当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo U20 Thái Lan vs U20 Hàn Quốc, 16h15 ngày 17/2: Khó có bất ngờ 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Maharlika FC vs Loyola Meralco Sparks, 15h00 ngày 17/2: Tiếp tục bất bại
Tổng Bí thư Tô Lâm. (Ảnh: quochoi.vn)
Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt coi trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, tăng cường hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
Đây là một trong những yếu tố then chốt đưa Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành người cầm lái vĩ đại, người thuyền trưởng tinh anh đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt mọi thác ghềnh, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Điểm hội tụ chiến lược sau 40 năm đổi mới đất nước đang đem đến cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; cũng đặt ra yêu cầu cấp bách thực hiện quyết liệt cuộc cách mạng nhằm xây dựng hệ thống chính trị thật sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn Cách mạng mới.
Mô hình tổng thể tổ chức bộ máy hệ thống chính trị nước ta từ năm 1945 đến nay cơ bản ổn định gồm 3 khối (Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội). Với cơ chế vận hành Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ, tổ chức bộ máy của từng khối đã có sự điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu cách mạng của từng giai đoạn lịch sử.
Từ Hội nghị Trung ương 6 khóa VI đến nay, khái niệm "Hệ thống chính trị" chính thức được sử dụng đánh dấu sự phát triển tư duy, nhận thức của Đảng về yêu cầu, nhiệm vụ đối với hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới.
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xuất phát từ tầm quan trọng đặc biệt và đòi hỏi cấp thiết từ thực tiễn phát triển nóng bỏng của đất nước, qua nhiều kỳ đại hội, nhất là trong các đại hội gần đây, trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, XII, XIII đều nhấn mạnh các nhiệm vụ cụ thể về tinh gọn tổ chức bộ máy hoặc nghiên cứu xây dựng mô hình tổng thể tổ chức bộ máy hệ thống chính trị trong giai đoạn mới.
Từ Đại hội VII đến nay, Đảng ta liên tục ban hành nhiều Nghị quyết, Kết luận để lãnh đạo thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực hiệu quả, như: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa VII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 9/2/2007 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, định hướng đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; Nghị quyết số 17-NQ/TW, ngày 1/8/2007 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước; Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 2/2/2008 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng; Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 3/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; Kết luận số 50-KL/TW, ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18; Kết luận số 37-KL/TW, ngày 2/2/2009 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ đến năm 2020; Kết luận số 63-KL/TW, ngày 27/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020; Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương; Kết luận số 62-KL/TW, ngày 8/12/2009 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, hệ thống tổ chức đảng các cấp, bộ máy Nhà nước từ Trung ương tới cơ sở, tổ chức cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từng bước được đổi mới, phát huy hiệu lực, hiệu quả; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của từng tổ chức trong hệ thống chính trị được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống chính trị cơ bản ổn định, phù hợp với Cương lĩnh và Hiến pháp; bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân.
Thông qua vai trò, sức mạnh của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng; giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền; kinh tế xã hội phát triển, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của Nhân dân.
Những đổi mới về thể chế, trọng tâm là đổi mới công tác tổ chức bộ máy hệ thống chính trị là một trong những điều kiện cơ bản, quyết định đạt được những thành tựu vĩ đại sau 40 năm đổi mới đất nước.
Qua 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị chúng ta đã đạt được một số kết quả quan trọng, bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị.
Tuy nhiên, nhận thức và hành động của một số cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu ở một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương chưa đầy đủ, chưa sâu sắc, quyết tâm chưa cao, hành động chưa quyết liệt, việc sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ, tổng thể, chưa gắn tinh giản biên chế với cơ cấu lại... một số bộ, ngành còn ôm đồm nhiệm vụ của địa phương, dẫn đến tồn tại cơ chế xin-cho, dễ nảy sinh tham nhũng, lãng phí, tiêu cực...
Chính vì vậy, cho đến nay tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, quan hệ công tác giữa nhiều cơ quan, bộ phận chưa thật rõ ràng, còn trùng lắp, chồng chéo; phân định trách nhiệm, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hợp lý, có chỗ bao biện làm thay, có nơi bỏ sót hoặc không đầu tư thích đáng…
Chất lượng tham mưu, đề xuất của một cơ quan, tổ chức đảng với Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với một số lĩnh vực còn hạn chế; năng lực điều phối, hướng dẫn, tổ chức thực hiện trong toàn Đảng chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; phân định phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của các bộ chưa triệt để; một số nhiệm vụ liên thông, gắn kết nhau hoặc cùng một lĩnh vực nhưng giao cho nhiều bộ quản lý.
Tổ chức bộ máy của một số cấp, ngành đến nay cơ bản vẫn giữ nguyên về số lượng, việc sắp xếp chưa gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả, xác định vị trí việc làm, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ. Bộ máy trong bộ, cơ quan ngang Bộ còn nhiều tầng nấc, có cấp không rõ địa vị pháp lý; đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân tăng, gia tăng tình trạng "Bộ trong Bộ". Tinh giản biên chế mới tập trung giảm số lượng, chưa gắn với nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ.
Những tồn tại, hạn chế, sự chậm chạp, thiếu quyết liệt trong thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Bộ máy cồng kềnh gây lãng phí và kìm hãm sự phát triển, là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều chủ trương, chính sách của Đảng chậm đi vào thực tiễn cuộc sống hoặc một số chủ trương không được triển khai hoặc triển khai hình thức trên thực tế.
Sự chồng chéo, phân định không rõ chức năng, nhiệm vụ dẫn đến không rõ trách nhiệm, "lấn sân", cản trở, thậm chí "vô hiệu hóa" lẫn nhau, làm giảm tính chủ động, sáng tạo, dẫn đến năng suất lao động, hiệu suất công tác thấp, đùn đẩy trách nhiệm, tiêu cực, cản trở phát triển, phát sinh phiền nhiễu, giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
Tầng nấc trung gian dẫn đến mất thời gian qua "nhiều cửa" thủ tục hành chính, gây cản trở, thậm chí tạo điểm nghẽn, làm lỡ cơ hội phát triển. Chi phí vận hành hệ thống tổ chức bộ máy lớn, làm giảm nguồn lực cho đầu tư phát triển, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.
So với những thay đổi to lớn của đất nước sau 40 năm đổi mới, sự phát triển của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và những thành tựu khoa học công nghệ; tổ chức bộ máy hệ thống chính trị nước ta tuy đã được đổi mới ở một số bộ phận, nhưng cơ bản vẫn theo mô hình được thiết kế từ hàng chục năm trước, nhiều vấn đề không còn phù hợp với điều kiện mới là trái với quy luật phát triển; tạo ra tâm lý "Nói không đi đôi với làm".
Thời điểm 100 năm đất nước ta dưới sự lãnh đạo Đảng và 100 năm thành lập nước không còn xa, để đạt được các mục tiêu chiến lược, không chỉ đòi hỏi những nỗ lực phi thường, những cố gắng vượt bậc, mà còn không cho phép chúng ta chậm trễ, lơi lỏng, thiếu chính xác, thiếu đồng bộ, thiếu nhịp nhàng trên từng bước đi; muốn vậy cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, với một số công tác trọng tâm, sau đây:
Thứ nhất: Xây dựng và tổ chức thực hiện trong toàn hệ thống chính trị mô hình tổng thể tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.
Tập trung tổng kết 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả", đánh giá nghiêm túc, toàn diện về tình hình và kết quả đạt được, những ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Nghị quyết; đề xuất, kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tổng kết phải tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, sâu sắc, cầu thị, sát đúng với tình hình thực tiễn từ đó đề xuất mô hình tổ chức mới, đánh giá ưu điểm và tác động khi thực hiện mô hình mới, phải bám sát Hiến pháp, Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nguyên tắc của Đảng, các Nghị quyết của Trung ương... bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông, một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính; khắc phục triệt để chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực; hạn chế tổ chức trung gian; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể trên cơ sở tính đảng, tính hợp lý, tính hợp pháp.
Thứ hai: Tập trung hoàn thiện thể chế theo tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" để nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống.
Rà soát các quy định pháp luật có liên quan để chủ động chuẩn bị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới theo đúng quy định, bảo đảm chủ trương của Đảng được triển khai nhanh nhất sau khi được Trung ương thống nhất thông qua.
Tập trung hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, gắn với tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền với phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", Trung ương, Chính phủ, Quốc hội tăng cường hoàn thiện thể chế, giữ vai trò kiến tạo và tăng cường kiểm tra, giám sát và cải cách tối đa thủ tục hành chính, giảm chi phí, tạo thuận lợi cao nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bộ máy Nhà nước, bảo đảm sự phân biệt rõ cấp ban hành chủ trương, chính sách, pháp luật với cấp tổ chức thực hiện.
Thứ ba: Gắn tinh gọn tổ chức bộ máy với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ, biên chế hợp lý, chuẩn hóa chức danh.
Ban hành quy định về khung tiêu chuẩn, tiêu chí bố trí cán bộ ở từng cấp, từ Trung ương tới cơ sở, từng loại hình để chủ động rà soát, xác định có thể bố trí ngay.
Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá cán bộ theo hướng thực chất, vì việc tìm người, trên cơ sở sản phẩm cụ thể đo đếm được, không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong đánh giá cán bộ.
Có cơ chế hữu hiệu sàng lọc, đưa ra khỏi vị trí công tác đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín và sử dụng đối với người có năng lực nổi trội.
V.I Lênin khi nói về cải tiến bộ máy Nhà nước đã nhấn mạnh: "Phải tuân theo quy tắc này: thà ít mà tốt... Tôi biết rằng giữ vững quy tắc ấy và vận dụng được nó vào tình hình thực tế của chúng ta là khó khăn... Tôi biết rằng sẽ phải kháng cự một cách mãnh liệt, sẽ phải tỏ ra kiên trì phi thường... Song tôi vẫn tin chắc rằng chỉ có tiến hành công tác đó, chúng ta mới có thể xây dựng được một nước cộng hòa thật sự xứng danh là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô - Viết"[1]; xây dựng tổ chức bộ máy hiệu lực hiệu quả là công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự đoàn kết, thống nhất, dũng cảm, sự hy sinh của từng cán bộ, đảng viên cùng với quyết tâm rất cao của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, tất cả vì sự một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, sớm sánh vai với các cường quốc năm châu.
[1] V.I.Lênin: Toàn tập, NXB Tiến Bộ, Moskva, 1979, t.45, tr.445.
Tổng Bí thư Tô Lâm" alt="Toàn văn bài viết 'Tinh"/>![]() |
Trường Đại học Phan Châu Trinh sẽ tự chủ tuyển sinh theo phương pháp của các trường đại học tiên tiến trên thế giới |
Sáng hôm nay (10-2), Lãnh đạo trường ĐH Phan Châu Trinh (Hội An, Quảng Nam) chính thức công bố phương án tuyển sinh mới, trình Bộ GD&ĐT.
Theo phương án tuyển sinh mới theo chủ trương tự chủ tuyển sinh của Bộ, Trường Đại học Phan Châu Trinh dành 30% chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức truyền thống (xét tuyển theo kỳ thi ba chung của Bộ GD&ĐT) và 70% xét tuyển theo tiêu chí riêng của nhà trường.
Với phương châm tự xét tuyển tự chủ này, Trường Đại học Phan Châu Trinh sẽ xét tuyển 3 tiêu chí: kiến thức, đạo đức và năng lực giống như các trường đại học ở nước ngoài.
Việc xét tuyển về kiến thức, thí sinh đảm bảo điểm trung bình chung năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 đạt từ 6.0 điểm trở lên. Điểm trung bình năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12 của thí sinh (Điểm TB) của môn điều kiện theo từng ngành đạt từ 5.5 trở lên.
Tiêu chí đạo đức, thí sinh tối thiểu đạt loại khá các năm phổ thông.
Đối với tiêu chí năng lực, nhà trường dựa vào kết quả kiểm tra kỹ năng viết, năng lực tư duy và vận dụng kiến thức qua hình thức viết đơn dự tuyển và viết 1 bài luận.
Đây là phương pháp tuyển sinh mới được áp dụng đầu tiên tại Việt Nam mà trường Đại học Phan Châu Trinh ấp ủ ngay từ đầu thành lập trường vào tháng 8-2007.
Chủ trương của trường Đại học Phan Châu Trinh đưa ra mục tiêu là canh tân giáo dục theo mô hình mới như hệ thống giáo dục đại học ở các nước tiên tiến trên thế giới.
Nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định: Phương pháp giáo dục mang tính khai phóng, đại học Phan Châu Trinh nỗ lực góp phần đào tạo cho đất nước những con người có tư duy độc lập, có ý chí tự do mạnh mẽ, trung thực và có tinh thần trách nhiệm cao với xã hội, có tri thức toàn diện và khả năng chuyên môn vững chắc, có năng lực hành động thành công trong đời sống hiện đại theo tinh thần của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh.
>> Chưa cấp sổ đỏ lâu dài cho condotel ở Đà Nẵng
Condotel lộ nhiều khuyết điểm, cam kết lợi nhuận 8-12% là không tưởng
Những con số u ám về thị trường condotel được nhiều tổ chức, đơn vị nghiên cứu đưa ra liên tiếp trong cả quý II, quý III vừa qua. Sang đến những tháng cuối năm và tới năm 2019, tình hình trên phân khúc condotel vẫn không mấy sáng sủa. Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho rằng, condotel sẽ tiếp tục xu thế chững lại và giá cả hợp lý hơn.
Cùng với xu hướng tiếp tục bị chững lại và có điều chỉnh về giá, cũng theo HoREA, dự kiến sẽ có các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các loại hình bất động sản mới như condotel, officetel, shophouse… để định hướng phát triển bền vững và bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng.
Đánh giá về sự phát triển của condotel thời gian qua, theo Hiệp hội Nhà nước chưa có giải pháp quản lý và định hướng phát triển phù hợp.
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội HoREA chỉ ra rằng: Trên thực tế, nhiều chủ đầu tư dự án condotel nộp tiền sử dụng đất quá thấp làm thất thu ngân sách Nhà nước, nhưng lại bán căn hộ condotel với giá rất cao, tương đương giá bán căn hộ cao cấp thu được lợi nhuận rất lớn”.
![]() |
Dự báo những tháng cuối năm và sang năm 2019 condotel sẽ tiếp tục xu thế chững lại và không còn cảnh giá bị đẩy cao “chót vót” (Ảnh minh hoạ). |
Cùng với đó, là vấn đề về cam kết lợi nhuận. Chủ đầu tư cam kết lợi nhuận phổ biến từ 8-12%/năm trong 08-12 năm và cấp “sổ đỏ ổn định lâu dài không hình thành đơn vị ở” cho khách hàng, nhưng không có cơ sở pháp lý để đảm bảo thực hiện những cam kết này.
Việc đẩy giá condotel lên cao ngất trong thời gian vừa qua, cũng đã được Hội Môi giới bất động sản Việt Nam đưa ra cảnh báo. Theo ghi nhận của Hội Môi giới, giá bán của sản phẩm nghỉ dưỡng hiện đã được các chủ dự án đẩy lên ở mức cao, bình quân từ 35 – 50 tr/m2 thậm chí có những dự án có giá trên 70tr/m2. Ở mức giá cao này nhà đầu tư khó tạo thanh khoản khi có nhu cầu chuyển nhượng. Đây cũng được cho là một trong những nguyên nhân khiến thị trường condotel “tụt dốc”. Hiện nay các nhà đầu tư nhỏ lẻ rất thận trọng trong chọn lựa dự án bất động sản nghỉ dưỡng.
Có thể thấy rõ qua những con số được Hiệp hội Môi giới đưa ra trong quý III vừa qua, ngoại trừ ở Nha Trang có 1 dự án mở bán lần đầu ra thị trường còn ở các vùng phát triển mạnh về bất động sản nghỉ dưỡng đều không có nguồn cung mới chào hàng.
Lượng giao dịch cả nước về sản phẩm condotel chỉ đạt khoảng 1.000 sản phẩm. Đà Nẵng và Nha Trang là hai thị trường phát triển mạnh condotel trước đó thì nay cũng đang trở thành nỗi ám ảnh.
Ghi nhận tại Đà Nẵng, hiện tại số lượng sản phẩm đang chào bán ra thị trường là 8061 sản phẩm bao gồm cả các sản phẩm đã chào bán từ các quý trước và các năm trước. Tuy nhiên, tổng lượng sản phẩm condotel giao dịch trong quý III/2018 chỉ đạt 294 căn.
Tương tự, tại Nha Trang, tổng số nguồn hàng condotel Nha Trang đạt 12000 căn. Tỷ lệ hấp thụ từ các dự án mới được chào bán trong quý III/2018 chỉ đạt khoảng 20%. Lượng giao dịch của sản phẩm condotel tại Khánh Hòa đạt 789 sản phẩm, giảm mạnh so với quý I và quý II/2018.
Hay báo cáo thị trường quý III/2018 của DKRA Việt Nam, cũng cho thấy tỷ lệ tiêu thụ condotel chỉ đạt 32 căn (khoảng 76%), bằng 4% so với quý trước.
Mới đây, trong báo cáo gửi Quốc hội về các vấn đề của ngành, Bộ Xây dựng cũng đã đưa ra cảnh báo rủi ro đối với condotel. Theo số liệu của 71 dự án bất động sản do Bộ Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở từ đầu năm 2015 đến nay thì đã có hơn 25.600 căn hộ condotel, officetel, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ngoài ra, còn có hàng chục nghìn căn condotel, officetel do các địa phương thẩm định, cấp phép theo thẩm quyền.
Bộ Xây dựng cho rằng, trong thời gian qua, có nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng được cấp phép, nguồn cung loại hình bất động sản này lớn và đa dạng.
Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Xây dựng cũng chỉ rõ: “Trong khi đó, các điều kiện của hợp đồng không chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch dẫn đến tiềm ẩn rủi ro cho cả nhà đầu tư và người mua”.
“Siết” cho phép đầu tư mới condotel Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ Xây dựng cho biết, thời gian tới, sẽ kiểm soát chặt chẽ việc cho phép đầu tư mới các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án bất động sản cao cấp, các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự, căn hộ cao cấp nhằm đảm bảo cân đối cung - cầu tránh để tình trạng dư thừa tồn kho, gây bất ổn cho thị trường bất động sản, bảo đảm tuân thủ pháp luật, hiệu quả đầu tư, ngăn chặn các hành vi trục lợi, tham nhũng, làm thất thoát tài sản nhà nước, nhất là trong sử dụng đất đai. |
Khuyến nghị tạm dừng phát triển condotel “Khuyến nghị đã đến thời điểm nên tạm dừng phát triển mới các dự án bất động sản nghỉ dưỡng. Các dự án đã và đang triển khai, cần tập trung để hoàn thành dự án. Tập trung đưa dự án vào khai thác kinh doanh. Tạo các cơ sở hạ tầng du lịch, tạo cơ sở lưu trú phục vụ cho phát triển kinh tế du lịch ở Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư. Như vậy mới tạo niềm tin cho các nhà đầu tư”. |
Hồng Khanh
Theo Bộ Xây dựng, các điều kiện của hợp đồng condotel không chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch dẫn đến tiềm ẩn rủi ro cho cả nhà đầu tư và người mua.
" alt="condotel ế chờ giảm giá"/>Nhận định, soi kèo Western Sydney vs Macarthur FC, 13h00 ngày 16/2: Tưng bừng bàn thắng
Dịch Covid-19 đã thúc đẩy tiến trình chuyển dịch hành vi thanh toán không dùng tiền mặt của người dân. Sự chuyển dịch này tiếp tục được duy trì sau đại dịch, thậm chí còn tăng trưởng nhiều hơn khi các ngân hàng nắm bắt xu hướng, tích cực triển khai các dịch vụ, công nghệ hiện đại, với nhiều chương trình ưu đãi.
Dưới góc độ cơ quan quản lý, ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán nêu một số định hướng, giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong năm 2023. Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025, và Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng.
Anh Hào
" alt="Năm 2022, thanh toán không dùng tiền mặt tăng mạnh về số lượng và giá trị"/>Năm 2022, thanh toán không dùng tiền mặt tăng mạnh về số lượng và giá trị
TIN BÀI LIÊN QUAN:
Cuộc dạo chơi cuối cùng của cơ trưởng MH370?" alt="Nỗi đau khôn tả của người nhà hành khách MH370"/>Chủ đề của cuộc thi Viết thư UPU lần 52 là “Tưởng tượng em là một siêu anh hùng mang sứ mệnh làm cho mọi con đường trên thế giới an toàn hơn với trẻ em. Hãy viết thư cho ai đó để nói về sức mạnh siêu phàm giúp em hoàn thành sứ mệnh của mình”.
Bà Trần Thanh Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ TT&TT, Phó trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết, chủ đề cuộc thi năm nay gắn với chương trình hành động của Liên hợp quốc thập niên thứ hai về cải thiện an toàn giao thông đường bộ. Đây cũng là vấn đề lớn có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của trẻ em.
“Cuộc thi là dịp để các em học sinh tìm hiểu kỹ hơn về Luật An toàn giao thông đường bộ của nước ta. Đặc biệt, các em cần liên hệ với những kiến thức thực tế trong quá trình tham gia giao thông đường bộ liên quan đến trẻ em, nhận diện những vấn đề giao thông không an toàn ảnh hưởng đến trẻ em, đưa ra những hành động cụ thể và giải pháp khắc phục những vấn đề đó”, bà Trần Thanh Hà cho hay.
Nhấn mạnh chủ đề cuộc thi năm nay rất thiết thực, quan trọng, gắn với đời sống hàng ngày của mọi người, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bình Định yêu cầu ngành giáo dục địa phương, đặc biệt là các bậc phụ huynh quan tâm, coi đây là 1 trong những hoạt động có ý nghĩa trong việc giáo dục con em mình.
Theo thể lệ, tại Việt Nam, cuộc thi Viết thư quốc tế UPU dành cho học sinh từ 9 đến 15 tuổi. Bài dự thi dài không quá 800 từ, bắt buộc viết tay trên 1 mặt giấy và cho vào phong bì có dán tem, gửi thường qua đường Bưu điện. Thời gian nhận bài dự thi kéo dài từ ngày 10/1/2023 đến 15/3/2023 (tính theo dấu Bưu điện). Nơi nhận bài là Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng, số 5, phố Hòa Mã, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội - 11611.
Bên cạnh việc lưu ý các em học sinh cần đọc kỹ thể lệ, đại diện Ban giám khảo cuộc thi cũng hướng dẫn các thí sinh một số điểm quan trọng, cụ thể là: bức thư viết dưới dạng văn xuôi và phải theo đúng thể thức của một bức thư, với phần đầu thư có thời gian, địa điểm viết thư, đối tượng gửi thư, lý do viết thư; phần nội dung thư chuyển tải toàn bộ chủ đề bức thư; và phần cuối thư là những thông điệp được người viết gửi gắm, có lời chào tạm biệt và ký tên người viết.
“Một bức thư tham gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU không phải là bức thư thông thường, mà là một bức thư văn học, một bức thư có sự sáng tạo và cảm xúc để tạo nên sự khác biệt. Các em là tác giả của bức thư, nên phải chủ động trong cách trình bày suy nghĩ, cảm xúc của mình và cố gắng diễn đạt vấn đề một cách thuyết phục nhất”, đại diện Ban giám khảo lưu ý thêm.
Cũng tại sự kiện, Ban tổ chức đã trao giải Khuyến khích quốc tế cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 51 - năm 2022 cho em Nguyễn Bình Nguyên, lớp 9A1, trường THCS Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Đây là lần thứ 17 học sinh Việt Nam đoạt giải quốc tế sau 34 năm tham gia.
" alt="Phát động cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần 52 chủ đề về giao thông đường bộ"/>Phát động cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần 52 chủ đề về giao thông đường bộ