Nhận định, soi kèo Nữ Mazatlan vs Nữ Chivas Guadalajara, 10h05 ngày 3/2: Thêm một lần vùi dập
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Cagliari vs Lazio, 2h45 ngày 4/2: 3 điểm bỏ túi -
Hazard phũ phàng từ chối 'gã nhà giàu' NewcastleHazard sa sút trong màu áo Real Madrid Hazard dính chấn thương liên miên, tăng trọng lượng cơ thể dẫn đến phong độ sa sút thảm hại.
Hệ quả, giờ cầu thủ chạy cánh 30 tuổi đánh mất vị trí chính thức vào tay những tài năng trẻ người Brazil như Vinicius Jr hay Rodrygo.
Chủ tịch Florentino Perez rất muốn thanh lý Hazard ở kỳ chuyển nhượng mùa đông này, nhằm dọn đường đón Mbappe và Haaland hè tới.
Theo El Nacional, ngài Perez đã chấp nhận lời đề nghị trị giá 40 triệu Euro (33,4 triệu bảng), cộng thêm 10 triệu Euro (8,3 triệu bảng) mà Newcastle gửi đến mua Hazard.
Mặc dù vậy, bản thân cựu tiền vệ Chelsea đã từ chối gia nhập đội chủ sân St James Park.
Hazard muốn đầu quân đội bóng danh tiếng với tính cạnh tranh cao hơn, thay vì phải đua trụ hạng nếu về Newcastle.
Trong bảy năm từng khoác áo The Blues, Eden Hazard gây ấn tượng mạnh với 110 bàn thắng cùng 92 đường kiến tạo cho đồng đội.
* An Nhi
"> -
Theo đó, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ GD-ĐT tiếp tục điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020, cụ thể: Lùi thời gian kết thúc năm học, dời lịch thi THPT quốc gia sang tháng 8Kết thúc năm học trước ngày 15/7/2020.
Thi THPT quốc gia từ ngày 8 đến ngày 11/8/2020.
Trên cơ sở khung kế hoạch thời gian nêu trên, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ chủ động quyết định thời gian cho học sinh đi học trở lại, đảm bảo an toàn, phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại địa phương.
Trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường, Bộ GD-ĐT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh thành chỉ đạo Sở GD-ĐT tiếp tục rà soát, tinh giản nội dung dạy học theo hướng dẫn của Bộ. Đồng thời triển khai các hình thức dạy học qua internet, trên truyền hình; tổ chức ôn tập, kiểm tra công nhận kết quả học tập qua internet, trên truyền hình khi học sinh đi học trở lại.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 sẽ được lùi sang tháng 8 Trước đó, Bộ GD-ĐT cũng đã có văn bản yêu cầu các Sở GD-ĐT tiếp tục tăng cường các hình thức dạy học qua internet, truyền hình.
Theo đó, các Sở GD-ĐT sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường rà soát, tinh giản nội dung dạy học, xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng dẫn của Bộ để tổ chức dạy học qua internet, trên truyền hình, một cách phù hợp.
“Trong quá trình triển khai thực hiện, cần tham khảo, sử dụng các nguồn học liệu tin cậy, chuẩn xác để tổ chức dạy học và hướng dẫn học sinh học tập”, Bộ GD-ĐT lưu ý.
Ngoài ra, các Sở GD-ĐT sẽ phải chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường lựa chọn công cụ dạy học qua internet phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của từng trường. Trong đó, đặc biệt chú ý đến các điều kiện bảo đảm tổ chức dạy học qua internet có chất lượng. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội sẽ hỗ trợ miễn phí các nhà trường tổ chức dạy học qua internet (địa chỉ https://olm.vn và thư điện tử [email protected]).
Bộ GD-ĐT yêu cầu các Sở tham mưu UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với Sở GD-ĐT để tổ chức dạy học trên truyền hình phù hợp với điều kiện của địa phương. Trong đó lưu ý lựa chọn đội ngũ giáo viên dạy học và khung giờ phát sóng trên truyền hình bảo đảm chất lượng, phù hợp với chương trình học của các đối tượng học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Các Sở GD-ĐT phải chủ động liên hệ với các địa phương đã triển khai chương trình dạy học trên truyền hình để tham khảo, sử dụng hoặc tiếp sóng cho học sinh tại địa phương học tập; chia sẻ các chương trình dạy học trên truyền hình của địa phương mình với các địa phương khác.
Ngoài ra, cần xây dựng lịch phát sóng cụ thể trên truyền hình đối với từng môn học, lớp học và phổ biến tới toàn thể học sinh, giáo viên và gia đình học sinh; báo cáo lịch phát sóng về Bộ GD-ĐT (qua Cục Công nghệ thông tin để đưa lên Cổng thông tin của Bộ).
Sở GD-ĐT cũng chỉ đạo các nhà trường phân công giáo viên giao nhiệm vụ học tập theo nội dung bài học và hướng dẫn học sinh thực hiện các buổi học qua internet, trên truyền hình; phối hợp với gia đình học sinh có biện pháp quản lý hoạt động học của học sinh qua internet, trên truyền hình; nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập đã giao cho học sinh.
Các nhà trường sẽ hướng dẫn giáo viên, học sinh tham khảo lịch phát sóng các bài học (do Bộ GD-ĐT phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng) trên Kênh truyền hình giáo dục quốc gia (VTV7 và một số kênh truyền hình trung ương khác) và các kênh truyền hình khác được công bố trên Cổng thông tin của Bộ GD-ĐT (tại địa chỉ http://www.moet.gov.vn).
Bộ GD-ĐT yêu cầu, khi học sinh đi học trở lại, Sở GD-ĐT phải chỉ đạo các nhà trường tổ chức rà soát, đánh giá kết quả học tập qua internet, trên truyền hình. Từ đó, hướng dẫn giáo viên rà soát, tinh giản nội dung dạy học và điều chỉnh kế hoạch dạy học theo hướng kế thừa những nội dung kiến thức đã học qua internet, trên truyền hình nhằm tối ưu thời gian và nội dung kiến thức cần tiếp tục dạy học trong chương trình theo quy định.
Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tiếp tục bám sát tình hình diễn biến và kiểm soát dịch bệnh để hướng dẫn kịp thời các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch năm học 2019-2020.
Thanh Hùng
Bộ Giáo dục đã có tính toán trường hợp học sinh nghỉ dài vì Covid-19
- Trong trường hợp bất khả kháng khi học sinh tiếp tục nghỉ dài hơn vì Covid-19, Bộ GD-ĐT sẽ tính toán việc tiếp tục điều chỉnh khung thời gian kế hoạch năm học và cả mốc thời gian tổ chức kỳ thi THPT quốc gia phù hợp.
"> -
Bi kịch những đứa trẻ sắp sinh con nhưng cha mẹ không biếtKhu vực hỗ trợ trẻ bị xâm hại của Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em TPHCM (Ảnh: CTV).
Theo báo cáo của chương trình, bé gái này đang học lớp 6, bé có thai nhưng gia đình không để ý, nghĩ là bé tăng cân. Đến khi thấy bụng bé ngày càng to, mẹ bé đưa đi khám thì phát hiện đã có thai 26 tuần tuổi.
Thời điểm gia đình đưa bé đến bệnh viện Hùng Vương chuẩn bị sinh, được cán bộ Mô hình một cửa tiếp nhận hỗ trợ thì thai đã được 35 tuần 4 ngày.
Sau khi tiếp nhận, cán bộ mô hình một cửa đã triển khai các bước hỗ trợ tâm lý, y tế, pháp lý cho nạn nhân theo quy trình. Tuy nhiên, khó khăn là gia đình dự kiến không muốn tìm hiểu sâu xa nguyên nhân bé có thai, chỉ mong muốn được tự giải quyết vấn đề, không muốn cho nhiều người biết. Cha mẹ bé dự định chờ bé sinh xong sẽ tiếp tục nuôi con của bé và cho bé đi học lại.
Trường hợp bé gái tên C. cũng tương tự. Đến ngày sinh, cô bé chỉ mới 15 tuổi. Bé học hết lớp 4 thì nghỉ ở nhà, mẹ bé mất sớm nên không có người quan tâm, quen bạn trai qua mạng xã hội được vài tháng thì có thai. Cha bé không biết mối quan hệ của C. với bạn trai và không muốn can thiệp pháp lý, từ chối tiếp nhận hỗ trợ.
Trong danh sách nạn nhân mà Mô hình một cửa tiếp nhận gần đây còn có bé gái mới 14 tuổi đã phải sanh mổ. Bé học hết lớp 5 đã nghỉ học để đi làm, sống tại Cần Giờ cùng cha mẹ ruột, các anh chị em và bạn trai. Mới 14 tuổi nhưng bé đã quen bạn trai được 2 năm, gia đình biết nhưng không can thiệp, cũng từ chối hỗ trợ pháp lý.
Một bé gái khác mới 15 tuổi cũng sinh mổ tại bệnh viện Hùng Vương. Bé học hết lớp 9 thì nghỉ, đi bán hàng rong, sống ở quận 8 cùng cha mẹ ruột, bạn trai và các em. Bé có bạn trai từ khi 13 tuổi, gia đình đồng thuận và từ chối hỗ trợ pháp lý.
Trẻ em sinh trẻ em rồi ai chăm sóc ai?
Theo số liệu thống kê của Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em TPHCM, từ tháng 4/2023 đến tháng 10/2024, chương trình đã tiếp nhận 133 nạn nhân bị xâm hại, bạo lực; trong đó có đến 114 ca là quan hệ đồng thuận, 14 bị xâm hại và 5 ca bạo lực.
Điều đáng quan tâm là hầu hết nạn nhân đều là bé gái và người chưa thành niên, chỉ có 5 trường hợp là người trưởng thành. Trong khi đó, nhóm thủ phạm chỉ có 1 trẻ em, nhóm 16-18 tuổi là 20 người, còn lại đều lớn tuổi.
Điều đáng báo động là trong 133 ca đã tiếp nhận thì có đến 103 ca gia đình chấp nhận việc nạn nhân bị xâm hại (chiếm 77,44%); chỉ có 13 gia đình báo công an, tố giác, khởi kiện (chiếm 9,8%); 2 gia đình đã báo công an nhưng sau đó bãi nại, thương lượng; 7 gia đình che giấu; 4 gia đình không chia sẻ thông tin gì...
Việc này ảnh hưởng rất lớn đến công tác hỗ trợ, xử lý thủ phạm để tạo tác dụng răn đe, cảnh báo và bảo vệ quyền lợi của bé gái bị xâm hại.
Theo bà Trần Thị Kim Thanh, điều đáng báo động hơn là có rất nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại khi còn đang đi học, nạn nhân mang thai rất nhiều ngày nhưng cả gia đình và nhà trường, những người có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ, lại không hề hay biết. Đến khi thai đã rất lớn, bị phát hiện thì chỉ có thể chờ sinh con và nuôi dưỡng.
Thống kê của chương trình cho thấy, trong 133 ca đã tiếp nhận có 19 trẻ đang còn đi học; trong đó có 6 trẻ học cấp 3, 11 trẻ học cấp 2, thậm chí có 2 trẻ đang còn học cấp 1.
Bà Kim Thanh lo lắng việc xâm hại từ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ là một phần, một phần khác là trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ đứa con sẽ rất khó khăn khi nạn nhân chỉ mới là đứa trẻ 13-14 tuổi. Việc này sẽ tác động tiêu cực đến tương lai sau này của cả 2 mẹ con bé gái.
"Cứ tưởng tượng đứa trẻ mới 13-14 tuổi, đang tuổi ăn tuổi chơi đã phải sinh con, trẻ em sinh trẻ em thì sau này chăm sóc, nuôi dưỡng nhau ra sao?", bà Kim Thanh chia sẻ.
">