Nhiều cái tên khác của Trung Quốc như công ty thiết bị giám sát Hikvision và iFlyTek được cho là đang bị xem xét thêm vào danh sách đen. Nên nhớ năm ngoái, ZTE gần như phá sản do lệnh cấm tiếp cận công nghệ Mỹ.
Theo phản ứng tự nhiên, người dùng Huawei trên toàn thế giới có tâm lý “bán tháo” điện thoại vì sợ thiết bị trở thành “cục chặn giấy”. Cổ phiếu các nhà sản xuất chip như Qualcomm sụt giảm do tâm lý lo ngại của giới đầu tư về khả năng tăng trưởng của những công ty có nguồn lợi phụ thuộc vào gã khổng lồ Trung Quốc, cùng các biện pháp trả đũa trong tương lai.
Tại hội nghị về dữ liệu Big Data Expo diễn ra ở Quý Dương hôm 26/5, ban tổ chức bố trí một màn hình lớn hiển thị lá thư của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi các quốc gia hợp tác phát triển công nghệ mới, đặc biệt là dữ liệu lớn và trí thông minh nhân tạo.
Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc Miêu Vu cũng không quên nhắc lại thông điệp của ông Tập trong các bài phát biểu quan trọng. Isabel Ge Mahe, Giám đốc điều hành của Apple tại Trung Quốc, xuất hiện ở buổi ra mắt khóa lập trình cho trẻ em hợp tác với Đại học Sư phạm Bắc Kinh ra sức lấy lòng giới chức nước này: “Chúng tôi rất tự hào vì có thể giúp đỡ Trung Quốc phát triển kinh tế”.
Ngay như tại Hội nghị Công nghệ Trí tuệ Nhân tạo Toàn cầu tại Nam Ninh, vốn hội tự đầy đủ anh tài bản địa, cũng không đề cập tới cuộc chiến thương mại đang diễn ra. Dẫu vậy, chủ đề về Huawei và sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ Mỹ vẫn phủ sóng rộng khắp, dù nhiều người không đưa ra quan điểm công khai.
Nhà khoa học đứng đầu một công ty tài chính lớn ở Trung Quốc thẳng thắn nói không một công ty nào, kể cả của Mỹ, có thể chịu được cuộc tấn công toàn diện như cái cách mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đang hành xử với Huawei.
Một chuyên gia nhận định không có công ty nào có thể trụ vững trước các đòn đánh của Mỹ. Ảnh: Reuters. |
“Đây là một cuộc chiến công nghệ, một trận chiến thực sự dù không có súng hay đại bác. Mỹ có rất nhiều ảnh hưởng và đồng minh. Nếu Huawei sụp đổ, Trung Quốc chỉ có thể kiện ra tòa theo cách ôn hòa. Mỹ sau đó có thể tiếp tục sử dụng chiến thuật tương tự và mãi kìm chế Trung Quốc”, vị này đề nghị giấu tên vì chủ đề được coi là nhạy cảm về mặt chính trị.
Một giám đốc điều hành khác, hiện đứng đầu phòng thí nghiệm dữ liệu của một công ty công nghệ lớn Trung Quốc, cũng bảy tỏ lo ngại tình cảnh hiện tại có thể gây hại và dẫn tới sụp đổ của thế giới công nghệ.
“Mất quyền truy cập vào GPU (bộ xử lý đồ họa) chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Điều gì sẽ xảy ra nếu nó dẫn tới tình trạng phân mảnh các nền tảng mã nguồn mở? Chúng ta phải làm gì sau đó? Chúng ta có phải chọn theo phe nào hay không?”, vị giám đốc chia sẻ. Ông thường xuyên phải di chuyển qua lại giữa Bắc Kinh và Thung lũng Silicon để làm việc.
Huang Tiejun, giáo sư tại Đại học Bắc Kinh và là tổng thư ký của hiệp hội đổi mới công nghệ AI, lại tỏ ra lạc quan. Ông không đồng tình trước quan điểm nói rằng cuộc chiến sẽ kìm hãm Trung Quốc trong tham vọng AI.
Hiệp hội mà Huang Tiejun tham gia là một phần trong nỗ lực để giúp chính phủ thực hiện kế hoạch AI mang tầm quốc gia với sự tham gia của đại diện nhiều công ty, như Huawei, ZTE và giới hàn lâm.
“Trong lĩnh vực AI, Trung Quốc có lợi thế về lượng dữ liệu nắm giữ và ứng dụng hoạt động. Chúng tôi sẽ theo sát lộ trình phát triển mã nguồn mở. Nếu có những người bạn đồng hành, chúng tôi sẽ tiến bộ nhanh hơn, nếu không thì chậm một chút cũng chẳng sao”, giáo sư Huang trả lời phỏng vấn bên lề một hội nghị tại Nam Kinh.
Trung Quốc không giấu tham vọng AI của mình. Ảnh: AFP. |
Zhou Hongyi, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của công ty bảo mật internet Quihoo 360 cũng bày tỏ ủng hộ “đồng hương” trong cuộc chiến cam go. Phát biểu tại một diễn đàn ở Thành Đô hôm 25/5, ông lý giải hành động của Mỹ nhắm vào Huawei xuất phát từ tâm lý lo sợ trước viễn cảnh Trung Quốc thống trị cơ sở hạ tầng viễn thông 5G.
Zhou Hongyi gọi theo cách đầy mỉa mai đó là nỗi lo “không thể theo dõi người khác”. Trên các diễn đàn, mạng xã hội Trung Quốc đang ủng hộ quan điểm cho rằng Mỹ là kẻ hai mặt khi cáo buộc Huawei làm “tay sai” cho chính phủ.
Tỷ phú Zhou Hongyi đã hủy niêm yết cổ phiếu Qihoo trên sàn chứng khoán Mỹ vì “với một công ty bảo mật, muốn kiếm tiền trước hết nó phải phù hợp với lợi ích của đất nước, xã hội và người dân của họ”.
Không chỉ Quihoo, mới đây nhất nhà sản xuất chip bán dẫn SMIC lớn nhất Trung Quốc cũng nói lời tạm biệt sàn chứng khoán New York dù lý do đưa ra là vì chi phí cao và lượng giao dịch thấp.
" alt=""/>Huawei bị cấm vận, sự ảm đạm bao trùm ngành công nghệ Trung QuốcChỉ một ngày sau, Bộ Thương mại Mỹ chính thức bổ sung tên Huawei cùng 68 chi nhánh của công ty tại hơn 20 quốc gia trên thế giới vào danh sách đen thương mại này. Động thái đồng nghĩa, Huawei nếu muốn mua công nghệ và linh kiện của Mỹ hiện phải có sự chấp thuận của chính quyền ông Trump, trong khi điều này không hề dễ dàng.
Huawei đang là tâm điểm chú ý của dư luận, liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Ảnh: Reuters |
Chính quyền ông Trump đã cho phép một số miễn trừ tạm thời, nhưng dường như Huawei sẽ mất phần cứng (thiết kế vi xử lý của hãng ARM) và phần mềm (từ Google) mà tập đoàn đang dựa vào để phát triển điện thoại di động và các công nghệ liên quan. Động thái có thể được hiểu là một nỗ lực của Washington nhằm tiêu diệt tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc và cũng là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới.
Người Trung Quốc nhiều khả năng coi đây là một bước ngoặt. Nếu Washington có thể chặn Trung Quốc tiếp cận công nghệ Mỹ theo ý muốn, Bắc Kinh chắc chắn sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng của riêng họ, từ trên xuống dưới.
Huawei dường như đã tiên lượng được tình huống này, nên cho tới nay đã phát triển hệ điều hành của riêng mình, không phụ thuộc vào các công ty Mỹ và có thể triển khai vào cuối năm nay. Song, việc bị hãng ARM "nghỉ chơi" thực sự là tổn thất nặng nề hơn nhiều đối với Huawei, do điều đó khiến công ty cực kỳ khó khăn trong việc tự chế tạo vi xử lý cho các sản phẩm của họ.
Với năng lực công nghệ của Trung Quốc ngày nay, tất nhiên nước này sẽ vươn lên đối đầu với thách thức mới từ Mỹ. Song, chúng ta có thể đang tiến tới một thế giới lưỡng cực trong công nghệ số với hai hệ sinh thái ngăn cách nhau của Mỹ và Trung Quốc. Trong một bài xã luận đăng tải trên báo Washington Post, cây bút Fareed Zakaria cho rằng, sự phân tách này sẽ dần phá hủy nền kinh tế thế giới mở, các mức độ phụ thuộc lẫn nhau sâu rộng cũng như các đầu tư xuyên biên giới và chuỗi cung ứng đặc trưng cho nền kinh tế toàn cầu ngày nay.
Theo ông Zakaria, trước khi đi theo con đường nói trên, Mỹ cần đảm bảo rằng họ có chiến lược thông minh nhất để đối phó với thách thức thực sự từ Trung Quốc.
Đầu tiên, chính quyền Trump cần phải làm rõ các nguyên tắc họ đang lấy làm căn cứ để trừng phạt Huawei. Cho đến nay, Washington vẫn chần chừ trong việc công bố các bằng chứng, có lẽ vì chúng được coi là tối mật.
Song, Washington cần giúp thế giới hiểu rằng họ không đơn thuần chỉ ngăn chặn một đối thủ nước ngoài thành công mà còn hành động để bảo vệ an ninh của các hệ thống và quyền riêng tư của các cá nhân. Chính phủ Anh kết luận rằng, họ có thể dùng công nghệ của Huawei chừng nào một số biện pháp an toàn nhất định vẫn còn có hiệu lực. Mọi người cần hiểu tại sao London sai và Washington đúng.
Thứ hai, Mỹ cần phải xây dựng một liên minh quốc tế để chống Bắc Kinh. Theo chuyên gia bình luận Zakaria, ngay từ đầu ông đã ủng hộ quan điểm cứng rắn của chính quyền Tổng thống Trump đối với Trung Quốc, nhưng bản thân vẫn không hiểu tại sao Washington chỉ "đơn thương độc mã" làm điều đó thay vì tạo ra một liên minh sát cánh với mình. Một quan chức cấp cao châu Âu từng tiết lộ, chính ông Trump đã từ chối các đề nghị của châu Âu về việc hợp tác hành động liên quan đến thương mại.
Ông Zakaria đánh giá việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là "mục tiêu ngu ngốc", chỉ gây tổn hại cho Mỹ và làm lợi cho Trung Quốc.
Thứ ba, Mỹ nên suy nghĩ về việc thế giới lưỡng cực này sẽ như thế nào. Công nghệ Trung Quốc sẽ rẻ hơn vì chi phí lao động thấp hơn, các quy định lỏng lẻo hơn và sự trợ cấp của chính phủ. Huawei đã chiếm ưu thế trong thế giới đang phát triển. Nhiều quốc gia trong số đó có thể tiếp tục lựa chọn công nghệ giá rẻ hơn. Theo quan điểm của họ, bất kỳ công nghệ nào họ chọn đều đi kèm với rủi ro bị chính phủ của đối tác rình mò.
Thứ tư, liệu có thực tế khi Mỹ tấn công Trung Quốc thông qua các lệnh cấm và danh sách đen? Thế giới hiện trong tình trạng phụ thuộc lẫn nhau rất sâu. Một giám đốc điều hành công nghệ cấp cao đề xuất, với Mỹ, cách đối phó Trung Quốc tốt hơn là trở thành lãnh đạo thế giới về mã hóa và chống tấn công mạng. Ông gợi ý rằng, một trường đại học Mỹ, chẳng hạn như MIT nên được giao nhiệm vụ chỉ sử dụng các sản phẩm của Huawei để xây dựng một hệ thống mã hóa đầu - cuối, giúp chặn công ty tiếp cận mọi dữ liệu. Người này cho rằng, đó là "một thách thức lớn nhưng chắc chắn các kỹ sư giỏi nhất của Mỹ có thể giải quyết được".
Cuối cùng, liệu việc thay đổi chính sách và các đầu tư cho phép Mỹ cạnh tranh với Bắc Kinh có phải là giải pháp thực sự cho việc hưởng lợi đặc biệt của Trung Quốc về công nghệ? Thật khó tưởng tượng rằng Washington sẽ có thể ngăn chặn các đổi mới và sự trỗi dậy kinh tế của một đất nước năng động với 1,4 tỉ dân với nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Thay vào đó, nước Mỹ cần một "cơn địa chấn" của riêng họ để tập trung tiềm lực đất nước vượt qua Trung Quốc.
Theo ông Zakaria, chiến lược công nghệ như trên được tin có kết quả hơn nhiều so với các cuộc đàm phán thương mại. Về thương mại, chính quyền Trump có nhiều khiếu nại chính đáng về hành vi của Trung Quốc và đang "chơi rắn" với Bắc Kinh. Song, mục tiêu cuối cùng rốt cuộc lại tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế lớn hơn giữa hai nước. Nếu hai bên đạt thỏa thuận, Trung Quốc sẽ mua thêm hàng hóa của Mỹ, đầu tư nhiều hơn vào Mỹ và cho phép các công ty Mỹ quyền tiếp cận lớn hơn vào thị trường nước này.
Một cuộc chiến công nghệ sẽ đưa chúng ta đi theo một hướng rất khác. Nó sẽ không dẫn đến một cuộc chiến tranh lạnh mà là "hòa bình lạnh", trong một thế giới bị chia tách và ít thịnh vượng hơn.
" alt=""/>Nước cờ Huawei đẩy Mỹ vào cuộc chiến công nghệ khác thường với TQ?Trang bị cấp 3 và shotgun là những items xuất hiện với mật độ dày đặc trong mode Tequila Sunrise
Mode được gọi là “Tequila Sunrise” và nó chỉ cho phép người chơi sử dụng các khẩu shotguns cùng những món vũ khí cận chiến trên map Miramar. Cả shotgun lẫn vũ khí cận chiến đều có tỉ lệ xuất hiện gấp ba lần bình thường và ngoài chúng ra sẽ không có vật phẩm nào khác khi bạn tham gia mode đặc biệt này.
Đạn dược, balo, mũ và giáp cấp 3 cũng sẽ có tỉ lệ hiện diện nhiều gấp ba lần – nhưng các items cấp 1 lại bị giảm thiểu đi 50%.
Để phù hợp hơn với tên của event, thời điểm diễn biến các trận đấu trong mode Tequila Sunrise sẽ chỉ được duy trì vào lúc mặt trời mọc. Tức mặt trời in-game sẽ không nhô cao lên trong mode này – nên bạn đừng hy vọng vào sương mù hay mưa gió gì cả.
Safe zone (khu vực nằm trong vòng bo) cũng có một vài thay đổi đáng chú ý. Safe zone đầu tiên sẽ xuất hiện ngay khi máy bay cất cánh. Nó có kích cỡ nhỏ hơn bình thường để khuyến khích các cuộc giao tranh nổ ra liên tục.
Tequila Sunrise rõ ràng là một sự thay đổi lớn với những ai đã quen với nhịp độ chơi trong PUBG– khi người chơi có thói quen bắn tỉa từ tầm trung binh tới rất xa để hạ gục mục tiêu thay vì đánh “giáp lá cà”. Giờ thì bạn chỉ có một lựa chọn duy nhất là đối diện với kẻ địch để tìm ra ai là người chơi xứng đáng trụ lại hơn.
Nên nhớ rằng, Tequila Sunrise đã được PUBG Corp mở ra vào lúc 09g00 hôm qua (06/4) và sẽ đóng lại sau đó đúng ba ngày (tức 09g00 ngày 09/4). Do đó, hãy tranh thủ trải nghiệm cảm giác mới lạ trên map Miramar vào dịp cuối tuần này đi thôi.
ABC (Theo Dot Esports)
" alt=""/>PUBG: Đã có riêng một mode cho người chơi thích ‘giáp lá cà’