
Lần nào chúng tôi đi chợ người Việt - chợ Innala (Brisbane, Australia) đều gặp ông ngồi ở đó. Chưa lần nào tôi thấy ai bỏ tiền vào chiếc nón cho ông.Ông già và những người rảnh rỗi
Ông tựa lưng vào hàng rào ngồi bất động. Đôi mắt ông sụp xuống. Đầu tóc ông xác xơ. Chòm râu ông tua tủa. Ông ngồi thật lâu ở một vị trí. Một tay để lên đùi, tay còn lại ông đặt lên lưng con chó.
Con chó của ông cũng đã già. Thuộc loại chó lông xù, nó ngoan ngoãn nằm bên ông. Trước mặt ông, một chiếc nón ngửa ra trong đó có nhiều đồng xu bạc trắng.
Lần nào chúng tôi đi chợ người Việt - chợ Innala (Brisbane, Australia) đều gặp ông ngồi ở đó. Chưa lần nào tôi bắt gặp một người nào bỏ tiền vào chiếc nón cho ông.
 |
Ông cụ ngồi bất động bên con chó. |
Chỉ có một lần, có một người đàn ông trung niên ghé lại. Người ấy cúi gập người nói chuyện với ông. Chúng tôi không được biết nội dung câu chuyện giữa hai người, chỉ thấy thỉnh thoảng ông nở nụ cười. Gương mặt ông giãn ra và tươi hẳn lên.
Một người bán hàng ở gần đó cho biết ông thường ngồi tại đây. Nếu gọi là hành khất thì chắc là không phải bởi ông có nhà để ở, có phụ cấp để sinh sống. Có lẽ vì sống một mình nên ông buồn mới ra đây...
 |
Người dân giải trí ở chợ Innala. |
Anh nói tiếp: "Ở Australia những người "cô đơn" thường có cách sống đặc biệt riêng cho mình. Anh hãy lượn một vòng quanh chợ để thấy có nhiều người rất rảnh. Họ đến đây mỗi ngày, tìm thú vui qua nhiều thứ...".
Chúng tôi đến giữa chợ. Một khoảnh sân rất rộng ở giữa hai dãy cửa hàng. Trong sân, có sẵn bàn ghế cho mọi người ai cũng có thể ngồi chơi bao lâu cũng được.
Trời Brisbane đang mùa lạnh. Nhiệt độ dưới 10 độ C. Giữa sân nhiều cụ già đang phơi nắng. Người run, người co ro nhưng cũng có người không ngại lạnh, vẫn mặc quần ngắn áo ngắn.
Những câu chuyện dưới ánh nắng ban mai dường như râm ran hơn. Tiếng Việt có, tiếng Anh có, nhiều ngôn ngữ khác đều có bởi Australia là nước có lượng người nhập cư khá cao.
Anh Lâm (42 tuổi) làm việc cho một cửa hàng trong chợ cho biết, những người rảnh rỗi này hầu hết là người Việt nhập cư. Họ có mặt thường xuyên ở đây.
Trong khi tại Australia, người Australia, người nhập cư và cả các du học sinh ngày đêm lao động miệt mài thì vẫn có những người rảnh việc.
Nhiều người Việt tại Australia làm việc ngày đêm. Thu nhập bình quân 15- 20 đô/giờ. Có người làm 2 việc mới đủ nuôi gia đình và có tiền gửi về giúp người thân ở quê nhà.
Tương tự các du học sinh cũng đều tận dụng giờ rảnh đi làm thêm, kiếm tiền để vơi bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình. Nếu ở quê nhà, các em là cậu ấm cô chiêu thì ở đây, rất nhiều cô cậu như thế phải bưng bê thức ăn phục vụ khách, phải giúp việc nhà, phải hái từng trái dâu dưới trời lạnh...
Lãng tử du ca
Buổi tối thứ 6 ở trung tâm Brisbane City rất đông người. Chúng tôi len lỏi trên những con đường trong thành phố. Đến một ngã tư, người đông quá khiến chúng tôi dừng lại...
 |
Ban nhạc The Three Inadequates với 3 ca nhạc sĩ Jakson, Marcus và Lawson. |
Người đứng thành hàng dài bao quanh góc ngã tư. Sát vách, 3 thanh niên trong trang phục rất đặc trưng đang cầm đàn ca hát. Thỉnh thoảng, họ có vài điệu nhảy. Khách đứng xung quanh vỗ tay tán thưởng.
Chúng tôi đến gần. Chỉ có người ở giữa sử dụng phong cầm, hai người hai bên cầm một loại đàn rất lạ. Họ hát, họ đàn, họ nhảy. Người xem mỗi lúc một đông.
 |
Chiếc vali đựng tiền khán giả tặng. |
Trước mặt họ, chiếc va-li đựng đàn mở toang. Bên trong, phía trên nắp có dòng chữ: "We are The Three Inadequates". Bên dưới có tiền các loại. Phía sau, sát tường, những nhạc cụ được xếp gọn gàng ngay ngắn...
Tiếng đàn vẫn vang lên đều đặn. Cùng đứng trong hàng khán giả, một người đàn ông đứng tuổi tỏ ra am tường cho chúng tôi biết, họ là một ban nhạc có tiếng.
Còn trẻ, 3 người từng đi biểu diễn khắp các nơi theo phong cách du ca. Họ chơi nhạc cụ dân tộc, bài hát dân ca có thể là của người Australia hoặc của thổ dân. Họ là Jakson, Marcus và Lawson, vừa ca sĩ vừa đánh đàn.
Ở Australia, không phải ban nhạc, nhóm ca sĩ nào cũng có thể vào trình diễn ở các nhà hát. Chi phí cho các đêm diễn như thế lên đến hàng triệu đô la và chưa chắc có thể thu hồi vốn. Do đó, những nhóm nhạc nhỏ vì say mê tiếng đàn, lời ca họ đi trình diễn khắp nơi bằng hình thức "phiêu bạt" như thế.
Buổi trình diễn không kéo dài quá lâu vì qui định chỉ được phép hát đến 21 giờ. Các nghệ sĩ xếp lại dụng cụ. Khách hâm mộ tràn vào. Những cái bắt tay thật chặt, những vòng tay ôm thắm thiết. Người xem tùy tâm, có thể dùng nhiều hoặc ít tiền bỏ vào trong thùng, trong vali, trong nón.
Họ không quan tâm nhiều hay ít tiền, du khách cho hay không mà chỉ muốn trình diễn hết mình, mong có nhiều người thưởng thức. Vì thế, sau mỗi lần kết thúc bài hát, những tràng vỗ tay của khán giả dành tặng họ lập tức vang lên.
 |
Các bé tặng tiền nghệ sĩ đường phố. |
Một bé gái cầm một nắm tiền bước tới bỏ vào chiếc vali. Jakson bước tới ôm lấy bé. Bé cười thật tươi đưa bàn tay ra trước mặt anh. Anh đưa tay chạm thật mạnh vào tay bé. Cả hai cùng hô lớn "hi...five". Một động thái rất tự nhiên và thân thiện.
 |
Tác giả và nhóm nhạc đường phố. |
Ở Australia thường có những buổi trình diễn ngoài đường phố. Không ai câu nệ, không đánh giá thấp bởi các nghệ sĩ đường phố lúc nào cũng chơi hết mình.
Nghệ thuật và lòng đam mê của họ đã lôi cuốn biết bao người. Những buổi trình diễn như thế đã trở thành nét đặc trưng của văn hóa xứ sở này.

Chiêm ngưỡng mùa dâu chín rộ ở Australia
Trang trại nằm trên khu đất khá rộng với những liếp dâu xanh bạt ngàn đang tới mùa chín rộ. Dâu được trồng thành hàng thẳng tắp và khách tham quan có thể chọn cho mình những trái dâu đỏ tươi, mọng nước.
" alt="Người đàn ông cô đơn trên đường phố Australia"/>
Người đàn ông cô đơn trên đường phố Australia
Người ta thường hay nói tới thiên chức làm mẹ mà ít nhắc đến thiên chức làm ba. Khi gặp thiên thần bé nhỏ của ba, ba mới thật sự cảm thấy mình may mắn và hạnh phúc, và ba cũng có những kỷ niệm “vượt cạn” của riêng mình.Vì tình yêu mà ba mẹ đến với nhau, con chính là trái ngọt của tình yêu ấy. Khi biết mẹ mang thai con, ba đã “nhảy cẫng” lên sung sướng! Ba và mẹ đã chuẩn bị một kế hoạch hoàn hảo để chào đón con.
Tất cả các lần khám thai, ba đều đưa mẹ đi, chỉ mong nhìn thấy con qua màn hình siêu âm của bác sĩ, thấy con phát triển và lớn lên mỗi ngày. Lần đầu làm ba tất nhiên cảm thấy hồi hộp lắm chứ, ba thấy mình còn háo hức hơn cả mẹ con ấy.
Không như những lần siêu âm trước, lần siêu âm ngày hôm đó ba thấy nét mặt của bác sĩ rất khác, bỗng dưng ba lo lắng rồi có linh cảm bất an. Khi nhận thông báo mẹ có một khối u nang buồng trứng đang phát triển cùng con. Dù bác sĩ nói khối u không ảnh hưởng quá lớn tới con, nhưng ba thật sự lo lắng.
Vừa về đến nhà, ba lên mạng tìm hiểu toàn bộ thông tin liên quan đến trường hợp của mẹ con; tìm xem bệnh viện nào tốt nhất, bác sĩ nào giỏi nhất để đảm bảo an toàn cho quá trình “vượt cạn” của mẹ và chào đời của con.
Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành trong nước và quốc tế; trang thiết bị y tế tiên tiến, nhập khẩu; không gian tiện nghi như khách sạn; chăm sóc đặc biệt cho mẹ và bé 24/24, sàng lọc cho bé trước và sau sinh; lưu trữ máu cuống rốn - màng dây rốn… Đây đúng là tất cả những tiêu chí của một bệnh viện mà ba đang tìm kiếm cho 2 mẹ con.
Ba vô tình đọc được những thông tin đó ở trên mạng và tìm hiểu thì biết đó là các dịch vụ nằm trong gói thai sản của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc. Sau khi tham khảo và tìm hiểu mọi thông tin cũng như trao đổi bàn bạc với mẹ, ba mẹ quyết định “mục sở thị” bệnh viện quốc tế này xem sao.
Mẹ cũng có chút lo lắng khi nhà mình cách bệnh viện hơn 15km. Tuy nhiên, ngay khi bước chân tới khoa Phụ Sản của bệnh viện, mẹ con lại là người bị chinh phục trước cả ba. Thăm khám cho mẹ con là bác sĩ William, mẹ nói tiếng Anh siêu lắm nên không cần đến cô phiên dịch luôn, do đó mọi trao đổi của bác sĩ, mẹ con đều có thể tự mình nắm rõ.
Khi thăm khám và biết tình trạng của hai mẹ con, bác sĩ William đã phân tích rất kỹ càng mọi tình hình, trao đổi cụ thể về hướng chăm sóc cũng như khuyên mẹ nên sinh mổ bởi trong quá trình sinh sẽ xử lý luôn khối u.
 |
Ba luôn ở bên cạnh để động viên và tiếp thêm sức mạnh cho mẹ |
Bác còn kể rất nhiều câu chuyện vui để chọc cười ba mẹ, cuộc thăm khám và trao đổi diễn ra vui vẻ và thoải mái. Ba mẹ dường như quên hết mọi lo lắng trước đó. Cảm nhận được sự tận tình của bác sĩ, cơ sở vật chất hiện đại của bệnh viện, ba mẹ “chốt” sẽ chào đón con tại đây chỉ trong vòng một vài phút.
Suốt thai kỳ mẹ được chăm sóc, thăm khám rất kỹ càng. Rồi ngày ấy cũng đến, ba sắp được gặp con rồi! Bệnh viện dặn không cần mang đồ đạc gì hết ngoài giấy tờ của mẹ, nhưng ba vẫn mang theo mấy bộ quần áo ba tự tay chọn cho con. Lo lắng, hồi hộp, lâng lâng… ba không biết phải gọi tên chính xác cảm xúc của mình như thế nào khi mẹ con được đưa vào phòng mổ nữa.
Ngồi chờ ngoài phòng mổ, mỗi phút trôi qua khiến ba cảm thấy dài như cả tháng vậy. Khoảnh khắc con được cô điều dưỡng đẩy ra từ phòng sinh, bác sĩ đi theo thông báo “mẹ tròn con vuông”, cả 2 mẹ con đều an toàn và khỏe mạnh khiến ba như muốn vỡ òa.
 |
Khoảnh khắc chào đời của con |
 |
Trong lúc các cô hộ sinh chăm sóc cho con thì các bác sĩ tiếp tục thực hiện loại bỏ khối u cho mẹ |
Ba không còn để ý đến ai, chỉ biết đến khi ngẩng mặt lên thì bắt gặp ánh mắt của các cô chú điều dưỡng, các bác sĩ và mọi người xung quanh nhìn ba cười như ba đang làm hành động gì đó rất kì quặc vậy. Nhưng không quan trọng, ba đã có thiên thần bé nhỏ của ba chào đời khỏe mạnh, có mẹ của con “vượt cạn” an toàn, thành công là ba đã quá hạnh phúc và mãn nguyện rồi.
 |
Nào mình cùng “hi - five” nhé! |
Trước đó, ba cứ lo lắng không biết phải chăm sóc con thế nào, cho con ăn, tắm cho con ra sao. Nhưng ngay sau khi con chào đời, mọi lo lắng của ba dường như tan biến đâu hết. Các cô điều dưỡng chăm sóc con từ A - Z, ba chỉ cần đi theo, nhìn và nghe các cô ấy chỉ dẫn. Ngoái sang bên cạnh khi mẹ con đã được đưa về cùng phòng với con, bác sĩ cũng đang thăm khám, kiểm tra và chăm sóc. Thật sự, ba chưa từng nghĩ hành trình chăm “bà đẻ” của mình lại nhàn nhã như thế, bởi trước đó có nhiều người từng”dọa” ba phải lên sẵn “dây cót tinh thần” khi chăm 2 mẹ con ở viện.
Bệnh viện hỗ trợ áp dụng bảo hiểm y tế nên ba mẹ tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Mẹ con còn vui đến… mấy ngày khi được bệnh viện tặng dịch vụ massage thon gọn sau sinh, phiếu làm đẹp thẩm mỹ và cả 2 túi xách đầy ắp quà nữa. Con cũng sẽ được các cô điều dưỡng đến tắm tại nhà miễn phí... thế là ba chẳng còn gì phải băn khoăn lo lắng nữa rồi.
 |
Hạnh phúc và may mắn của ba là con, việc làm chính xác và đúng đắn của ba là lựa chọn Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc |
Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc thật sự là lựa chọn đúng đắn của ba để may mắn ôm trọn hai mẹ con khỏe mạnh, hạnh phúc trong ngày hôm nay!
Trong tháng 7, bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đang dành rất nhiều quà tặng ưu đãi cho mẹ bầu khi đăng ký dịch vụ. Xem chi tiết chương trình khuyến mại và thông tin dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói tại http://sanphukhoa.info.vn/dich-vu-thai-san/?utm_source=Vietnamnet&utm_medium=PR&utm_campaign=xucdongcauchuyennguoibovuotcan&utm_term=Thang7_thaisantrongoi&utm_content=Vietnamnet_PR_Thaisantrongoi Bệnh viên Đa khoa Quốc tế Thu Cúc Địa chỉ : 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội Hotline: 0904.97.0909 Tổng đài: 1900.55.88.96 Email: [email protected] Website: http://benhvienthucuc.vn/ |
Hoàng Như Minh
" alt="Xúc động câu chuyện người bố… ‘vượt cạn’"/>
Xúc động câu chuyện người bố… ‘vượt cạn’