 chực trào nước mắt. Chỉ còn vài ngày nữa là đến sinh nhật tròn 3 tuổi của con trai, vậy mà chị lại phải nằm việc cấp cứu. Nhớ lại những lần sinh nhật trước cũng phải xa con, chị không kìm được tiếng nấc nghẹn.</p><table class=)
Chị Kim Ngân bị biến chứng tiền sản giật sau sinh dẫn đến suy thậnTháng 7/2018, con trai đầu lòng của vợ chồng chị Ngân cất tiếng khóc chào đời. Đứa bé đỏ hỏn, kháu khỉnh là niềm hạnh phúc vô bờ của gia đình nhỏ. Thế nhưng, mới được bên con 4 ngày thì cơ thể chị Ngân sưng phù, mệt mỏi, khó thở. Đi khám, bác sĩ nói chị bị suy thận cấp do biến chứng của tiền sản giật sau sinh, cần chuyển gấp xuống Bệnh viện C.R. để điều trị.
Những ngày đầu nằm viện, chị nhớ con da diết, thường lặng lẽ khóc cả đêm, thương đứa nhỏ mới chào đời đã phải xa hơi ấm vòng tay mẹ.“Càng nhớ con, sữa càng về nhiều, ướt đẫm cả áo. Thương con ở nhà không được bú sữa mẹ mà tôi ở viện lại phải vắt bỏ đi”, chị nghẹn lòng.
Đợt ấy, chị Ngân nằm viện suốt 4 tháng ròng, trải qua nhiều lần lọc máu, truyền máu, khi sức khỏe tạm ổn thì được chuyển sang Bệnh viện Quận Thủ Đức (nay là Bệnh viện TP. Thủ Đức) để tiếp tục chạy thận. Về sau, bệnh chuyển sang suy thận mãn giai đoạn cuối, chị phải chạy thận định kỳ 1 tuần 3 lần.
 |
Người mẹ tội nghiệp không được gần gũi, chăm sóc con suốt 3 năm ròng |
Bấy lâu nay, vợ chồng chị sống trong căn phòng trọ tại TP. Dĩ An (Bình Dương). Chồng chị bận bịu đi làm, con nhỏ đã được bà nội đưa về Cần Thơ để chăm sóc. Trong căn phòng trọ trống hoác, chị buồn bã nhận ra, mình chẳng khác gì người tàn phế.
“Không thể chăm sóc con, ngay cả chuyện cơm nước, giặt giũ thường ngày cũng chẳng thể đỡ đần cho chồng”, chị Ngân xót xa.
Mong ước được nhìn thấy con trai lớn khôn thêm chút nữa là nguồn động lực duy nhất giúp chị chống chọi với bệnh tật suốt 3 năm nay. Thế nhưng, đồng lương công nhân ít ỏi của chồng chị chẳng thể cáng đáng hết các chi phí trong gia đình, chị đành giảm tần suất chạy thận từ 3 lần xuống còn 2 lần, rồi 1 lần/tuần, dù biết điều đó sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Xin bác sĩ cho về vì hết tiền
23 giờ ngày 10/7, chị Ngân được đưa đi cấp cứu trong tình trạng khó thở, mệt mỏi. Thế nhưng, ngay khi vừa hồi tỉnh, chị liền xin bác sĩ cho về, bởi không còn tiền để điều trị tiếp. Đợt này nhập viện, vét sạch cả nhà mới gom đủ 2 triệu đồng cho chị đóng viện phí. Vốn dĩ tiền đó dự định gửi về cho con trai.
Đã 3 năm nay, tiền chạy thận và truyền máu hằng tháng của chị lên tới 10 triệu đồng. Trong khi lương công nhân của chồng chị tối đa cũng chỉ được 7,5 triệu đồng. Vừa chi phí chữa bệnh, tiền sữa gửi về cho con, tiền ở trọ, ăn uống,.. tháng nào anh chị cũng phải vay thêm.
“Đầu tiên anh ấy vay ít thôi, nhưng về sau cứ phải mượn chỗ nọ đập vào chỗ kia. Bây giờ nợ nhiều đến nỗi không tính xuể”, chị thều thào. Cũng bởi vậy, dù biết sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng chị vẫn quyết định bỏ cữ chạy thận, cho chồng vơi bớt gánh nặng.
 |
Nhiều lần chị Ngân xin về, nhưng các bác sĩ, điều dưỡng khuyên nhủ chị cố gắng, bởi sức khỏe chị hiện đang quá yếu. |
Nhà quá khó khăn, học hết lớp 9, chị Ngân nghỉ học, vào Bình Dương xin làm công nhân nhà máy gỗ. Ở đây, chị gặp được người yêu thương mình, rồi kết hôn và sinh con. Những tưởng gia đình nhỏ hạnh phúc sẽ lấp đầy khoảng trống trong những năm ấu thơ của mình, chẳng ngờ, hạnh phúc đối với chị quá xa vời.
“Năm ngoái, mẹ tôi mất vì ung thư, tôi còn chẳng thể về để tang vì sức khỏe yếu. Còn cha chồng cũng đã mất nhiều năm trước vì căn bệnh quái ác ấy. Tài sản, đất đai đều bán hết cả. Dù thương con còn bé bỏng, nhưng thật hết cách rồi, tôi mới đành buông xuôi như vậy”. Những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt chị. Ở lứa tuổi 25 son sắc, người mẹ trẻ đã phờ phạc, già nua vì bệnh tật và nỗi buồn khắc sâu trong tâm hồn.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Phòng Công tác xã hội Bệnh viện TP. Thủ Đức hoặc chị Định Thị Kim Ngân; Địa chỉ: 234/21/7 đường DT743A, KP.Đông An, P.Tân Đông Hiệp, TP.Dĩ An, Bình Dương; Điện thoại: 0365707557.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.188 (Định Thị Kim Ngân)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436" alt=""/>Bi kịch người phụ nữ sinh con 3 năm nhưng không được gần con
. Luật Tần số VTĐ được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 23/11/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010.</p><p>Kể từ khi có hiệu lực thi hành, Luật Tần số VTĐ đã đánh dấu một cột mốc quan trọng về sự nỗ lực của ngành TT&TT. Đây cũng là lần đầu tiên, Việt Nam có luật chuyên ngành trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện.</p><p><strong>Luật Tần số VTĐ đã thúc đẩy sự phát triển của ngành thông tin vô tuyến</strong></p><p>Theo ông Nguyễn Đức Trung – Cục trưởng Cục Tần số VTĐ (Bộ TT&TT), sau 10 năm triển khai Luật Tần số VTĐ, bộ luật này và các văn bản có liên quan đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu quản lý và phát triển của thông tin vô tuyến, thúc đẩy ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiên để sử dụng hiệu quả phổ tần số.</p><table class=)
Hội nghị Tổng kết 10 năm thi hành Luật Tần số Vô tuyến điện. (Ảnh: Trọng Đạt)Ngày nay, thủ tục cấp phép tần số đã được đơn giản hoá triệt để. Việc cấp phép điện tử đạt tỷ lệ cao, trung bình mỗi năm đạt khoảng 70%. Hiệu quả của công tác quản lý tần số phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh đã được tăng cường, trong đó phải kể đến vai trò của các cơ quan đầu mối quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Công tác bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc gia cũng được thực hiện với việc đăng ký thành công tần số và quỹ đạo để phóng vệ tinh Vinasat 2, Redsat, Microdragon và hàng ngàn tần số, trong đó có tần số tại vùng biển Trường Sa.
Công tác quản lý tương thích điện tử, chất lượng phát xạ vô tuyến điện hiện đạt được thành quả ban đầu với hơn 120 quy chuẩn kỹ thuật đối với thiết bị vô tuyến được ban hành. Hàng chục nghìn trạm gốc thông tin di động đã được kiểm định về an toàn bức xạ vô tuyến điện.
 |
Ông Nguyễn Đức Trung – Cục trưởng Cục Tần số VTĐ. (Ảnh: Trọng Đạt) |
Phát biểu tại Hội nghị, ông Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT), ghi nhận những phản hồi tích cực cũng như các ý kiến đóng góp của doanh nghiệp và chuyên gia đối với việc hoàn thiện Luật Tần số VTĐ.
Theo Thứ trưởng Phan Tâm, Luật Tần số VTĐ, bao gồm các thông tư, nghị định và quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã tạo nên hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện.
Trong 10 năm qua, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các hộ sử dụng tần số vô tuyến điện đã phối hợp chặt chẽ và nghiêm túc tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả. Nhờ vậy, các chính sách và mục tiêu lớn mà Đảng và Nhà nước đặt ra khi xây dựng Luật Tần số VTĐ cơ bản được thực hiện tốt.
Luật Tần số VTĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của thông tin vô tuyến điện. Bộ luật này còn có vai trò thúc đẩy ứng dụng các công nghệ hiện đại để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên tần số, đảm bảo sự cạnh tranh trên thị trường dịch vụ viễn thông. Đồng thời, Luật Tần số VTĐ giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện.
Những điều cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Tần số VTĐ
Việc triển khai Luật Tần số VTĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành được thực hiện nghiêm túc thời gian qua và đạt được những kết quả cơ bản. Song thực tế cho thấy Luật Tần số VTĐ đã phát sinh một số bất cập, bộc lộ nhiều hạn chế và cần được điều chỉnh, sửa đổi trong thời gian tới.
 |
Tỷ trọng nắm giữ băng tần của các nhà mạng tại Việt Nam. (Ảnh: Trọng Đạt) |
Theo đó, phải làm rõ việc áp dụng những phương thức cấp phép trong các loại băng tần, kênh tần số có giá trị thương mại cao theo hướng chỉ đấu giá các băng tần thông tin di động.
Với các băng tần, kênh tần số khác có tính chất thương mại cao, việc cấp phép sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với từng trường hợp cụ thể. Tất cả các đối tượng được cấp phép sử dụng tần số ngoài lệ phí sẽ phải nộp phí thương quyền.
Ngoài ra, Luật Tần số VTĐ bổ sung, sửa đổi phải xử lý được vấn đề bảo vệ cạnh tranh theo hướng đưa ra giới hạn phổ tần tối đa mà một doanh nghiệp có thể sở hữu.
Luật Tần số VTĐ cũng phải làm rõ chế tài đối với các hộ sử dụng tần số vô tuyến điện khi các hộ này không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của mình. Bên cạnh đó, cần bổ sung các quy trình, thủ tục đầy đủ khi thu hồi giấy phép để đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng.
 |
Ông Phan Tâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT. (Ảnh: Trọng Đạt) |
Theo Thứ trưởng Phan Tâm, chúng ta sẽ phải bổ sung những quy định về quản lý và sử dụng tần số vô tuyến điện khi tần số không phù hợp với quy hoạch, quy chuẩn trong trường hợp nghiên cứu phát triển công nghệ mới hoặc nghiên cứu các thiết bị vô tuyến cho xuất khẩu.
Một vấn đề cần lưu ý là xem lại việc cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên hàng hải, hàng không để giảm bớt thủ tục hành chính, xã hội hóa công tác đào tạo bồi dưỡng và cấp chứng chỉ.
Thứ trưởng Phan Tâm cũng đặt vấn đề về việc quản lý chùm vệ tinh quỹ đạo thấp từ góc độ quản lý tần số. Bên cạnh đó, cần xử lý tốt hơn vấn đề bảo vệ chủ quyền trong cấp phép và sử dụng tần số vô tuyến điện.
Bộ TT&TT sẽ yêu cầu Cục Tần số VTĐ phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong Bộ tiếp thu ý kiến của các đại biểu để hoàn thiện báo cáo tổng kết thi hành luật và bộ hồ sơ đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tần số VTĐ.
Trọng Đạt
" alt=""/>Tròn 10 năm thi hành Luật Tần số Vô tuyến điện