thông báo các tin mới đã đạt được trong bệnh viện, như nối thành công các chi bị đứt rời, các kỹ thuật mới được triển khai áp dụng…

Chúng tôi nhớ có lần ông nói cuối thế kỷ XIX các gia đình tại Pháp đã có thể một tuần ăn một con gà và mong chúng ta sớm đạt được chỉ tiêu này. Ông còn có câu nói đùa “Một con gà chết, cả nhà vui”…

Khi cha tôi mất, GS.BS Hồ Đắc Di nói về cha tôi rằng: “Ông Tùng là người có nhân cách cao thượng, lòng nhân ái vô bờ, trí tuệ siêu việt, là nhà khoa học xuất sắc tầm cỡ thế giới, nhà văn hóa lớn và là danh nhân”.

Còn những người con của ông - chúng tôi coi cha là một “CON NGƯỜI HOÀN HẢO”, xứng đáng được viết chữ hoa để mọi người, mọi thế hệ trong gia đình phấn đấu noi theo.

Cố GS.BS Tôn Thất Tùng có ba người con đều thành đạt. Con trai cả của ông là PGS. VS Tôn Thất Bách (1946 – 2004), là người có "bàn tay vàng' đã thực hiện thành công nhiều ca phẫu thuật về gan và tim nổi tiếng trong nước và trên thế giới, được báo chí vinh danh là "ông nghị của người nghèo".

Con gái thứ hai là Tôn Nữ Ngọc Trân, là kỹ sư hóa học.

Con gái út là Tôn Nữ Hồng Tâm, là bác sỹ sinh hóa.

Chi MaiGhi

Xem thêm:

Cách dạy con lạ lùng của nữ giảng viên rực rỡ" alt="GS Tôn Thất Tùng: 'Danh tiếng giả sẽ sớm tiêu tan'" width="90" height="59"/>

GS Tôn Thất Tùng: 'Danh tiếng giả sẽ sớm tiêu tan'

Các đại biểu tham gia hội nghị bàn tròn cấp bộ trưởng tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số - VFTE lần thứ 5 năm 2023 tại Quảng Ninh. Ảnh: Minh Hà

Xác định chuyển đổi sốlà xu thế tất yếu, là nền tảng, động lực tạo đột phá cho sự phát triển, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, ngày 5/2/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu đặt ra là đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành trong hệ thống chính trị của tỉnh, tạo ra các giá trị tăng trưởng mới cho kinh tế - xã hội, từng bước đưa kinh tế số giữ vai trò chủ đạo trong tăng trưởng GRDP và xây dựng xã hội số an toàn, nhân văn, phù hợp quy luật, yêu cầu phát triển trong thời đại 4.0, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025.

Nghị quyết số 09-NQ/TU xác định 20 mục tiêu cụ thể đến năm 2025 và 40 nhiệm vụ, giải pháp. Đến nay, sau hơn 2 năm triển khai, đã có 16/20 mục tiêu hoàn thành, đạt 80%; 4/20 mục tiêu đang trong lộ trình triển khai thực hiện đến hết năm 2025, chiếm 20%.

Đặc biệt, năm 2022, tỉnh Quảng Ninh đã nằm trong nhóm top đầu về chuyển đổi số toàn quốc, đứng vị trí thứ 3/63 tỉnh/thành phố, tăng 4 bậc so với năm 2021. Quảng Ninh tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3/63 về Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT (ICT Index) năm 2022; đứng thứ 1 toàn quốc về cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Năm 2023, kết quả công bố cải cách hành chính các tỉnh, thành phố, Quảng Ninh đứng vị trí thứ 2 về chỉ số thành phần Chính quyền số. Tại hội nghị tổng kết công tác chuyển đổi số năm 2023 của Ủy ban Quốc gia chuyển đổi số, Quảng Ninh được ghi nhận và biểu dương là địa phương điển hình trong nhóm top đầu về hạ tầng số…

Cán bộ BHXH tỉnh tiếp nhận và giải quyết các thủ tục liên quan BHXH, BHYT tại Trung tâm Hành chính công TP Hạ Long. Ảnh: Dương Trường

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số của tỉnh cũng vẫn còn một số hạn chế. Hiện, Quảng Ninh đang thiếu nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao, việc ban hành các cơ chế, chính sách để thu hút, đãi ngộ nhân lực công nghệ thông tin đang vướng mắc vì thiếu các quy định, hướng dẫn của Trung ương.

Xã hội số vẫn chưa được khai thác mạnh mẽ, toàn diện, sâu rộng và hiệu quả. Kinh tế số chỉ chiếm tỷ trọng 3% GRDP của tỉnh. Hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông có mặt còn bất cập.

Doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông mỏng, nhất là thiếu các doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt, chưa hình thành được ngành công nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông (ICT) và kỹ năng số của một bộ phận cán bộ công chức, người dân, doanh nghiệp còn hạn chế.

Để quá trình chuyển đổi số của tỉnh được triển khai toàn diện hơn nữa, hướng tới mục tiêu trở thành tỉnh dẫn đầu về chuyển đổi số, mới đây tại cuộc họp đánh giá tình hình, kết quả sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, các ngành, đơn vị chức năng đều nhấn mạnh, để đạt mục tiêu chuyển đổi số thành công, tỉnh Quảng Ninh cần xác định chuyển đổi nhận thức là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Trong đó đặc biệt là nhận thức của người đứng đầu các cấp, ngành, địa phương, đội ngũ CBCCVC và người dân. Theo đó cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho toàn thể CBCCVC và người dân, cộng đồng doanh nghiệp về yêu cầu, nhu cầu, lợi ích của chuyển đổi số toàn diện qua đó tạo lập niềm tin cũng như tăng cường các giải pháp về an toàn, an ninh mạng, hình thành văn hóa số; rà soát tất cả các quy chế, quy trình nội bộ của từng cơ quan, địa phương, đơn vị để thúc đẩy chuyển đổi số, nhất là thay đổi nhận thức; triệt để ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh một cách hiệu quả, thực chất và an toàn.

Hướng tới tiếp tục thực hiện chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực thiết yếu, như y tế, giáo dục, công nghiệp, du lịch, giao thông vận tải và logistics, cửa khẩu số.

Cùng với đó, tỉnh tập trung thực hiện mục tiêu 100% thủ tục hành chính ban hành mới đạt dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 100% số cơ quan nhà nước cung cấp dữ liệu mở, được trang bị cơ sở vật chất bảo đảm kỹ thuật, an toàn phục vụ chuyển đổi số; tối thiểu 50% số doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh; 100% người dân có định danh điện tử và mỗi gia đình đều có địa chỉ số và kinh tế số chiếm ít nhất 30% GRDP.

Trước mắt, từ nay đến hết năm 2024 phải tập trung cao điểm vào phát triển dữ liệu, xây dựng dữ liệu phục vụ chính quyền số, dữ liệu phục vụ kinh tế số và dữ liệu phục vụ xã hội số; tập trung chuyển đổi số cho các lĩnh vực ưu tiên.

Trong đó, đối với lĩnh vực y tế phải rà soát lại tình hình xây dựng nền tảng số hỗ trợ cho tư vấn, khám chữa bệnh từ xa; nền tảng quản lý chuyên dùng; nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử; nền tảng quản lý trạm y tế xã; nền tảng quản lý thông tin bệnh viện, quản lý hồ sơ bệnh án điện tử và tình hình số hóa thông tin sức khỏe, số hóa bệnh án điện tử liên thông thông suốt giữa các cơ sở y tế và giữa các cơ sở y tế với người dân để phục vụ cho nhân dân một cách thuận lợi nhất trong tra cứu, theo dõi khám chữa bệnh.

Quảng Ninh phải là địa phương trong đi đầu chuyển đổi số của ngành y tế, là địa phương phát triển nền tảng hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa; chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh dựa trên công nghệ số vào top đầu cả nước.

Đối với ngành giáo dục, cần rà soát phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong công tác quản lý, trong dạy và học, trong số hóa tài liệu, giáo trình, hệ thống học liệu; số hóa sách giáo khoa số; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập của cả hình thức trực tuyến và trực tiếp.

Quảng Ninh phải là địa phương đi đầu chuẩn hóa học bạ điện tử cho tất cả cấp học, ngành, bậc học; số hóa và quản lý thống nhất hệ thống văn bằng, chứng chỉ, chương trình đào tạo gắn với từng học sinh, sinh viên; xây dựng nền tảng tra cứu học liệu số dùng chung cho tất cả các cấp học.

 Theo Hoài Anh(Báo Quảng Ninh)

" alt="Quảng Ninh: Chuyển đổi số hướng đến người dân, doanh nghiệp" width="90" height="59"/>

Quảng Ninh: Chuyển đổi số hướng đến người dân, doanh nghiệp

Bế giảng năm học 2022-2023, bé Đăng Khang - con trai đầu lòng của Đăng Khôi và Thủy Anh - đạt kết quả học tập xuất sắc. Đăng Khang nhận chứng chỉ ngoại ngữ vượt cấp, đạt điều kiện vào ngôi trường cấp 2 mơ ước. Vợ chồng Đăng Khôi - Thủy Anh hạnh phúc, tự hào về con trai. Thuỷ Anh chia sẻ: “Lần đầu, bố mẹ hát cùng Ken trên sân khấu. Mẹ mong hôm nay là một kỷ niệm đẹp của con cùng các bạn, thầy cô giáo tại mái trường tiểu học". 

Ca sĩ Phương Thanh đăng tải khoảnh khắc cùng con gái Bùi Hà Nghi Phương (tên thân mật: bé Gà) nhận bằng tốt nghiệp THPT năm 2023. Nữ ca sĩ cho biết lịch trình bận rộn, cô vẫn sắp xếp đến chúc mừng con gái trong ngày đặc biệt. Cuối năm 2016, Phương Thanh lần đầu khoe ảnh con gái sau hơn chục năm giấu kín. Lúc bé Gà còn nhỏ, cô không muốn tiết lộ thông tin của con vì “tuổi thơ cần sự kín đáo còn tuổi thanh niên nên được rộng mở”. 

Lọ Lem - con gái đầu lòng của MC Quyền Linh - đang học bậc phổ thông tại một trường quốc tế ở TP. HCM. Con gái MC Quyền Linh từng đoạt giải Nhất hạng mục nhiếp ảnh tại cuộc thi "Vẽ tranh Canvas 2023" do trường học tổ chức.

Bên cạnh chương trình văn hóa, cô bé được bố mẹ khuyến khích tham gia hoạt động ngoại khóa, chơi thể thao phát triển thể chất. Lọ Lem đam mê nghệ thuật, thích hát, trình diễn, làm MC. Cô bé thể hiện tài năng ở trường và nổi bật hơn bạn bè đồng trang lứa về chiều cao. Con gái MC Quyền Linh từng có màn trình diễn áo dài gây sốt tại đêm diễn thời trang của trường.
Nghệ sĩ Việt Hương chia sẻ hình ảnh Elyza Nguyễn Phương Vy và bày tỏ niềm tự hào khi con gái đạt thành tích học tập tốt. Elyza đạt GPA 3.83/4.0, lọt top học sinh có điểm số cao nhất trường. Việt Hương cho biết con gái mới về Việt Nam nhưng sớm thích nghi, bắt nhịp môi trường học tập mới. Thành tích của Elyza khiến nữ nghệ sĩ có động lực làm việc.

Vương Khang - con trai hoa hậu Hà Kiều Anh và chồng doanh nhân - đang du học tại Anh. Khi Vương Khang có kỳ nghỉ đông, gia đình cùng nhau du lịch Pháp, sau đó Hà Kiều Anh đưa con trai về Anh tiếp tục học tập. 14 tuổi, Vương Khang bắt đầu cuộc sống tự lập ở nước ngoài. Hà Kiều Anh chia sẻ: "Con còn nhỏ đã phải xa gia đình nhưng tôi biết con làm được. Con đã vượt qua nhiều vòng thi khắt khe để đỗ ngôi trường này. Tôi tin con sẽ chiến thắng sự cô đơn, nỗi nhớ nhà để học tập tốt".

Bảo Nam sinh năm 2008, là kết quả của cuộc hôn nhân giữa ca sĩ Quang Dũng và hoa hậu Jennifer Phạm. Dù đường ai nấy đi song cả hai vẫn giữ mối quan hệ văn minh, cùng nhau dành thời gian chăm sóc con trai. Jennifer Phạm từng khoe thành tích học tập của con trai: "Anh thanh niên đi nhận bằng tốt nghiệp và được vinh danh thủ khoa trung học cơ sở với số điểm tuyệt đối cho cả 3 năm học". Ca sĩ Quang Dũng cũng tự hào: ''Ba mẹ hãnh diện về con trai đạt thành tích học sinh xuất sắc''.

MC Quỳnh Hoa chia sẻ loạt ảnh buổi lễ tốt nghiệp của con gái tại Đại học Nghệ thuật Alberta, Canada. Nữ MC viết: "Ngồi hàng ghế phụ huynh, nhìn con cùng các bạn bước vào khán phòng chuẩn bị nhận bằng tốt nghiệp, mắt mẹ cay xè. Mẹ tự hào lắm. Con không chỉ tốt nghiệp đại học mà còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu nhất khoa Media Arts, là 1 trong 13 sinh viên xuất sắc nhất trường được nhận giải thưởng trong Lễtốt nghiệp 2023". 

An Như - con gái thứ hai của diễn viên Bình Minh cao 1m54, giỏi thể thao, vừa giành 3 huy chương trong một cuộc thi bơi lội ở Thái Lan. Ngoài bơi lội, An Như còn giỏi môn bóng chuyền, đạp xe.

Diệu Thu

Việt Hương dạy con gái 12 tuổi ngày càng xinh ngoan, học giỏi

Sau nhiều năm xa cách, Việt Hương luôn nỗ lực vun đắp tình cảm cùng con gái. Cô trở thành người mẹ, người bạn luôn đồng hành và chia sẻ cùng con.

" alt="Con gái Quyền Linh giỏi toàn diện, quý tử nhà Jennifer Phạm tốt nghiệp thủ khoa" width="90" height="59"/>

Con gái Quyền Linh giỏi toàn diện, quý tử nhà Jennifer Phạm tốt nghiệp thủ khoa