Công nghệ

Soi kèo góc Malmo vs PAOK Saloniki, 00h00 ngày 7/8

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-02-15 15:44:39 我要评论(0)

Hư Vân - 06/08/2024 04:30 Kèo phạt góc lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày mailịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày mai、、

èogócMalmovsPAOKSalonikihngàlịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày mai   Hư Vân - 06/08/2024 04:30  Kèo phạt góc

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Vẫn nụ cười tươi rói khiến người đối diện dễ có thiện cảm nhưng Đông Hùng có vẻ trưởng thành hơn sau một quãng thời gian phải gồng gánh món nợ tài chính cho mẹ, cho gia đình. Có vẻ đúng như những gì chàng trai này đã nói: “Nếu nhìn cuộc đời một cách nhẹ nhàng thì bất cứ cái gì cũng trở nên nhẹ nhàng thôi!”

Gạt sĩ diện để kiếm tiền

Gặp lại Đông Hùng ở Hà Nội sau một khoảng thời gian khá dài bươn chải tại TP.HCM, nhìn nét mặt trông có vẻ “phởn phơ”của Hùng, không ai nghĩ chàng trai này  từng phải trải qua những biến cố lớn trong gia đình. Nếu ai quen Hùng từ cách đây hơn 3 năm, sau khi Hùng đoạt giải “Ca sỹ triển vọng”của“Sao Mai điểm hẹn 2012” thì sẽ càng khâm phục ý chí và nghị lực của anh. 

{keywords}
Ca sỹ Đông Hùng.

Chuyện gia đình của Hùng lâm vào cảnh bi đát do làm ăn thua lỗ, “cõng” một món nợ khổng lồ tới hơn chục tỷ đồng, trong giới showbiz ai cũng biết. Dù là bây giờ, với thái độ lạc quan và nhìn đời thẳng tưng “mọi chuyện qua rồi”thì bạn bè, những người thân thiết với Hùng đều biết chàng trai này vẫn đang xoay xở để trả nợ - món nợ vốn không phải do Hùng gây ra. 

Ở thời điểm Đông Hùng vào TP.HCM cách đây 3 năm, nhiều người vẫn nghĩ anh “Nam tiến”để tìm cơ hội mới, chứ ai ngờ chàng trai này đang gánh cả “núi nợ” trên lưng. Những chuyện Hùng gạt “sĩ diện” để làm những việc chẳng liên quan gì đến nghệ thuật như trông xe, phục vụ bàn hay rửa bát…, hay việc suốt 2 tháng ròng rã, Hùng sáng trông xe, tối thì ăn vận thật đẹp để đi hát tại quán của ca sỹ Cẩm Vân để kiếm tiền trả tiền nhà, Hùng cũng không muốn kể nhiều.

“Thì em là đàn ông mà” - Hùng chỉ nói vậy. Khi đưa số tiền đầu tiên kiếm được ở đất Sài Gòn cho mẹ và nhìn những giọt nước mắt của đấng sinh thành, Hùng biết mẹ áy náy và buồn nhiều lắm. Cũng để mẹ bớt suy nghĩ, Hùng tích ít tiền để mở quán bún đậu cho mẹ bán. Chẳng biết lãi lời thế nào, nhưng chí ít đấy là điều mà Hùng có thể làm cho mẹ, cho gia đình. Hùng còn cho rằng, thành tựu lớn nhất của mình là việc đón được cậu em trai đang học lớp 8 từ Hà Nội vào Nam ăn học. 

Đó là cách để Hùng đỡ canh cánh về việc em một mình sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm của mẹ, của anh trai. Nghĩ lại quãng thời gian khốn khó, Hùng nói: “Giả sử gia đình em không xảy ra chuyện như vậy, em không có cơ hội để biết thế nào là bươn chải. Cũng nhiều người nói em nhìn đời bị “già” đấy”. 

Suýt bỏ thi vì chủ nợ

Ít ai biết việc Đông Hùng đi thi Vietnam Idol 2014 cốt để kiếm tiền trả nợ. Nhưng ngay sau khi bước lên sân khấu vào liveshow đầu tiên, Hùng đã phải nhận cú “sốc”. Đó là khi vừa cầm micro thì cũng là lúc Hùng thất thần nhận ra khoảng một nửa khán giả ở dưới là chủ nợ. Sợ đến mất mật nhưng Hùng cũng vẫn phải giữ nụ cười để hoàn thành phần biểu diễn. 

Cũng sau đêm ấy, rắc rối về tài chính của gia đình Hùng vỡ lở. Hùng thậm chí đã xin đơn vị tổ chức cho ngừng thi vì áp lực một phần, nhưng cũng vì việc riêng của mình sợ ảnh hưởng đến chương trình. Nhưng cuối cùng được sự động viên của mọi người, Hùng tiếp tục hành trình của mình và lọt vào Top 3 chung cuộc. 

{keywords}
Đông Hùng và Phương Linh.

Mặc dù không phải là kết quả cao nhất, nhưng điều này cũng giúp Hùng tự tin theo đuổi con đường ca hát. Mới đây, người ta thấy Đông Hùng có thêm một bài đơn mới mang tên “Ru em”- là món quà để tặng một nửa thế giới. Đây cũng là sản phẩm mở đường cho một mini album được phát hành online mà chàng ca sỹ này sẽ cho ra mắt trong thời gian tới.

Có người nói, Đông Hùng hình như đang rất hạnh phúc trong tình yêu, rằng hình như sau khi kết đôi với Phương Linh thì đi đâu cũng thấy cái tên Đông Hùng - Phương Linh gắn liền với nhau. Không tin lắm, hỏi trực tiếp Hùng thì đúng thật, chỉ toàn nghe thấy lời lẽ “có cánh” dành cho bạn gái. Nào là Phương Linh nấu ăn rất ngon, biết lắng nghe và “khi ở bên cô ấy thì cảm thấy rất yên bình”. 

Nghe thì có vẻ không đúng lắm, vì đã cùng làm cái nghề ồn ào, nhiều cám dỗ, chẳng có gì đảm bảo sẽ ở bên nhau lâu dài, nhất là tình nghệ sỹ thì thường chóng vánh, nhưng Đông Hùng khẳng định“sẽ phá vỡ cái định kiến ấy”

Mặc dù chưa có kế hoạch xây dựng “mái nhà chung” nhưng Đông Hùng cho biết có ý định lại Hà Nội lâu dài, một phần muốn ở gần bạn gái hoặc chỉ đơn giản như Hùng nói: “Không  đâu bằng nhà mình. Ai cũng vậy, đã đi xa Hà Nội thì ngày nào cũng nhớ, cũng mong trở về”.

Theo An ninh Thủ đô

* Tiêu đề do Vietnamnet đặt lại

Vì cả nể, Á quân Vietnam Idol hại bản thân, hại cả khán giả" alt="Đông Hùng sợ mất mật vì chủ nợ đe dọa ngay tại sân khấu" width="90" height="59"/>

Đông Hùng sợ mất mật vì chủ nợ đe dọa ngay tại sân khấu

Đền thờ Nguyễn Xí (555 năm) lưu giữ nhiều giá trị lịch sử trên mảnh đất Nghệ An.

Trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt ở Nghệ An, vị trí công trình lại gần biển, vật liệu hoàn toàn truyền thống, không có bê tông cốt thép làm lõi nhưng công trình vẫn vươn cao cùng trời xanh, thể hiện kỹ thuật xây dựng của người xưa đã đạt đến trình độ điêu luyện.

Trải qua gần 6 thế kỉ tồn tại, đền vẫn bảo lưu được không gian, kiến trúc cổ kính. Các công trình kiến trúc cổ còn tương đối nguyên vẹn và có giá trị lớn về khoa học và thẩm mỹ.

Ban quản lý đền thờ Nguyễn Xí cho biết, nằm ngay sau khuôn viên đền, có 3 cây cổ thụ hơn 600 năm tuổi. Những cây này có từ trước khi xây dựng đền. Người dân địa phương vẫn quen gọi là cây bồ lố. 

Một cây bồ lố hơn 600 năm tuổi, cao gần 30m đứng sừng sững giữa khuôn viên đền thờ.

Những cây bồ lố đã cao hơn 30m. Gốc cây lớn nhất phải 3 – 4 người ôm mới xuể; cành toả rộng tựa như chiếc ô lớn; bộ rễ cắm sâu và rộng, bám chặt vào đất, "bò" ngoằn ngoèo khiến người nhìn dễ liên tưởng đến hình ảnh mãng xà khổng lồ quấn dưới gốc cây. 

Ông Nguyễn Đình Vân (68 tuổi), người trông coi đền cho biết, hàng năm đến mùa này, cây cho quả rất nhiều. Bao năm nay, người dân nơi đây luôn xem những cây bồ lố này là báu vật, là biểu tượng, niềm tự hào chung của dân làng.

“Năm 2002, tôi thấy có nhiều cây con mọc lên nhưng vì diện tích khuôn viên hẹp nên chỉ giữ lại 4 cây. Từ đó đến nay gần 20 năm nay, dù quả rụng rất nhiều nhưng không thấy có cây bồ lố con nào cả. Không hiểu nguyên nhân vì sao?”, ông Vân lo lắng tâm sự.

Bảo tồn cổ thụ không chỉ khơi dậy niềm tự hào của người dân địa phương, lòng biết ơn của hậu thế đối với các bậc tiền nhân đã dày công vun trồng, bảo vệ cây mà còn góp phần giữ gìn cảnh quan môi trường, nâng cao ý thức tôn trọng tự nhiên và trách nhiệm bảo vệ môi trường của cộng đồng.

Hiện trong khuôn viên đền thờ Nguyễn Xí có 7 cây bồ lố.
Phần mộ thờ Thái bảo Đình Quận công Nguyễn Hội và Thái sư Cương Quốc công Nguyễn Xí ở gần đền thờ.

Trần Tuyên - Quốc Huy

Di tích quốc gia ở Thanh Hóa bị xâm hại nghiêm trọng

Di tích quốc gia ở Thanh Hóa bị xâm hại nghiêm trọng

Các tấm bia chữ Hán, bức phù điêu, hình tượng tại chùa Quan Thánh, phường An Hưng (TP Thanh Hóa) bị tô vẽ, xâm hại nghiêm trọng." alt="‘Báu vật sống’ hơn 600 tuổi trong ngôi đền ở Nghệ An" width="90" height="59"/>

‘Báu vật sống’ hơn 600 tuổi trong ngôi đền ở Nghệ An

Xã Lao Chải (huyện Sa Pa, Lào Cai) được bao quanh bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn và Hàm Rồng, cách trị trấn Sa Pa gần chục km. Đây là nơi sinh sống của bà con các dân tộc thiểu số, trong đó nhiều nhất là người dân tộc H’mông.

7h sáng, chúng tôi thuê một xe ôm người bản địa đưa vào xã. Con đường đất nhiều ổ voi, ổ gà, khiến đoạn đường ngắn trở nên xa hơn.

{keywords}
Xã Lao Chải được bao quanh bởi hai dãy núi

Đám cưới của cô gái H'mông và chàng trai nước ngoài

Lao Chải là địa điểm được du khách nước ngoài yêu thích mỗi khi đặt chân đến Sa Pa. Bởi ở đây vẫn giữ nét đẹp nguyên sơ vốn có, từng nếp nhà ẩn hiện trên triền núi, các thửa ruộng bậc thang hiện ra như bức tranh tuyệt đẹp

Dọc con đường về Lao Chải, từng tốp bé gái trong độ tuổi từ 5  - 10 tuổi đang bám theo du khách nước ngoài, mời chào họ mua các mặt hàng lưu niệm.

Anh Nông Văn Luân - cán bộ văn hóa xã Lao Chải cho biết, nhiều năm nay, bà con cũng phát triển thêm nghề hướng dẫn viên du lịch. Từ đây, nhiều mối tình giữa các cô gái H’mông và chàng trai ngoại quốc nảy nở. 

{keywords}
Con đường dẫn về xã Lao Chải

‘Người H’mông có phong tục cưới xin độc đáo, tuy nhiên, khi các cô gái H’mông yêu và lấy chồng nước ngoài, các đám cưới này cũng có nhiều thay đổi’, anh Luân nói.

Từ lời của vị cán bộ xã, chúng tôi tìm lên căn nhà nằm ở lưng trừng núi gặp ông Lý Văn Phương - bản Lý (Lao Chải). Ông Phương có cô cháu gái kết hôn với người nước ngoài.

Ông chia sẻ: ‘Đám cưới của cháu tôi làm 20 mâm mời nhà trai và họ hàng. Món ăn là các đặc sản bản địa gồm thịt gà, thịt lợn chế biến nhiều món. Gia đình tôi không thách cưới mà nhà trai chủ động mang đến 15 triệu làm quà. Lễ cưới diễn ra trong một ngày.

Bố mẹ, bạn bè chú rể từ bên kia bay về, bắt xe khách lên Sa Pa. Họ tỏ ra rất thích tiệc cưới của chúng tôi. Sau đám cưới, cô dâu chú rể xuống thị trấn Sa Pa thuê phòng tân hôn. Cuộc sống của cháu tôi hiện nay rất hạnh phúc'.

Theo lời ông Phương, so với đám cưới truyền thống, đám cưới của cháu ông giản tiện hơn nhiều.

Bí mật tục kéo vợ của chàng trai người H'mông

Ông Phương bưng bát rượu ngô uống một hơi rồi kể tiếp: ‘Một trong các thủ tục quan trọng trong nghi lễ cưới xin của người H’mông chúng tôi là tục kéo vợ.

Đây là thủ tục không thể thiếu của người H’mông trước khi lễ cưới diễn ra. Việc kéo vợ hoàn toàn tự nguyện, phải được sự đồng ý của cô gái. Khi con gái H'mông kết hôn với người nước ngoài, thủ tục này thường bị bỏ qua’.

Kể lại chuyện kéo vợ của mình ông nói: 'Ngày trước, khi bị tôi kéo về, vợ được sắp xếp ở căn buồng nhỏ. Mỗi tối, em gái tôi vào ngủ cùng, trò chuyện để vợ tìm hiểu dần nếp sống nhà chồng tương lai.

Vợ ở nhà tôi ba ngày, ngày thứ 4, tôi cùng vợ về bên nhà gái. Vợ đồng ý gia đình tôi mới tiến hành làm thủ tục cưới xin'.

{keywords}
Khu vực nhà ông Phương nằm cheo leo trên núi

Ông Phương cũng cho hay, các cô gái nếu không thích kết hôn với chàng trai đã kéo mình về nhà, có thể rời đi. Nhà trai không có quyền giữ cô gái đó lại. 

Trường hợp cô gái ưng ý, nhà chú rể lập tức cắt tiết gà, đánh dấu việc cô gái đã trở thành người nhà mình.

Ông Lý A Chư - PCT UBND xã Lao Chải thông tin: 'Việc kéo vợ xuất phát từ tư tưởng mẫu hệ xa xưa của người H'mông mang ý nghĩa bảo vệ người phụ nữ trong các cuộc hôn nhân.

Người nào muốn bỏ vợ phải chia tài sản, ruộng đất cho vợ vì ngày trước, chồng là người kéo cô về, giờ bỏ cô, cần đền bù xứng đáng. Thế nhưng, việc vợ chồng ly hôn ở người dân tộc H'mông rất hiếm'.

Lễ cưới của người H'mông bao gồm các lễ nghi như dạm hỏi, ăn hỏi và lễ đón dâu. Số tiền nhà trai chi cho việc thách cưới có thể lên tới hàng chục triệu đồng, tùy theo yêu cầu của nhà gái. 

Thủ tục thách cưới diễn ra cầu kỳ, hai người nhà trai mang theo sừng trâu, hai con gà và một số lễ vật đến nhà gái gặp gỡ, bàn bạc. Thách cưới có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật như trâu, bò, lợn...

Đoàn rước dâu thường bao gồm: Trưởng đoàn nhà trai, phù rể, chú rể và một vài người thân của cô dâu. Người H’Mông mặc trang phục truyền thống trong đám cưới. 

Các cô gái H'mông về nhà chồng mang theo chăn, màn, một số tài sản giá trị như trâu, quần áo, tiền bạc, trang sức, vải vóc...'.

Phòng tân hôn cho vợ chồng mới cưới được bố mẹ chú rể chuẩn bị, trang trí đẹp mắt. Trước khi động phòng, cô dâu, chú rể sẽ được người lớn truyền đạt kinh nghiệm phòng the.

Anh Nông Văn Luân - cán bộ văn hóa xã Lao Chải cũng chia sẻ thêm, tục kéo vợ ngày xưa mang ý nghĩa tốt đẹp, đề cao giá trị người con gái, thể hiện sự chân thành của chàng trai, mong lấy cô gái đó làm vợ.

Dù trước đó đôi nam nữ yêu nhau, thề non hẹn biển nhưng nếu không có thủ tục kéo vợ, các cô gái H’mông nhất định không về nhà chồng. Đây là thủ tục mang tính hình thức.

{keywords}
Anh Nông Văn Luân - cán bộ văn hóa xã Lao Chải

Thủ tục kéo vợ được diễn ra bài bản, có người thân của chàng trai đi cùng. Những người này có đạo đức, lối sống tốt, gia đình hạnh phúc. Cách thức kéo cũng hết sức tinh tế.

Đầu tiên chàng trai thông báo với bố mẹ. Bố mẹ mời họ hàng đến, tổ chức đi kéo. Mọi chuyện được giữ bí mật đến phút chót.

Chàng trai tìm gặp cô gái, hai người đang trò chuyện thì nhà trai bất ngờ từ xa chạy đến, cùng chàng trai kéo cô gái về nhà. Cô gái dù bằng lòng nhưng vẫn phản kháng, khóc lóc lấy lệ.

Lúc này, người nhà cô dâu mang gậy ra ngăn cản. Thanh niên bên nhà trai xông ra đỡ đòn (theo luật lệ của người H’Mông là đã đi 'kéo vợ' thì nhà trai không được phép đánh lại nhà gái). Sau đó, cô gái đàng hoàng theo chàng trai về nhà.

Tuy nhiên, ngày nay tục lệ này bị biến tướng, qua 1 số hoạt động như lễ hội, chợ phiên, các thanh niên bộc phát cảm xúc, lợi dụng phong tục, kéo cô gái về nhà theo kiểu ép buộc dù cô gái đó không quen biết chàng trai.

Chuyện tình ông chủ lò gốm Bát Tràng và người đẹp phố cổ

Chuyện tình ông chủ lò gốm Bát Tràng và người đẹp phố cổ

Hôn lễ đang diễn ra thì gặp sự cố, cả khu vực mất điện, chìm trong bóng tối. Không còn cách nào khác, mọi người hò nhau lấy lốp ô tô cũ hỏng, cắt ra từng mảnh nhỏ rồi đốt.

" alt="Bí mật tục kéo vợ của các chàng trai miền sơn cước" width="90" height="59"/>

Bí mật tục kéo vợ của các chàng trai miền sơn cước