Mới nhất, Le10Sport tuyên bố, Saliba được đưa lên vị trí ưu tiên hàng đầu, sau khi Real Madrid gửi đề nghị thăm dò đến đại diện của trung vệ tuyển Pháp.
Carlo Ancelotti cùng các cộng sự đang triển khai chiến dịch lớn để đưa William Saliba về thủ đô Madrid.
Ở tuổi 23, Saliba đã là trụ cột hàng thủ The Gunners, chơi trọn vẹn tất cả các phút ở Ngoại hạng Anh mùa trước, tạo nên lớp phòng ngự kiên cố trước cầu môn David Raya.
Real từ lâu đã ngưỡng mộ Saliba nên luôn cử trinh sát viên dõi theo đà tiến bộ của trung vệ này.
Năm ngoái, cầu thủ người Pháp đặt bút ký gia hạn với Pháo thủ đến năm 2027, hưởng mức lương 10 triệu bảng mỗi năm.
Thế nên, sẽ không dễ để Los Blancos thuyết phục Arsenal nhả người, trừ khi họ lôi kéo được cá nhân Saliba và đưa ra mức phí chuyển nhượng khó chối từ.
Cầu thủ đang dẫn đầu danh sách Vua phá lưới giải vô địch Đông Nam Á với 6 bàn thắng được chẩn đoán đau cơ, vừa trải qua ca xét nghiệm đặc biệt.
HLV Mano Polking lên tiếng trấn an người hâm mộ rằng tình trạng của đội phó đội tuyển Thái Lan không có gì đáng lo.
"Dangda bị đau cơ. Chấn thương của cậu ấy vừa được kiểm tra", ông Mano Polking tuyên bố.
"Vấn đề của Dangda không nghiêm trọng, cậu ấy hoàn toàn sẵn sàng cùng đội tuyển sang Việt Nam đá trận lượt đi".
Theo Mano Polking, trong trường hợp xấu nhất và Dangda cần nghỉ ngơi cho lượt về, Thái Lan vẫn còn Adisak Kraisorn.
"Thái Lan không chỉ có Dangda. Chúng tôi vẫn còn Adisak Kraisorn, người vừa đá rất tốt trong trận lượt về với Malaysia".
Adisak Kraisorn là tác giả bàn ấn định chiến thắng 3-0 cho Thái Lan trước Malaysia, xua tan nỗi buồn thua "Hổ Vàng" ở bán kết giải đấu 2018 mà anh gây thất vọng.
Ở AFF Cup 2022, Adisak có 2 bàn thắng. Chân sút 31 tuổi này ghi bàn trong 4 kỳ giải Đông Nam Á khác nhau (2014, 2018, 2022 và 2022).
Trận lượt đi chung kết AFF Cup giữa Việt Nam và Thái Lan diễn ra trên sân Mỹ Đình ngày 13/1 (19h30), lượt về đá sau đó 3 ngày.
Thủ tướng Estonia Michal cũng nhấn mạnh, “chúng tôi hoàn toàn ủng hộ Ukraine trong các hoạt động khác nhau, và cá nhân tôi chúc họ may mắn”.
Cuộc tấn công của Ukraine vào vùng Kursk bắt đầu từ ngày 6/8. Sau đó, Ukraine đã nhanh chóng giành được ưu thế ở khu vực tây nam nước Nga, nơi Kiev cho biết đã kiểm soát hơn 1.000 km2 lãnh thổ Nga, cùng 74 thị trấn và làng mạc. Hôm 13/8, Tổng tư lệnh Ukraine Oleksandr Syrsky cho biết, quân đội nước này đã kiểm soát hoàn toàn thị trấn biên giới Sudzha của Nga.
Trong khi các thành viên NATO tuyên bố vũ khí mà họ cung cấp cho Kiev không thể được sử dụng bên trong lãnh thổ Nga do lo ngại leo thang căng thẳng, nhưng các đồng minh của Kiev cũng không gây áp lực buộc Ukraine phải giảm bớt nỗ lực tấn công xuyên biên giới, khi coi đây là hoạt động cần thiết để chống lại Moscow.
Hôm 12/8, khi được hỏi liệu Ukraine có sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp trong cuộc tấn công vào Kursk hay không, ông Tusk cho rằng “các hành động của Kiev chỉ mang tính chất phòng thủ. Kiev có mọi quyền tiến hành cuộc chiến theo cách làm tê liệt Nga".
Trước đó, tờ Politico đưa tin Bộ Ngoại giao Đức cũng cho rằng quyền tự vệ của Ukraine "được quy định trong luật pháp quốc tế", và "điều này không chỉ giới hạn trong lãnh thổ Ukraine".
Thậm chí, ông Roderich Kiesewetter, nhà lập pháp cấp cao của đảng Dân chủ Thiên chúa giáo Đức, nói rằng Ukraine có thể tấn công "các khu vực tập trung" bên trong lãnh thổ Nga bằng vũ khí Đức, bởi "sau khi được chuyển giao, chúng là vũ khí của Ukraine".
Trái lại, hồi tháng 5, Thủ tướng Đức Olaf Scholz lại nhấn mạnh, Berlin sẽ không cung cấp cho Ukraine các tên lửa tầm xa mà Kiev yêu cầu như Taurus KEPD-350, vì ông muốn tránh leo thang xung đột.
Trong khi đó, vào ngày 8/8, tức ngày thứ 3 trong cuộc tấn công xuyên biên giới của Ukraine vào Kursk, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết Washington "ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của Ukraine nhằm chống lại Nga". Trước đó, vào tháng 5, Washington đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của Mỹ ở các khu vực gần Kharkiv, chứ không phải ở Kursk.
Còn theo tờ Telegraph, chính phủ Anh tuyên bố không cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa Storm Shadow để tấn công Kursk. Trong khi đó, lâu nay Kiev được cho đã sử dụng tên lửa Storm Shadow để nhắm vào các vị trí nằm trong khu vực Nga kiểm soát ở Ukraine như bán đảo Crưm.
Tại châu Âu, phát ngôn viên Ủy ban châu Âu (EC) Nabila Massrali nói rằng EU không bình luận về các diễn biến tại Kursk, nhưng "hoàn toàn ủng hộ Ukraine thực hiện hợp pháp quyền tự vệ vốn có". Ngoài ra, Ủy viên chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cũng cho rằng, Kiev nhận được "sự ủng hộ hoàn toàn" của khối đối với cuộc tấn công vào Kursk.
Việc Ukraine đột kích vào vùng Kursk được cho là diễn ra dài hơn và tiến vào sâu hơn lãnh thổ Nga so với dự đoán ban đầu của giới lãnh đạo Moscow. Đây là nguyên nhân khiến Nga phải điều động các đơn vị ở miền nam Ukraine để giải quyết cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng ở Kursk. Ngoài ra, hoạt động sơ tán hàng nghìn dân thường cũng không chỉ được tiến hành ở Kursk, mà còn ở vùng Belgorod.