
Vừa qua, nhiều nhà khoa học Việt Nam bất ngờ nhận được thư của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam thông báo họ được vinh danh tại chương trình Đại Khánh Hội "Nhà quản lý đạo đức toàn cầu/ Trí thức Việt Nam sáng tạo và cống hiến/Đơn vị doanh nghiệp văn hóa theo tiêu chí của UNESCO" dự kiến tổ chức vào tối ngày 23/4 tại Hà Nội.
Tuy nhiên, kèm theo bản thông báo được vinh danh là bảng thông báo dự trù kinh phí tổ chức chương trình, các ứng viên phải nộp 22 triệu đồng/cá nhân bao gồm sóng truyền hình trực tiếp, địa điểm tổ chức, sân khấu, âm thanh, ánh sáng, ca nhạc, khách mời, hội thảo, Cúp mạ vàng, bảng vàng vinh danh, phông phướn...
Quyền lợi khi tham gia chương trình là được tham gia Hội thảo chuyên đề về Đạo đức Toàn cầu do UNESCO Việt Nam tổ chức; Được giao lưu gặp gỡ các chuyên gia kinh tế, giáo dục, văn hóa, khoa học, y tế của các nước trong buổi hội thảo; Được nhận biểu tượng Cup, Bảng vàng vinh danh do Chủ tịch Liên Hiệp các Hội UNESCO Việt Nam trao tặng (bảng vinh danh theo form mẫu Quốc tế); Được MC giới thiệu sơ lược về thông tin cá nhân và thành tích trong buổi lễ vinh danh; Được giao lưu, chụp ảnh cùng các Lãnh đạo Đảng và Nhà nước; Được tặng vé tham dự chương trình vinh danh; Được tặng 01 đĩa DVD và 01 ảnh toàn cảnh vinh danh sau chương trình…
Ngỡ ngàng được mời vinh danh…
Trao đổi với PV Dân trí, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa (ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội) cho biết, tôi nhận được cuộc điện thoại 1 giọng nữ gọi đến thông báo: Chị được vinh danh của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam... Tôi ngỡ ngàng và bảo họ nhầm vì có thể nhiều người tên trùng với mình; Giọng nữ đó tiếp tục nói: Nhiều tổ chức khác nhau vinh danh lắm cô ạ; Tôi hỏi lại: Thế tổ chức nào vinh danh, nói cụ thể tên tổ chức? Thì giọng nữ kia không nói được nữa.
PGS.TS Hoa chia sẻ thêm, sau đó, nhiều cuộc điện thoại gọi điện cho tôi, thậm chí đơn vị này còn cử người đến tận nhà tôi để gặp gỡ trao đổi nhưng tôi không đồng ý. Tôi nói thẳng rằng, tôi không phải là người đi mua danh hão đó. Không hiểu họ vinh danh kiểu gì? ai vinh danh? Vinh danh vì thành tích gì?, thậm chí họ còn gửi phiếu đăng ký đề cử xét, vinh danh Danh hiệu: Trí thức Việt Nam sáng tạo và cống hiến.” – PGS.TS Hoa bức xúc phản ánh.

|
Công Văn UNESCO gửi PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa. |
Còn PGS.TS Hoàng Đình Chiến (Trường ĐH Bách khoa TP.Hồ Chí Minh) cũng nhận được mail từ Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam thông báo, trong đó có nội dung: Liên Hiệp Các Hội Unesco Việt Nam xét dựa trên nhiều tiêu chí và nhiều tư liệu đánh giá khác nhau đã lựa chọn được 200 cá nhân và doanh nghiệp, đơn vị xuất sắc nhất cả nước trong thời gian qua ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề để tôn vinh vào ngày 23/4/2016 tại Cung Văn Hóa Hữu Nghị Việt Xô - Hà Nội.
Theo đúng chủ trương và tôn chỉ mục đích của UNESCO thế giới, đồng thời hưởng ứng Thập kỷ Quốc tế "Thập kỷ xích lại gần nhau giữa các nền văn hóa 2013- 2022 và chương trình "Đạo đức Toàn cầu" do UNESCO và Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới (WFUCA). Chúng tôi trân trọng thông báo đến Đồng Chí Hoàng Đình Chiến vinh dự được lựa chọn tham gia Lễ tôn vinh '' Nhà Quản lý theo tiêu chí Đạo đức Toàn cầu / Trí thức Việt Nam Sáng tạo và Cống hiến / Đơn vị, Doanh nghiệp, Doanh nhân Văn hóa theo tiêu chí UNESCO kính mong Đồng chí hợp tác để chương trình thành công tốt đẹp.
PGS.TS Chiến cho biết thêm, bên Ban tổ chức còn gọi điện thoại mấy lần, thông báo giá ủng hộ vinh danh và mức từ 24 triệu đồng/người, sau đó, giảm xuống 22, 20, 18 triệu đồng/người. Do đó, PGS.TS Chiến đã không đăng ký tham gia lễ vinh danh "hão" này.
Sẽ kiện vì bị đưa tên vào Hội đồng xét duyệt
Đặc biệt, trong Đề án lễ vinh danh có thông báo, Hội đồng xét duyệt “vinh danh” gồm: ông Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Hữu Bạch, Phó viện trưởng Viện Khoa học nghiên cứu Nhân tài Nhân lực; PGS.TS Phạm Quang Thao, Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; GS.TS Phạm Tất Dong, Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam; TS.Nguyễn Văn Hùng, Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương.
Trao đổi với PV Dân trí, GS.TS Phạm Tất Dong, Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam bức xúc cho biết, tôi nhận được điện thoại giọng nữ nói là ở Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam mời tham gia vào Hội đồng xét duyệt này. Tuy nhiên, tôi thẳng thừng trả lời: Không đồng ý tham gia.
“Vậy tại sao Ban tổ chức đưa tên tôi vào danh sách Hội đồng xét duyệt, tôi sẽ kiện” – GS.TS Phạm Tất Dong nói.
Trước bức xúc trên của các nhà khoa học, PV Dân trí đã nhiều lần điện thoại liên hệ với ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam để trao đổi vấn đề này nhưng ông Thắng tắt máy.
Trả lời trên báo Thanh Niên, Ông Trần Văn Mạnh, Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cho hay, chương trình này được tổ chức theo đề nghị của Viện Khoa học Chiến lược thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Đơn vị ông đã phối hợp với Công ty cổ phần truyền thông và phát triển thương hiệu Đại Việt để tổ chức với vai trò bảo trợ chương trình. "Trong quá trình thực hiện, tiền bên đó họ thu, chúng tôi không thu. Do trong quá trình tổ chức cũng cần nhiều chi phí nên cũng cần phải có cái đó", ông Mạnh lý giải. |
(Theo Hồng Hạnh/ Dân Trí)
" alt=""/>Nộp 22 triệu đồng để được… Vinh danh Trí thức Việt Nam?
- Một năm học ở ĐH Earlham -tôi đã phần nào hiểu được trường ĐH không chỉ là nơi dạynghề, mà là nơi tôi rèn luyện nền tảng kiến thức, kĩ năng, định hướng cho việchọc suốt đời. Bằng việc trao cho SV quyền lựa chọn, bảo vệquan điểm và yêu cầu SV trung thực, có trách nhiệm với những lựa chọn - trườngĐH Mỹ chuẩn bị cho SV kiến thức, kĩ năng và bản lĩnh để có một cuộc sống tự chủsau khi tốt nghiệp.
>>Hành trình săn học bổng 3,5 tỷ đồng của nữsinh Thanh Hóa
Chọn lớp - xây dựng ý thức tự chủ
Khác với ĐH Việt Nam - ĐH Mỹ không chia lớp hay quy định khoá học cho mỗilớp. Mỗi chuyên ngành có những lớp bắt buộc và tự chọn, SV dựa vào đó để đăng kílớp (tối đa 18 tín chỉ một kì, mỗi lớp từ 3-5 tín chỉ).
Nếu thấy không phù hợp, trước giữa kì, SV có thể đăng kí bỏ.
 |
Trong một hoạt động ở Washington DC.(Ảnh: Quỳnh Anh) |
Tôi từng gặp nhiều anh chị học chuyên ngành khoa học tự nhiên nhưng lấy nhiềulớp nhân văn, nghệ thuật và ngược lại. Nếu trường không có khoá như ý thì họ chủđộng đọc sách, học khoá hè hoặc học online.
Hỏi vì sao, họ đáp: "Vì thấy thú vị và cần thiết."Như vậy, SV hoàntoàn tự chủ và chịu trách nhiệm về việc học của mình.Trường học cung cấp công cụvà cơ hội, nhưng SV phải tự tìm ra cho mình hướng đi riêng cho mình.
Trải nghiệm giáo dục phong phú này hướng đến việc học suốt đời tự do và khaiphóng. Một GS khoa Đông phương học của tôi lấy bằng cử nhân và thạc sĩ ở ĐHStanford ngành Toán ứng dụng và Tài chính, nhưng lại làm tiến sĩ ở ĐH Columbiavề văn học Nhật Bản. Tư duy logic có được từ thời gian học Toán vẫn rất có íchvới cô khi học văn.
Tốt nghiệp một ngành không có nghĩa sau này chắn chắn làm việc/học cao họcliên quan tới ngành đó, và phải rẽ hướng khác là một lựa chọn bất đắc dĩ. Tấmbằng là sự ghi nhận khả năng trong một lĩnh vực sau 4 năm ĐH, nhưng không giớihạn khả năng trong những lĩnh vực khác.
Thảo luận - bàn đạp cho tư duy phản biện
Một lớp ở ĐH Mỹ đa dạng về sĩ số - có lớp chỉ 5 người, có lớp lên tới hàngtrăm. Nhưng dù trong trường hợp nào, thảo luận vẫn là yếu tố không thể thiếu.
Ví dụ,một buổi học trong lớp Philosophy of History(Triết họcLịch sử) của tôi diễn ra như sau: SV được giao bài đọc dài 50 trang bàn về quanđiểm, phương pháp của một số nhà sử học theo quan điểm hậu hiện đại (đã được tảilên nhóm lớp từ 1 tháng trước). Đầu buổi, giảng viên cho SV 5 phút xem lại bàiđọc, xếp những nhà sử học này vào một bảng lớn, so sánh họ với những nhà sử họctheo các thuyết khác.
Từ đó, giảng viên đặt ra câu hỏi về những điểm giống và khác nhau trong quanđiểm của họ về những vấn đề như: bản chất của nhân quả, quan hệ giữa con ngườivà xã hội. Cuộc thảo luận nhiều khi dẫn tới những quan điểm xung khắc. Giảngviên - bằng các câu hỏi định hướng và slideshow, có vai trò điều phối cuộc thảoluận, tránh lạc đề nhưng không áp đặt cách nhìn của mình.
Như thế, việc học không phải là hoạt động một chiều từ giảng viên tới SV.Trải nghiệm giáo dục của mỗi SV, kể cả trong cùng một lớp, là riêng biệt. Giảngviên là người đi trước, giúp SV có được môi trường, phương pháp, công cụ tiếpthu tri thức, song, mỗi SV phải biết bảo vệ quan điểm của mình và cởi mở, sẵnsàng suy nghĩ nghiêm túc về những quan điểm khác mình.
Vẫn có những ý quan trọng cần thống nhất, nhưng nếu không đồng ý, SV có thểđặt câu hỏi để cả lớp cùng xem xét. Đôi khi, những câu hỏi tưởng chừng ngớ ngẩnlại có thể hé lộ một ý hay của tác giả mà hầu hết mọi người bỏ qua. Nếu chưa bịthuyết phục bởi kết quả thảo luận hoặc điểm thi, hoặc muốn tìm hiểu thêm về mộtý trong bài, SV có thể tới gặp giảng viên để trao đổi thêm.
 |
Trong một hoạt động ở Washington DC(Ảnh: Quỳnh Anh) |
Giảng viên đôi khi dựa vào phản hồi của SV để thay đổi phương pháp, tài liệutrong quá trình đứng lớp.
Thực tế, giảng viên ở đây vẫn thường nói: "I may be wrong"(Tôi có thểsai), như một cách khuyến khích tư duy phản biện.
Nghiên cứu - không thể như con vẹt
Nếu như việc chọn lớp cho SV quyền được lựa chọn, thảo luận cho SV quyền cóquan điểm thi việc nghiên cứu yêu cầu SV phải có quan điểm được bảo vệ vữngchắc. Cho paper cuối kì của lớp "Communicating in music" (Giao tiếp bằng âmnhạc) tôi viết bài luận 10 trang để chứng minh: "Ca trù có giá trị văn hoá vànghệ thuật đặc sắc."
Nhìn vào thesis (câu luận điểm) rất "dĩ hoà vi quý" của tôi, GS nhận xét: "Em đã làm rất tốt việc tra cứu thông tin, nhưng không được coi là nghiên cứu.Để trình bày đầy đủ về ca trù thì cả chồng sách dày cũng không viết hết, nhưngcô muốn paper này thể hiện cách tiếp cận của riêng em."
Tôi giật mình nhận ra mình vẫn giữ thói quen viết văn thuyết minh kiểu truyềnthống: không cần trải nghiệm hiện tượng mà chỉ sưu tập nhận định của các chuyêngia để sắp đặt lại....
Theo tìm hiểu của tôi, không phải đợi tới đại học mà ngay từ tiểu học - HS Mỹđã được dạy rằng bất cứ công trình nào - dù đơn giản hay công phu, đã là nghiêncứu thì phải thể hiện quan điểm cụ thể.
Quan điểm ấy có thể đồng nhất hay khác biệt với những quan điểm đã có, nhưngphải là một ý kiến được chứng minh sau quá trình suy nghĩ nghiêm túc, chứ khôngchỉ sưu tập các nhận định của chuyên gia rồi tung hê như một con vẹt.
Các GS cũng luôn nhắc nhở chúng tôi: "Dù quan điểm có mới mẻ, độc đáo đếnđâu, các em phải luôn chủ động tìm tòi và xem xét nghiêm túc các ý kiến trái vớigiả thiết của mình, sẵn sàng thay đổi giả thiết nếu có đủ bằng chứng. Nếu chỉchú tâm tìm những nguồn thuận mình, vội vàng bác bỏ những nguồn nghịch mình, thìcũng là không khách quan, trung thực trong khoa học."
Sự khác biệt
Đôi lúc, tôi cũng cảm thấy hoang mang với sự tự do học thuật của ĐH Mỹ: khinhững quan điểm khác nhau về cùng một sự việc đều được ghi nhận, thì cuối cùng,điều đúng là gì?
Tôi đem thắc mắc này hỏi GS Tâm lý học thì nhận được lời khuyên: "Người ta khôngthể chọn điều gì là tốt nhất cho thế giới, nhưng có thể chọn điều phù hợp nhấtcho bản thân mình, ở từng thời điểm."
 |
"Spring festival" là lễ hội mùa xuân của học sinh châu Á(Ảnh: Quỳnh Anh) |
Nhớ lại, trước mỗi buổi họp toàn trường, chúng tôi đều được đọc cam kết: "Tôihiểu rằng phát biểu của mình thể hiện quan điểm của tôi, và chỉ cá nhân tôi. Tôikhông mặc định mình đại diện cho một ai, hoặc nhân danh một lý tưởng nào."
Cuộc tranh luận về giáo dục ở Việt Nam thường đặt ra vấn đề ra trường làmtrái ngành trái nghề. ĐH Mỹ dạy tôi rằng: trường ĐH không chỉ là nơi dạynghề, mà là nơi tôi rèn luyện nền tảng kiến thức, kĩ năng, định hướng cho việchọc suốt đời.
Trường ĐH cung cấp điều kiện và công cụ để tôi khám phá thế giới học thuật,nhưng bản thân tôi mới là người lựa chọn và chịu trách nhiệm cho việc học củamình - một trải nghiệm giáo dục riêng biệt của cá nhân tôi, phù hợp với sởtrường và nguyện vọng của tôi.
Học không chỉ để rèn luyện tư duy phản biện mà còn để nuôi dưỡng trái tim rộngmở bao dung: có ý kiến độc lập của mình nhưng vẫn ghi nhận và tôn trọng những ýkiến của người khác. Cảm được triết lý ấy từ qua một năm học ở Earlham - tôi mớihiểu được phần nào câu nói của Malcom Forbes: "The purpose of education is toreplace an empty mind with an open one." (Mục đích của giáo dục là thay thế mộtcái đầu rỗng không bằng một cái đầu rộng mở."
Quỳnh Anh(từ ĐH Earlham, Hoa Kỳ)
Những kinh nghiệm tìm kiếm học bổng du học có thể gửi về địa chỉ [email protected]. Chia sẻ phù hợp sẽ được đăng tải tại chuyên mục Giáo dục. |
XEM THÊM:
>> Hành trình săn học bổng 3,5 tỷ đồng của nữsinh Thanh Hóa
>> "Ông đã bao giờ dừng việc học để ra ngoàikia chưa?"
" alt=""/>Du học sinh Việt kể về ‘quyền tự chủ’ ở ĐH Mỹ