Nhận định, soi kèo Las Palmas vs Barca, 03h00 ngày 23/2: Khó thắng cách biệt
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, 19h15 ngày 22/2: Thêm một kết quả thất vọng -
Bức ảnh thầy giáo cõng nữ đồng nghiệp vượt suối dữ đến trường gây 'bão' mạngThầy giáo Hồ Văn Thành cõng cô Trần Thị Kiều Oanh vượt qua đoạn suối nguy hiểm. Những bức hình giáo viên vượt lũ đến điểm trường đã thu hút hàng trăm lượt like và bình luận, với sự cảm phục về hành trình gieo chữ nơi "rừng thiêng nước độc".
Trong loạt hình, có 4 giáo viên cùng nhau đến điểm trường Cát, Trỉa gồm thầy Hồ Văn Thành (SN 1980), thầy Hồ Xuân Sinh (SN 1981), cô Trần Thị Kiều Oanh (SN 1988) và cô Trần Thị Minh Hằng (SN 1996). 2 điểm trường Cát, Trỉa cách xa trung tâm hàng chục km, điều kiện đi lại rất khó khăn.
Để đến được điểm trường, cô Oanh (ở huyện Cam Lộ) phải di chuyển hơn 40km. Còn cô Hằng, thầy Sinh (cùng ở huyện Vĩnh Linh) và thầy Thành (ở xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa) phải vượt qua quãng đường hơn 80km.
Con suối trên đường tới điểm trường Cát, Trỉa hung dữ vào mùa lũ. Nhưng vất vả chưa dừng lại ở đó. Các thầy cô còn phải vượt qua nhiều điểm suối dữ. Mới đây, do ảnh hưởng của mưa lũ kéo dài, nước lũ dâng cao khiến nhiều điểm cầu bị đứt. Các giáo viên phải dò dẫm lội qua các điểm cầu này. Có nơi mực nước cao hơn nửa người.
Đã một tuần khi phải vượt qua điểm suối chảy xiết đó đến giờ nhớ lại, cô Oanh vẫn cảm thấy sợ hãi. Cô tâm sự, cô dạy lớp ghép 1, 2 ở điểm trường Trỉa. Như đã thành thông lệ, cứ mỗi sáng thứ 2, cô và đồng nghiệp lại thu xếp hành trang đến lớp. Các giáo viên ở lại trường đến chiều thứ 6 mới về nhà.
Đường đến trường gian nan. “Nhờ thầy Thành cõng, tôi mới có thể qua được đoạn suối nguy hiểm đó. Giờ nhớ lại, tôi vẫn còn sợ. Quãng đường dài khoảng 20m và mực nước cao hơn nửa người. Dẫu biết trước hiểm nguy, nhưng nếu chúng tôi không đi qua cũng không quay về được nữa. Bởi con đường nơi đã đi qua, nước cũng đã lên cao và không có đường lui”, cô Oanh tâm sự.
Sau khi qua được con suối chảy xiết đó, các giáo viên phải đi thêm 6 điểm cầu tràn bị hỏng đến được lớp. Có điểm không thể vượt qua do nước dâng quá cao, cô Oanh cùng các giáo viên khác đành phải tá túc tại nhà người dân ở gần đó 2 ngày 2 đêm. Đến 9h thứ 4 (ngày 14/11), các giáo viên mới đến được điểm trường Cát.
Cô Oanh chia sẻ thêm, cô Oanh dạy ở điểm trường này từ năm 2019. Đường đến trường cứ mỗi lần mưa to là bị ngập, đi lại gian nan. Tuy nhiên, lần này là ngập nặng nhất.
Động viên nhau để đến được với học sinh
Thầy Hồ Văn Thành (SN 1980), người cõng nữ giáo viên qua đoạn suối hiểm trở, cho biết, hôm đó, trời mưa to, cả 6 đoạn cầu tràn đến trường đều bị hỏng nên cả nhóm phải lội suối.
Người dân gánh xe giúp giáo viên qua vùng nước lũ. “Biết là hiểm nguy nhưng chúng tôi động viên nhau cố gắng lội suối để đến lớp với học sinh. Hôm đó, nhóm chúng tôi có 4 người. Nếu không có các phụ huynh hỗ trợ, chúng tôi không thể đi qua được đoạn suối.
Ngoài việc hỗ trợ 2 nữ giáo viên đi cùng, tôi còn hỗ trợ gánh 6 chiếc xe máy của các đồng nghiệp và phụ huynh qua suối. Tuy nhiên, sau đó nhóm chúng tôi lại bị mắc kẹt ở điểm cầu tràn khác”, thầy Thành chia sẻ.
Niềm vui của các giáo viên và người dân sau khi vượt qua được những đoạn suối dữ. Thầy giáo Nguyễn Đình Sâm - Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Hướng Sơn, thông tin thêm, đây là những điểm trường cách xa trung tâm, điều kiện dạy và học có nhiều khó khăn. Nơi đây, có 88 học sinh với 7 giáo viên. Trong đó, 100% học sinh là người dân tộc Vân Kiều.
“Những hình ảnh đang được lan truyền là hình ảnh rất quen thuộc của giáo viên nơi vùng cao nơi đây. Nhận được sự đồng cảm, thấu hiểu nỗi gian lao, vất vả của đông đảo mọi người, những người trong nghề như chúng tôi cảm thấy rất vui và tự hào”, thầy Sâm nói.
Cô giáo nghẹn ngào nhìn sách vở của học sinh ngập trong bùn đấtSau lũ, còn lại trên sân trường là lớp bùn dày. Nhiều giáo viên, học sinh buồn bã cố tìm một số sách vở, đồ dùng học tập ít ỏi còn có thể sử dụng."> -
Đây là những học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 11 theo đề án Dạy và học Toán, Khoa học và tiếng Anh tích hợp trên địa bàn TP.HCM. Gần 500 học sinh công lập được trao chứng chỉ phổ thông quốc tế Pearson EdexcelNhững học sinh này đã tham dự kỳ thi từ tháng 6 với 3 môn Toán, Tiếng Anh, Khoa học, theo đề thi thống nhất toàn cầu. Chứng chỉ được cấp bởi Hội đồng Khảo thí Pearson Edexcel - hội đồng Khảo thí lớn nhất của Anh Quốc, trực thuộc tập đoàn giáo dục Pearson ( riêng HS lớp 11 dự thi được cấp chứng chỉ Phổ thông Quốc tế Pearson Edexcel IGCSE- tương đương với chứng chỉ Phổ thông GCSE của Anh).
Gần 500 học sinh công lập ở TP.HCM được trao chứng chỉ phổ thông quốc tế Pearson Edexcel Với kết quả bài thi được chia thành các mức đạt – đạt loại giỏi – đạt loại xuất sắc (đối với Tiểu học) và 4 mức đạt – đạt loại khá - đạt loại giỏi – đạt loại xuất sắc (đối với THCS), ở bậc tiểu học, nhiều học sinh đạt thành tích xuất sắc ở cả 3 môn Toán, Tiếng Anh, Khoa học. Trong đó môn Toán có 100% học sinh có kết quả đạt, trong đó 58% đạt loại giỏi, 24% loại xuất sắc.
Bậc THCS, học sinh Việt Nam đạt thành tích cao so với thế giới, trong đó môn Khoa học có 96% đạt và xuất sắc. Riêng môn Toán có 65% học sinh đạt loại giỏi và xuất sắc (tỷ lệ này cao hơn nhiều so với thống kê trung bình toàn thế giới là 48%). Đặc biệt trong số này có nhiều học sinh đạt điểm thi cao ở cả 3 môn thi.
Ở bậc THPT có 98% học sinh có kết quả đạt cho tất cả các môn của kỳ thi IGCSE. Trong đó 85% các em đạt điểm cao môn Tiếng Anh Specs A (độ khó tương đương Tiếng Anh bản ngữ), 99% đạt điểm cao môn Toán, 82% đạt điểm cao ở môn Khoa học. Đặc biệt, có 29 học sinh đạt thành tích xuất sắc nhất, trong đó có 9 em nổi trội với điểm thi cao nhất toàn Việt Nam ở cả ba môn thi Toán, Khoa học và Tiếng Anh.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, thời gian qua TPHCM đã tiên phong triển khai giảng dạy các bộ môn Toán, Khoa học bằng Tiếng Anh theo một khung chương trình chuẩn quốc tế, với đầu ra là các chứng chỉ quốc tế được công nhận toàn thế giới.
Đây là những học sinh theo học Chương trình tiếng Anh tích hợp Ông Hiếu nhìn nhận việc học sinh đạt chứng chỉ Pearson Edexcel là một minh chứng cho thấy năng lực của học sinh TP.HCM nói riêng và học sinh Việt Nam nói chung khi tham gia kỳ thi đánh giá đầu ra theo chuẩn quốc tế. Đặc biệt, học sinh không chỉ học tập và dự thi môn Tiếng Anh như ngoại ngữ thông thường, mà còn sử dụng tiếng Anh mang tính học thuật cao qua đó phát triển tư duy khoa học, sáng tạo, chú trọng giải quyết vấn đề và áp dụng kiến thức Toán – Khoa thực tiễn vào cuộc sống.
Tổng Giám đốc Pearson khu vực châu Á, ông Alan Malcolm- đánh giá, sự thành công của các em học sinh Việt Nam thể hiện khi đạt chứng chỉ Pearson. “Tỉ lệ thí sinh của chương trình tích hợp đạt điểm A hoặc cao hơn trong kỳ thi IGCSE môn Toán, so với mặt bằng chung trên thế giới, cao hơn 15% so với tỉ lệ của toàn khu vực châu Á cho thấy khả năng học tập của học sinh Việt Nam.
Lê Huyền
"> -
Hơn 250 giáo viên công lập một quận đồng loạt 'tháo chạy' sang trường tưVề nguyên tắc, giáo viên công lập không được dạy ở trường tư. Tuy nhiên, thực tế nhiều giáo viên quận Đại Túc không tuân thủ quy định. Dẫn đến loạt trường công trong quận vắng bóng giáo viên thời gian qua. Điều này gây ra không ít tranh cãi.
Hơn 250 giáo viên trường công của quận Đại Túc, Trùng Khánh đồng loạt 'chạy' sang cơ sở giáo dục tư thục giảng dạy thời gian dài. Ảnh: Sohu Phản hồi thông tin trên, đại diện Ủy ban Giáo dục TP Trùng Khánh cho biết: "Chúng tôi ghi nhận các vấn đề được nêu trong báo cáo và sẽ thành lập đội điều tra xác minh".
Để kịp thời xây dựng kế hoạch khắc phục, cơ quan này lập tức chỉ đạo Phòng Giáo dục quận Đại Túc tiến hành kiểm tra sơ bộ. Sau đó, Ủy ban Giáo dục TP có trách nhiệm xác minh và hướng dẫn xử lý vụ việc.
Ngày 16/11, đại diện Phòng Giáo dục quận Đại Túc cho biết: "Hơn 250 giáo viên công lập của quận đang giảng dạy cho 4.352 học sinh tại các cơ sở khác nhau của Tập đoàn giáo dục tư thục Thành Nam".
Trước mắt, cơ quan này sẽ xây dựng lộ trình cụ thể để rút hơn 250 giáo viên công lập khỏi các trường tư thục có trật tự, triệt để. Nhận trách nhiệm khi để xảy ra sự việc, đại diện phòng giáo dục quận đưa ra biện pháp cụ thể và thời gian khắc phục sớm nhất theo chỉ đạo của các Bộ, Uỷ ban Giáo dục quốc gia và Uỷ ban Giáo dục TP Trùng Khánh.
Bước tiếp theo, Phòng Giáo dục quận Đại Túc tuân thủ quy định và yêu cầu liên quan giữa các bên để giải quyết vụ việc ổn thoả nhằm đảm bảo giáo viên vẫn nhiệt tình trong công việc, đồng thời không để ảnh hướng đến việc tuyển sinh và chất lượng giáo dục tại quận thời gian tới.
Để làm được điều này, quận Đại Túc cần tăng cường sử dụng tổng thể các nguồn lực giáo dục. Đại diện phòng giáo dục này nêu quan điểm, việc các cơ sở tư nhân dễ dàng 'chiếm dụng' nguồn giáo viên trường công do vốn đầu tư vào nguồn lực giáo dục không đủ và phân bổ chưa đồng đều.
Giám đốc Phòng Giáo dục quận Đại Túc, ông Trần Duy Tuyền, cho biết dưới sự chỉ đạo của các ban, ngành liên quan sẽ nghiêm túc giải quyết các vấn đề trong thời gian sớm nhất.
Hiện tại, vụ việc nhận về không ít ý kiến trái chiều. Một bộ phận nhận định, đây không chỉ là vấn đề giáo viên trường công 'chạy' sang tư, còn liên quan đến các quy định về giáo dục và những bất cập trong hệ thống quản lý hiện nay. Sau vụ việc, hàng loạt vấn đề sâu xa được đặt ra, cần được xem xét và giải quyết nghiêm túc.
Phần lớn mọi người đồng ý quan điểm, việc hơn 250 giáo viên trường công 'tháo chạy' sang tư vì thu nhập. Họ cho rằng, lương giáo viên trường công ổn định, nhưng quá thấp không đủ sống. Trong khi công việc ở trường tư không ổn định, nhưng đổi lại lương cao và có tự do.
Theo Sohu, CCTV News
Giáo viên mong “giải" chuyện tiền lương, đổi mới soạn giáo ánCác giáo viên chia sẻ những nguyện vọng tại cuộc gặp mặt “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022 do TƯ Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT và tập đoàn Thiên Long tổ chức hôm nay.">